Châu chấu đá xe?
Sau nhiều tuần nóng bỏng tại Biển Đông, hình như các phe tranh chấp đang tìm cách 'hạ nhiệt.'
Cao điểm là lúc Việt Nam tổ chức thao dượt hải lực tại Hòn Ông, 40 km ngoài khơi miền Trung, và đồng thời công bố những thể lệ miễn dịch trong trường hợp có Tổng Động Viên.
Tuy được coi là một hành động dằn mặt Trung Quốc, nhưng phản ứng của Trung Quốc lần này lại tỏ ra mềm mỏng khác thường, không giống như những lời tuyên bố sấc láo trước đây.
Phát ngôn viên bộ Ngọai Giao Trung quốc Hồng Lỗi (Hong Lei) đã tránh đề cập trực tiếp đến Việt Nam mà chỉ tuyên bố một cách rất chung chung là: "Một số quốc gia đang có những hành động làm nguy hại tới chủ quyền và quyền lợi trên biển của Trung Quốc," và rằng, "Trung Quốc hy vọng các bên liên hệ nên có nỗ lực nhiều hơn để ổn định và duy trì hòa bình tại khu vực."
Ông ta thêm rằng "Trung Quốc sẽ không sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp."
Và để chứng tỏ Trung Quốc vẫn kiên cường, một tầu hải giám to nhất được gửi đi thăm Singapore, lộ trình sẽ đi qua Biển Đông.
Tầu không có vũ khí tấn công hạng nặng.
Người ta tự hỏi liệu Trung Quốc đã phải xuống nước như thế là vì áp lực quốc tế hay là vì sợ đụng độ? phải chăng việc 'châu chấu đá xe' của Việt Nam đã gặt hái kết quả khả quan?
Một nước cờ hớ của Trung Hoa?
Tuy không nói ra nhưng có vẻ đó là ý kiến của GS Minxin Pei, dậy môn Chính Quyền (Government) tại Claremont McKenna College, adjunct senior associate của quỹ the Carnegie Endowment for International Peace, ông viết: "Sau cú sốc do những lời tuyên bố của Bà Clinton (hồi tháng 7 năm 2010), mà tất cả các các nước Đông Nam Á đều ngầm cổ vũ, Trung Quốc đã bị cô lập về vấn đề tranh chấp lãnh thổ trong vùng biển Đông. Ngoài ra, phản ứng vụng về của Trung Quốc, bao gồm các việc ngầm đe dọa các quốc gia láng giềng, và hàng loạt các sai lầm ngớ ngẩn về ngoại giao khác trong năm 2010 đã làm cho chính sách đối ngoại của Trung Quốc trở thành tồi tệ nhất kể từ năm 1989."
"Vì vậy, ở giai đoạn này, một cuộc đụng độ nguy hiểm với Việt Nam là điều cuối cùng mà Trung Quốc muốn."
Bài viết của ông có nhan đề "How China Can Avoid Next Conflict" (Trung Quốc phải làm gì để tránh đụng độ thêm), ông viết "Có phải tư thế mới của Washington trên Biển Đông và quan hệ cải thiện Mỹ-Việt đã khuyến khích Hà Nội đối đầu với Bắc Kinh là một việc mà không ai đoán chắc được. Nhưng điều quan trọng đối với Bắc Kinh hiện nay là làm thế nào để tránh một cuộc đụng độ với Việt Nam tại vùng quần đảo Hoàng Sa."
Kết luận, ông khuyên: "Để bắt đầu, Trung Quốc tạm thời phải đình chỉ hoạt động tuần tra tại khu vực tranh chấp để tránh những xung đột có thể ngẫu nhiên xảy ra. Bắc Kinh cũng nên đề xuất những việc cụ thể với Hà Nội để tránh những đối đầu tương tự trong tương lai. Ví dụ, tạm thời ngưng các hoạt động thăm dò của cả hai bên trong vùng biển tranh chấp."
Phụ họa cho GS Pei thì Shen Dingli (phó viện trưởng viện Ngọai Giao của ĐH Fudan ở Shanghai ?) cũng viết: "Dù cho Trung Quốc vẫn tuyên bố đòi toàn bộ biển Nam Trung Hoa, tất cả các bên tranh chấp, bao gồm cả Trung Quốc, cần phải tuân thủ các Tuyên bố về Quy tắc ứng xử ở Biển Đông ký năm 2002 giữa Trung Quốc và tất cả các thành viên ASEAN, để loại trừ các mối đe dọa, và loại trừ sử dụng vũ lực."
