CHÚA NHẬT 19 MÚA THƯỜNG NIÊN A
I Các Vua 19: 9, 11-1; Tv 85; Rm 9: 1-5; Matthêu 14: 22-33

Nếu như khuyên các môn đệ bị bão như trong Tin mừng Matthêu tường thuật cho chúng ta hôm nay thì quý vị sẽ khuyên các ông điều gì? Thánh Matthêu đã vẽ lên một bức tranh rất ảm đạm và thất vọng về tình cảnh của họ: sóng to gió lớn đang quật vào con thuyền và lại nhằm vào trời tối tăm mù mịt nhất. Họ sẽ chẳng thể đi đâu để mà chống những cơn sóng gió ấy. Nếu có thể, quý vị sẽ nói vài câu khích lệ chứ? Chẳng hạn: “Lúc trời tối nhất là lúc bình minh sắp đến”, hay “quý vị có thể làm được mà – đừng bỏ cuộc!”, “chèo mạnh hơn nữa đi!”

Đây là những người đánh cá ngoài biển. Ai biết được những người đang sợ hãi và lo lắng đó chẳng quay lại mà mắng vào mặt chúng ta để đáp lại những “lời khuyên tốt?” Hãy bịt lỗ tai của con cái mấy người lại - những lời này không thích hợp cho một người bạn tốt. Có thể, nếu chúng ta ở trên thuyền với họ, họ có thể quăng chúng ta qua mạn thuyền, và quát với theo, “quá đủ cho lời khuyên của mấy người rồi, đồ sống trên cạn!” Lời khuyên hay có thể giúp người ta làm gì đó cho chính họ. Nhưng đây là một cơn bão giữa biển! Lời khuyên tốt ư? Chúng ta có thể nói như ở Brooklyn, “quên đi!”

Trong khi chúng ta cảm kích trước những lời khích lệ và khôn ngoan từ những người quan tâm, nếu như những cơn bão mà chúng ta phải đối mặt thực sự tệ hại, thì những lời đầy hảo ý của họ thôi cũng chưa đủ. Chúng ta có thể nói lời cảm kích: “Cám ơn” và rồi quay lại và tự mình chống chọi với “cơn gió ngược”. Chúng ta không thực sự đối mặt với những con sóng lớn và cơn gió ngược sao? Ví dụ: giáo hội thường được phác họa như hình ảnh một con thuyền giữa biển đầy sóng gió. Giáo hội luôn có những vấn nạn – như bão ngoài biển. Nhưng ai trong chúng ta nghĩ rằng chúng ta phải đối mặt với những xì-căng-đan xảy đến trong chúng ta trong khoảng 10 – 15 năm trở lại đây!

Còn có những cơn bão khác, mang tính riêng tư hơn, mà chính chúng ta hay những người chúng ta yêu thương phải đối mặt: một người bạn có gia đình nhưng bị khối u và giờ đang phải trải qua thời kỳ hóa trị; nhìn thấy con cái mình phạm những lỗi ngớ ngẩn và rồi mình phải bồi thường thiệt hại chúng gây ra; một cuộc hôn nhân tụt dốc sau 20 năm, ảnh hưởng đến con cái trong nhà, gia đình và bè bạn, người cảm thấy bất an sẽ nói, “nếu như điều đó đã xảy đến với hôn nhân của họ, còn hôn nhân của chúng ta thì sao?”
Thánh Matthêu cho chúng ta biết cơn bão xảy ra khoảng độ 3 giờ sáng. Quý vị có ai đã thức dậy vào giờ ấy, thấy bầu khí trong phòng và có linh tính gì chưa? Biết được cơn bão của những người khác , chúng ta tự hỏi mình trong đêm tối và cô đơn, “điều gì sẽ xảy ra nếu…?” Có những cơn bão chúng ta sợ phải đối diện vì chúng ta đã chứng kiến chúng xảy ra và làm choáng váng người khác, những người mạnh mẽ mà chúng ta từng kính ngưỡng. Điều gì sẽ bảo vệ chúng ta khỏi phải chống trả những khó khăn như thế?Làm thế nào chúng ta có thể xử lý được những thảm họa như vậy? Những nỗi sợ này nằm ngay trên mặt của đêm đen, ví dụ như, ta nghe một người bạn bằng tuổi mình bị đột quỵ khi đang chạy bộ; hoặc, chúng ta thấy trên trang cáo phó hình ảnh của một người chạc tuổi chúng ta mà qua đời “sau một cơn bệnh dai dẳng.”

