Bài Giảng Lễ Hành Hương Midland Ngày 12 Tháng 6 Năm 2010
Bài thánh ca “Xin Vâng” của LM Mi Trầm, được nhiều người Việt biết và thuộc lòng. Lời ca thật đơn sơ, nhưng diễn tả trọn vẹn tâm tình “Fiat” – “Xin Vâng” Thánh ý Chúa của Ðức Mẹ. Lời ca thật trìu mến ca tụng đức khiêm nhường sâu thẳm của Ðấng thưa với Sứ thần Gabriel “Này tôi là Tôi Tớ Chúa”. Lời ca thật tha thiết với trọn tâm tình người con ước mong nên giống Mẹ dấu yêu: “Mẹ ơi, đời con dõi bước theo Mẹ …. Xin vâng, Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng hôm qua, hôm nay và ngày mai…..” Hai tiếng “Xin Vâng” ấy của Ðức Mẹ Maria, một lần nữa, vang dội trong Tin Mừng hôm nay: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Người thực hiện cho tôi như lời sứ thần nói.”
Với lời “Xin Vâng” của Ðức Mẹ vào giây phút Truyền Tin, lịch sử nhân loại đã mở sang trang mới. Với lời “Xin Vâng”, loài người bước vào kỷ nguyên mới. Với lời “Xin Vâng”, Ðức Mẹ Maria trở thành Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Đấng Cứu Thế, Mẹ của Giáo Hội, Mẹ của mọi tín hữu, Mẹ của mỗi người chúng ta.
Hai bài đọc của thánh lễ hôm nay cho chúng ta thấy: Tội lỗi đã đi vào thế gian khi bà Evà không vâng lởi Chúa, ăn trái cấm theo lời quyến rũ của ma quỷ. Chết là hậu quả con người phải gánh chịu vì việc không vâng lời ấy.
Vì vậy thánh Phaolo dạy trong bài đọc II: “… vì một người duy nhất mà tội lỗi đã xâm nhập trần gian, … sự chết đã lan tràn tới mọi người. …” Nếu việc bất tuân của bà Evà đem lại cho nhân loại sự chết, thì trái lại sự vâng phục của Mẹ Maria mở ra cho nhân loại đời sống mới, được ơn nghĩa với Chúa nhờ công cuộc cứu độ của Chúa Giêsu con của Mẹ:
“Nếu chỉ vì một người, một người duy nhất sa ngã, mà sự chết đã thống trị, thì điều Thiên Chúa làm qua một người duy nhất là Đức Giêsu Kitô, lại còn lớn hơn biết mấy. …vì nhờ một người duy nhất đã không vâng lời Thiên Chúa, mà muôn người thành tội nhân, thì nhờ một người duy nhất đã vâng lời Thiên Chúa, muôn người cũng sẽ thành người công chính.”
Cũng cùng một ý tưởng này, vào lễ Truyền Tin năm 1973, Đức Giáo Hoàng Phaolo VI dạy: “ … Khi nhập thể làm người, Ngôi Lời mặc khải cho ta mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa, đổ xuống nhân loại đời sống mới, đời sống siêu nhiên, và làm cho nhân loại được thông phần sự sống của chính Thiên Chúa.
“Hạnh phúc đó, tương lai đó và ơn gọi đó được trao ban cho chúng ta trong giấy phút truyền tin. Ðức Mẹ, Ðấng cực kỳ khiêm nhường, rất mực trong sạch, với lòng vâng phục sâu xa đầy yêu mến, nhờ ơn Chúa Thánh Thần, đã nhận làm Mẹ đồng trinh của Đấng vừa là Chúa vừa là người, tức là Chúa Giêsu Kitô. Đấy là trọng tâm của các mầu nhiệm, của chân lý và của thực tại…”
Lời “Xin Vâng” của Mẹ Maria đã thay đổi lịch sử nhân loại. Bước đi trong lòng thế giới ngày nay, các con của Mẹ vẫn phải luôn xin Mẹ dạy nói lời “Xin Vâng” như Mẹ. Chúng ta vẫn rất bối rối trước những vấn đề hóc búa xảy đến trong cuộc đời như Mẹ. Chúng ta vẫn bối rối nhiều trước những ý Chúa muốn nơi chúng ta. Thật khó nói lên lời “Xin Vâng” như Mẹ. Khó mà thưa hai tiếng “Xin Vâng” khi ý Chúa xem ra như ngược lại với những ý định, những hy vọng của chúng ta. Thật khó mà “Xin Vâng”, khi những giá trị Chúa muốn ta theo đuổi xem ra chẳng phù hợp với những giá trị của thế giới ngày hôm nay.
