TEHRAN - Các lực lượng an ninh và những người ủng hộ mạnh cho giới lãnh đạo bảo thủ của Iran đã có các cuộc đụng độ với những đám đông biểu tình tại thủ đô Tehran chống sự cai trị của giới giáo sĩ
Người ta đã dùng lựu đạn cay, dùi cui và các thanh chắn bằng sắt để giải tán những người biểu tình.
Người ta nhìn thấy những đội viên dân phòng cứng rắn kéo người ra khỏi xe hơi và đánh đập họ. Còn nghe thấy cả tiếng súng nữa.
Các cuộc biểu tình vào sáng thứ Bảy là những cuộc biểu tình đã diễn ra liên tục trong vòng bốn đêm để phản đối tốc độ cải cách chậm chạp của nước này.
Lãnh đạo tối cao Iran, Ayatollah Ali Khamenei đã cảnh cáo những người biểu tình rằng nếu họ còn tiếp tục thì người ta sẽ không thương xót đối với họ.
Mỹ bị cáo buộc
Cho dù có những nỗ lực của các lực lượng an ninh nhằm ngăn chặn khu vực, các con đường gần trường Đại học Tehran vẫn đầy xe cộ và những người biểu tình hô vang các khẩu hiệu và bấm còi xe ầm ĩ.
Người ta đã ném đá và hò hát mong cho ông Ayatollah Khamenei chóng chết.
Theo các phóng viên tại Iran, những lời tố cáo vị lãnh đạo tối cao là chưa từng có tại Iran.
Các nhân chứng nói một số sĩ quan cảnh sát đã đứng nhìn những dân quân đánh đập những người phản đối.
Giới chức đã cáo buộc Hoa Kỳ và những người Iran lưu vong kích động gây lên những cuộc biểu tình này.
Các nhóm đối lập lưu vong đã khuyến khích những người biểu tình qua các kênh truyền hình vệ tinh có trụ sở tại Mỹ.
"Tự do và Dân chủ"
Các sĩ quan cảnh sát mặc đồng phục cũng như thường phục đã toả ra đầy thành phố vào đêm thứ Sáu. Họ chặn và kiểm soát các xe cộ trong khu vực sau khi những người phản đối biểu tình trong ba đêm liền.
Trong các vụ đụng độ với cảnh sát vào đêm thứ Năm, 40 sinh viên đã bị thương và 10 sinh viên bị bắt giữ.
Các vụ bạo loạn này, ban đầu là với các cuộc biểu tình phản đối việc tư hữu hoá trường đại học, đã phát triển rộng lên thành cuộc biểu tình tố cáo cả lãnh đạo Ayatollah Khamenei và Tổng thống Mohammad Khatami, người được bầu cử từ quan điểm cải cách.
Người ta đã nghe thấy các sinh viên hô vang các khẩu hiệu "Tự do" và "Dân chủ", và kêu gọi phải treo cổ lãnh đạo Ayatollah Khamenei.
Nhưng một vị giáo sĩ cao cấp, cựu Tổng thống Akbar Hashemi Rafsanjani, nói trong các buổi cầu nguyện hôm thứ Sáu rằng Hoa Kỳ đang cố gắng "giăng bẫy" các thanh niên Iran.
Giới chức lo sợ
Giới chức rất muốn kiểm soát để cho tình hình không vuột khỏi tầm tay của họ.
Họ đã nhấn mạnh với các sinh viên rằng họ sẽ không tha thứ nếu các sinh viên lặp lại các sự kiện vào năm 1999, khi người ta có các vụ đụng độ với các quan chức hành pháp trong ba ngày, khiến cho ít nhát một sinh viên thiệt mạng.
Những cuộc biểu tình phản đối chống chính phủ hồi đó là những cuộc biểu tình nghiêm trọng nhất kể từ khi Shah sụp đổ vào năm 1979.
