Trung tâm Phân tích Chính sách Công, CPPA, tại thủ đô Washington, cung cấp những thông tin mới nhất về vụ biểu tình của người H’mông tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
Vụ biểu tình của hằng ngàn người dân tộc thiểu số H’mông tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên từ ngày 30 tháng tư đến nay vẫn là một đề tài thu hút chú ý của công luận quốc tế; khi mà thông tin không được chính quyền Việt Nam công khai và điạ phương được nói xảy ra biểu tình đang bị phong tỏa ‘nội bất xuất, ngoại bất nhập’.
Đàn áp người biểu tình ôn hòa
Trung tâm Phân tích Chính sách Công, CPPA, tại thủ đô Washington là một trong những nơi đưa ra tin tức về cuộc biểu tình được cho là lớn và đang bị đàn áp đó.
Gia Minh hỏi chuyện ông Philip Smith, giám đốc điều hành của CPPA, vào chiều ngày 6 tháng 5 vừa qua, và được ông cung cấp những thông tin mới nhất như sau:
Ông Philip Smith: Theo những nguồn tin của chúng tôi tính đến hôm nay có 39 người được xác định đã thiệt mạng, một người khác bị thương nặng…
Gia Minh: Ông có thể cho biết vì sao đến lúc này những người dân tộc thiểu số Hmông lại có một cuộc biểu tình lớn như thế?
Ông Philip Smith: Theo tôi quá nhiều bất bình dồn nén lại vì ở Việt Nam trong quá trình phát triển những nơi khác tại Việt Nam nhận được tăng trưởng, sung túc đáng kể; nhưng tình hình này lại không có được ở tỉnh Điện Biên. Đó là điều thứ nhất; thứ hai người dân không được tự do bầu lên những người đại diện cho họ. Rồi họ bị trục xuất ra khỏi đất đai của họ, trong khi xuất hiện vô số tình trạng tham nhũng về phiá những thành phần quân đội tiến hành chặt hạ rừng, việc phá rừng bất hợp pháp phá vỡ môi trường, làm hại đất đai của người dân. Một điểm thứ ba nữa là số người Hmông tại vùng đó nay trẻ hơn, ở vào độ tuổi 20, 30.
Họ phục vụ cho Quân đội Nhân dân Việt Nam đóng ở Lào trong vai trò người phiên dịch cũng như trong những đơn vị đặc biệt với nhiệm vụ truy lùng chính những bà con của họ chạy trốn trong rừng … Họ chứng kiến những cảnh tượng hãi hùng giết chóc chính những đồng bào của họ, từ họ họ trở nên bất mãn, căm phẫn… và nhiều người trở về Việt Nam kể lại những chuyện tai nghe mắt thấy. Họ là những người trong số tham gia biểu tình đó chống lại chính sách đó.
Gia Minh: Vào ngày 5 tháng 5, phát ngôn nhân Việt Nam tuyên bố rằng lúc này truyền thông nước ngoài chưa thể đến khu vực Mường Nhé theo như yêu cầu của hãng thông tấn AFP, ông thấy vì sao?
Ông Philip Smith: Đây là vấn đề của chính quyền cộng sản Việt Nam tại Hà Nội. Họ từ chối không có truyền thông nước ngoài đến tại khu vực nơi đang có những vi phạm nhân quyền, nơi có những cuộc biểu tình ôn hoà. Chính quyền Việt Nam cố tình kiểm soát tin tức, thông tin nhằm duy trì quyền lực chính trị của họ.
Chính quyền Việt Nam muốn che giấu sự thật đối với nhiều người. Sự thật đó là người dân tộc Hmông rất nghèo khó, dù họ vẫn luôn tự hào trước hết và trên hết là người Việt Nam. Nhiều người trong số họ tham gia chiến đấu chống Trung Quốc xâm lược hồi năm 1979, nhiều gia đình Hmong có thân nhân là cựu chiến binh Quân đội Nhân dân Việt Nam. Thế mà Nhà nước lại tấn công họ khi họ nói họ muốn độc lập.