Các tiến bộ khoa học cho ta cảm tưởng là chúng ta có thể làm chủ cuộc đời mình, trong khi Chúa dạy chúng ta đặt trọn đời ta trong vòng tay yêu thương quan phòng của Chúa. Chủ nghĩa vật chất bảo ta phải làm giàu, kiếm thật nhiều tiền, tậu cho nhiều của cải, mua sắm mọi thứ tiện nghi, tiêu thụ thật thật thoải mái. Còn Chúa thì lại dạy chúng ta phải có tinh thần nghèo khó mới có được hạnh phúc đích thực.
Chủ nghĩa cá nhân dạy ta sống ích kỷ riêng mình, cho cái “tôi” là trên hết, lấy cái “tôi” làm nguyên lý đời sống, trong khi Chúa lại dạy ta phải thờ phượng một mình Chúa, phải sống hiền hòa, yêu thương, chia sẻ với tất cả mọi người. Với bản tính đầy tham vọng của mình, ta chỉ muốn làm theo ý riêng, tìm cách làm cho mọi người phải phục vụ cho cá nhân mình, tìm mọi cách làm thế nào để thỏa mãn những ước muốn của mình. Chúng ta thích leo lên đỉnh cao danh vọng, ra lệnh cho người khác khuất phục mình, chứ không muốn vâng phục một ai.
Hai tiếng “Xin Vâng” xem ra thật điên rồ trong mắt mọi người xã hội quanh chúng ta. Thế nhưng vâng phục thánh ý Thiên Chúa lại chính là điều căn bản của cuộc sống người tín hữu, là nhân đức anh hùng cao cả của những người được liệt vào hàng ngũ các người môn đệ của Chúa, những người được Chúa Giêsu coi là anh chị em, là Mẹ của Người khi Chúa đặt ra câu hỏi cho đám đông: “Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi?”. Sau khi rảo mắt nhìn quanh, chình Chúa cho ta câu trả lời: “Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh em, chị em tôi, là mẹ tôi.” (Mk. 3: 33-35).
Thật khó để nói lời “Xin Vâng”. Thế nhưng Mẹ Maria đã đáp lời xin vâng để công cuộc cứu độ của Chúa được thực hiện. Chúa Kitô đã vâng lời, vâng lời cho đến chết và chết trên cây thập giá để chuộc tội cho chúng ta. Trong dòng lịch sử Giáo hội, muôn muôn người đã nói lời Xin Vâng”, ‘vâng lời cho đến chết.’
Các thánh tử đạo Canada, đã anh dũng nói lời “Xin Vâng” trên miền đất chúng ta đang ở đây. Các tiền nhân anh hùng tử đạo Việt Nam đã can đảm, trung kiên “Vâng Lời”, “Vâng Lời” đến hơi thở cuối cùng để làm chứng cho niềm tin son sắt vào Thiên Chúa.
Nhờ những lời “Xin Vâng” của Ðức Mẹ và của Chúa Kitô mà chúng ta được cứu chuộc. Nhờ những lời “Xin Vâng” của các thánh, các tiền nhân anh dũng của chúng ta, mà chúng ta được thừa hưởng một niềm tin can trường, trung kiên các ngài đã lãnh nhận và truyền lại cho chúng ta bằng chính mạng sống của các ngài.
Trong công trình cứu chuộc nhân loại, Thiên Chúa vẫn tiếp tục kêu mời mỗi người tín hữu đáp tiếng “Xin Vâng”. Người mời gọi chúng ta đáp lời “Xin Vâng” dấn thân phục vụ Giáo hội trong bậc sống giám mục, linh mục, phó tế, tu sĩ hoặc giáo dân. Chúa mời gọi mỗi người chúng ta mỗi ngày đáp lời “Xin Vâng” lời Người chỉ dẫn: sống tôn thờ Chúa, sống yêu thương, hiệp nhất, chia sẻ với nhau.
Mỗi người tín hữu được giao cho một sứ mạng làm chứng cho tình yêu Chúa, để mọi người nhận biết, tôn thờ Ngươi và được cứu rỗi. Điều Chúa mời gọi nhiều lúc xem ra là không thể thực hiện được. Điều Chúa mời gọi ta nhiều khi xem ra trái ngược với những ý định và ước muốn của chúng ta.
Lạy Ðức Mẹ, Mẹ dấu yêu của Chúa Giêsu và Mẹ của con, xin Mẹ giúp con luôn “Xin Vâng” ý Chúa! “Xin vâng, xin Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng.” Amen.