Riêng về cuộc tranh chấp với Việt Nam, ông viết: "Còn những tranh chấp về lãnh hải giữa Trung Quốc và Việt Nam hoặc với những nước khác thì sao? Điều này có thể được giải quyết một cách hoà bình thông qua tổ chức quốc tế, đặc biệt là UNCLOS. Trong khi chờ đợi (sự phán quyết quốc tế) thì những bằng chứng lịch sử về việc sở hữu và phát triển nên được tôn trọng."
Nên nhớ từ trước đến nay Trung Quốc chưa hề chấp nhận việc quốc tế hóa các tranh chấp. Họ chỉ muốn giải quyết song phương (với từng nước nhỏ một) vì như vậy thì có lợi hơn. Vậy phải chăng đây là một ý tưởng cá nhân mới mẻ hay là một bong bóng thăm dò để tìm một lối thóat? Một điểm khác nữa là lối giải thích về UNCLOS của người Trung Hoa khác với cách giải thích thông thường của quốc tế.
Ông đưa ra đề nghị "Bắc Kinh về phần mình nên hoan nghênh sự giúp đỡ (của những nước khác) và không nên suy nghĩ rằng nhờ vả người khác trong những tình huống khó khăn là một việc làm ngây thơ. Cuối cùng, sẽ là tùy ở Bắc Kinh và ở tất cả các bên liên hệ, để giải quyết vấn đề một cách hòa bình thông qua sự chân thành, thân thiện và sẵn sàng tuân thủ luật quốc tế. "
Trên diễn đàn quốc tế.
Cuộc tranh chấp Việt Trung đã lôi kéo nhiều chuyên gia quốc tế vào cuộc tranh luận. Tiến sĩ Ian Storey, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore bình luận rằng tuy Trung Quốc vẫn cho rằng mình mới chính là nạn nhân, nhưng: "Bất chấp những lời lẽ hùng biện về ý muốn sống chung hòa bình và không tìm kiếm quyền bá chủ, mọi người vẫn thấy rằng Trung Quốc đang trở nên quyết đoán hơn, và trong vài tháng qua, hung hăng hơn"
Daniel Wagner, giám đốc hãng Country Risk Solutions, một hãng cố vấn về các rủi ro chính trị tại Connecticut (USA), thì viết một cách gay gắt rằng "Vấn đề Trường Sa là một bài thử cho biết Trung Quốc sẽ hành động như là một con khỉ đột nặng 800 pounds muốn làm gì thì làm, hay là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế biết tự trọng và đứng đắn trong hành động của mình. Các phản ứng dữ dội chống Trung Quốc đã được nhìn thấy trên đường phố Việt Nam cuối tuần qua, là kết quả của các hành động của Trung Quốc dọc theo biên giới hàng hải của Việt Nam, những phản ứng đó có thể dễ dàng lan rộng ra bên Phi Luật Tân và các nơi khác ở châu Á. NếuTrung Quốc thông minh, thì nó sẽ theo đuổi những yêu sách của mình tại tòa án hơn là trên đại dương. Hy vọng trong khi Trung Quốc tiếp tục sống trên trường quốc tế, Trung Quốc sẽ nhận ra sự khôn ngoan, chơi các trò chơi một cách ngay thẳng, phù hợp với một quốc gia có tầm cỡ của nó"
Bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt của ủy ban International Crisis Group thì cho rằng nhiều vấn đề đã xảy ra chỉ vì Trung Quốc không có một chính sách thống nhất, bà nói: "Trung Quốc có tới bảy cơ quan trung ương, nào là Hải quân, các tỉnh, các chính quyền và doanh nghiệp nhà nước là những cơ quan có quyền lợi riêng của họ trong vùng tranh chấp. Nếu không có sự phối hợp rất vững chắc giữa các cơ quan thì các viên chức (diễn viên) thường đưa ra nhiều quyết định về chính sách cách tùy tiện tùy theo các ưu tiên cá nhân của họ."
"Một số diễn viên đã tìm cách biện minh cho hành động của mình bằng cách khơi dậy tình cảm dân tộc, làm cho môi trường trong nước nóng lên và đè bẹp các tiếng nói ôn hoà."
Nói chung, ý kiến của giới truyền thông là Trung Quốc đã đi sai một nước cờ, mất thế thượng phong về ngọai giao và sự tham gia của Hoa Kỳ đã buộc Trung Quốc phải nhún nhường. Tuy nhiên một số tác giả đã suy đóan rằng yếu tố kinh tế xã hội là căn bản để giải thích sự rút lui của Trung Quốc.
Áp lực kinh tế.
Người ta đã đặt câu hỏi, giả sử cuộc chiến xẩy ra thì Trung Quốc sẽ mất gì?