Khoảng 70% trong số 65 triệu dân Iran là dưới độ tuổi 30, và họ hầu như không nhớ hoặc nhớ rất ít về cuộc cách mạng Hồi giáo của cố lãnh đạo Ayatollah Khomeini.(bbc)
Người ta đã dùng lựu đạn cay, dùi cui và các thanh chắn bằng sắt để giải tán những người biểu tình.
Người ta nhìn thấy những đội viên dân phòng cứng rắn kéo người ra khỏi xe hơi và đánh đập họ. Còn nghe thấy cả tiếng súng nữa.
Các cuộc biểu tình vào sáng thứ Bảy là những cuộc biểu tình đã diễn ra liên tục trong vòng bốn đêm để phản đối tốc độ cải cách chậm chạp của nước này.
Lãnh đạo tối cao Iran, Ayatollah Ali Khamenei đã cảnh cáo những người biểu tình rằng nếu họ còn tiếp tục thì người ta sẽ không thương xót đối với họ.
Mỹ bị cáo buộc
Cho dù có những nỗ lực của các lực lượng an ninh nhằm ngăn chặn khu vực, các con đường gần trường Đại học Tehran vẫn đầy xe cộ và những người biểu tình hô vang các khẩu hiệu và bấm còi xe ầm ĩ.
Người ta đã ném đá và hò hát mong cho ông Ayatollah Khamenei chóng chết.
Theo các phóng viên tại Iran, những lời tố cáo vị lãnh đạo tối cao là chưa từng có tại Iran.
Các nhân chứng nói một số sĩ quan cảnh sát đã đứng nhìn những dân quân đánh đập những người phản đối.
Giới chức đã cáo buộc Hoa Kỳ và những người Iran lưu vong kích động gây lên những cuộc biểu tình này.
Các nhóm đối lập lưu vong đã khuyến khích những người biểu tình qua các kênh truyền hình vệ tinh có trụ sở tại Mỹ.
"Tự do và Dân chủ"
Các sĩ quan cảnh sát mặc đồng phục cũng như thường phục đã toả ra đầy thành phố vào đêm thứ Sáu. Họ chặn và kiểm soát các xe cộ trong khu vực sau khi những người phản đối biểu tình trong ba đêm liền.
Trong các vụ đụng độ với cảnh sát vào đêm thứ Năm, 40 sinh viên đã bị thương và 10 sinh viên bị bắt giữ.
Các vụ bạo loạn này, ban đầu là với các cuộc biểu tình phản đối việc tư hữu hoá trường đại học, đã phát triển rộng lên thành cuộc biểu tình tố cáo cả lãnh đạo Ayatollah Khamenei và Tổng thống Mohammad Khatami, người được bầu cử từ quan điểm cải cách.
Người ta đã nghe thấy các sinh viên hô vang các khẩu hiệu "Tự do" và "Dân chủ", và kêu gọi phải treo cổ lãnh đạo Ayatollah Khamenei.
Nhưng một vị giáo sĩ cao cấp, cựu Tổng thống Akbar Hashemi Rafsanjani, nói trong các buổi cầu nguyện hôm thứ Sáu rằng Hoa Kỳ đang cố gắng "giăng bẫy" các thanh niên Iran.
Giới chức lo sợ
Giới chức rất muốn kiểm soát để cho tình hình không vuột khỏi tầm tay của họ.
Họ đã nhấn mạnh với các sinh viên rằng họ sẽ không tha thứ nếu các sinh viên lặp lại các sự kiện vào năm 1999, khi người ta có các vụ đụng độ với các quan chức hành pháp trong ba ngày, khiến cho ít nhát một sinh viên thiệt mạng.
Những cuộc biểu tình phản đối chống chính phủ hồi đó là những cuộc biểu tình nghiêm trọng nhất kể từ khi Shah sụp đổ vào năm 1979.
Khoảng 70% trong số 65 triệu dân Iran là dưới độ tuổi 30, và họ hầu như không nhớ hoặc nhớ rất ít về cuộc cách mạng Hồi giáo của cố lãnh đạo Ayatollah Khomeini.(bbc)