Niên khóa 1970-1971, tôi học xong năm thứ nhất triết – triết học nhập môn. Kỳ nghỉ hè năm ấy, gặp lại người bạn thân hồi học trung học, anh cũng vừa xong năm thứ nhất Đại học Khoa học - MGP. Anh ta ngớ ngẩn hỏi tôi tại sao tôi theo đạo Thiên Chúa. Tôi phần không muốn dài dòng; phần chưa đủ lỹ lẽ để giải thích. Tôi ngẩn ngơ trả lời anh ta: “Cũng như mày, tại sao mày theo đạo Phật(?).” Hai thằng nắm tay nhau, nhìn nhau và cười, nụ cười chìm sâu trong ánh mắt. Đã bốn mươi năm, hôm nay nghĩ lại, câu trả lời của mình cũng có phần dí dỏm – có vẻ triết lý đấy chứ(?) – thứ triết lý “huề vốn (!)”. Thế rồi mỗi thằng một thiên hướng, chẳng bao giờ gặp lại anh để trả lời. Cuộc chiến đã đưa anh trở về …“Dust in the wind.”!

Tại sao tôi là người Thiên Chúa giáo? Thật khó để giải thích “lý do tôi là một tín đồ Công giáo” vì rằng có mươi ngàn lý do mà tất cả tổng số chỉ là một: đó là học thuyết Công giáo là một chân lý. Tôi có thể điền vào chỗ trống của tôi với những mệnh đề độc lập mỗi câu với những từ, “Đó là điều duy nhất mà …” Khi, ví dụ như: Đó là điều duy nhất mà đã ngăn cản tôi tránh một lỗi lầm tồn tại một điều bí ẩn. Đó là điều duy nhất mà trong sự tối cao lại không hề cao cả; trong một cảm giác kiêu kỳ. Đó là điều duy nhất mà giải thoát một con người từ cảnh nô lệ thấp hèn trở thành người con của thời đại mình. Đó là điều duy nhất mà nói y hệt như đó là chân lý; như thể đó là một sứ giả chân chính khước từ trước sự can thiệp bất chính, xúc phạm cá nhân một tiên báo nghiêm trang. Đó là một phong cách duy nhất của Ki-tô giáo mà bao hàm bất di bất dịch mọi phong cách của con người. Đó là nỗ lực vượt bậc duy nhất để thay đổi thế giới từ bên trong được thực hiện thông qua những ý định mà không qua những quy luật, và vân vân. . .

Hoặc tôi có thể bày tỏ quan điểm cá nhân và trình bày sự biến đổi của riêng mình; nhưng ngẫu nhiên tôi có một cảm giác mạnh mẽ rằng hệ thống này tạo cho vấn đề của mình nhỏ bé hơn nhiều so với thực tế của nó. Rất nhiều người tốt hơn nhiều khi thay đổi tôn giáo một cách chân thành trước những tôn giáo mà họ tồi tệ hơn nhiều. Tôi rất muốn cố gắng để nói lên ở đây về Giáo hội Công giáo một cách chính xác những điều mà chưa hề được nói thậm chí cả những đối thủ vô vàn khả kính của nó. Tóm lại, tôi sẽ nói chủ yếu về Giáo hội Công giáo mà đó là phổ quát. Tôi sẽ cố gắng hơn để gợi ý rằng nó không chỉ toàn diện đối với tôi, mà còn toàn diện hơn bất kỳ điều gì trên thế giới; trên thực tế nó còn toàn diện hơn cả thế giới. Nhưng khi trong một không gian hạn hẹp này, tôi chỉ có thể dẫn chứng được phần nào. Tôi sẽ cân nhắc nó với tư cách của một người bảo vệ chân lý của nó.

Gần đây, một nhà văn nổi tiếng, nói một cách khác khá hiểu biết, đã nói rằng Giáo hội Công giáo luôn là kẻ thù của những ý tưởng hiện đại. Điều đó có thể không xảy ra đối với ông vì lời bình luận của ông ta hoàn toàn không chính xác về bản chất của một ý tưởng hiện đại. Đó là một trong những ý niệm mà Công giáo phải tiếp tục phản bác một cách triệt để, bởi nói như thế là một ý tưởng cực kỳ lạc hậu. Thật vậy, những ai giải thích rằng không thể nói lên bất kỳ điều gì mới mẻ, ít khi nghĩ nó tất yếu để nói bất kỳ điều gì hiện đại về học thuyết Công giáo. Vì một vấn đề của sự kiện, một nghiên cứu thực trạng của lịch sử sẽ cho thấy nó mâu thuẫn một cách lạ lùng đối với sự kiện ấy. Trong phạm vi khi những ý tưởng thực sự là những ý tưởng, và trong phạm vi bất kỳ ý tưởng nào như thế có thể là mới, Công giáo lúc nào cũng dung thứ thông qua việc ủng hộ chúng khi chúng thực sự là mới mẻ, hiện đại: khi chúng quá hiện đại để không thể tìm thấy sự ủng hộ nào khác. Công giáo không chỉ là tiên phong trong lĩnh vực này mà là duy nhất trong lĩnh vực này; và vì rằng không một ai hiểu những gì ông ta đã tìm thấy ở đó.