Về giá trị tiền mặt, Trung Quốc chắc chắn sẽ mất đi 12.7 tỷ Mỷ kim, là số chênh lệch ngọai thương với Việt Nam dựa trên dữ liệu năm 2010.
Đó là 7% lợi tức quốc gia, tuy nhỏ, nhưng đủ để làm khó khăn thêm cho cuộc sống của các dân tộc thiểu số đang sôi động ở các tỉnh miền Nam Trung Quốc.
Nhưng hậu quả của chiến tranh Biển Đông còn to lớn hơn số tiền mặt thế nữa.
Nariman Behravesh, trưởng ban kinh tế của IHS Global Insight, là hãng nghiên cứu kinh tế hàng đầu ở London, bình luận về việc Trung Quốc lập lại lời cam kết sẽ "không sử dụng vũ lực", ông nói: "Tôi chắc chắn kinh tế có một ảnh hưởng lớn tới câu tuyên bố này."
Ông cho rằng số lượng ngọai thương của Trung Quốc với các quốc gia tuyên bố có chủ quyền trên Trường Sa đã tăng trưởng đến độ quá lớn. Một sự 'rút dây động rừng' sẽ tai hại khôn lường.
Vì vậy ông tin rằng ngòai việc lớn tiếng tố cáo Việt Nam xâm phạm chủ quyền, Trung Quốc hầu như chắc chắn sẽ đi những bước hòa hõan chứ không đi tìm chiến tranh.
Viễn ảnh chiến tranh.
"Người ta có thể tính được sự gì sẽ xẩy ra nếu có chiến tranh", theo lời Tiến sĩ Donald K. Emmerson, Giám đốc viện nghiên cứu vùng Đông Nam Á tại Stanford University.
"Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào nhiên liệu từ Trung Đông. Các nhiên liệu đều đi qua biển Đông.. Nếu Trung Quốc để cho một cuộc chiến xảy ra ngay trên con đường tiếp tế của mình, thì đó là một quyết định thiếu khôn ngoan."
Mặc dù Việt Nam có thể bị Trung Quốc đè bẹp mau chóng. Nhưng Trung quốc không có đủ lực lượng để trải dài sự kiểm sóat đường biển và không phận của phía Nam Việt Nam.
Việt nam có thể đánh sẻ từ những căn cứ an tòan nằm ở phía dưới Đèo Cả và dù nhỏ bé vẫn có thể tuyên bố một cuộc phong tỏa đường biển đối với tất cả các tàu chở hàng cho Trung Quốc.
Mọi tầu dầu to lớn kềnh càng và 'chậm như rùa' sẽ tuân thủ lệnh cấm này thay vì liều mạng đi qua, dù cho có hộ tống nếu Trung Quốc có đủ tầu chiến.
Đó là chưa kể nguy cơ các quốc gia khác trong vùng có thể bị lôi kéo vào. "Các quốc gia lân cận đều nhận ra rằng một cuộc chiến tranh toàn diện với những tàu chở dầu bị nổ tung trên biển Đông sẽ rất nguy hiểm đối với các nước liên quan", ông Emmerson nói, thêm rằng nền kinh tế tòan cầu sẽ bị chấn động bởi sự gián đoạn của tuyến đường vận chuyển chính yếu này. Thống kê cho biết một nửa đội thương thuyền của thế giới phải đi qua biển Đông mỗi năm.
Một lý do nữa là tâm lý. Hải quân Trung Quốc vẫn chưa có một lần thử lửa. Việc trang bị ồ ạt trong những năm qua vẫn chỉ là để phô trương. Giữa Trung Quốc và Viêt Nam thì Trung Quốc sợ thất bại nhiều hơn Việt Nam. Họ không muốn lịch sử lập lại một trận Đối Mã thứ hai, khi mà hải quân Nhật đánh tan hạm đội Nga.
Thế cờ mới.
Rõ ràng Việt Nam đang được hưởng một thế cờ mới.
Và dù là một hành động liều lĩnh, sự diễn tập quân sự của Việt Nam đã được thế giới nhìn với đôi mắt thông cảm.
Nhưng theo Daniel Wagner, giám đốc hãng Country Risk Solutions, thì "Trung Quốc vốn là một bậc thầy trong việc đẩy lui các ranh giới của những hành vi chấp nhận được trên chính trường quốc tế, họ thường vượt qua đường ranh một thời gian ngắn, rồi rút lui, và làm lại nữa, cho đến khi việc đó trở thành một ' bình thường mới' cho những gì được coi là chấp nhận được. Điều này đã được nhìn thấy trong nhiều lãnh vực, cho đó là sự tuân hành các quy định của WTO hoặc những ứng dụng về luật quốc tế. Do đó việc 'vung đao múa kiếm' gần đây giữa Trung Quốc và Việt Nam, trên vùng biển quốc gia và trên quần đảo Trường Sa, chứng tỏ rằng Trung Quốc không có khả năng nói chuyện theo ngôn ngữ ngoại giao quốc tế một cách tương xứng như là của một quốc gia có trách nhiệm."
