Hồi Ký: Những câu chuyện vể một thời: Phải chăng đó là trong chủ nghĩa duy vật?
Theo chủ nghĩa duy vật, đem giải thích theo lịch sử quan thì xã hội loài người theo cơ cấu hạ tầng cơ sở và thượng tầng cơ sở (super-structure). Hạ tầng cơ sở là vật chất thì bất biến. Thượng tầng cơ sở là trí tuệ, là kiến thức, là luân lý, là tôn giáo, là quyền bính thì thay đổi. Chính kinh tế làm thay đổi, biến thể. Thượng tầng cơ cở là nền tảng của chủ nghĩa duy tâm, mà kinh tế làm thay đổi. Lịch sử thế giới, theo họ, biến đổi, tiến bộ, không do trí tuệ, do chiến tranh, do tôn giáo, do tiến bộ khoa học. Nhưng là do kinh tế chi phối và họ đưa ra lịch sử quan để giải thích những giai đoạn loài người đang trải qua. Từ lúc kinh tế còn thô sơ cho tới nền kinh tế phức tạp ngày nay. Chính là kinh tế làm thay đổi mọi sự.
Theo chủ nghĩa Mác-Ănghen: Lịch sử thế giới diễn biến theo nhịp kinh tế, từ đời sống hang hầm, đá đẽo, cho tới thời đại điện tử. Kinh tế chi phối tất cả, nó làm thay đổi cái thượng tầng cơ cấu. Do đó, cải cách ruộng đất cũng trong đường lối diễn biến đó. Nó làm thay đổi bộ mặt xã hội, mà nền tảng là duy vật. Nó là duy vật nên không chấp nhận cái gì là thiêng liêng. Làm gì có Chúa, có thánh thần, có cái gì là linh thiêng cao cả, có cái gì là ở trên, có cái gì là cái đáng kính, đáng trọng, có cái gì cần nể nang, cần phải bảo tồn? Chủ nghĩa duy vật mù quáng, chôn vùi mọi thứ xuống đất, không chút thương tiếc.
Vì thế cải cách ruộng đất dựa vào chủ nghĩa duy vật, có thể đập phá lung tung, không phải kiêng nể bất cứ cái gì, phong trào được phát động đến mức con cái có thể đào mả bố, đấu tố sỉ nhục cha mẹ. San bằng tất cả những cái mà các chế độ, các thời đại trước đã tạo nên, để xây dựng một thượng tầng cơ sở mới, không biết nó sẽ là cái gì, vì vật chất thì mù quáng làm gì có cái kim chỉ nam. Sống suy nghĩ theo Mác-Ănghen thì nó miên man và ảo tưởng đến thế!
Nông dân vô sản làm gì mà biết suy luận như thế? Người ta bảo đánh thì đánh, đập phá thì đập phá. Rồi họ mãn nguyện với mảnh bằng, chứng thực. Họ được làm chủ mấy sào ruộng, để rồi ít lâu nữa sẽ rời những cái ghế chủ nhân. Bây giờ họ chưa biết thế đâu!
Tấm bằng được trình bầy một cách rất lộng lẫy khổ 60 x 40 có ghi những chữ lớn với nét đỏ thắm: Giấy chứng nhận quyền sở hữu ruộng đất.
Sau đó là kê khai những thửa ruộng được làm chủ. Cuối cùng lại hiện ra những dòng chữ viết khá lớn, để cho thấy nội dung cũng quan trọng. Đó toàn là những khẩu hiệu đã được ghi đó đây, được để ở cửa miệng để hô to. Ghi ở đây, chúng lại có ý nghĩa đặc biệt. Câu đầu là: “Tăng cường đoàn kết”.
Đoàn kết ở đây, trong lúc này nó có ý nghĩa đặc biệt. Nói theo chủ thuyết Hegel, một trong những chủ thuyết của chủ nghĩa Mácxít-Hegel chủ chương thuyết Tan Hợp, Hợp Tan Antithèse và Synthèse. XÃ hội chứa đầy những mâu thuẫn (Antithèse). XÃ hội luôn có những mâu thuẫn (Antithèse) và do cuộc đấu tranh giữa những cái mâu thuẫn, đi tới tổng hợp (Synthèse). Tổng hợp đây không có nghĩa là hợp những cái mâu thuẫn lại, nhưng là các mâu thuẫn loại bỏ nhau, thành một cái mặt bằng (Synthèse). Đó chính là điều mà bản Tuyên Ngôn của Mác mới đầu: “Hỡi các bạn vô sản trên thế giới, hãy đoàn kết lại”.
