THAM LUẬN CỦA LIÊN ĐOÀN CÔNG GIÁO VIỆT NAM TẠI HOA KỲ
ĐẠI HỘI DÂN CHÚA, 21-25 THÁNG 11, 2010, VIỆT NAM
Là những người con sống xa quê Mẹ thân yêu, chúng con ở nước ngoài vui mừng khi được tin Giáo Hội Công Giáo Việt Nam cử hành Năm Thánh 2010 để kỷ niệm 350 năm
Tòa Thánh thiết lập hai địa phận tiên khởi Đàng Ngoài và Đàng Trong, và 50 năm thành lập hàng Giáo Phẩm Tông Tòa. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã có sáng kiến tổ chức nhiều chương trình quan trọng trên toàn quốc để mừng Năm Thánh: Đại Lễ Khai Mạc, ngày 23-24 tháng 11, 2009 tại Sở Kiện, Hà Nội; Đại Hội Dân Chúa Toàn Quốc, ngày 21-25 tháng 11, 2010 tại Sài Gòn; và Đại Lễ Bế Mạc, Lễ Chúa Hiển Linh, ngày 04-06 tháng 01, 2011 tại Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Vang, Quảng Trị.
HĐGM VN đã nhấn mạnh đến mục đích thánh thiện của Năm Thánh: “Đây là thời điểm cho chúng ta nhìn lại quá khứ để tạ ơn Thiên Chúa và lắng nghe bài học của lịch sử, nhìn vào hiện tại để nhận diện những thuận lợi và thách đố, nhìn tới tương lai để cùng nhau canh tân đời sống và xây dựng Giáo Hội theo đúng Thánh Ý Chúa”, như lời Đức Cha Chủ Tịch Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, trong Thư HĐGM VN gởi Cộng Đồng Dân Chúa Công Bố Năm Thánh 2010, ban hành ngày 09 tháng 10, 2009 tại Xuân Lộc.
Hàng Giáo Sĩ, Tu Sĩ và Giáo Dân Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ hết sức phấn khởi với tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, vì tin tưởng rằng biến cố trọng đại này được phát xuất từ chính ý định khôn ngoan của Thiên Chúa, linh hứng cho Hội Đồng Giám Mục Việt Nam mở Năm Thánh với những mục đích cao cả nêu trên. Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ trong năm qua cũng đã đề nghị với HĐGM Việt Nam thông tin cho HĐGM Hoa Kỳ về Năm Thánh 2010, để Cộng Đồng Dân Chúa tại Hoa Kỳ có cơ hội Hiệp Thông và kín múc những ân sủng do Thiên Chúa và Tòa Thánh ban cho trong Năm Thánh. Liên Đoàn chân thành tri ân HĐGM VN trong nhiều năm qua đã luôn quan tâm đến nhu cầu Tâm Linh và Mục Vụ của Cộng Đồng Dân Chúa không những ở trong nước, mà còn ở hải ngoại, và ở Hoa Kỳ nói riêng. Đặc biệt đã đáp ứng đề nghị nói trên của
Liên Đoàn. HĐGM Hoa Kỳ đã họp bàn và sau đó thông tin đến Liên Đoàn, cũng như đến các giáo phận có giáo xứ, cộng đoàn VN. Vì vậy, nhiều địa phương đã cử hành các nghi thức mừng Năm Thánh thông công với Giáo Hội Việt Nam.
Người Công Giáo Việt Nam theo dòng thời gian lần lượt đến Hoa Kỳ định cư. Do nhu cầu cần nâng đỡ nhau và cùng hướng về Quê Hương và Giáo Hội Mẹ Việt Nam, nên đã tụ họp lại và lập nên Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Tại Hoa Kỳ. Kể từ khi được thành lập chính thức vào năm 1980 đến nay, Liên Đoàn mỗi ngày mỗi tăng trưởng về phẩm và lượng. Theo thống kê mới nhất, Liên Đoàn hiện nay có 1 Giám Mục, 795 Linh Mục, 75 Phó Tế Vĩnh Viễn, 500 Tu Sĩ nam nữ và khoảng 600,000 Giáo Dân, trong tổng số 1,8 triệu người Việt tại Hoa Kỳ. Ước tính, có 300 Linh Mục phục vụ trong 50 Giáo Xứ Việt Nam và 135 Cộng Đoàn lớn nhỏ. Số còn lại phục vụ trong các giáo xứ người Hoa Kỳ, các giáo xứ đa chủng tộc, hay trong chủng viện,
trường học, nhà thương, nhà tù, trung tâm mục vụ hàng hải và trong quân đội Hoa Kỳ.
