Tòa thánh yêu cầu có sự suy tư nghiêm túc về năng lượng hạt nhân
ROMA - Cuộc khủng hoảng hạt nhân tại Nhật sau trận động đất hồi tháng Ba là "một vấn đề toàn cầu", theo nhận định của Tòa Thánh. Tòa thánh mong muốn "có sự suy tư nghiêm túc" về chủ đề hạt nhân, và "sự minh bạch lớn nhất" về phía các Cơ quan liên quan đến việc giải quyết cuộc khủng hoảng này.
Đây là nội dung bài phát biểu ngày 21-6 nhân danh Đức Tổng Giám Mục Dominique Mamberti, Thư ký Tòa thánh về các Quan hệ với các Quốc gia (tức Ngoại trưởng Tòa thánh), tại hội nghị cấp bộ trưởng của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) về an toàn hạt nhân.
Kể từ ngày 11-3, Nhật đối mặt với "thảm kịch lớn nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai". Tòa Thánh nhận định: “Nhu cầu năng lượng gia tăng ổn định trên toàn thế giới, đòi hỏi sự suy tư nghiêm túc về vai trò của năng lượng hạt nhân, và tầm quan trọng của an toàn hạt nhân".
"Cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Fukushima là một vấn đề toàn cầu. Nó cho thấy rằng thế giới bị phơi bày trước các nguy cơ thực sự và có hệ thống, và không chỉ là giả thuyết mà thôi, với chi phí không thể tính toán được, và đòi hỏi phát triển một sự phối hợp chính sách quốc tế chưa từng có”. "Trong bối cảnh này, các cơ quan liên quan trong cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Fukushima được mời gọi hãy có sự minh bạch lớn nhất, và tiến hành hợp tác chặt chẽ với Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế”.
Cuộc khủng hoảng hạt nhân cũng làm dấy lên nhiều câu hỏi. "Có hợp pháp không, khi duy trì các lò phản ứng hạt nhân hoạt động trên các vùng lãnh thổ có nguy cơ bị động đất lớn? Điều gì sẽ xảy ra với các vật liệu hạt nhân? Vấn đề chất thải phóng xạ có ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai không?".
Đối với Tòa Thánh, "các mối đe dọa cho sự an toàn xuất phát từ thái độ và hành động thù địch với bản chất con người. Vì vậy, ở cấp độ con người chúng ta cần phải hành động, trên bình diện văn hóa và đạo đức”. "Do đó, cần phải thiết lập ‘các chương trình đào tạo’ để phổ biến ‘một nền văn hóa an toàn’ trong lĩnh vực hạt nhân, cũng như trong ý thức của cộng đồng nói chung". "Sự an toàn phụ thuộc vào Nhà nước, nhưng nhất là ý thức trách nhiệm của mọi người".
Trong bài phát biểu của mình, Tòa Thánh nhắc lại "cơ hội lớn lao" mà khu vực hạt nhân có thể trình bày trong tương lai.
"Điều này giải thích ‘sự phục hưng hạt nhân’ trên bình diện thế giới. Sự phục hưng này dường như đóng các chân trời của sự phát triển và thịnh vượng. Đồng thời, nếu không có một ‘sự phục hưng đạo đức và văn hóa’, nó có thể giảm thiểu đến ảo tưởng". "Sự sung túc vật chất đơn thuần không loại trừ các rủi ro gắn liền với nghèo đói văn hóa và đạo đức của mọi người, cũng như các cuộc xung đột liên quan đến sự khốn khổ văn hóa và đạo đức". (Zenit 30-6-2011)
Nguyễn Trọng Đa
ROMA - Cuộc khủng hoảng hạt nhân tại Nhật sau trận động đất hồi tháng Ba là "một vấn đề toàn cầu", theo nhận định của Tòa Thánh. Tòa thánh mong muốn "có sự suy tư nghiêm túc" về chủ đề hạt nhân, và "sự minh bạch lớn nhất" về phía các Cơ quan liên quan đến việc giải quyết cuộc khủng hoảng này.
Đây là nội dung bài phát biểu ngày 21-6 nhân danh Đức Tổng Giám Mục Dominique Mamberti, Thư ký Tòa thánh về các Quan hệ với các Quốc gia (tức Ngoại trưởng Tòa thánh), tại hội nghị cấp bộ trưởng của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) về an toàn hạt nhân.
Kể từ ngày 11-3, Nhật đối mặt với "thảm kịch lớn nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai". Tòa Thánh nhận định: “Nhu cầu năng lượng gia tăng ổn định trên toàn thế giới, đòi hỏi sự suy tư nghiêm túc về vai trò của năng lượng hạt nhân, và tầm quan trọng của an toàn hạt nhân".
"Cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Fukushima là một vấn đề toàn cầu. Nó cho thấy rằng thế giới bị phơi bày trước các nguy cơ thực sự và có hệ thống, và không chỉ là giả thuyết mà thôi, với chi phí không thể tính toán được, và đòi hỏi phát triển một sự phối hợp chính sách quốc tế chưa từng có”. "Trong bối cảnh này, các cơ quan liên quan trong cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Fukushima được mời gọi hãy có sự minh bạch lớn nhất, và tiến hành hợp tác chặt chẽ với Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế”.
Cuộc khủng hoảng hạt nhân cũng làm dấy lên nhiều câu hỏi. "Có hợp pháp không, khi duy trì các lò phản ứng hạt nhân hoạt động trên các vùng lãnh thổ có nguy cơ bị động đất lớn? Điều gì sẽ xảy ra với các vật liệu hạt nhân? Vấn đề chất thải phóng xạ có ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai không?".
Đối với Tòa Thánh, "các mối đe dọa cho sự an toàn xuất phát từ thái độ và hành động thù địch với bản chất con người. Vì vậy, ở cấp độ con người chúng ta cần phải hành động, trên bình diện văn hóa và đạo đức”. "Do đó, cần phải thiết lập ‘các chương trình đào tạo’ để phổ biến ‘một nền văn hóa an toàn’ trong lĩnh vực hạt nhân, cũng như trong ý thức của cộng đồng nói chung". "Sự an toàn phụ thuộc vào Nhà nước, nhưng nhất là ý thức trách nhiệm của mọi người".
Trong bài phát biểu của mình, Tòa Thánh nhắc lại "cơ hội lớn lao" mà khu vực hạt nhân có thể trình bày trong tương lai.
"Điều này giải thích ‘sự phục hưng hạt nhân’ trên bình diện thế giới. Sự phục hưng này dường như đóng các chân trời của sự phát triển và thịnh vượng. Đồng thời, nếu không có một ‘sự phục hưng đạo đức và văn hóa’, nó có thể giảm thiểu đến ảo tưởng". "Sự sung túc vật chất đơn thuần không loại trừ các rủi ro gắn liền với nghèo đói văn hóa và đạo đức của mọi người, cũng như các cuộc xung đột liên quan đến sự khốn khổ văn hóa và đạo đức". (Zenit 30-6-2011)
Nguyễn Trọng Đa