Quả thật, ví dụ như, gần hai trăm năm trước khi Bản Tuyên ngôn Độc lập và Cách Mạng Pháp, vào một thời đại đã cống hiến sự tự hào và ca ngợi của những người lãnh đạo những quốc gia nhược tiểu, Đức Hồng y Bellarmine và Suarez của Spaniard đã chỉ ra một cách minh bạch toàn bộ lý thuyết của chế độ dân chủ chân chính. Nhưng trong thời đại của Thần Quyền họ chỉ mới đưa ra ấn tượng về bản chất những tu sỹ Dòng Tên đổ máu và phản biện, nỗi kinh hoàng liên quan với những thù nghịch trước hậu quả cáo buộc giết người của những hoàng đế. Vì vậy, một lần nữa, những nhà phản biện của những trường phái Công Giáo đã tất cả lên tiếng rằng có thể được nói một cách thực tế cho những vở kịch hóc búa và những tiểu thuyết khó hiểu thuộc thời đại của chính chúng ta. Trước đây hai trăm năm người ta đã viết chúng. Họ nói rằng thực tế đã có những vấn đề của sản phẩm đạo đức. Nhưng họ đã có điều không may để nói về nó trước hai trăm năm quá vội vàng, đi trước thời đại. Trong một thời kỳ của chủ nghĩa cuồng tín huênh hoang khoác lác trước độc giả và thoải mái tự do phỉ báng. Họ còn tự mình kêu gọi những kẻ nói láo và những kẻ không có lập trường vì những nhà tâm lý tồn tại đứng trước tâm lý là một thời trang. Nó sẽ trở nên dễ dàng để đưa ra bất kỳ những điển hình nào khác hướng tới ngày nay, và những lý lẽ có sức thuyết phục của những ý tưởng mà vẫn quá mới mẻ đến nỗi không thể hiểu được. Có những đoạn trong “Encyclical on Labor” của DGH Leo (hay còn được biết đến là “Rerum Nevarum”, công bố năm 1891) ngày nay dường như mới chỉ là khởi đầu những gợi ý cho những phong trào xã hội hiện đại và hơn rất nhiều so với học thuyết xã hội chủ nghĩa. Và khi Belloc viết về Tình trạng Nô lệ, ông đã đề cao lý thuyết kinh tế mới mẻ đến nỗi hầu như cho tới nay chẳng ai thực hiện được nó. Vài thế kỷ trước đó, nhiều người khác có thể nhắc lại nó, và nhắc đến cái sai lầm không thỏa mãn của nó. Và sau đó, nếu mục tiêu Công giáo, sự phản đối của họ được giải thích một cách thỏa đáng bởi những sự kiện được nhiều người biết rằng Công giáo không bao giờ quan tâm đến những ý tưởng hiện đại.

Tuy nhiên, người mà đã đưa ra lời nhận xét về người Công giáo muốn nói đến một điều gì đó; và nó chỉ hợp lý với người đó hiểu nó một cách rõ ràng hơn khi phát biểu. Những gì họ muốn nói chỉ là thế, trong thế giới hiện đại. Trong thế giới hiện đại Giáo hội Công giáo thực tế chỉ là kẻ thù đối với của nhiều thời trang có ảnh hưởng lớn; hầu hết những gì công bố là mới mẻ mặc dù nhiều trong số chúng bắt đầu trở thành đôi chút nhàm chán. Mặt khác, cho đến lúc ông ta muốn nói rằng thường tấn công những gì vào thế giới tại bất kỳ những ủng hộ nào quan trọng được đưa ra, người đó hoàn toàn đúng. Giáo hội thường tự trở thành thù địch thời trang của thế giới này bị mai một; và Giáo hội có đủ kinh nghiệm để hiểu biết tức thì nó phải mất đi. Nhưng để hiểu những gì một cách chính xác những gì quan hệ tiếp cận, đó là sự cần thiết để lĩnh hội một quan điểm uyên thâm và cân nhắc bản chất nguyên sơ của những ý tưởng đó trong việc tranh luận, để xem xét kỹ lưỡng, cũng như để phát biểu, ý tưởng thuộc về ý tưởng.