Liên Đoàn hiện được xem là thành phần quan trọng của Quốc Gia và Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ. Trong ba thập niên qua, Liên Đoàn đã đóng góp nhân lực, vật lực và tài lực trong các lãnh vực: ơn gọi, giáo dục, truyền giáo, mục vụ, nhân đạo, bác ái tại Hoa Kỳ và Việt Nam. Liên Đoàn được hàng giáo phẩm Hoa Kỳ nhiều lần khen ngợi, và cũng xem tổ chức Liên Đoàn là mẫu mực cho những cộng đồng sắc dân khác sinh sống trên Hoa Kỳ noi theo.
Tham dự Đại Hội Dân Chúa toàn quốc này, Liên Đoàn ước muốn bày tỏ tình Hiệp Thông với Giáo Hội Mẹ Việt Nam. Tuy sống xa Giáo Hội Mẹ, nhưng vẫn dặn lòng ‘uống nước nhớ nguồn’. Đó chính là nguyên nhân và là động lực thôi thúc Liên Đoàn, dù cùng với Giáo Hội địa phương luôn quan tâm, lo lắng, chăm sóc đời sống thiêng liêng và mục vụ cho giáo dân
Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, vẫn tiếp tục hoạt động nối kết Sống Đạo và hỗ trợ cho Giáo Hội Mẹ Việt Nam mọi mặt. Liên Đoàn xác tín rằng, những thành quả đạt được trong các hoạt động, sẽ góp sức xây dựng tình Yêu Thương và Hiệp Nhất với nhau trong cùng một Giáo Hội Công Giáo duy nhất do Chúa Giêsu thiết lập. Yêu Thương và Hiệp Nhất cũng là những sứ mạng được Tòa Thánh và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam tha thiết mời gọi mọi thành phần dân Chúa cùng dấn thân và cộng tác, để sứ vụ Truyền Giáo khắp nơi đạt được thành quả tốt đẹp.
Trong Tài Liệu Làm Việc Đại Hội Dân Chúa Việt Nam đề cập về tình trạng Di Dân ở Việt Nam, Chương III: Sứ Vụ, mục 4: Gia Đình, Giới Trẻ, Di Dân: Những Mối Quan Tâm,
Liên Đoàn hoàn toàn tán đồng với những lý do và vấn đề phát sinh từ việc thay đổi môi trường sinh sống tại quê hương Việt Nam. Liên Đoàn tâm đắc với HĐGM VN khi chỉ rõ: “Kinh nghiệm lịch sử dạy chúng ta rằng khi được quan tâm đúng mức, chính anh chị em di dân sẽ là những chủ thể tích cực và năng động trong các sinh hoạt mục vụ của Giáo Hội địa phương cũng như trong công cuộc loan báo Tin Mừng”.
Những điều đó cũng hoàn toàn đúng ở tại hải ngoại nói chung, và ở đất nước Hoa Kỳ nói riêng. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và chính trị xảy ra tại đất nước Việt Nam đã khiến cho nhiều người đến Hoa Kỳ trong tư cách tị nạn, di dân hay lao động, và họ đã được Quốc Gia và Giáo Hội bản địa mở rộng vòng tay đón nhận, chăm sóc chu đáo từ tinh thần đến vật chất. Hiện nay, người Việt Nam và con cái của họ sau khi vượt qua giai đoạn khó khăn lúc ban đầu ổn định đời sống, kinh tế, đã có những cống hiến trở lại cho đất nước và Giáo Hội cưu mang mình, trong số đó có rất nhiều người Công Giáo Việt Nam. Họ có mặt trong mọi lãnh vực: chính trị, khoa học, kỹ thuật, thương mại, văn hóa, giáo dục, xã hội, quân sự, tôn giáo, y tế, ngoại giao v.v. Nhiều người đảm nhiệm những vai trò quan trọng, trong đó không ít người được khen thưởng, tuyên dương cấp quốc tế, quốc gia, tiểu bang hay vùng vì có những cống hiến và thành tựu xuất sắc trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Liên Đoàn biết ơn đất nước và Giáo Hội Hoa Kỳ đã đùm bọc, dưỡng nuôi cũng như tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để tài năng của mỗi người được phát triển tối đa một cách tự do và sáng tạo.
