Haiti có diện tích 27,560 Ki lô mét vuông, dân số thống kê năm 2009 là 9,035,536 với thủ đô Port-au-Prince.
1492 : Christopher Columbus đặt chân lên đảo và đặt quyền sở hữu đảo thuộc đế quốc Tây Ban Nha dưới tên gọi là Hispaniola với khu cư trú đầu tiên La Navidad vùng biển phía bắc Haiti.
1697: Sau thỏa ước Ryswick, đảo được chia làm hai khu vực, một thuộc Pháp và một nửa thuộc Tây Ban Nha. Pháp chiếm giữ khu vực trù phú nhất, nơi đó trồng cà-phê, mía và bông sợi. Dân Haiti được xem như là nô lệ của đế quốc Pháp và Tây Ban Nha.
1791-1803: Các cuộc nỗi loạn chống chế độ nô lệ do Boukman lãnh đạo dẫn đến cuộc chiến tranh giải phóng kéo dài 13 năm chống lại hoàng loạt kẻ thù xâm lược như St. Domingue, quân Pháp dưới thời Napoleon, Tây Ban Nha và cả quân đội Anh. Đoàn quân do tướng Toussaint Louverture chỉ huy chủ trương hòa hoãn với Pháp đã bị hai phó tướng Jean-Jacques Dessalines và Henri Christophe chống đối và cuối cùng tướng Toussaint Louverture phải lưu đày sang Pháp và chết ở đó.
1803: Quốc kỳ hai màu xanh và đỏ ra đời. Trận đánh Vertières được xem như chiến thắng tối hậu của phong trào nỗi dậy của dân nô lệ.
1804: Haiti trở thành quốc gia độc lập vào ngày 1 tháng Giêng 1804 và đặt dưới quyền lãnh đạo của quốc vương Jean-Jacques Dessalines. Quốc gia được chính thức gọi là Haiti hay Ayity theo giọng Creole, có nghĩa là “một nước đầy rừng núi”.
1806: Quốc vương Jean-Jacques Dessalines bị ám sát.
1807-1820: Nội chiến làm phân hóa quốc gia Haiti. Đất nước bị chia làm hai vương quốc nhỏ với phía bắc thuộc Henri Christophe và phía nam thuộc quyền cai trị của Alexandre Pétion. Sau khi Christophe tự sát vì khám phá âm mưu nội phản, Jean-Pierre Boyer đứng lên lãnh đạo và thống nhất đất nước. Năm 1820, Haiti trở thành nước cộng hòa với tổng thống là Jean-Pierre Boyer.
1821: Tổng thống Boyer xâm lăng Santo Domingo sau khi quốc gia này độc lập từ Tây Ban Nha và giữ đảo này cho đến 1844.
1862: Hoa Kỳ công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Haiti với đại sứ đầu tiên là Frederick Douglass.
1915: Tổng thống Mỹ, Woodrow Wilson ra lịnh thủy quân lục chiến Mỹ chiếm đóng Haiti.
1934: Mỹ rút khỏi Haiti.
1957: Sau các phong trào dân chủ thất bại, chức vụ tổng thống rơi vào tay của bác sĩ François Duvalier do quân đội ủng hộ. Năm 1964, Duvalier tự phong mình vào chức vụ Tổng Thống suốt đời và thành lập đơn vị bán quân sự Tonton Macoute tàn ác để đàn áp các cuộc nỗi dậy một cách không thương tiếc. Đây là một giai đoạn đen tối của lịch sử Haiti với hàng trăm ngàn người dân bị giết hay buộc phải lưu đày.
1971: ”Cha già dân tộc” (Papa-Doc) Duvalier chết trong văn phòng sau khi truyền chức tổng thống cho con trai chỉ mới 19 tuổi Jean-Claude (Baby Doc). Baby Doc còn rất trẻ nhưng hung bạo và khát máu còn hơn cả cha.
1972: Đoàn người tỵ nạn đầu tiên chạy trốn chế độ độc tài Jean-Claude bằng ghe từ Haiti cặp bến tại Florida. Trong nước các cuộc vận động dân chủ, chống độc tài áp bức bắt đầu lan rộng.