Như vậy thì bàn cờ sẽ còn biến chuyển từng ngày một, và Viêt Nam cần phải cẩn trọng khi sử dụng nước cờ mới của mình.
GS Carl Thayer, nghiên cứu chính trị tại Đại học New South Wales ở Úc khuyên: "Việt Nam không nên tiến xa hơn nữa trong các hành động quân sự. Nếu Việt Nam sử dụng lực lượng không cân xứng, Trung Quốc lại có thể nắm bắt vào đó để khẳng định rằng Việt Nam là kẻ xâm lược."
Ông cũng cảnh báo rằng cuộc xung đột có thể tác động đến mối quan hệ trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN.) Và sự liên hệ của Hoa Kỳ trong việc ngăn cản Trung Quốc sẽ không có chiều sâu như ta tưởng.
Diễn đàn cấp cao để giải quyết tranh chầp lãnh thổ của ASEAN sẽ diễn ra vào tháng Bảy. Các nhà lãnh đạo châu Á và tổng thống Mỹ sẽ họp thượng đỉnh vào tháng mười một.
Hoa kỳ có mọi lý do để mong muốn diễn đàn này thành công trong việc giải quyết lãnh thổ trong vùng, do đó Thayer lập luận: "Nếu Hoa Kỳ có hành động dồn Trung Quốc phải có một đường lối cứng rắn hơn trong lúc này. Thì tôi nghĩ rằng việc đó sẽ phá hỏng Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, vì đa số các quốc gia sẽ có thái độ bài Trung Quốc."
Thái độ kiêng dè không muốn đối mặt với Trung Quốc được phản ảnh qua ý kiến của Kissinger. Được hỏi liệu Hoa Kỳ có nên lợi dụng dịp này để thắt chặt thêm mối liên đới với các quốc gia trong vùng không, ông không đề cập đến Việt Nam mà chỉ đưa ra một lời khuyên phải có thài độ thế nào với Trung Quốc: "Chúng ta có thể quan sát, tìm hiểu và kết luận. Nhưng đừng nghĩ rằng chúng ta có thể tạo ra thay đổi bắng cách lên lớp (by lecturing) Trung Quốc."
Đó là sau khi ông cho rằng sự bành trướng của Trung Quốc đã làm thiệt hại tới các đồng minh của Hoa Kỳ như Đức và Anh Quốc.
Thái độ không nồng nàn với Việt Nam đó của đa số chính giới Mỷ rõ ràng tương phản với thái độ của họ dành cho Phi Luật Tân. Khi được hỏi liệu Hoa Kỳ có hổ trợ Phi Luật Tân không, Đại Sứ Mỹ Thomas Harry tuyên bố: "Phi Luật tân và Hoa Kỳ đã ký hiệp ước chiến lược.Chúng tôi là những đối tác. Chúng tôi sẽ tiếp tục tham khảo ý kiến và làm việc với nhau trên tất cả các vấn đề bao gồm biển Đông và Trường Sa."
Hỏi rõ hơn về việc Tổng Thống Aquino mới đây kêu gọi Mỹ giúp phần giải quyết những tranh chấp, hàm ý có thể sử dụng sức mạnh quân sự, ông Đại Sứ nói: "chúng tôi sẽ làm bất cứ điều gì chúng tôi được yêu cầu."
Hình như Việt Nam cũng hiểu được rằng chưa thể trông cậy vào Hoa Kỳ được, cho nên cuộc thao dợt hải quân đã diễn ra cách xa vùng tranh chấp, gần bờ và không bắn hỏa tiễn.
Nhưng dù đó là một hành động thích hợp thì cách cư xử như vậy vẫn chỉ là một phản ứng tạm bợ, phản ảnh một lối sống chỉ biết lo 'từng bữa ăn một'.
Một đời sống vững mạnh bên cạnh một anh khổng lồ ưa lấn lướt vẫn phải là tự lực tự cường và phải biết tìm bạn mà chơi.
Nhưng làm thế nào để tự cường trong một bối cảnh chính trị xã hội hiện nay?
Và làm sao có bạn tốt khi vẫn cho rằng mình là cái môi cho hàm răng Trung Quốc, là con ngáo ộp trong vùng?
Với tình trạng yếu kém và lệ thuộc như vậy thì áp xuất của Biển Đông sẽ vẫn còn sôi bỏng. Khi nào thì lại có một cơn 'bão nhiệt đới' mới đây?