Liên Đoàn vui mừng và tạ ơn Chúa, khi sự Hiệp Thông được biểu hiện rõ nét qua
Đại Hội Dân Chúa này. Một Đại Hội đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo Việt Nam có sự tham gia đông đảo đại diện các thành phần Dân Chúa, để cùng nhau cầu nguyện, lắng nghe các ý kiến đóng góp, và chung tay xây dựng một Giáo Hội Phục Vụ trong Yêu Thương, Huynh Đệ, Hiệp Nhất. Đó có lẽ cũng là phương cách hữu hiệu để góp phần kiến tạo đất nước Việt Nam có nền ‘văn hóa sự sống’ và ‘văn minh tình thương’ phù hợp với đường hướng chung của Công Đồng Vatican II.
Với “nỗi thao thức canh tân chính là động lực thúc đẩy Hội Đồng Giám Mục Việt Nam triệu tập Đại Hội Dân Chúa toàn quốc”, như trong phần Dẫn Nhập, Tài Liệu Làm Việc Đại Hội Dân Chúa Việt Nam, nêu rõ. Dựa trên tinh thần đó và trong tình Hiệp Thông, Liên Đoàn xin đóng góp năm (5) Đề Nghị lên HĐGM VN như sau:
1) Hiệp Thông:
Trong bản Báo Cáo kết thúc Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 1985, kỷ niệm 20 năm ngày kết thúc Công Đồng Vatican II, có viết: “Giáo Hội Hiệp Thông là tư tưởng căn bản và trọng tâm của những văn kiện Công Đồng Vatican II”. Trung thành với các Giáo Huấn của Công Đồng và dựa vào nền tảng trên, trong những năm qua HĐGM VN, dù gặp không ít khó khăn và trở ngại do hoàn cảnh khách quan hay cả do chủ quan, vẫn đã nỗ lực xây dựng sự Hiệp Thông và đạt được một số thành quả tốt đẹp. Nay nên tiếp tục đẩy mạnh việc nối kết sự Hiệp Thông đó, và nếu được, kính xin HĐGM VN tiếp tục
xây dựng sự Hiệp Thông không những trong nước mà còn với các Giáo Hội Công Giáo tại các quốc gia khác, qua việc mở rộng quan hệ ngoại giao, thường xuyên liên lạc, thăm viếng, trao đổi thông tin, tổ chức, hành chánh, nhân sự và các chương trình Mục Vụ, cũng như tiếp tục quan tâm và chú ý đến các vấn đề và tình hình ở những Giáo Hội khác, để khi cần, HĐGM VN lên tiếng yểm trợ.
2) Giáo Dục Kiô Giáo:
Công Đồng Vatican II, trong Tuyên Ngôn về Giáo Dục Công Giáo nhấn mạnh:
“Mọi Kitô hữu có quyền hưởng một nền Giáo Dục Kitô giáo. Nền giáo dục này không chỉ nhằm giúp con người được trưởng thành, nhưng cốt yếu là nhằm giúp những người đã rửa tội càng ý thức hơn về hồng ân Đức Tin đã lãnh nhận” (no. 3). Dưới ánh sáng Công Đồng và do nhu cầu Giáo Dục Kitô Giáo ngày càng khẩn thiết, HĐGM VN trong Hội Nghị Thường Niên kỳ I, từ ngày 14-17 tháng 04, 2009 tại Đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu, Vũng Tàu, đã sáng suốt cho thành lập Ủy Ban Giáo Dục Kitô Giáo.
Việc giáo dục là một tiến trình lâu dài, đòi hỏi nhiều nỗ lực và hy sinh của nhiều người, và có đạt được hiệu quả cao hay không cũng tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: Nhân Sự, Tổ Chức, Tài chánh và Phương Pháp Sư Phạm khoa học. Nếu được, kính đề nghị với HĐGM VN khuyến khích các nơi cùng rút tỉa ưu, khuyết điểm về những điều trên đang áp dụng trong mọi lãnh vực, mọi nơi; tạo điều kiện để nhân viên tham dự các khóa cập nhật nghiệp vụ; cũng như gởi người đi nghiên cứu thêm về hệ thống quản trị, tổ chức, điều hành tài chánh và các phương pháp sư phạm đang được áp dụng thành công ở các quốc gia khác. Điều quan trọng của các phương pháp là giúp mọi người có thể phát huy được tư duy, sáng kiến và suy nghĩ độc lập phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, tâm lý và bản sắc dân tộc.