Trong cải cách ruộng đất: giới vô sản, tức bần cố nông đứng sau Đảng, lật đổ không những giới chủ ruộng, mà còn cả những mâu thuẫn đối nghịch khác, để làm nên một mặt bằng gồm những người khố rách như nhau, để rồi trên đó sẽ có những người có cái khố lành hơn, cái áo sặc sỡ hơn, làm nẩy nở những mâu thuẫn khác (Antithèse). Đó chỉ là những cái mà giới chóp bu đưa vào để tìm nguồn động lực cho hoạt động của mình; còn dân chúng thì chỉ bị lái, mà nổi lên một cách vô ý thức.
Sau cuộc đấu tranh mệt mỏi, được thưởng bằng một tờ giấy có ghi: “Giấy chứng nhận quyền sở hữu ruộng đất” là hể hả. Nhưng còn phải giữ cái thành quả đó bằng “tăng cường đoàn kết”, rồi “nâng cao cảnh giác”. Nâng cao cho đến lúc ruộng đất được đem đi dâng, còn lại mảnh bằng, có cất kỹ thì may ra lâu mới không mục vì nó bằng giấy. Nhưng cái gì con người tạo nên, nó cũng sẽ mau biến đi như thân phận con người.
Cải cách ruộng đất chỉ là một công cụ mà Đảng Cộng Sản nước nào cũng dùng để xây dựng và củng cố quyền bính. Nó là công cụ, nên chỉ là giai đoạn, vì chỉ được dùng vào một thời nào đó. Những cảnh rùng rợn nó gây nên, chẳng bao lâu người ta cũng nguôi đi, hoặc bị làm cho quên lãng.
Khoảng tháng 10 năm 1956, người ta mời tôi đi họp. Sao người ta lại mời tôi, họp về việc gì tôi cũng không nhớ! Kỳ cục thay, địa điểm họp chính lại là ở trường đào tạo cán bộ cải cách ruộng đất ở thị xã Phủ Lý. Một khu rộng rãi, gần nhà thờ, có mấy chục ngôi nhà lợp lá. Thị xã Phủ Lý lúc này do tiêu thổ kháng chiến đã bị hoang tàn, dân cư thưa thớt, nhà cửa lụp xụp. Có độ vài trăm người họp. Có điều khác thường, chắc trước đây không có. Đó là một ngôi nhà nguyện, trong đó sáng tối có tiếng đọc kinh râm ran. Người họp có đủ hạng, thành thị, nông thôn, đàn bà, đàn ông, người già, người trẻ... các bà đọc kinh cầu nguyện tối sáng, có lẽ là các bà Bùi Chu. Cũng có mấy linh mục khác. Chúng tôi không gặp nhau, vì không muốn lợi dụng đi họp để gặp nhau. Chúng tôi không làm lễ dù người ta mời. Cũng không đến cái nhà gọi là nhà nguyện bao giờ. Đi họp là đi họp, không làm lễ, và chúng tôi không mang áo dài thâm, để lấy cớ không có áo dài thâm thì không làm lễ. Họp ba ngày, ăn ngủ ở đó, phân chia từng tổ. Tổ bao gồm những người thuộc tỉnh mình, địa phương mình. Tổ của tôi gồm các nhân sĩ, bác sĩ, giáo sư, nghĩa là thành phần “thượng lưu”.
Không biết có nhiều phiên họp chung không, và họp về các đề tài gì? Chỉ biết chúng tôi ngồi với nhau tán chuyện suốt ngày. Rồi bữa ăn, bữa quà. Tối đến đi xem diễn kịch, hoặc Xinêma. Những giải trí đó tôi không đi bao giờ.