1983: Đức Giáo Hoàng John Paul II thăm Haiti và tuyên bố “Nhiều điều tạ Haiti cần phải được thay đổi”. Các cuộc biểu tình chống Jean-Claude được tổ chức khắp nơi. Chế độ Duvalier phản ứng bằng súng đạn. Cái chết của bốn học sinh bị quân đội của Duvalier đã là cơ hội đoàn kết của tất cả phong trào chống chính phủ tại Haiti.
1986: “Baby Doc” Duvalier cuối cùng đã phải lưu vong sang Pháp qua sự sắp xếp của Mỹ. Tướng Henri Namphy thành lập và đứng đầu Hội Đồng Lãnh Đạo Quốc Gia. Thời kỳ sau Duvalier là giai đoạn đầy xáo trộn chính trị cho đến 16 tháng 12 1990, cuộc bầu cử tiến hành tương đối dân chủ và linh mục giáo xứ Jean-Bertrand Aristide đắc cử tổng thống với số phiếu 67.5%.
1991: Tướng Raoul Cédras đảo chánh tổng thống Aristide. Chỉ trong ba ngày sau cuộc đảo chánh, hơn 1 ngàn người đã bị giết trong các cuộc đàn áp đẩm máu. Hoa Kỳ và các quốc gia Nam Mỹ lên án chính phủ Raoul Cédras. Tổng thống George Bush ra lịnh trừng phạt kinh tế và phong tỏa hải phận Haiti để ngăn cấm tàu bè cung cấp súng đạn cho chính phủ Raoul Cédras. Tướng Raoul Cédras nhượng bộ và ký thỏa ước Governors Island Accord để về hưu sớm và trao quyền lại cho tổng thống Aristide. Tuy nhiên sau đó Raoul Cédras đổi ký không chịu rút lui. Căng thẳng lại gia tăng. Các chính phủ Tây phương và Mỹ Châu đều ủng hộ tổng thống Aristide và đe dọa sẽ trừng phạt bằng quân sự. Một liên minh quân sự được thành lập và đổ bộ vào Haiti. Ngày 15 tháng 10 1994, tổng thống Aristide và chính phủ lưu vong của ông trở về Haiti.
1995: Cựu thủ tướng René Préval đắc cử tổng thống và nhậm chức vào tháng Hai 1996. Ông Rosny Smarth được cử vào chức vụ thủ tướng.
2000: Các cuộc bầu cử quốc hội và thành phố bị tố là gian lận. Phe đối lập tẩy chay cuộc bầu cử tổng thống năm 2000 đã giúp cho Aristide tái đắc cử lần nữa với 90% số phiếu. Phe đối lập từ chối công nhận kết quả cuộc bầu cử. Liên Hiệp Quốc, với lực lượng chính là Mỹ đưa quân bảo vệ hòa bình tại Haiti. Tháng Giêng năm 2000, Mỹ rút quân khỏi Haiti. Tình trạng bất ổn tại Haiti gia tăng. Các cuộc biểu tình chống Aristide diễn ra nhiều thành phố lớn nhưng Aristide không từ chức.
2004 : Biểu tình bạo động tiếp tục diễn ra với hàng trăm người bị giết. Các lực lượng chống chính phủ chiếm thành phố Gonaives và tiến dần đến Cap-Haitien, thành phố lớn thứ hai của Haiti. Khi quân chống chính phủ đe dọa thủ đô Port-au-Prince, Aristide với sự giúp đở của Mỹ, lên đường lưu vong. Chánh án tối cao pháp viện Boniface Alexandre thành lập chính phủ. Boniface Alexandre thỉnh nguyện Liên Hiệp Quốc can thiệp để bảo vệ hòa bình cho Haiti. Liên Hiệp Quốc chấp thuận. Một lực lượng bảo vệ hòa bình 7 ngàn quân do Ba Tây lãnh đạo đổ bộ xuống Haiti tháng 6 2004.
2006 : Ba Tây yêu cầu Liên Hiệp Quốc gởi thêm quân vì tình trạng bất ổn tại Haiti sau thời kỳ Aristide chẳng những không giảm mà càng gia tăng trầm trọng. Phe ủng hộ Aristide đụng độ gần như hàng ngày với phe chống đối. Tháng Giêng 2006, Rene’ Préval được bầu vào chức vụ tổng thống.