Hầu hết những gì mà chúng ta gọi là ý tưởng mới đơn giản chỉ là những lỗi lầm cũ kỹ. Giáo hội Công giáo chỉ đón mời một trong những nhiệm vụ chính là ngăn chặn con người tránh tạo cho họ những lỗi lầm lạc hậu; tránh tạo cho họ mãi lặp đi lặp lại, khi người ta luôn thực hiện nếu họ được từ bỏ cho chính họ. Chân lý về quan điểm, thái độ Công giáo hướng về sự dị thường, hoặc như một số người nói, hướng về sự tự do, có thể là điều tốt nhất được biểu đạt có lẽ bởi ẩn dụ của một lộ trình. Giáo hội Công giáo mang một kiểu lộ trình của trí tuệ giống như lộ trình của một cung mê, nhưng trong thực tế đó là một sự hướng dẫn tới cung mê. Nó đã được biên khảo từ tri thức mà, thậm chí được coi như tri thức loài người. Không có trường hợp nào khác của sự thiết lập trí năng xiên suốt đã, đang suy tưởng về sự suy tưởng hai ngàn năm. Sự trải nghiệm của nó tất nhiên bao trùm hầu như tất cả mọi trải nghiệm, và đặc biệt gần như tất cả những sai lầm. Kết quả là một lộ trình mà tất cả những lối mòn âm u và những con đường tồi tệ được đánh dấu một cách rõ ràng, tất cả những ngả đường đã được biểu thị là vô dụng bằng cách tuyệt hảo của mọi chứng cứ: chứng cứ của những người đã ghi lại chúng.

Trên lộ trình trí tuệ này những lỗi lầm đã được đánh dấu như những loại trừ. Phần quan trọng hơn của nó bao gồm những sân chơi và những cánh đồng săn bắt thỏa thích, nơi mà tâm trí họ hoàn toàn tự do mà nó mong muốn; không đề cập đến bất kỳ những sa trường nào cần đến sự vận dụng trí óc mà trận chiến đó bao la không giới hạn và nghi ngờ, không chắc chắn. Nhưng nó cần phải đảm trách nhiệm vụ một cách chính xác về những đường lối chắc chắn khi dẫn đến một nơi nào đó hoặc dẫn đến sự hủy diệt, một thất bại ê chề, hoặc một tình trạng hoàn toàn nguy hiểm. Bởi điều này có nghiã là, nó buộc phải ngăn cản con người không được lãng phí thời gian của mình hoặc đánh mất cuộc sống của mình trên những lối đi mà đã được thấy là vô dụng hoặc thất bại ê chề đã lặp đi lặp lại trong quá khứ, bằng không nó có thể đánh lừa người lữ hành lặp đi lặp lại trong tương lai. Giáo hội phải tự thân đưa ra trách nhiệm khuyến cáo dân mình chống lại những điều đó; và vì những vấn đề đó, vấn đề thực tế của tình trạng lệ thuộc. Giáo hôi phải bảo vệ nhân loại tránh khỏi những kẻ thù một cách vũ đoán, những yêu quái của những sai phạm cổ lỗ sĩ, kinh dị, ăn tươi nuốt sống đó. Và bây giờ tất cả những sai lầm này có một cách nhìn hoàn toàn mới mẻ nhất là đối với thế hệ non trẻ hôm nay. Với phát biểu đầu tiên của họ luôn luôn nghe có vẻ vô hại đáng tin cậy. Duy nhất tôi đưa ra hai điển hình. Nói nghe như vô hại khi phát biểu, như những người hiện đại nhất đã nói: “Những hành động chỉ là sai trái khi chúng tác động tồi tệ đến xã hội.” Theo sau nó, ngay sau đó hoặc sau đó, bạn sẽ có hành vi vô nhân đạo của một phe nhóm hoặc một thành phố thiếu văn minh. Thiết đặt thân phận nô lệ vì sự rẻ mạt và những phương tiện sản xuất chắc chắn nhất, việc đọa đày nô lệ thay cho bằng chứng bởi vì cá nhân không là gì đối với Nhà nước. Việc tuyên bố rằng một người vô tội phải chết cho dân chúng, như những người giết Đức Ki-tô đã thực hiện. Vậy, có lẽ, bạn sẽ trở lại những định nghĩa Công giáo, và thấy rằng Giáo hội, tromg lúc cũng lên tiếng đó là bổn phận của chúng ta làm việc cho xã hội, cũng nói đến những điều ngăn chặn bất công cá nhân. Hoặc lại nghe như có vẻ nói lên sự tôn kính vẹn toàn: “Xung đột đạo đức nên kết thúc với một chiến thắng tinh thần vượt lên trên vật chất.” Theo sau nó, và bạn có thể kết liễu trong điên dại của những người theo hệ giáo Manichean, nói rằng một người tự tử là một việc làm tốt bởi vì đó là một hành động can đảm, rằng sự hủy bại tình dục giới tính thì tốt bởi nó không sản ra đời sống, rằng tội lỗi đã tạo ra moặt trời và mặt trăng bởi chúng là vật chất. Rồi bạn có thể bắt đầu phỏng đoán tại sao học thuyết Ki-tô giáo khăng khăng rằng có những linh hồn tội lỗi và có những linh hồn thiện hảo; và những chất liệu cũng có thể được tế lễ, như trong sự hiện thân của Thiên Chúa qua Chúa Giê-su hoặc Thánh lễ Mi-sa, trong Phép Thánh Thể của sự liên kết mật thiết hoặc sự phục sinh của thân xác.