Họp sau khi cải cách, giữa trường đã đào tạo đội cải cách, mà không nói gì tới cải cách. Không khen, không chê, không rút kinh nghiệm. ở dưới mái nhà đã che nắng mưa cho những người được huấn luyện để đi gây rùng rợn, sợ hãi cho kẻ khác. Nằm trên những chiếc giường mà hôm nào đó, những người cán bộ cải cách ruộng đất đã có những đêm ngủ ngon, để rồi đi gieo đau thương vào tâm hồn và thể xác của hàng triệu dân lành.
ấy thế mà không ai nói đến chuyện cải cách, những lúc ngồi tán chuyện với nhau, thường người đời chỉ lấy chuyện “bù khú” làm đầu. Nhưng họ chợt thấy tôi ở gần, họ liếc mắt nhau, rồi lảng sang chuyện khác, y như nói với nhau: “Ông cố đạo đấy, đừng làm rát tai ông ta, ông ta cười cho”. Có lần họ dở chuyện đạo với nhau, và tôi nghe được.
Chuyện ở miền Nam. Họ được thông tin đâu đó nói rằng: Toà Thánh đặt Đức Cha Hiền ở Sài Gòn, còn Đức Cha Ngô Đình Thục, anh ông Diệm thì đưa về Huế, và họ khen Toà Thánh công bằng! Có ý muốn nói: Ông Thục là anh em với ông Diệm, lẽ thường ông Diệm muốn đặt người anh của mình ở thủ đô Sài Gòn, thế mà Toà Thánh lại không nghe, lại đặt ở Huế, không quan trọng bằng “thủ đô Sài Gòn”. Nghe biết vậy, thực ra lúc này Hà Nội làm gì có những thông tin như thế, và tôi cũng không tham gia vào câu chuyện.
Họp sau ngày cải cách, họp trong trường đào tạo cán bộ cải cách, mà không nói gì đến cải cách, lại chỉ nói đến chuyện ở đâu. Y như người ta muốn quên đi những chuyện về cải cách. Quên thật, những ngày họp ở đây toàn là những ngày “chiêu đãi” để lấp liếm mọi chuyện. Được đi họp những buổi như thế này là vinh dự lắm, phải ở cấp nào, công tác làm sao mới được vinh dự đó. Không hiểu sao, tôi lại được cái vinh dự đó!
Đầu năm 1957, tôi thấy trong mình hơi yếu, lợi dụng sau cải cách, mọi cái dễ dàng, tôi xin lên Hà Nội một tháng để chữa bệnh. Chữa bệnh thì ít, nhưng tôi có một ý định khác. Lúc này nhà nước cho ra cái phong trào: “Người Công giáo yêu nước” dưới danh hiệu “Hội liên lạc những người Công giáo yêu tổ quốc, yêu hoà bình”. ở các nước Cộng sản khác, họ trắng trợn đưa cái thứ Hội yêu nước như thế để tách khỏi Vatican. ở Việt nam, miền Bắc còn phải chiếu cố miền Nam, nên không dám cho mình tự trị, nhưng cũng tìm cách đứng ngoài ảnh hưởng của Vatican.
Về phía Giáo quyền đã có những tuyên bố, chỉ thị, biện pháp, chống lại trào lưu này. Ngoài thông cáo thời danh của cha chính Antôn Đinh Lưu Nhân, Nam Định, về hội Liên lạc Công giáo đó. Tôi cũng muốn đóng góp một phần nhỏ tích cực hơn. Tôi thu thập những bài nói về Hội Thánh, soạn thành một cuốn sách nhỏ, chỉ nói về cái này là vẻ đẹp của Hội Thánh, để cho thấy tách biệt khỏi Hội Thánh là tách biệt khỏi Chúa Kitô, tách biệt khỏi Chúa Kitô là tách biệt khỏi Thiên Chúa. Tôi đã soạn xong nhân dịp đi an dưỡng. Nhờ ông Tiệp lúc này chưa là ông Cố, mà chỉ là người thư ký làm việc ở hiệu sách Thánh Maria. Dĩ nhiên là ông đánh máy, trình bầy đẹp hơn tôi. Tôi đã hoàn thành, và định nhờ máy ronêô của Nhà Chung. Máy này bỏ lâu không dùng được. Tôi xin một ít giấy của Nhà Chung đưa về Nam Định quay lấy. Tôi đưa về Nam Định quay máy ronêô với một đứa cháu của tôi, để công việc kín đáo hơn.