Quý vị sẽ khuyên gì cho người phải đi qua một cơn bão đen tối? Quý vị đã từng thử chưa? Cảm thấy cứng lưỡi? Hay, thấy những từ ngữ không hợp chút nào? Ngay trong những năm đầu đời linh mục của tôi, khi mà giáo hội đang trải qua tất cả những thay đổi của công đồng Vaticanô II, cùng với những người tầm tuổi tôi, chúng tôi cảm thấy bối rối về sứ vụ và cả trong đời sống cá nhân nữa. Tôi có một người bạn linh mục lớn tuổi hơn, người mà những năm trước đây đã nhận tôi vào Dòng, cho tôi lời khuyên như thế này: “Này anh Giuđa, hãy đừng rời mắt khỏi Đức Giêsu.” Nghe như một lời bình thường, trừ khi tôi biết ngài đã trải qua cơn bão của sự chán trường nghiêm trọng trong mấy năm trời. Ngài đã phải nhập viện ít nhất hai lần, thậm chí khi được xuất viện rồi, các bác sĩ vẫn phải vất vả để kê toa thuốc sao cho hợp với ngài. Cơn bão và bóng đêm đã xảy ra với ngài trong một thời gian dài. Nhưng, ngài đã trung thành với ơn gọi của mình và trở thành gương mẫu cho những anh em tu sĩ trẻ chúng tôi.

Điều mà người bạn của tôi từ kinh nghiệm cơn bão của anh ấy là chúng ta không ở trên thuyền một mình; trên biển giông tố, ngay đây trong giáo hội hay quanh bàn ăn. Một nhóm bạn gần đây quy tụ để họp mặt và ăn tối. Thức ăn rất nhiều và vài người còn mang theo những thứ rượu khoái khẩu của mình. Trong lúc trò chuyện, một người bạn kể cho chúng tôi nghe về con trai của ông, đã có hai con, đang bị ung thư nặng. Tâm trạng thay đổi ngay tức thì, và có mấy người đề nghị cùng cầm tay nhau và cầu nguyện cho người con trai của bạn mình. Đó, chúng tôi đang ở giữa biển khơi đầy sóng gió, “hướng mắt về Giêsu”. Chúng tôi không đơn độc, vì trong khi cầu nguyện chúng tôi được nhắc nhở rằng Đức Giêsu cũng đang hiện diện ở đó, không phải đứng xa xa trong bờ mà nhìn, nhưng ở ngay trên thuyền với chúng tôi giữa sóng gió. Khi chúng tôi cầu nguyện, quý vị có thể thấy sự yên lặng tràn qua bàn, và người bạn có đứa con đang mắc cơn bệnh tuyệt vọng ấy đã rơi lệ và nói rằng: “Xin cám ơn.”
Đó là những gì chúng ta làm cho người khác, đúng không? Bằng sự hiện diệncủa chúng ta với ai đó trong cơn khủng hoảng, chúng ta nhắc họ biết rằng họ không đơn độc trên thuyền, chúng ta đang ở với họ. Hy vọng rằng sự hiện diện của chúng ta cũng nhắc cho họ nhớ Đức Giêsu cũng đang ở đó. Nếu chúng ta muốn dành cơ hội, như Phêrô đã làm khi ông rời thuyền để bước trên mặt nước nguy hiểm, chúng ta có thể làm được như những người bạn của tôi làm trong buổi tối ấy, cùng cầu nguyện với người đang chịu thử thách. Làm như thế cũng là nhắc nhớ rằng có Đấng cũng ở trên thuyền với chúng ta, Đấng mà giọng nói và sự hiện diện lặng lẽ có thể mang lại sự bình tĩnh và cho chúng ta can đảm khi chúng ta cố bước qua những khủng hoảng trầm trọng và đe dọa niềm tin của chúng ta.

Không chỉ là bệnh tật hay khủng hoảng. Trong nhiều cách, là một Kitô hữu đã là rất nguy hiểm rồi. Thực hiện những gì mà người Kitô hữu phải làm có thể đã phải đối diện với những tình huống chán chường – giữa biển bão. Chẳng hạn: gọi điện cho những người mà chúng ta giận họ; đứng lên bảo vệ cho những người bị giễu cợt và bị làm tổn hại; thành thật trong công việc dù những kẻ khác có bớt xén; ăn nói tử tế với người bị xem là gàn dở. Những cơn bão có thể nổi lên bởi lối sống mà chúng ta nên thể hiện, như một môn đệ của Đức kitô.

Sống đời Kitô hữu không phải là một cuộc sống êm ấm, nhưng là một cuộc chiến với nhiều thử thách trong Đức Giêsu Kitô. Khi Phêrô tự đặt mình vào vị trí nguy hiểm thì ông tự biết được sự yếu đuối của mình, và đồng thời cũng biết được sức mạnh của Đấng Tối Cao là thế nào. Nếu như ông không mạo hiểm xin được đến với Chúa, có thể ông đã không biết sức mạnh của Thiên Chúa và sự hiện diện của Đức Giêsu với ông giữa cơn giông tố.