2010: Ngày 12 tháng Giêng 2010, Haiti chịu đựng một trận động đất lớn với cường độ 7. Số người chết được ước lượng từ 50 đến 100 ngàn người. Hàng trăm quốc gia trên thế giới đang tìm cách giúp đở dân tộc đã và đang chịu đựng quá nhiều khó khăn từ độc tài đến thiên tai này.
(Nguồn: http://nguoivietboston.com/?p=20356)
1697: Sau thỏa ước Ryswick, đảo được chia làm hai khu vực, một thuộc Pháp và một nửa thuộc Tây Ban Nha. Pháp chiếm giữ khu vực trù phú nhất, nơi đó trồng cà-phê, mía và bông sợi. Dân Haiti được xem như là nô lệ của đế quốc Pháp và Tây Ban Nha.
1791-1803: Các cuộc nỗi loạn chống chế độ nô lệ do Boukman lãnh đạo dẫn đến cuộc chiến tranh giải phóng kéo dài 13 năm chống lại hoàng loạt kẻ thù xâm lược như St. Domingue, quân Pháp dưới thời Napoleon, Tây Ban Nha và cả quân đội Anh. Đoàn quân do tướng Toussaint Louverture chỉ huy chủ trương hòa hoãn với Pháp đã bị hai phó tướng Jean-Jacques Dessalines và Henri Christophe chống đối và cuối cùng tướng Toussaint Louverture phải lưu đày sang Pháp và chết ở đó.
1803: Quốc kỳ hai màu xanh và đỏ ra đời. Trận đánh Vertières được xem như chiến thắng tối hậu của phong trào nỗi dậy của dân nô lệ.
1804: Haiti trở thành quốc gia độc lập vào ngày 1 tháng Giêng 1804 và đặt dưới quyền lãnh đạo của quốc vương Jean-Jacques Dessalines. Quốc gia được chính thức gọi là Haiti hay Ayity theo giọng Creole, có nghĩa là “một nước đầy rừng núi”.
1806: Quốc vương Jean-Jacques Dessalines bị ám sát.
1807-1820: Nội chiến làm phân hóa quốc gia Haiti. Đất nước bị chia làm hai vương quốc nhỏ với phía bắc thuộc Henri Christophe và phía nam thuộc quyền cai trị của Alexandre Pétion. Sau khi Christophe tự sát vì khám phá âm mưu nội phản, Jean-Pierre Boyer đứng lên lãnh đạo và thống nhất đất nước. Năm 1820, Haiti trở thành nước cộng hòa với tổng thống là Jean-Pierre Boyer.
1821: Tổng thống Boyer xâm lăng Santo Domingo sau khi quốc gia này độc lập từ Tây Ban Nha và giữ đảo này cho đến 1844.
1862: Hoa Kỳ công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Haiti với đại sứ đầu tiên là Frederick Douglass.
1915: Tổng thống Mỹ, Woodrow Wilson ra lịnh thủy quân lục chiến Mỹ chiếm đóng Haiti.
1934: Mỹ rút khỏi Haiti.
1957: Sau các phong trào dân chủ thất bại, chức vụ tổng thống rơi vào tay của bác sĩ François Duvalier do quân đội ủng hộ. Năm 1964, Duvalier tự phong mình vào chức vụ Tổng Thống suốt đời và thành lập đơn vị bán quân sự Tonton Macoute tàn ác để đàn áp các cuộc nỗi dậy một cách không thương tiếc. Đây là một giai đoạn đen tối của lịch sử Haiti với hàng trăm ngàn người dân bị giết hay buộc phải lưu đày.
1972: Đoàn người tỵ nạn đầu tiên chạy trốn chế độ độc tài Jean-Claude bằng ghe từ Haiti cặp bến tại Florida. Trong nước các cuộc vận động dân chủ, chống độc tài áp bức bắt đầu lan rộng.
1983: Đức Giáo Hoàng John Paul II thăm Haiti và tuyên bố “Nhiều điều tạ Haiti cần phải được thay đổi”. Các cuộc biểu tình chống Jean-Claude được tổ chức khắp nơi. Chế độ Duvalier phản ứng bằng súng đạn. Cái chết của bốn học sinh bị quân đội của Duvalier đã là cơ hội đoàn kết của tất cả phong trào chống chính phủ tại Haiti.