Nhắc lại chuyện đó cho thấy sau cải cách, vào thời kỳ sửa sai, việc đi lại dễ dàng. Việc xuất bản khó khăn, nhưng việc in ấn còn có thể kín đáo tiến hành. Nhưng nhất là cho thấy Giáo Hội Việt Nam còn phải đối phó gay go với một phong trào khác: “Hội Liên Lạc”, gay go, phức tạp, dai dẳng hơn là đối với cải cách ruộng đất.
Ví dụ: Do tình thế đi lại dễ dàng của thời kỳ sửa sai, Đức Giám Mục địa phận, Đức Cha Trịnh Như Khuê, đi đến cả những xứ thật xa, ở tỉnh Nam Định. Nơi đây, cha xứ là cha Vũ Xuân Kỷ, Chủ tịch Hội Liên Lạc Công Giáo, hình như đi công tác, không có mặt ở xứ. Trong lúc Đức Cha tiếp giáo dân đứng chật trong nhà, ngoài hiên, ngoài sân. Mấy tên Công giáo tiến bộ, đứng đầu là tên Đượm, tên Đọc... mấy tên đó cứ đẩy đám đông, để xông vào ý kiến với Đức Cha, xô đẩy Đức Cha đến chân tường, rồi ra hiên đằng sau, đến chân cầu thang. May nhờ cầu thang này mà Đức Cha lên gác “thoát nạn”.
Khi mọi người trở lại bình tĩnh, Đức Cha tuyên bố bãi Xứ An Lộc, và chuyển sang họ Vạn Điểm. Từ nay họ Vạn Điểm trong lịch Công giáo được in là Xứ Vạn Điểm. Quyết định có vẻ vội vàng một chút. Song thấy cha xứ đứng đầu phong trào chống Giáo Hội, giáo dân không biết có bao nhiêu người, có những cử chỉ quá khích, thì làm sao tránh khỏi kết luận. Xứ này không còn trung thành với Giáo Hội, và nên bãi đi.
Kết luận khác không thể sai: Những cử chỉ quá khích của một số giáo dân An Lộc hôm đó, đã được ăn tự từ cách lộng hành, tàn bạo của cải cách ruộng đất.
Theo chủ nghĩa duy vật, đem giải thích theo lịch sử quan thì xã hội loài người theo cơ cấu hạ tầng cơ sở và thượng tầng cơ sở (super-structure). Hạ tầng cơ sở là vật chất thì bất biến. Thượng tầng cơ sở là trí tuệ, là kiến thức, là luân lý, là tôn giáo, là quyền bính thì thay đổi. Chính kinh tế làm thay đổi, biến thể. Thượng tầng cơ cở là nền tảng của chủ nghĩa duy tâm, mà kinh tế làm thay đổi. Lịch sử thế giới, theo họ, biến đổi, tiến bộ, không do trí tuệ, do chiến tranh, do tôn giáo, do tiến bộ khoa học. Nhưng là do kinh tế chi phối và họ đưa ra lịch sử quan để giải thích những giai đoạn loài người đang trải qua. Từ lúc kinh tế còn thô sơ cho tới nền kinh tế phức tạp ngày nay. Chính là kinh tế làm thay đổi mọi sự.
Theo chủ nghĩa Mác-Ănghen: Lịch sử thế giới diễn biến theo nhịp kinh tế, từ đời sống hang hầm, đá đẽo, cho tới thời đại điện tử. Kinh tế chi phối tất cả, nó làm thay đổi cái thượng tầng cơ cấu. Do đó, cải cách ruộng đất cũng trong đường lối diễn biến đó. Nó làm thay đổi bộ mặt xã hội, mà nền tảng là duy vật. Nó là duy vật nên không chấp nhận cái gì là thiêng liêng. Làm gì có Chúa, có thánh thần, có cái gì là linh thiêng cao cả, có cái gì là ở trên, có cái gì là cái đáng kính, đáng trọng, có cái gì cần nể nang, cần phải bảo tồn? Chủ nghĩa duy vật mù quáng, chôn vùi mọi thứ xuống đất, không chút thương tiếc.