Chuyển ngữ: Anh Em HV Đaminh Gòvấp


19th SUNDAY IN ORDINARY TIME (A)
I Kings 19: 9, 11-1; Psalm 85; Romans 9: 1-5; Matthew 14: 22-33

What advice would you have given the disciples caught in that storm Matthew tells us about today? He paints a very bleak and desperate picture of their situation: the waves and the strong head winds are ripping at the boat and it is the darkest part of the night. They’re not going anywhere against those winds and waves. If you could, would you have given them some encouraging words? "It’s always darkest before the dawn." "You can do it–don’t give up!" "Row harder!"

These were salty fisherman. Who knows what those frightened and preoccupied men would have shouted back in response to our "good advice?" Put your hands over your children’s ears–the words wouldn’t be fit for polite company. Maybe, if we were there with them, they would have thrown us overboard, shouting after us, "So much for your advice landlubber!" Good advice might help people who can do something for themselves. But this is a storm at sea! About good advice?–as we would say in Brooklyn, "Forget about it!"

While we all appreciate encouraging words and some wisdom from concerned people, if the storms we face are really bad, their well-intentioned words are just not enough. We might give an appreciative, "Thank you," and then turn and face the "strong head winds," – on our own. We do face storms and strong head winds, don’t we? For example, the church is often depicted in paintings as a boat on stormy seas. There have always been troubles for the church–storms at sea. But who among us ever thought we would have to face the scandals we have these past 10-15 years!

There are other, more personal, storms we face, our own or those of people we love: a married friend with a growing tumor now undergoing experimental chemo; watching a son or daughter make a foolish mistake and then their having to pay the consequences; a marriage, sinking after 20 years, affecting children, family and their friends, who feel a bit insecure saying, "If that could happen to their marriage, what about ours?"

Matthew tells us that the storm happens at about three in the morning. Have you ever been awake at that hour and felt a presence in the room, a spirit of foreboding? Noticing the storms of others, we ask ourselves in the dark and loneliness, "What if…?" There are storms we fear we may have to face because we’ve witnessed others, whose strength we have always admired, get tossed around by them. What is there to protect us from the same kind of struggle? How would we handle the same kinds of catastrophes? These fears in the night surface, for example, when we hear that a friend our age has had a crippling stroke while jogging; or, we read the obituary page and notice pictures of people our age who have died, "after a long illness."

What advice would you give a person going through a dark storm? Have you ever tried? Felt tongue tied? Or, just felt the inadequacy of words? In my early years, right after ordination, when the church was going through all the changes brought about by Vatican II I, along with others my age, was feeling confusion in ministry and in my personal life. I had a senior priest friend, who had admitted me into the Order years earlier, give me this advise. "Keep your eyes fixed on Jesus, Jude." It could sound like a platitude, except I knew he went through his own storm of serious depression for years. He had been hospitalized at least twice and, even after he was released, the doctors struggled to get his medications balanced. The storm and the darkness lasted a long time for him. Still, he was faithful to his vocation and an exemplar to us younger friars.

What my friend was saying, from his stormy experience, is that we’re not alone in the boat; on the stormy seas, here in church or around the dinner table. A group of friends recently gathered together for a reunion and dinner. The food was terrific and several brought their favorite wines. In the midst of our catching-up and storytelling one of my friends told us that his son, a father of two, was seriously ill with cancer. The mood shifted immediately and someone suggested we join hands and say a prayer for our friend’s son. There we were, in the boat, on very stormy seas, keeping "our eyes fixed on Jesus." We weren’t alone, for in the prayer we were reminded that Jesus was there too, not watching us from some distant shoreline, but right there in the boat on the stormy seas with us. As we were praying you could feel a kind of calm come over the table and my friend whose son was so desperately ill, with tears in his eyes said a simple, "Thank you."

It’s what we do for one another, isn’t it. By our presence with someone in crisis we remind them that they are not alone in the boat, we are with them. Our presence, we hope, is also a reminder that Jesus is there too. If we want to take a chance, as Peter did when he left the boat to step out onto risky waters, we might do what some of us did around that table that night, say a prayer with the one who is struggling. Doing that is a reminder that Someone else is in the boat with us, the one whose voice and silent presence can bring calm and give us courage as we try to walk through the tumultuous crisis raging against us and threatening our faith.

It’s not just about illness or crisis. In many ways being a Christian is a very risky business. Doing what Christians are supposed to do might mean facing various kinds of upsetting situations–stormy seas. For example: calling someone we’ve been alienated from; standing up for someone suffering ridicule or prejudice; being honest in a job where other workers take shortcuts; not following the pack at school when we know their actions or attitudes are wrong; or, just saying a gracious word to a cranky person. Storms can be stirred up by our living the way we should, as disciples of Christ.

Being a Christian isn’t a warm fuzzy, it means taking a chance with Jesus. When Peter put himself in a vulnerable position he learned again about his own weakness, but he also experienced the power of the Almighty. If he hadn’t taken the risk, he wouldn’t have known the power of God and Jesus’ presence with him in the midst of the storm.