Vấn đề là chế độ độc tài ở Việt Nam.
Biện minh cho sự trấn áp
Gia Minh: Một vị phó chủ tịch tỉnh Điện biên được thông tấn xã Việt Nam trích dẫn nói rằng người Hmông nghe tin đồn nhảm về một thế lực siêu nhiên và bị kích động tập trung đòi lập vương quốc tự trị? Ông nghĩ sao về bình luận đó?
Ông Philip Smith: Đó là luận điệu tuyên truyền của chính quyền cộng sản Việt Nam. Để chứng minh điều họ đưa ra thì hãy ngay lập tức cho những phóng viên nước ngoài đã có yêu cầu đến tại khu vực Mường Nhé.
Hầu hết những điều mà Nhà nước Việt Nam tuyên truyền là nhằm để biện minh cho biện pháp trấn áp của họ.
Sự thật là những người Hmông theo Cơ đốc giáo phải chiụ nhiều bắt bớ.
Cáo buộc người Hmông đòi tự trị là không đúng, và đó chỉ được dùng như cớ để tấn công họ mà thôi.
Gia Minh: Ngoài việc phải cho phóng viên nước ngoài đến tại điạ phương nơi diễn ra cuộc biểu tình, theo ông chính quyền Việt Nam cần phải làm gì nữa để giải quyết tình hình khủng hoảng hiện nay tại đó?
Ông Philip Smith: Theo tôi vấn đề hệ thống chính trị Việt Nam thiếu cải cách. Thực tế là Bộ chính trị bị thống lĩnh bởi những tướng quân đội. Dù có theo cộng sản hay không họ cũng hình thành nên thế lực ‘săn đuổi’. Họ đã cam kết đoàn kết với những đảng cộng sản khác trên thế giới, đặc biệt như Cuba và Trung Quốc.
Biện pháp toàn trị đối phó với những vấn đề điạ phương như thế này được xem là quân sự kết hợp với bạo lực, bạo lực chính trị với quân sự. Bất cứ ai dám nói lên tiếng nói của họ về những vấn đề đơn giản, mà khởi đầu chỉ là những chuyện rất nhỏ. Người Hmông đầu tiên tập trung chỉ vì những quan tâm về chuyện đất đai, tình hình cải cách, tự do tôn giáo, nay trở thành một cuộc khủng hoảng quốc tế.
Tôi chỉ trích chính quyền Hà Nội đã hành động quá mức, sự độc quyền về chính trị, từ chối chia sẻ quyền lực với những nhóm đối lập, tiến hành bầu cử tự do, công bằng ở cấp điạ phương cũng như quốc gia.
Dân tộc Hmong được biết đến nhiều về lòng yêu tự do của họ. Họ không thể hiểu nổi tại sao người ta lại trục xuất họ ra khỏi đất đai của họ, không cho họ hành đạo một cách tự do.
Trong nhiều trường hợp, họ ước muốn được hành xử một cách độc lập không bị chính quyền giám sát và kiểm soát.
Gia Minh: Cám ơn ông.
Trung tâm Phân tích Chính sách Công, CPPA, trụ sở tại thủ đô Washington, Hoa Kỳ là một tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận, và là một đơn vị tư vấn ý kiến về chính sách ngoại giao, nhân quyền, và các vấn đề an ninh quốc gia.
Trung tâm Phân tích Chính sách Công, CPPA, được thành lập hồi năm 1988. Kể từ năm 1993, CPPA cung cấp những nghiên cứu tại chỗ về những vấn đề chính sách ngoại giao từ Afghanistan cho đến Lào, Đông Âu, Viễn Đông. CPPA cũng được yêu cầu cung cấp thông tin, nghiên cứu và phân tích cho các dân biểu Quốc hội, các ban ngành của chính phủ Liên bang Hoa Kỳ, các tổ chức phi chính phủ, trong đó có những tổ chức nhân quyền và hoạt động nhân đạo quốc tế.