Sau nhiều tuần nóng bỏng tại Biển Đông, hình như các phe tranh chấp đang tìm cách 'hạ nhiệt.'
Cao điểm là lúc Việt Nam tổ chức thao dượt hải lực tại Hòn Ông, 40 km ngoài khơi miền Trung, và đồng thời công bố những thể lệ miễn dịch trong trường hợp có Tổng Động Viên.
Tuy được coi là một hành động dằn mặt Trung Quốc, nhưng phản ứng của Trung Quốc lần này lại tỏ ra mềm mỏng khác thường, không giống như những lời tuyên bố sấc láo trước đây.
Phát ngôn viên bộ Ngọai Giao Trung quốc Hồng Lỗi (Hong Lei) đã tránh đề cập trực tiếp đến Việt Nam mà chỉ tuyên bố một cách rất chung chung là: "Một số quốc gia đang có những hành động làm nguy hại tới chủ quyền và quyền lợi trên biển của Trung Quốc," và rằng, "Trung Quốc hy vọng các bên liên hệ nên có nỗ lực nhiều hơn để ổn định và duy trì hòa bình tại khu vực."
Ông ta thêm rằng "Trung Quốc sẽ không sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp."
Và để chứng tỏ Trung Quốc vẫn kiên cường, một tầu hải giám to nhất được gửi đi thăm Singapore, lộ trình sẽ đi qua Biển Đông.
Tầu không có vũ khí tấn công hạng nặng.
Người ta tự hỏi liệu Trung Quốc đã phải xuống nước như thế là vì áp lực quốc tế hay là vì sợ đụng độ? phải chăng việc 'châu chấu đá xe' của Việt Nam đã gặt hái kết quả khả quan?
Một nước cờ hớ của Trung Hoa?
Tuy không nói ra nhưng có vẻ đó là ý kiến của GS Minxin Pei, dậy môn Chính Quyền (Government) tại Claremont McKenna College, adjunct senior associate của quỹ the Carnegie Endowment for International Peace, ông viết: "Sau cú sốc do những lời tuyên bố của Bà Clinton (hồi tháng 7 năm 2010), mà tất cả các các nước Đông Nam Á đều ngầm cổ vũ, Trung Quốc đã bị cô lập về vấn đề tranh chấp lãnh thổ trong vùng biển Đông. Ngoài ra, phản ứng vụng về của Trung Quốc, bao gồm các việc ngầm đe dọa các quốc gia láng giềng, và hàng loạt các sai lầm ngớ ngẩn về ngoại giao khác trong năm 2010 đã làm cho chính sách đối ngoại của Trung Quốc trở thành tồi tệ nhất kể từ năm 1989."
"Vì vậy, ở giai đoạn này, một cuộc đụng độ nguy hiểm với Việt Nam là điều cuối cùng mà Trung Quốc muốn."
Bài viết của ông có nhan đề "How China Can Avoid Next Conflict" (Trung Quốc phải làm gì để tránh đụng độ thêm), ông viết "Có phải tư thế mới của Washington trên Biển Đông và quan hệ cải thiện Mỹ-Việt đã khuyến khích Hà Nội đối đầu với Bắc Kinh là một việc mà không ai đoán chắc được. Nhưng điều quan trọng đối với Bắc Kinh hiện nay là làm thế nào để tránh một cuộc đụng độ với Việt Nam tại vùng quần đảo Hoàng Sa."
Kết luận, ông khuyên: "Để bắt đầu, Trung Quốc tạm thời phải đình chỉ hoạt động tuần tra tại khu vực tranh chấp để tránh những xung đột có thể ngẫu nhiên xảy ra. Bắc Kinh cũng nên đề xuất những việc cụ thể với Hà Nội để tránh những đối đầu tương tự trong tương lai. Ví dụ, tạm thời ngưng các hoạt động thăm dò của cả hai bên trong vùng biển tranh chấp."
Phụ họa cho GS Pei thì Shen Dingli (phó viện trưởng viện Ngọai Giao của ĐH Fudan ở Shanghai ?) cũng viết: "Dù cho Trung Quốc vẫn tuyên bố đòi toàn bộ biển Nam Trung Hoa, tất cả các bên tranh chấp, bao gồm cả Trung Quốc, cần phải tuân thủ các Tuyên bố về Quy tắc ứng xử ở Biển Đông ký năm 2002 giữa Trung Quốc và tất cả các thành viên ASEAN, để loại trừ các mối đe dọa, và loại trừ sử dụng vũ lực."