" Để kết thúc bài giảng Thành Lễ hôm nay, Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn đã xướng lĩnh và hơn 5,000 người đã cùng cất chung lời ca kết của bài hát " Xin Vâng" vang lên khắp trên vùng Đất Thánh Midland;
Xin Vâng, Mẹ dạy con hai tiếng "Xin Vâng"
Hôm qua, hôm nay và ngày mai;
Xin Vâng, Mẹ dạy con hai tiếng "Xin Vâng"
Hôm nay, tương lai và suốt đời.
Với lời “Xin Vâng” của Ðức Mẹ vào giây phút Truyền Tin, lịch sử nhân loại đã mở sang trang mới. Với lời “Xin Vâng”, loài người bước vào kỷ nguyên mới. Với lời “Xin Vâng”, Ðức Mẹ Maria trở thành Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Đấng Cứu Thế, Mẹ của Giáo Hội, Mẹ của mọi tín hữu, Mẹ của mỗi người chúng ta.
Hai bài đọc của thánh lễ hôm nay cho chúng ta thấy: Tội lỗi đã đi vào thế gian khi bà Evà không vâng lởi Chúa, ăn trái cấm theo lời quyến rũ của ma quỷ. Chết là hậu quả con người phải gánh chịu vì việc không vâng lời ấy.
Vì vậy thánh Phaolo dạy trong bài đọc II: “… vì một người duy nhất mà tội lỗi đã xâm nhập trần gian, … sự chết đã lan tràn tới mọi người. …” Nếu việc bất tuân của bà Evà đem lại cho nhân loại sự chết, thì trái lại sự vâng phục của Mẹ Maria mở ra cho nhân loại đời sống mới, được ơn nghĩa với Chúa nhờ công cuộc cứu độ của Chúa Giêsu con của Mẹ:
“Nếu chỉ vì một người, một người duy nhất sa ngã, mà sự chết đã thống trị, thì điều Thiên Chúa làm qua một người duy nhất là Đức Giêsu Kitô, lại còn lớn hơn biết mấy. …vì nhờ một người duy nhất đã không vâng lời Thiên Chúa, mà muôn người thành tội nhân, thì nhờ một người duy nhất đã vâng lời Thiên Chúa, muôn người cũng sẽ thành người công chính.”
Cũng cùng một ý tưởng này, vào lễ Truyền Tin năm 1973, Đức Giáo Hoàng Phaolo VI dạy: “ … Khi nhập thể làm người, Ngôi Lời mặc khải cho ta mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa, đổ xuống nhân loại đời sống mới, đời sống siêu nhiên, và làm cho nhân loại được thông phần sự sống của chính Thiên Chúa.
“Hạnh phúc đó, tương lai đó và ơn gọi đó được trao ban cho chúng ta trong giấy phút truyền tin. Ðức Mẹ, Ðấng cực kỳ khiêm nhường, rất mực trong sạch, với lòng vâng phục sâu xa đầy yêu mến, nhờ ơn Chúa Thánh Thần, đã nhận làm Mẹ đồng trinh của Đấng vừa là Chúa vừa là người, tức là Chúa Giêsu Kitô. Đấy là trọng tâm của các mầu nhiệm, của chân lý và của thực tại…”
Lời “Xin Vâng” của Mẹ Maria đã thay đổi lịch sử nhân loại. Bước đi trong lòng thế giới ngày nay, các con của Mẹ vẫn phải luôn xin Mẹ dạy nói lời “Xin Vâng” như Mẹ. Chúng ta vẫn rất bối rối trước những vấn đề hóc búa xảy đến trong cuộc đời như Mẹ. Chúng ta vẫn bối rối nhiều trước những ý Chúa muốn nơi chúng ta. Thật khó nói lên lời “Xin Vâng” như Mẹ. Khó mà thưa hai tiếng “Xin Vâng” khi ý Chúa xem ra như ngược lại với những ý định, những hy vọng của chúng ta. Thật khó mà “Xin Vâng”, khi những giá trị Chúa muốn ta theo đuổi xem ra chẳng phù hợp với những giá trị của thế giới ngày hôm nay.
Các tiến bộ khoa học cho ta cảm tưởng là chúng ta có thể làm chủ cuộc đời mình, trong khi Chúa dạy chúng ta đặt trọn đời ta trong vòng tay yêu thương quan phòng của Chúa. Chủ nghĩa vật chất bảo ta phải làm giàu, kiếm thật nhiều tiền, tậu cho nhiều của cải, mua sắm mọi thứ tiện nghi, tiêu thụ thật thật thoải mái. Còn Chúa thì lại dạy chúng ta phải có tinh thần nghèo khó mới có được hạnh phúc đích thực.