Vụ biểu tình của hằng ngàn người dân tộc thiểu số H’mông tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên từ ngày 30 tháng tư đến nay vẫn là một đề tài thu hút chú ý của công luận quốc tế; khi mà thông tin không được chính quyền Việt Nam công khai và điạ phương được nói xảy ra biểu tình đang bị phong tỏa ‘nội bất xuất, ngoại bất nhập’.
Đàn áp người biểu tình ôn hòa
Gia Minh hỏi chuyện ông Philip Smith, giám đốc điều hành của CPPA, vào chiều ngày 6 tháng 5 vừa qua, và được ông cung cấp những thông tin mới nhất như sau:
Ông Philip Smith: Theo những nguồn tin của chúng tôi tính đến hôm nay có 39 người được xác định đã thiệt mạng, một người khác bị thương nặng…
Gia Minh: Ông có thể cho biết vì sao đến lúc này những người dân tộc thiểu số Hmông lại có một cuộc biểu tình lớn như thế?
Ông Philip Smith: Theo tôi quá nhiều bất bình dồn nén lại vì ở Việt Nam trong quá trình phát triển những nơi khác tại Việt Nam nhận được tăng trưởng, sung túc đáng kể; nhưng tình hình này lại không có được ở tỉnh Điện Biên. Đó là điều thứ nhất; thứ hai người dân không được tự do bầu lên những người đại diện cho họ. Rồi họ bị trục xuất ra khỏi đất đai của họ, trong khi xuất hiện vô số tình trạng tham nhũng về phiá những thành phần quân đội tiến hành chặt hạ rừng, việc phá rừng bất hợp pháp phá vỡ môi trường, làm hại đất đai của người dân. Một điểm thứ ba nữa là số người Hmông tại vùng đó nay trẻ hơn, ở vào độ tuổi 20, 30.
Họ phục vụ cho Quân đội Nhân dân Việt Nam đóng ở Lào trong vai trò người phiên dịch cũng như trong những đơn vị đặc biệt với nhiệm vụ truy lùng chính những bà con của họ chạy trốn trong rừng … Họ chứng kiến những cảnh tượng hãi hùng giết chóc chính những đồng bào của họ, từ họ họ trở nên bất mãn, căm phẫn… và nhiều người trở về Việt Nam kể lại những chuyện tai nghe mắt thấy. Họ là những người trong số tham gia biểu tình đó chống lại chính sách đó.
Gia Minh: Vào ngày 5 tháng 5, phát ngôn nhân Việt Nam tuyên bố rằng lúc này truyền thông nước ngoài chưa thể đến khu vực Mường Nhé theo như yêu cầu của hãng thông tấn AFP, ông thấy vì sao?
Ông Philip Smith: Đây là vấn đề của chính quyền cộng sản Việt Nam tại Hà Nội. Họ từ chối không có truyền thông nước ngoài đến tại khu vực nơi đang có những vi phạm nhân quyền, nơi có những cuộc biểu tình ôn hoà. Chính quyền Việt Nam cố tình kiểm soát tin tức, thông tin nhằm duy trì quyền lực chính trị của họ.
Chính quyền Việt Nam muốn che giấu sự thật đối với nhiều người. Sự thật đó là người dân tộc Hmông rất nghèo khó, dù họ vẫn luôn tự hào trước hết và trên hết là người Việt Nam. Nhiều người trong số họ tham gia chiến đấu chống Trung Quốc xâm lược hồi năm 1979, nhiều gia đình Hmong có thân nhân là cựu chiến binh Quân đội Nhân dân Việt Nam. Thế mà Nhà nước lại tấn công họ khi họ nói họ muốn độc lập.
Vấn đề là chế độ độc tài ở Việt Nam.