Riêng về cuộc tranh chấp với Việt Nam, ông viết: "Còn những tranh chấp về lãnh hải giữa Trung Quốc và Việt Nam hoặc với những nước khác thì sao? Điều này có thể được giải quyết một cách hoà bình thông qua tổ chức quốc tế, đặc biệt là UNCLOS. Trong khi chờ đợi (sự phán quyết quốc tế) thì những bằng chứng lịch sử về việc sở hữu và phát triển nên được tôn trọng."
Nên nhớ từ trước đến nay Trung Quốc chưa hề chấp nhận việc quốc tế hóa các tranh chấp. Họ chỉ muốn giải quyết song phương (với từng nước nhỏ một) vì như vậy thì có lợi hơn. Vậy phải chăng đây là một ý tưởng cá nhân mới mẻ hay là một bong bóng thăm dò để tìm một lối thóat? Một điểm khác nữa là lối giải thích về UNCLOS của người Trung Hoa khác với cách giải thích thông thường của quốc tế.
Ông đưa ra đề nghị "Bắc Kinh về phần mình nên hoan nghênh sự giúp đỡ (của những nước khác) và không nên suy nghĩ rằng nhờ vả người khác trong những tình huống khó khăn là một việc làm ngây thơ. Cuối cùng, sẽ là tùy ở Bắc Kinh và ở tất cả các bên liên hệ, để giải quyết vấn đề một cách hòa bình thông qua sự chân thành, thân thiện và sẵn sàng tuân thủ luật quốc tế. "
Trên diễn đàn quốc tế.
Cuộc tranh chấp Việt Trung đã lôi kéo nhiều chuyên gia quốc tế vào cuộc tranh luận. Tiến sĩ Ian Storey, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore bình luận rằng tuy Trung Quốc vẫn cho rằng mình mới chính là nạn nhân, nhưng: "Bất chấp những lời lẽ hùng biện về ý muốn sống chung hòa bình và không tìm kiếm quyền bá chủ, mọi người vẫn thấy rằng Trung Quốc đang trở nên quyết đoán hơn, và trong vài tháng qua, hung hăng hơn"
Daniel Wagner, giám đốc hãng Country Risk Solutions, một hãng cố vấn về các rủi ro chính trị tại Connecticut (USA), thì viết một cách gay gắt rằng "Vấn đề Trường Sa là một bài thử cho biết Trung Quốc sẽ hành động như là một con khỉ đột nặng 800 pounds muốn làm gì thì làm, hay là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế biết tự trọng và đứng đắn trong hành động của mình. Các phản ứng dữ dội chống Trung Quốc đã được nhìn thấy trên đường phố Việt Nam cuối tuần qua, là kết quả của các hành động của Trung Quốc dọc theo biên giới hàng hải của Việt Nam, những phản ứng đó có thể dễ dàng lan rộng ra bên Phi Luật Tân và các nơi khác ở châu Á. NếuTrung Quốc thông minh, thì nó sẽ theo đuổi những yêu sách của mình tại tòa án hơn là trên đại dương. Hy vọng trong khi Trung Quốc tiếp tục sống trên trường quốc tế, Trung Quốc sẽ nhận ra sự khôn ngoan, chơi các trò chơi một cách ngay thẳng, phù hợp với một quốc gia có tầm cỡ của nó"
Bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt của ủy ban International Crisis Group thì cho rằng nhiều vấn đề đã xảy ra chỉ vì Trung Quốc không có một chính sách thống nhất, bà nói: "Trung Quốc có tới bảy cơ quan trung ương, nào là Hải quân, các tỉnh, các chính quyền và doanh nghiệp nhà nước là những cơ quan có quyền lợi riêng của họ trong vùng tranh chấp. Nếu không có sự phối hợp rất vững chắc giữa các cơ quan thì các viên chức (diễn viên) thường đưa ra nhiều quyết định về chính sách cách tùy tiện tùy theo các ưu tiên cá nhân của họ."
"Một số diễn viên đã tìm cách biện minh cho hành động của mình bằng cách khơi dậy tình cảm dân tộc, làm cho môi trường trong nước nóng lên và đè bẹp các tiếng nói ôn hoà."
Nói chung, ý kiến của giới truyền thông là Trung Quốc đã đi sai một nước cờ, mất thế thượng phong về ngọai giao và sự tham gia của Hoa Kỳ đã buộc Trung Quốc phải nhún nhường. Tuy nhiên một số tác giả đã suy đóan rằng yếu tố kinh tế xã hội là căn bản để giải thích sự rút lui của Trung Quốc.
Áp lực kinh tế.
Người ta đã đặt câu hỏi, giả sử cuộc chiến xẩy ra thì Trung Quốc sẽ mất gì?
Về giá trị tiền mặt, Trung Quốc chắc chắn sẽ mất đi 12.7 tỷ Mỷ kim, là số chênh lệch ngọai thương với Việt Nam dựa trên dữ liệu năm 2010.