Vì thế cải cách ruộng đất dựa vào chủ nghĩa duy vật, có thể đập phá lung tung, không phải kiêng nể bất cứ cái gì, phong trào được phát động đến mức con cái có thể đào mả bố, đấu tố sỉ nhục cha mẹ. San bằng tất cả những cái mà các chế độ, các thời đại trước đã tạo nên, để xây dựng một thượng tầng cơ sở mới, không biết nó sẽ là cái gì, vì vật chất thì mù quáng làm gì có cái kim chỉ nam. Sống suy nghĩ theo Mác-Ănghen thì nó miên man và ảo tưởng đến thế!
Nông dân vô sản làm gì mà biết suy luận như thế? Người ta bảo đánh thì đánh, đập phá thì đập phá. Rồi họ mãn nguyện với mảnh bằng, chứng thực. Họ được làm chủ mấy sào ruộng, để rồi ít lâu nữa sẽ rời những cái ghế chủ nhân. Bây giờ họ chưa biết thế đâu!
Tấm bằng được trình bầy một cách rất lộng lẫy khổ 60 x 40 có ghi những chữ lớn với nét đỏ thắm: Giấy chứng nhận quyền sở hữu ruộng đất.
Sau đó là kê khai những thửa ruộng được làm chủ. Cuối cùng lại hiện ra những dòng chữ viết khá lớn, để cho thấy nội dung cũng quan trọng. Đó toàn là những khẩu hiệu đã được ghi đó đây, được để ở cửa miệng để hô to. Ghi ở đây, chúng lại có ý nghĩa đặc biệt. Câu đầu là: “Tăng cường đoàn kết”.
Đoàn kết ở đây, trong lúc này nó có ý nghĩa đặc biệt. Nói theo chủ thuyết Hegel, một trong những chủ thuyết của chủ nghĩa Mácxít-Hegel chủ chương thuyết Tan Hợp, Hợp Tan Antithèse và Synthèse. XÃ hội chứa đầy những mâu thuẫn (Antithèse). XÃ hội luôn có những mâu thuẫn (Antithèse) và do cuộc đấu tranh giữa những cái mâu thuẫn, đi tới tổng hợp (Synthèse). Tổng hợp đây không có nghĩa là hợp những cái mâu thuẫn lại, nhưng là các mâu thuẫn loại bỏ nhau, thành một cái mặt bằng (Synthèse). Đó chính là điều mà bản Tuyên Ngôn của Mác mới đầu: “Hỡi các bạn vô sản trên thế giới, hãy đoàn kết lại”.
Trong cải cách ruộng đất: giới vô sản, tức bần cố nông đứng sau Đảng, lật đổ không những giới chủ ruộng, mà còn cả những mâu thuẫn đối nghịch khác, để làm nên một mặt bằng gồm những người khố rách như nhau, để rồi trên đó sẽ có những người có cái khố lành hơn, cái áo sặc sỡ hơn, làm nẩy nở những mâu thuẫn khác (Antithèse). Đó chỉ là những cái mà giới chóp bu đưa vào để tìm nguồn động lực cho hoạt động của mình; còn dân chúng thì chỉ bị lái, mà nổi lên một cách vô ý thức.
Sau cuộc đấu tranh mệt mỏi, được thưởng bằng một tờ giấy có ghi: “Giấy chứng nhận quyền sở hữu ruộng đất” là hể hả. Nhưng còn phải giữ cái thành quả đó bằng “tăng cường đoàn kết”, rồi “nâng cao cảnh giác”. Nâng cao cho đến lúc ruộng đất được đem đi dâng, còn lại mảnh bằng, có cất kỹ thì may ra lâu mới không mục vì nó bằng giấy. Nhưng cái gì con người tạo nên, nó cũng sẽ mau biến đi như thân phận con người.
Cải cách ruộng đất chỉ là một công cụ mà Đảng Cộng Sản nước nào cũng dùng để xây dựng và củng cố quyền bính. Nó là công cụ, nên chỉ là giai đoạn, vì chỉ được dùng vào một thời nào đó. Những cảnh rùng rợn nó gây nên, chẳng bao lâu người ta cũng nguôi đi, hoặc bị làm cho quên lãng.