Biện minh cho sự trấn áp
Gia Minh: Một vị phó chủ tịch tỉnh Điện biên được thông tấn xã Việt Nam trích dẫn nói rằng người Hmông nghe tin đồn nhảm về một thế lực siêu nhiên và bị kích động tập trung đòi lập vương quốc tự trị? Ông nghĩ sao về bình luận đó?
Ông Philip Smith: Đó là luận điệu tuyên truyền của chính quyền cộng sản Việt Nam. Để chứng minh điều họ đưa ra thì hãy ngay lập tức cho những phóng viên nước ngoài đã có yêu cầu đến tại khu vực Mường Nhé.
Hầu hết những điều mà Nhà nước Việt Nam tuyên truyền là nhằm để biện minh cho biện pháp trấn áp của họ.
Sự thật là những người Hmông theo Cơ đốc giáo phải chiụ nhiều bắt bớ.
Cáo buộc người Hmông đòi tự trị là không đúng, và đó chỉ được dùng như cớ để tấn công họ mà thôi.
Gia Minh: Ngoài việc phải cho phóng viên nước ngoài đến tại điạ phương nơi diễn ra cuộc biểu tình, theo ông chính quyền Việt Nam cần phải làm gì nữa để giải quyết tình hình khủng hoảng hiện nay tại đó?
Ông Philip Smith: Theo tôi vấn đề hệ thống chính trị Việt Nam thiếu cải cách. Thực tế là Bộ chính trị bị thống lĩnh bởi những tướng quân đội. Dù có theo cộng sản hay không họ cũng hình thành nên thế lực ‘săn đuổi’. Họ đã cam kết đoàn kết với những đảng cộng sản khác trên thế giới, đặc biệt như Cuba và Trung Quốc.
Biện pháp toàn trị đối phó với những vấn đề điạ phương như thế này được xem là quân sự kết hợp với bạo lực, bạo lực chính trị với quân sự. Bất cứ ai dám nói lên tiếng nói của họ về những vấn đề đơn giản, mà khởi đầu chỉ là những chuyện rất nhỏ. Người Hmông đầu tiên tập trung chỉ vì những quan tâm về chuyện đất đai, tình hình cải cách, tự do tôn giáo, nay trở thành một cuộc khủng hoảng quốc tế.
Tôi chỉ trích chính quyền Hà Nội đã hành động quá mức, sự độc quyền về chính trị, từ chối chia sẻ quyền lực với những nhóm đối lập, tiến hành bầu cử tự do, công bằng ở cấp điạ phương cũng như quốc gia.
Dân tộc Hmong được biết đến nhiều về lòng yêu tự do của họ. Họ không thể hiểu nổi tại sao người ta lại trục xuất họ ra khỏi đất đai của họ, không cho họ hành đạo một cách tự do.
Trong nhiều trường hợp, họ ước muốn được hành xử một cách độc lập không bị chính quyền giám sát và kiểm soát.
Gia Minh: Cám ơn ông.
Trung tâm Phân tích Chính sách Công, CPPA, trụ sở tại thủ đô Washington, Hoa Kỳ là một tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận, và là một đơn vị tư vấn ý kiến về chính sách ngoại giao, nhân quyền, và các vấn đề an ninh quốc gia.
Trung tâm Phân tích Chính sách Công, CPPA, được thành lập hồi năm 1988. Kể từ năm 1993, CPPA cung cấp những nghiên cứu tại chỗ về những vấn đề chính sách ngoại giao từ Afghanistan cho đến Lào, Đông Âu, Viễn Đông. CPPA cũng được yêu cầu cung cấp thông tin, nghiên cứu và phân tích cho các dân biểu Quốc hội, các ban ngành của chính phủ Liên bang Hoa Kỳ, các tổ chức phi chính phủ, trong đó có những tổ chức nhân quyền và hoạt động nhân đạo quốc tế.