3) Các Chương Trình Chung:
HĐGM VN hiện đang có một số chương trình chung áp dụng cho tất cả địa phận, như các chương trình bác ái, xã hội, giáo dục của Caritas, Chương trình nâng đỡ các Cha già hưu dưỡng, Thánh Nhạc, Phụng Vụ v.v. Những chương trình đó rất tốt đẹp. Và nếu hoàn cảnh và điều kiện cho phép, kính đề nghị HĐGM VN lập ra thêm những Chương Trình Chung áp dụng cho tất cả giáo phận, cụ thể:
a) Chính Sách Chung về Chế Độ Lương Bổng, Hưu Dưỡng, Y tế: Điều này giúp cho mọi người an tâm hơn trong việc phục vụ, và cũng tránh được nhiều nạn tiêu cực xảy ra. Đồng thời cũng giúp mọi người ý thức hơn về trách nhiệm san sẻ, liên đới và bác ái. Chính sách và chế độ này cũng nên áp dụng bình đẳng cho các hội dòng nam nữ, có nhân sự phục vụ tại các địa phận và giáo xứ. HĐGM VN bước đầu có thể chọn 1,2 địa phận làm thí điểm trong vài năm, cùng rút tỉa kinh nghiệm để điều chỉnh hợp lý.
b) Chương Trình Đào Tạo & Tu Nghiệp: Chương trình cần dựa vào tình hình và nhu cầu chung của tất cả các Giáo Phận, sau đó phân bổ nhân sự ở các địa phận đi đào tạo hay tu nghiệp sao cho hợp lý và đồng đều. Như vậy Giáo Hội và các giáo phận địa phương sẽ đỡ tốn kém tài chánh, không lãng phí nhân sự tập trung trong 1 lãnh vực hay môn học mà địa phận nào cũng đầu tư, trong khi những lãnh vực khác thì vắng. Ngoài việc tiếp tục huấn luyện nhân sự cho một số chương trình, bộ môn ‘đạo’ như Thần Học, Tín Lý, Kinh Thánh, Giáo Luật v.v., một số chương trình và môn học ‘đời’ cũng nên cần được chú trọng và đầu tư để xây dựng và phát triển Giáo Hội lâu dài, đồng đều, ổn định và văn minh như: Quản Trị Hành Chánh, Tâm Lý, Dân Luật, Kinh Tế, Ngôn Ngữ, Quản Trị Tài Chánh, Nghệ Thuật Lãnh Đạo và Chỉ Huy. Tất cả đều cần thiết ở mọi nơi: giáo xứ, chủng viện và giáo phận. Một vài Trung Tâm
Mục Vụ tại Việt Nam, hay Caritas, đã có sáng kiến mở những khóa hướng dẫn hay đào luyện nghiệp vụ. Các chương trình này rất thực tế và rất nên được tiếp tục,
đồng thời cố gắng phát triển trên một qui mô rộng hơn và trình độ cao hơn.
c) Kinh Nguyện: Liên Đoàn kính đề nghị HĐGM VN hoàn tất sớm việc nghiên cứu, chọn lọc, thay đổi các từ ngữ thích hợp theo thời đại hiện nay những Kinh Nguyện ở các địa phận, và cho ấn hành một bản kinh thống nhất áp dụng chung trên Việt Nam, nhất là những kinh nguyện thường dùng, để mọi người, trong nước lẫn hải ngoại, có thể sử dụng.
4) Thông Tin, Liên Lạc:
Trong những năm gần đây, HĐGM VN và các giáo phận đã cho cải tiến hệ thống thông tin liên lạc, đặc biệt sự ra đời của các website, nhờ đó, tin tức, thông tin mục vụ và liên lạc được nhanh chóng, cập nhật và thuận lợi hơn. Kính xin HĐGM VN, nếu được, đưa ra những định hướng mục vụ, các huấn thị, thông cáo thường xuyên hơn, hợp thời điểm và cho phổ biến rộng rãi để Cộng Đồng Dân Chúa khắp nơi thông công cầu nguyện, cũng như HĐGM VN đại diện cho hơn 7 triệu người dân Công Giáo tại Việt Nam, tiếp tục việc trao đổi ý kiến, tâm tư, nguyện vọng và quan điểm với chính quyền dân sự các cấp trong tinh thần liên đới, trách nhiệm về những vấn đề xảy ra, liên quan và ảnh hưởng đến quyền lợi và đời sống của người dân, đất nước và Giáo Hội.