Đó là 7% lợi tức quốc gia, tuy nhỏ, nhưng đủ để làm khó khăn thêm cho cuộc sống của các dân tộc thiểu số đang sôi động ở các tỉnh miền Nam Trung Quốc.
Nhưng hậu quả của chiến tranh Biển Đông còn to lớn hơn số tiền mặt thế nữa.
Nariman Behravesh, trưởng ban kinh tế của IHS Global Insight, là hãng nghiên cứu kinh tế hàng đầu ở London, bình luận về việc Trung Quốc lập lại lời cam kết sẽ "không sử dụng vũ lực", ông nói: "Tôi chắc chắn kinh tế có một ảnh hưởng lớn tới câu tuyên bố này."
Ông cho rằng số lượng ngọai thương của Trung Quốc với các quốc gia tuyên bố có chủ quyền trên Trường Sa đã tăng trưởng đến độ quá lớn. Một sự 'rút dây động rừng' sẽ tai hại khôn lường.
Vì vậy ông tin rằng ngòai việc lớn tiếng tố cáo Việt Nam xâm phạm chủ quyền, Trung Quốc hầu như chắc chắn sẽ đi những bước hòa hõan chứ không đi tìm chiến tranh.
Viễn ảnh chiến tranh.
"Người ta có thể tính được sự gì sẽ xẩy ra nếu có chiến tranh", theo lời Tiến sĩ Donald K. Emmerson, Giám đốc viện nghiên cứu vùng Đông Nam Á tại Stanford University.
"Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào nhiên liệu từ Trung Đông. Các nhiên liệu đều đi qua biển Đông.. Nếu Trung Quốc để cho một cuộc chiến xảy ra ngay trên con đường tiếp tế của mình, thì đó là một quyết định thiếu khôn ngoan."
Mặc dù Việt Nam có thể bị Trung Quốc đè bẹp mau chóng. Nhưng Trung quốc không có đủ lực lượng để trải dài sự kiểm sóat đường biển và không phận của phía Nam Việt Nam.
Việt nam có thể đánh sẻ từ những căn cứ an tòan nằm ở phía dưới Đèo Cả và dù nhỏ bé vẫn có thể tuyên bố một cuộc phong tỏa đường biển đối với tất cả các tàu chở hàng cho Trung Quốc.
Mọi tầu dầu to lớn kềnh càng và 'chậm như rùa' sẽ tuân thủ lệnh cấm này thay vì liều mạng đi qua, dù cho có hộ tống nếu Trung Quốc có đủ tầu chiến.
Đó là chưa kể nguy cơ các quốc gia khác trong vùng có thể bị lôi kéo vào. "Các quốc gia lân cận đều nhận ra rằng một cuộc chiến tranh toàn diện với những tàu chở dầu bị nổ tung trên biển Đông sẽ rất nguy hiểm đối với các nước liên quan", ông Emmerson nói, thêm rằng nền kinh tế tòan cầu sẽ bị chấn động bởi sự gián đoạn của tuyến đường vận chuyển chính yếu này. Thống kê cho biết một nửa đội thương thuyền của thế giới phải đi qua biển Đông mỗi năm.
Một lý do nữa là tâm lý. Hải quân Trung Quốc vẫn chưa có một lần thử lửa. Việc trang bị ồ ạt trong những năm qua vẫn chỉ là để phô trương. Giữa Trung Quốc và Viêt Nam thì Trung Quốc sợ thất bại nhiều hơn Việt Nam. Họ không muốn lịch sử lập lại một trận Đối Mã thứ hai, khi mà hải quân Nhật đánh tan hạm đội Nga.
Thế cờ mới.
Rõ ràng Việt Nam đang được hưởng một thế cờ mới.
Và dù là một hành động liều lĩnh, sự diễn tập quân sự của Việt Nam đã được thế giới nhìn với đôi mắt thông cảm.
Nhưng theo Daniel Wagner, giám đốc hãng Country Risk Solutions, thì "Trung Quốc vốn là một bậc thầy trong việc đẩy lui các ranh giới của những hành vi chấp nhận được trên chính trường quốc tế, họ thường vượt qua đường ranh một thời gian ngắn, rồi rút lui, và làm lại nữa, cho đến khi việc đó trở thành một ' bình thường mới' cho những gì được coi là chấp nhận được. Điều này đã được nhìn thấy trong nhiều lãnh vực, cho đó là sự tuân hành các quy định của WTO hoặc những ứng dụng về luật quốc tế. Do đó việc 'vung đao múa kiếm' gần đây giữa Trung Quốc và Việt Nam, trên vùng biển quốc gia và trên quần đảo Trường Sa, chứng tỏ rằng Trung Quốc không có khả năng nói chuyện theo ngôn ngữ ngoại giao quốc tế một cách tương xứng như là của một quốc gia có trách nhiệm."