Chủ nghĩa cá nhân dạy ta sống ích kỷ riêng mình, cho cái “tôi” là trên hết, lấy cái “tôi” làm nguyên lý đời sống, trong khi Chúa lại dạy ta phải thờ phượng một mình Chúa, phải sống hiền hòa, yêu thương, chia sẻ với tất cả mọi người. Với bản tính đầy tham vọng của mình, ta chỉ muốn làm theo ý riêng, tìm cách làm cho mọi người phải phục vụ cho cá nhân mình, tìm mọi cách làm thế nào để thỏa mãn những ước muốn của mình. Chúng ta thích leo lên đỉnh cao danh vọng, ra lệnh cho người khác khuất phục mình, chứ không muốn vâng phục một ai.
Hai tiếng “Xin Vâng” xem ra thật điên rồ trong mắt mọi người xã hội quanh chúng ta. Thế nhưng vâng phục thánh ý Thiên Chúa lại chính là điều căn bản của cuộc sống người tín hữu, là nhân đức anh hùng cao cả của những người được liệt vào hàng ngũ các người môn đệ của Chúa, những người được Chúa Giêsu coi là anh chị em, là Mẹ của Người khi Chúa đặt ra câu hỏi cho đám đông: “Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi?”. Sau khi rảo mắt nhìn quanh, chình Chúa cho ta câu trả lời: “Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh em, chị em tôi, là mẹ tôi.” (Mk. 3: 33-35).
Thật khó để nói lời “Xin Vâng”. Thế nhưng Mẹ Maria đã đáp lời xin vâng để công cuộc cứu độ của Chúa được thực hiện. Chúa Kitô đã vâng lời, vâng lời cho đến chết và chết trên cây thập giá để chuộc tội cho chúng ta. Trong dòng lịch sử Giáo hội, muôn muôn người đã nói lời Xin Vâng”, ‘vâng lời cho đến chết.’
Các thánh tử đạo Canada, đã anh dũng nói lời “Xin Vâng” trên miền đất chúng ta đang ở đây. Các tiền nhân anh hùng tử đạo Việt Nam đã can đảm, trung kiên “Vâng Lời”, “Vâng Lời” đến hơi thở cuối cùng để làm chứng cho niềm tin son sắt vào Thiên Chúa.
Nhờ những lời “Xin Vâng” của Ðức Mẹ và của Chúa Kitô mà chúng ta được cứu chuộc. Nhờ những lời “Xin Vâng” của các thánh, các tiền nhân anh dũng của chúng ta, mà chúng ta được thừa hưởng một niềm tin can trường, trung kiên các ngài đã lãnh nhận và truyền lại cho chúng ta bằng chính mạng sống của các ngài.
Trong công trình cứu chuộc nhân loại, Thiên Chúa vẫn tiếp tục kêu mời mỗi người tín hữu đáp tiếng “Xin Vâng”. Người mời gọi chúng ta đáp lời “Xin Vâng” dấn thân phục vụ Giáo hội trong bậc sống giám mục, linh mục, phó tế, tu sĩ hoặc giáo dân. Chúa mời gọi mỗi người chúng ta mỗi ngày đáp lời “Xin Vâng” lời Người chỉ dẫn: sống tôn thờ Chúa, sống yêu thương, hiệp nhất, chia sẻ với nhau.
Mỗi người tín hữu được giao cho một sứ mạng làm chứng cho tình yêu Chúa, để mọi người nhận biết, tôn thờ Ngươi và được cứu rỗi. Điều Chúa mời gọi nhiều lúc xem ra là không thể thực hiện được. Điều Chúa mời gọi ta nhiều khi xem ra trái ngược với những ý định và ước muốn của chúng ta.
Lạy Ðức Mẹ, Mẹ dấu yêu của Chúa Giêsu và Mẹ của con, xin Mẹ giúp con luôn “Xin Vâng” ý Chúa! “Xin vâng, xin Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng.” Amen.
" Để kết thúc bài giảng Thành Lễ hôm nay, Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn đã xướng lĩnh và hơn 5,000 người đã cùng cất chung lời ca kết của bài hát " Xin Vâng" vang lên khắp trên vùng Đất Thánh Midland;
Xin Vâng, Mẹ dạy con hai tiếng "Xin Vâng"
Hôm qua, hôm nay và ngày mai;
Xin Vâng, Mẹ dạy con hai tiếng "Xin Vâng"
Hôm nay, tương lai và suốt đời.