5) Đại Hội Dân Chúa Toàn Quốc:
HĐGM VN nếu được nên tiếp tục cho tổ chức Đại Hội định kỳ trong tương lai: 3 năm, hoặc 5 năm 1 lần.
Nguyện xin Thiên Chúa và Đức Mẹ La Vang chúc lành và ban nhiều hồng ân xuống trên quý Đức Cha HĐGM VN. Xin cầu chúc Đại Hội được thành công tốt đẹp.
Chủ Tịch Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ
Nghe bài tham luận
ĐẠI HỘI DÂN CHÚA, 21-25 THÁNG 11, 2010, VIỆT NAM
Là những người con sống xa quê Mẹ thân yêu, chúng con ở nước ngoài vui mừng khi được tin Giáo Hội Công Giáo Việt Nam cử hành Năm Thánh 2010 để kỷ niệm 350 năm
Tòa Thánh thiết lập hai địa phận tiên khởi Đàng Ngoài và Đàng Trong, và 50 năm thành lập hàng Giáo Phẩm Tông Tòa. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã có sáng kiến tổ chức nhiều chương trình quan trọng trên toàn quốc để mừng Năm Thánh: Đại Lễ Khai Mạc, ngày 23-24 tháng 11, 2009 tại Sở Kiện, Hà Nội; Đại Hội Dân Chúa Toàn Quốc, ngày 21-25 tháng 11, 2010 tại Sài Gòn; và Đại Lễ Bế Mạc, Lễ Chúa Hiển Linh, ngày 04-06 tháng 01, 2011 tại Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Vang, Quảng Trị.
HĐGM VN đã nhấn mạnh đến mục đích thánh thiện của Năm Thánh: “Đây là thời điểm cho chúng ta nhìn lại quá khứ để tạ ơn Thiên Chúa và lắng nghe bài học của lịch sử, nhìn vào hiện tại để nhận diện những thuận lợi và thách đố, nhìn tới tương lai để cùng nhau canh tân đời sống và xây dựng Giáo Hội theo đúng Thánh Ý Chúa”, như lời Đức Cha Chủ Tịch Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, trong Thư HĐGM VN gởi Cộng Đồng Dân Chúa Công Bố Năm Thánh 2010, ban hành ngày 09 tháng 10, 2009 tại Xuân Lộc.
Hàng Giáo Sĩ, Tu Sĩ và Giáo Dân Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ hết sức phấn khởi với tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, vì tin tưởng rằng biến cố trọng đại này được phát xuất từ chính ý định khôn ngoan của Thiên Chúa, linh hứng cho Hội Đồng Giám Mục Việt Nam mở Năm Thánh với những mục đích cao cả nêu trên. Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ trong năm qua cũng đã đề nghị với HĐGM Việt Nam thông tin cho HĐGM Hoa Kỳ về Năm Thánh 2010, để Cộng Đồng Dân Chúa tại Hoa Kỳ có cơ hội Hiệp Thông và kín múc những ân sủng do Thiên Chúa và Tòa Thánh ban cho trong Năm Thánh. Liên Đoàn chân thành tri ân HĐGM VN trong nhiều năm qua đã luôn quan tâm đến nhu cầu Tâm Linh và Mục Vụ của Cộng Đồng Dân Chúa không những ở trong nước, mà còn ở hải ngoại, và ở Hoa Kỳ nói riêng. Đặc biệt đã đáp ứng đề nghị nói trên của
Liên Đoàn. HĐGM Hoa Kỳ đã họp bàn và sau đó thông tin đến Liên Đoàn, cũng như đến các giáo phận có giáo xứ, cộng đoàn VN. Vì vậy, nhiều địa phương đã cử hành các nghi thức mừng Năm Thánh thông công với Giáo Hội Việt Nam.