Khoảng tháng 10 năm 1956, người ta mời tôi đi họp. Sao người ta lại mời tôi, họp về việc gì tôi cũng không nhớ! Kỳ cục thay, địa điểm họp chính lại là ở trường đào tạo cán bộ cải cách ruộng đất ở thị xã Phủ Lý. Một khu rộng rãi, gần nhà thờ, có mấy chục ngôi nhà lợp lá. Thị xã Phủ Lý lúc này do tiêu thổ kháng chiến đã bị hoang tàn, dân cư thưa thớt, nhà cửa lụp xụp. Có độ vài trăm người họp. Có điều khác thường, chắc trước đây không có. Đó là một ngôi nhà nguyện, trong đó sáng tối có tiếng đọc kinh râm ran. Người họp có đủ hạng, thành thị, nông thôn, đàn bà, đàn ông, người già, người trẻ... các bà đọc kinh cầu nguyện tối sáng, có lẽ là các bà Bùi Chu. Cũng có mấy linh mục khác. Chúng tôi không gặp nhau, vì không muốn lợi dụng đi họp để gặp nhau. Chúng tôi không làm lễ dù người ta mời. Cũng không đến cái nhà gọi là nhà nguyện bao giờ. Đi họp là đi họp, không làm lễ, và chúng tôi không mang áo dài thâm, để lấy cớ không có áo dài thâm thì không làm lễ. Họp ba ngày, ăn ngủ ở đó, phân chia từng tổ. Tổ bao gồm những người thuộc tỉnh mình, địa phương mình. Tổ của tôi gồm các nhân sĩ, bác sĩ, giáo sư, nghĩa là thành phần “thượng lưu”.
Không biết có nhiều phiên họp chung không, và họp về các đề tài gì? Chỉ biết chúng tôi ngồi với nhau tán chuyện suốt ngày. Rồi bữa ăn, bữa quà. Tối đến đi xem diễn kịch, hoặc Xinêma. Những giải trí đó tôi không đi bao giờ.
Họp sau khi cải cách, giữa trường đã đào tạo đội cải cách, mà không nói gì tới cải cách. Không khen, không chê, không rút kinh nghiệm. ở dưới mái nhà đã che nắng mưa cho những người được huấn luyện để đi gây rùng rợn, sợ hãi cho kẻ khác. Nằm trên những chiếc giường mà hôm nào đó, những người cán bộ cải cách ruộng đất đã có những đêm ngủ ngon, để rồi đi gieo đau thương vào tâm hồn và thể xác của hàng triệu dân lành.
ấy thế mà không ai nói đến chuyện cải cách, những lúc ngồi tán chuyện với nhau, thường người đời chỉ lấy chuyện “bù khú” làm đầu. Nhưng họ chợt thấy tôi ở gần, họ liếc mắt nhau, rồi lảng sang chuyện khác, y như nói với nhau: “Ông cố đạo đấy, đừng làm rát tai ông ta, ông ta cười cho”. Có lần họ dở chuyện đạo với nhau, và tôi nghe được.
Chuyện ở miền Nam. Họ được thông tin đâu đó nói rằng: Toà Thánh đặt Đức Cha Hiền ở Sài Gòn, còn Đức Cha Ngô Đình Thục, anh ông Diệm thì đưa về Huế, và họ khen Toà Thánh công bằng! Có ý muốn nói: Ông Thục là anh em với ông Diệm, lẽ thường ông Diệm muốn đặt người anh của mình ở thủ đô Sài Gòn, thế mà Toà Thánh lại không nghe, lại đặt ở Huế, không quan trọng bằng “thủ đô Sài Gòn”. Nghe biết vậy, thực ra lúc này Hà Nội làm gì có những thông tin như thế, và tôi cũng không tham gia vào câu chuyện.
Họp sau ngày cải cách, họp trong trường đào tạo cán bộ cải cách, mà không nói gì đến cải cách, lại chỉ nói đến chuyện ở đâu. Y như người ta muốn quên đi những chuyện về cải cách. Quên thật, những ngày họp ở đây toàn là những ngày “chiêu đãi” để lấp liếm mọi chuyện. Được đi họp những buổi như thế này là vinh dự lắm, phải ở cấp nào, công tác làm sao mới được vinh dự đó. Không hiểu sao, tôi lại được cái vinh dự đó!