Bây giờ không có một quan điểm tập thể nào khác trên thế giới. Thật vậy, điều đó đang tiếp tục theo dõi để ngăn chặn những quan điểm lệch lạc sai trái. Cảnh sát đã đến quá trễ khi anh ta cố gắng ngăn cản những người vi phạm sai trái. Bác sỹ đến quá muộn màng, vì anh ta đến chỉ để còng một người điên, mà không khuyên bảo một người tỉnh táo bằng cách nào để không dẫn đến điên cuồng. Điều này không đúng bởi vì mỗi trường hợp trong số họ có thể không chứa đựng một chân lý, nhưng một cách chi tiết vì mỗi trường hợp ắt phải chứa đựng một chân lý. Không phải ai đó, đó là, ngay lập tức tự nhận tìm ra mọi hướng. Giáo hội vẫn không bao giờ có mục đích chống lại những dị giáo thuộc quá khứ và ngay cả hiện tại: học thuyết Công giáo không phải là thuyết lý khổ hạnh; điều đó đã luôn luôn được ngăn chặn dập tắt trong quá khứ những phóng đại độc ác và cuồng tín của học thuyết khổ hạnh. Học thuyết Công giáo luôn mãi không phải là một học thuyết thần bí. Thậm chí bây giờ nó vẫn ngăn chặn lý do loài người đối diện học thuyết thần bi thuần túy của những người Chủ nghĩa thực dụng. Thật vậy, khi thế giới bước đến Thanh giáo vào thế kỷ thứ bẩy, Giáo hội bị cáo buộc với sự khoan dung độ lượng trói buộc trước những quan điểm ngụy biện, cùng với việc đưa ra mọi điều dễ dàng với việc buông lỏng sự bày tỏ nghi thức tôn giáo. Giờ đây điều đó sẽ không đến với Thanh giáo mà đi đến vô thần, đó là điều mà Giáo hội ở mọi nơi sẽ phản bác một nghi thức bày tỏ nghi thức tôn giáo vô thần trang phục và hành vi kiểu cách. Nó sẽ thực hiện những gì mà những người Thanh giáo muốn thực hiện khi nó thực sự muốn. Trong tất cả những điều có thể, tất cả đó là tối ưu trong học thuyết Tin lành sẽ chỉ phục vụ trong học thuyết Công giáo; và với ý nghĩa đó, tất cả những người Công giáo sẽ vẫn là những người Thanh giáo khi tất cả những người Thanh giáo là những kẻ vô thần.