Người Công Giáo Việt Nam theo dòng thời gian lần lượt đến Hoa Kỳ định cư. Do nhu cầu cần nâng đỡ nhau và cùng hướng về Quê Hương và Giáo Hội Mẹ Việt Nam, nên đã tụ họp lại và lập nên Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Tại Hoa Kỳ. Kể từ khi được thành lập chính thức vào năm 1980 đến nay, Liên Đoàn mỗi ngày mỗi tăng trưởng về phẩm và lượng. Theo thống kê mới nhất, Liên Đoàn hiện nay có 1 Giám Mục, 795 Linh Mục, 75 Phó Tế Vĩnh Viễn, 500 Tu Sĩ nam nữ và khoảng 600,000 Giáo Dân, trong tổng số 1,8 triệu người Việt tại Hoa Kỳ. Ước tính, có 300 Linh Mục phục vụ trong 50 Giáo Xứ Việt Nam và 135 Cộng Đoàn lớn nhỏ. Số còn lại phục vụ trong các giáo xứ người Hoa Kỳ, các giáo xứ đa chủng tộc, hay trong chủng viện,
trường học, nhà thương, nhà tù, trung tâm mục vụ hàng hải và trong quân đội Hoa Kỳ.
Liên Đoàn hiện được xem là thành phần quan trọng của Quốc Gia và Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ. Trong ba thập niên qua, Liên Đoàn đã đóng góp nhân lực, vật lực và tài lực trong các lãnh vực: ơn gọi, giáo dục, truyền giáo, mục vụ, nhân đạo, bác ái tại Hoa Kỳ và Việt Nam. Liên Đoàn được hàng giáo phẩm Hoa Kỳ nhiều lần khen ngợi, và cũng xem tổ chức Liên Đoàn là mẫu mực cho những cộng đồng sắc dân khác sinh sống trên Hoa Kỳ noi theo.
Tham dự Đại Hội Dân Chúa toàn quốc này, Liên Đoàn ước muốn bày tỏ tình Hiệp Thông với Giáo Hội Mẹ Việt Nam. Tuy sống xa Giáo Hội Mẹ, nhưng vẫn dặn lòng ‘uống nước nhớ nguồn’. Đó chính là nguyên nhân và là động lực thôi thúc Liên Đoàn, dù cùng với Giáo Hội địa phương luôn quan tâm, lo lắng, chăm sóc đời sống thiêng liêng và mục vụ cho giáo dân
Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, vẫn tiếp tục hoạt động nối kết Sống Đạo và hỗ trợ cho Giáo Hội Mẹ Việt Nam mọi mặt. Liên Đoàn xác tín rằng, những thành quả đạt được trong các hoạt động, sẽ góp sức xây dựng tình Yêu Thương và Hiệp Nhất với nhau trong cùng một Giáo Hội Công Giáo duy nhất do Chúa Giêsu thiết lập. Yêu Thương và Hiệp Nhất cũng là những sứ mạng được Tòa Thánh và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam tha thiết mời gọi mọi thành phần dân Chúa cùng dấn thân và cộng tác, để sứ vụ Truyền Giáo khắp nơi đạt được thành quả tốt đẹp.
Trong Tài Liệu Làm Việc Đại Hội Dân Chúa Việt Nam đề cập về tình trạng Di Dân ở Việt Nam, Chương III: Sứ Vụ, mục 4: Gia Đình, Giới Trẻ, Di Dân: Những Mối Quan Tâm,
Liên Đoàn hoàn toàn tán đồng với những lý do và vấn đề phát sinh từ việc thay đổi môi trường sinh sống tại quê hương Việt Nam. Liên Đoàn tâm đắc với HĐGM VN khi chỉ rõ: “Kinh nghiệm lịch sử dạy chúng ta rằng khi được quan tâm đúng mức, chính anh chị em di dân sẽ là những chủ thể tích cực và năng động trong các sinh hoạt mục vụ của Giáo Hội địa phương cũng như trong công cuộc loan báo Tin Mừng”.
Những điều đó cũng hoàn toàn đúng ở tại hải ngoại nói chung, và ở đất nước Hoa Kỳ nói riêng. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và chính trị xảy ra tại đất nước Việt Nam đã khiến cho nhiều người đến Hoa Kỳ trong tư cách tị nạn, di dân hay lao động, và họ đã được Quốc Gia và Giáo Hội bản địa mở rộng vòng tay đón nhận, chăm sóc chu đáo từ tinh thần đến vật chất. Hiện nay, người Việt Nam và con cái của họ sau khi vượt qua giai đoạn khó khăn lúc ban đầu ổn định đời sống, kinh tế, đã có những cống hiến trở lại cho đất nước và Giáo Hội cưu mang mình, trong số đó có rất nhiều người Công Giáo Việt Nam. Họ có mặt trong mọi lãnh vực: chính trị, khoa học, kỹ thuật, thương mại, văn hóa, giáo dục, xã hội, quân sự, tôn giáo, y tế, ngoại giao v.v. Nhiều người đảm nhiệm những vai trò quan trọng, trong đó không ít người được khen thưởng, tuyên dương cấp quốc tế, quốc gia, tiểu bang hay vùng vì có những cống hiến và thành tựu xuất sắc trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Liên Đoàn biết ơn đất nước và Giáo Hội Hoa Kỳ đã đùm bọc, dưỡng nuôi cũng như tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để tài năng của mỗi người được phát triển tối đa một cách tự do và sáng tạo.