Đầu năm 1957, tôi thấy trong mình hơi yếu, lợi dụng sau cải cách, mọi cái dễ dàng, tôi xin lên Hà Nội một tháng để chữa bệnh. Chữa bệnh thì ít, nhưng tôi có một ý định khác. Lúc này nhà nước cho ra cái phong trào: “Người Công giáo yêu nước” dưới danh hiệu “Hội liên lạc những người Công giáo yêu tổ quốc, yêu hoà bình”. ở các nước Cộng sản khác, họ trắng trợn đưa cái thứ Hội yêu nước như thế để tách khỏi Vatican. ở Việt nam, miền Bắc còn phải chiếu cố miền Nam, nên không dám cho mình tự trị, nhưng cũng tìm cách đứng ngoài ảnh hưởng của Vatican.
Về phía Giáo quyền đã có những tuyên bố, chỉ thị, biện pháp, chống lại trào lưu này. Ngoài thông cáo thời danh của cha chính Antôn Đinh Lưu Nhân, Nam Định, về hội Liên lạc Công giáo đó. Tôi cũng muốn đóng góp một phần nhỏ tích cực hơn. Tôi thu thập những bài nói về Hội Thánh, soạn thành một cuốn sách nhỏ, chỉ nói về cái này là vẻ đẹp của Hội Thánh, để cho thấy tách biệt khỏi Hội Thánh là tách biệt khỏi Chúa Kitô, tách biệt khỏi Chúa Kitô là tách biệt khỏi Thiên Chúa. Tôi đã soạn xong nhân dịp đi an dưỡng. Nhờ ông Tiệp lúc này chưa là ông Cố, mà chỉ là người thư ký làm việc ở hiệu sách Thánh Maria. Dĩ nhiên là ông đánh máy, trình bầy đẹp hơn tôi. Tôi đã hoàn thành, và định nhờ máy ronêô của Nhà Chung. Máy này bỏ lâu không dùng được. Tôi xin một ít giấy của Nhà Chung đưa về Nam Định quay lấy. Tôi đưa về Nam Định quay máy ronêô với một đứa cháu của tôi, để công việc kín đáo hơn.
Nhắc lại chuyện đó cho thấy sau cải cách, vào thời kỳ sửa sai, việc đi lại dễ dàng. Việc xuất bản khó khăn, nhưng việc in ấn còn có thể kín đáo tiến hành. Nhưng nhất là cho thấy Giáo Hội Việt Nam còn phải đối phó gay go với một phong trào khác: “Hội Liên Lạc”, gay go, phức tạp, dai dẳng hơn là đối với cải cách ruộng đất.
Ví dụ: Do tình thế đi lại dễ dàng của thời kỳ sửa sai, Đức Giám Mục địa phận, Đức Cha Trịnh Như Khuê, đi đến cả những xứ thật xa, ở tỉnh Nam Định. Nơi đây, cha xứ là cha Vũ Xuân Kỷ, Chủ tịch Hội Liên Lạc Công Giáo, hình như đi công tác, không có mặt ở xứ. Trong lúc Đức Cha tiếp giáo dân đứng chật trong nhà, ngoài hiên, ngoài sân. Mấy tên Công giáo tiến bộ, đứng đầu là tên Đượm, tên Đọc... mấy tên đó cứ đẩy đám đông, để xông vào ý kiến với Đức Cha, xô đẩy Đức Cha đến chân tường, rồi ra hiên đằng sau, đến chân cầu thang. May nhờ cầu thang này mà Đức Cha lên gác “thoát nạn”.
Khi mọi người trở lại bình tĩnh, Đức Cha tuyên bố bãi Xứ An Lộc, và chuyển sang họ Vạn Điểm. Từ nay họ Vạn Điểm trong lịch Công giáo được in là Xứ Vạn Điểm. Quyết định có vẻ vội vàng một chút. Song thấy cha xứ đứng đầu phong trào chống Giáo Hội, giáo dân không biết có bao nhiêu người, có những cử chỉ quá khích, thì làm sao tránh khỏi kết luận. Xứ này không còn trung thành với Giáo Hội, và nên bãi đi.
Kết luận khác không thể sai: Những cử chỉ quá khích của một số giáo dân An Lộc hôm đó, đã được ăn tự từ cách lộng hành, tàn bạo của cải cách ruộng đất.