Thật vậy, chẳng hạn như, thuyết Công giáo, trong một cảm giác thiếu hiểu biết, đứng bên ngoài cuộc tranh cãi giống như cái mà học thuyết Darwin ở Dayton. Nó đứng bên ngoài nó bởi vì tất cả đều đứng vây quanh nó, như một ngôi nhà tất cả xung quanh nó là hai vật gia dụng không thích hợp. Nó không tự hào bè phái để nói nó là trước và sau và ngoài tầm của điều này trong mọi hướng. Nó công bằng trong cuộc chiến đấu giữa Trào lưu Chính thống và lý thuyết của những loài Sinh vật Nguyên thủy, bởi vì nó trở về với một cội nguồn trước Khởi nguyên đó: bởi vì nó chính thống hơn cà Trào lưu Chính thống. Nó biết Kinh Thánh tử đâu đến. Nó cũng biết hầu hết mọi học thuyết Tiến hóa từ đâu đến. Nó biết có nhiều Tin Mừng khác nhau bên cạnh Bốn Tin Mừng, và rằng những thuyết khác duy nhất là loại bỏ bởi thẩm quyền của Giáo Hội Công giáo. Nó biết nhiều học thuyết Tiến hóa khác bên cạnh thuyết Darwin; và rằng sau đó nó hoàn toàn bị loại bỏ bởi khoa học sau này. Nó không, trong một thành ngữ thông thường, chấp nhận những kết luận của khoa học, vì lý do đơn giản rằng khoa học đã không đi đến kết luận. Để đi đến kết luận là phải im tiếng; và con người của khoa học thì không hoàn toàn im tiếng như nhau. Trong một thành ngữ thông thường, nó không tin vào những gì Kinh Thánh nói, vì lý do đơn giản rằng Kinh Thánh không nói bất cứ điều gì. Bạn không thể đặt một cuốn sách trong ghế nhân chứng và yêu cầu nó những gì mà nó thực sự nói lên ý nghĩa. Những tranh luận của Trào lưu Chính thống tự hủy diệt Học thuyết Chính thống. Kinh Thánh bằng tự thân không thể là căn bản của sự thỏa hiệp khi nó là nguyên nhân của sự bất đồng. Nó không thể là lý lẽ chung của những Ki-tô hữu khi một số người chấp nhận nó một cách ngụ ngôn và một số người nhận nó một cách thực sự. Công giáo đề cập nó đối với một điều gì đó mà có thể nói một điều gì đó, đối với sự sống, kiên định, và ý chí không ngừng của cái mà tôi vượt qua; ý chí tối cao của con người đã được dẫn dắt bởi Thiên Chúa.

Từng lúc phát triển cho chúng ta nhu cầu thiết yếu đạo đức với một ý chí bất tử như vậy. Chúng ta phải có một cái gì đó để sẽ nắm bắt bốn bề của thế giới tồn tại, trong lúc chúng ta phải tạo ra những thử nghiệm xã hội của chúng ta hoặc xây dựng những Không tưởng của chúng ta. Ví dụ như, chúng ta phải có một thỏa hiệp cuối cùng, cho dù đối với chân lý hiển nhiên của tình huynh đệ nhân loại, điều đó sẽ chế ngự một số phản ứng tàn bạo thuộc con người. Không gì khác hơn lúc này là tham những thối nát của chính quyền đại diện sẽ lãnh đạo những người giàu có cùng nhau phá tan sự mất mát, và giẫm lên tất cả những truyền thống bình đẳng với niềm kiêu hãnh vô thần thuần túy. Chúng ta phải có những sự thật hiển nhiên khắp mọi nơi được nhận biết trung thực. Chúng ta phải ngăn chặn những phản ứng cực đoan và những lặp lại bi ai sầu thảm của những lỗi lầm cổ hủ. Chúng ta phải tạo ra một thế giới đáng tin cậy cho nền dân chủ. Nhưng trong những điều kiện của sự hỗn hoàn toàn thuộc trí tuệ hiện đại, chẳng phải thế cũng chẳng phải là bất kỳ ý tưởng nào khác đáng tin cậy, y như những người Tin lành nài xin những linh mục Kinh Thánh và đã không nhận thức rằng Kinh Thánh cũng có thể bị nghi ngờ, nên những người thuộc phe cộng hòa nài xin những hoàng đế cho dân chúng và không nhận ra rằng dân chúng có thể bị coi thường. Không có sự tận cùng đối với việc khai tử những ý tưởng, tàn phá mọi thử nghiệm của chân lý, rằng đã trở nên có thể từ khi con người bỏ rơi nỗ lực đẻ duy trì một chân lý khai sáng và chủ yếu. Để dung nạp tất cả mọi chân lý và đưa ra phản bác mọi lỗi lầm. Từ đó về sau, mỗi nhóm đã duy trì một chân lý vào một lúc và dành thời gian bằng việc biến đổi nó thành một sai lầm. Chúng ta không có gì mà những phong trào, hay nói một cách khác, độc tưởng. Nhưng Giáo hội không phải là một phong trào mà là một nơi gặp gỡ, một nơi hội ngộ tương phùng của mọi chân lý trên thế giới. Và tôi đã đến với Công giáo – tín ngưỡng của tôi.