Liên Đoàn vui mừng và tạ ơn Chúa, khi sự Hiệp Thông được biểu hiện rõ nét qua
Đại Hội Dân Chúa này. Một Đại Hội đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo Việt Nam có sự tham gia đông đảo đại diện các thành phần Dân Chúa, để cùng nhau cầu nguyện, lắng nghe các ý kiến đóng góp, và chung tay xây dựng một Giáo Hội Phục Vụ trong Yêu Thương, Huynh Đệ, Hiệp Nhất. Đó có lẽ cũng là phương cách hữu hiệu để góp phần kiến tạo đất nước Việt Nam có nền ‘văn hóa sự sống’ và ‘văn minh tình thương’ phù hợp với đường hướng chung của Công Đồng Vatican II.
Với “nỗi thao thức canh tân chính là động lực thúc đẩy Hội Đồng Giám Mục Việt Nam triệu tập Đại Hội Dân Chúa toàn quốc”, như trong phần Dẫn Nhập, Tài Liệu Làm Việc Đại Hội Dân Chúa Việt Nam, nêu rõ. Dựa trên tinh thần đó và trong tình Hiệp Thông, Liên Đoàn xin đóng góp năm (5) Đề Nghị lên HĐGM VN như sau:
1) Hiệp Thông:
Trong bản Báo Cáo kết thúc Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 1985, kỷ niệm 20 năm ngày kết thúc Công Đồng Vatican II, có viết: “Giáo Hội Hiệp Thông là tư tưởng căn bản và trọng tâm của những văn kiện Công Đồng Vatican II”. Trung thành với các Giáo Huấn của Công Đồng và dựa vào nền tảng trên, trong những năm qua HĐGM VN, dù gặp không ít khó khăn và trở ngại do hoàn cảnh khách quan hay cả do chủ quan, vẫn đã nỗ lực xây dựng sự Hiệp Thông và đạt được một số thành quả tốt đẹp. Nay nên tiếp tục đẩy mạnh việc nối kết sự Hiệp Thông đó, và nếu được, kính xin HĐGM VN tiếp tục
xây dựng sự Hiệp Thông không những trong nước mà còn với các Giáo Hội Công Giáo tại các quốc gia khác, qua việc mở rộng quan hệ ngoại giao, thường xuyên liên lạc, thăm viếng, trao đổi thông tin, tổ chức, hành chánh, nhân sự và các chương trình Mục Vụ, cũng như tiếp tục quan tâm và chú ý đến các vấn đề và tình hình ở những Giáo Hội khác, để khi cần, HĐGM VN lên tiếng yểm trợ.
2) Giáo Dục Kiô Giáo:
Công Đồng Vatican II, trong Tuyên Ngôn về Giáo Dục Công Giáo nhấn mạnh:
“Mọi Kitô hữu có quyền hưởng một nền Giáo Dục Kitô giáo. Nền giáo dục này không chỉ nhằm giúp con người được trưởng thành, nhưng cốt yếu là nhằm giúp những người đã rửa tội càng ý thức hơn về hồng ân Đức Tin đã lãnh nhận” (no. 3). Dưới ánh sáng Công Đồng và do nhu cầu Giáo Dục Kitô Giáo ngày càng khẩn thiết, HĐGM VN trong Hội Nghị Thường Niên kỳ I, từ ngày 14-17 tháng 04, 2009 tại Đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu, Vũng Tàu, đã sáng suốt cho thành lập Ủy Ban Giáo Dục Kitô Giáo.