Như vậy thì bàn cờ sẽ còn biến chuyển từng ngày một, và Viêt Nam cần phải cẩn trọng khi sử dụng nước cờ mới của mình.
GS Carl Thayer, nghiên cứu chính trị tại Đại học New South Wales ở Úc khuyên: "Việt Nam không nên tiến xa hơn nữa trong các hành động quân sự. Nếu Việt Nam sử dụng lực lượng không cân xứng, Trung Quốc lại có thể nắm bắt vào đó để khẳng định rằng Việt Nam là kẻ xâm lược."
Ông cũng cảnh báo rằng cuộc xung đột có thể tác động đến mối quan hệ trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN.) Và sự liên hệ của Hoa Kỳ trong việc ngăn cản Trung Quốc sẽ không có chiều sâu như ta tưởng.
Diễn đàn cấp cao để giải quyết tranh chầp lãnh thổ của ASEAN sẽ diễn ra vào tháng Bảy. Các nhà lãnh đạo châu Á và tổng thống Mỹ sẽ họp thượng đỉnh vào tháng mười một.
Hoa kỳ có mọi lý do để mong muốn diễn đàn này thành công trong việc giải quyết lãnh thổ trong vùng, do đó Thayer lập luận: "Nếu Hoa Kỳ có hành động dồn Trung Quốc phải có một đường lối cứng rắn hơn trong lúc này. Thì tôi nghĩ rằng việc đó sẽ phá hỏng Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, vì đa số các quốc gia sẽ có thái độ bài Trung Quốc."
Thái độ kiêng dè không muốn đối mặt với Trung Quốc được phản ảnh qua ý kiến của Kissinger. Được hỏi liệu Hoa Kỳ có nên lợi dụng dịp này để thắt chặt thêm mối liên đới với các quốc gia trong vùng không, ông không đề cập đến Việt Nam mà chỉ đưa ra một lời khuyên phải có thài độ thế nào với Trung Quốc: "Chúng ta có thể quan sát, tìm hiểu và kết luận. Nhưng đừng nghĩ rằng chúng ta có thể tạo ra thay đổi bắng cách lên lớp (by lecturing) Trung Quốc."
Đó là sau khi ông cho rằng sự bành trướng của Trung Quốc đã làm thiệt hại tới các đồng minh của Hoa Kỳ như Đức và Anh Quốc.
Thái độ không nồng nàn với Việt Nam đó của đa số chính giới Mỷ rõ ràng tương phản với thái độ của họ dành cho Phi Luật Tân. Khi được hỏi liệu Hoa Kỳ có hổ trợ Phi Luật Tân không, Đại Sứ Mỹ Thomas Harry tuyên bố: "Phi Luật tân và Hoa Kỳ đã ký hiệp ước chiến lược.Chúng tôi là những đối tác. Chúng tôi sẽ tiếp tục tham khảo ý kiến và làm việc với nhau trên tất cả các vấn đề bao gồm biển Đông và Trường Sa."
Hỏi rõ hơn về việc Tổng Thống Aquino mới đây kêu gọi Mỹ giúp phần giải quyết những tranh chấp, hàm ý có thể sử dụng sức mạnh quân sự, ông Đại Sứ nói: "chúng tôi sẽ làm bất cứ điều gì chúng tôi được yêu cầu."
Hình như Việt Nam cũng hiểu được rằng chưa thể trông cậy vào Hoa Kỳ được, cho nên cuộc thao dợt hải quân đã diễn ra cách xa vùng tranh chấp, gần bờ và không bắn hỏa tiễn.
Nhưng dù đó là một hành động thích hợp thì cách cư xử như vậy vẫn chỉ là một phản ứng tạm bợ, phản ảnh một lối sống chỉ biết lo 'từng bữa ăn một'.
Một đời sống vững mạnh bên cạnh một anh khổng lồ ưa lấn lướt vẫn phải là tự lực tự cường và phải biết tìm bạn mà chơi.
Nhưng làm thế nào để tự cường trong một bối cảnh chính trị xã hội hiện nay?
Và làm sao có bạn tốt khi vẫn cho rằng mình là cái môi cho hàm răng Trung Quốc, là con ngáo ộp trong vùng?
Với tình trạng yếu kém và lệ thuộc như vậy thì áp xuất của Biển Đông sẽ vẫn còn sôi bỏng. Khi nào thì lại có một cơn 'bão nhiệt đới' mới đây?