1986: “Baby Doc” Duvalier cuối cùng đã phải lưu vong sang Pháp qua sự sắp xếp của Mỹ. Tướng Henri Namphy thành lập và đứng đầu Hội Đồng Lãnh Đạo Quốc Gia. Thời kỳ sau Duvalier là giai đoạn đầy xáo trộn chính trị cho đến 16 tháng 12 1990, cuộc bầu cử tiến hành tương đối dân chủ và linh mục giáo xứ Jean-Bertrand Aristide đắc cử tổng thống với số phiếu 67.5%.
1991: Tướng Raoul Cédras đảo chánh tổng thống Aristide. Chỉ trong ba ngày sau cuộc đảo chánh, hơn 1 ngàn người đã bị giết trong các cuộc đàn áp đẩm máu. Hoa Kỳ và các quốc gia Nam Mỹ lên án chính phủ Raoul Cédras. Tổng thống George Bush ra lịnh trừng phạt kinh tế và phong tỏa hải phận Haiti để ngăn cấm tàu bè cung cấp súng đạn cho chính phủ Raoul Cédras. Tướng Raoul Cédras nhượng bộ và ký thỏa ước Governors Island Accord để về hưu sớm và trao quyền lại cho tổng thống Aristide. Tuy nhiên sau đó Raoul Cédras đổi ký không chịu rút lui. Căng thẳng lại gia tăng. Các chính phủ Tây phương và Mỹ Châu đều ủng hộ tổng thống Aristide và đe dọa sẽ trừng phạt bằng quân sự. Một liên minh quân sự được thành lập và đổ bộ vào Haiti. Ngày 15 tháng 10 1994, tổng thống Aristide và chính phủ lưu vong của ông trở về Haiti.
1995: Cựu thủ tướng René Préval đắc cử tổng thống và nhậm chức vào tháng Hai 1996. Ông Rosny Smarth được cử vào chức vụ thủ tướng.
2000: Các cuộc bầu cử quốc hội và thành phố bị tố là gian lận. Phe đối lập tẩy chay cuộc bầu cử tổng thống năm 2000 đã giúp cho Aristide tái đắc cử lần nữa với 90% số phiếu. Phe đối lập từ chối công nhận kết quả cuộc bầu cử. Liên Hiệp Quốc, với lực lượng chính là Mỹ đưa quân bảo vệ hòa bình tại Haiti. Tháng Giêng năm 2000, Mỹ rút quân khỏi Haiti. Tình trạng bất ổn tại Haiti gia tăng. Các cuộc biểu tình chống Aristide diễn ra nhiều thành phố lớn nhưng Aristide không từ chức.
2004 : Biểu tình bạo động tiếp tục diễn ra với hàng trăm người bị giết. Các lực lượng chống chính phủ chiếm thành phố Gonaives và tiến dần đến Cap-Haitien, thành phố lớn thứ hai của Haiti. Khi quân chống chính phủ đe dọa thủ đô Port-au-Prince, Aristide với sự giúp đở của Mỹ, lên đường lưu vong. Chánh án tối cao pháp viện Boniface Alexandre thành lập chính phủ. Boniface Alexandre thỉnh nguyện Liên Hiệp Quốc can thiệp để bảo vệ hòa bình cho Haiti. Liên Hiệp Quốc chấp thuận. Một lực lượng bảo vệ hòa bình 7 ngàn quân do Ba Tây lãnh đạo đổ bộ xuống Haiti tháng 6 2004.
2006 : Ba Tây yêu cầu Liên Hiệp Quốc gởi thêm quân vì tình trạng bất ổn tại Haiti sau thời kỳ Aristide chẳng những không giảm mà càng gia tăng trầm trọng. Phe ủng hộ Aristide đụng độ gần như hàng ngày với phe chống đối. Tháng Giêng 2006, Rene’ Préval được bầu vào chức vụ tổng thống.
2010: Ngày 12 tháng Giêng 2010, Haiti chịu đựng một trận động đất lớn với cường độ 7. Số người chết được ước lượng từ 50 đến 100 ngàn người. Hàng trăm quốc gia trên thế giới đang tìm cách giúp đở dân tộc đã và đang chịu đựng quá nhiều khó khăn từ độc tài đến thiên tai này.
(Nguồn: http://nguoivietboston.com/?p=20356)