Việc giáo dục là một tiến trình lâu dài, đòi hỏi nhiều nỗ lực và hy sinh của nhiều người, và có đạt được hiệu quả cao hay không cũng tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: Nhân Sự, Tổ Chức, Tài chánh và Phương Pháp Sư Phạm khoa học. Nếu được, kính đề nghị với HĐGM VN khuyến khích các nơi cùng rút tỉa ưu, khuyết điểm về những điều trên đang áp dụng trong mọi lãnh vực, mọi nơi; tạo điều kiện để nhân viên tham dự các khóa cập nhật nghiệp vụ; cũng như gởi người đi nghiên cứu thêm về hệ thống quản trị, tổ chức, điều hành tài chánh và các phương pháp sư phạm đang được áp dụng thành công ở các quốc gia khác. Điều quan trọng của các phương pháp là giúp mọi người có thể phát huy được tư duy, sáng kiến và suy nghĩ độc lập phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, tâm lý và bản sắc dân tộc.
3) Các Chương Trình Chung:
HĐGM VN hiện đang có một số chương trình chung áp dụng cho tất cả địa phận, như các chương trình bác ái, xã hội, giáo dục của Caritas, Chương trình nâng đỡ các Cha già hưu dưỡng, Thánh Nhạc, Phụng Vụ v.v. Những chương trình đó rất tốt đẹp. Và nếu hoàn cảnh và điều kiện cho phép, kính đề nghị HĐGM VN lập ra thêm những Chương Trình Chung áp dụng cho tất cả giáo phận, cụ thể:
a) Chính Sách Chung về Chế Độ Lương Bổng, Hưu Dưỡng, Y tế: Điều này giúp cho mọi người an tâm hơn trong việc phục vụ, và cũng tránh được nhiều nạn tiêu cực xảy ra. Đồng thời cũng giúp mọi người ý thức hơn về trách nhiệm san sẻ, liên đới và bác ái. Chính sách và chế độ này cũng nên áp dụng bình đẳng cho các hội dòng nam nữ, có nhân sự phục vụ tại các địa phận và giáo xứ. HĐGM VN bước đầu có thể chọn 1,2 địa phận làm thí điểm trong vài năm, cùng rút tỉa kinh nghiệm để điều chỉnh hợp lý.
Mục Vụ tại Việt Nam, hay Caritas, đã có sáng kiến mở những khóa hướng dẫn hay đào luyện nghiệp vụ. Các chương trình này rất thực tế và rất nên được tiếp tục,
đồng thời cố gắng phát triển trên một qui mô rộng hơn và trình độ cao hơn.
c) Kinh Nguyện: Liên Đoàn kính đề nghị HĐGM VN hoàn tất sớm việc nghiên cứu, chọn lọc, thay đổi các từ ngữ thích hợp theo thời đại hiện nay những Kinh Nguyện ở các địa phận, và cho ấn hành một bản kinh thống nhất áp dụng chung trên Việt Nam, nhất là những kinh nguyện thường dùng, để mọi người, trong nước lẫn hải ngoại, có thể sử dụng.
4) Thông Tin, Liên Lạc:
Trong những năm gần đây, HĐGM VN và các giáo phận đã cho cải tiến hệ thống thông tin liên lạc, đặc biệt sự ra đời của các website, nhờ đó, tin tức, thông tin mục vụ và liên lạc được nhanh chóng, cập nhật và thuận lợi hơn. Kính xin HĐGM VN, nếu được, đưa ra những định hướng mục vụ, các huấn thị, thông cáo thường xuyên hơn, hợp thời điểm và cho phổ biến rộng rãi để Cộng Đồng Dân Chúa khắp nơi thông công cầu nguyện, cũng như HĐGM VN đại diện cho hơn 7 triệu người dân Công Giáo tại Việt Nam, tiếp tục việc trao đổi ý kiến, tâm tư, nguyện vọng và quan điểm với chính quyền dân sự các cấp trong tinh thần liên đới, trách nhiệm về những vấn đề xảy ra, liên quan và ảnh hưởng đến quyền lợi và đời sống của người dân, đất nước và Giáo Hội.
5) Đại Hội Dân Chúa Toàn Quốc:
HĐGM VN nếu được nên tiếp tục cho tổ chức Đại Hội định kỳ trong tương lai: 3 năm, hoặc 5 năm 1 lần.
Nguyện xin Thiên Chúa và Đức Mẹ La Vang chúc lành và ban nhiều hồng ân xuống trên quý Đức Cha HĐGM VN. Xin cầu chúc Đại Hội được thành công tốt đẹp.
Chủ Tịch Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ
Nghe bài tham luận