Đức Alexy II, hy vọng và trở ngại trong đối thoại giữa Công Giáo và Chính Thống Giáo
Vatican (AsiaNews) – Đức Thượng phụ Alexy II đã dẫn dắt Giáo Hội Chính Thống Nga “trong giai đoạn của sự thay đổi to lớn” làm cho nó có khả năng “đối mặt với những thách đố của việc chuyển đổi từ kỷ nguyên Xô Viết sang kỷ nguyên hiện tại” và “cam kết cá nhân của ngài để thăng tiến mối quan hệ với Giáo hội Công Giáo, dù rằng những khó khăn và căng thẳng đã nảy sinh theo thời gian”, “không bao giờ trở thành vấn đề”. Đây là tưởng niệm của Tòa Thánh Vatican đưa ra hôm 12/05, qua Đức Hồng y Walter Kasper trước tin Đức Thượng Phụ của Mạc Tư Khoa qua đời, để hiệp cùng “hàng giáo phẩm và các tín hữu Giáo Hội Chính Thống Nga phó thác Đức Thượng Phụ Alexy vào tình yêu vô tận của Cha Trên Trời”.
Bức thư ngắn từ Hội đồng Giáo hoàng Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô giáo chứa đựng bình luận đầu tiên của Toà Thánh Vatican đại diện cho người Công Giáo nói về sự qua đời của vị Thượng Phụ được bầu chọn vào năm 1990 cả về hy vọng và trở ngại. Thực tế là sau khi Bức tường Bá Linh sụp đổ, Giáo Hội Công Giáo đặt hy vọng lớn lao về khả năng hòa giải với Chính Thống Giáo Nga, về vấn đề khó giải quyết trong quá khứ “các Giáo hội Hiệp thông”, các Giáo Hội nghi lễ Đông Phương (Uniates: những Giáo Hội Đông Phương tái liên hợp với Công Giáo, phục tùng Đức Giáo Hoàng, nhưng vẫn bảo tồn lễ nghi cũng như giáo luật riêng của mình). Ngược đãi khắc nghiệt dưới chế độ Stalin, đặc biệt là ở Ukraina, thời điểm các khu thượng phụ bị ép buộc giải thể. Với sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản, họ đã đòi hỏi hoàn trả lại những gì đã lấy từ họ. Điều này dẫn đến những cáo buộc bạo lực và nhất là những cáo buộc cải đạo.
Trong “Thư gửi các Giám Mục của lục địa Âu Châu về mối quan hệ giữa Công Giáo và Chính Thống Giáo trong tình hình mới của Trung Âu và Đông Âu” vào tháng Năm, 1991, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II viết rằng “đối thoại vẫn là công cụ tốt nhất cho việc dấn thân vào trao đổi huynh đệ nhằm mục đích giải quyết các vấn đề trong tinh thần của công lý, bác ái và tha thứ. Những anh em đã một lần chia sẻ cùng nỗi đau đớn và gian nan ngày nay không nên đối đầu nhau, nhưng nên cùng nhau xem xét để mở ra tương lai trước họ với những dấu hiệu đầy triển vọng của hy vọng”.
Thực tế, từ Mạc Tư Khoa đã có những cáo buộc nghiêm trọng và ngày càng dâng cao về cải đạo, dẫn đến sự chấm dứt Ủy ban hỗn hợp Công Giáo và Chính Thống Giáo kéo dài một thập kỷ. Mạc Tư Khoa cũng từ chối tham gia vào Thượng Hội đồng vào tháng Mười Một, 1991 đặt trọng tâm vào vấn đề Kitô giáo trong một Âu Châu thay đổi.
Tòa Thánh Vatican đã không ngừng nỗi lực hàn gắn rạn nứt này. Đã có những cuộc gặp gỡ, những ủy ban, trao đổi các cuộc thăm viếng và những món quà, nhưng về cơ bản, trong suốt triều giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II, vẫn không có gì thay đổi. Năm 1995, thông điệp "Ut Unum Sint" (Xin cho chúng nên một) ngoài những vấn đề khác, đã kêu gọi các Giáo Hội và các thần học gia của họ tiến hành một đối thoại với ngài về vấn đề làm thế nào để Đức Giáo Hoàng có thể hành xử theo một đường hướng để cho tất cả mọi người có thể chấp nhận, nhưng không có kết quả. Cũng không có bất kỳ hiệu quả nào qua món quà tặng cho Nga, Mẹ Thiên Chúa của Kazan, có thể là biểu tượng được sùng kính nhất đất nước này.
Trái lại, một phần vì yêu cầu của Tòa Thượng Phụ, một loạt các văn bản pháp luật, dưới thời Yeltsin và cũng như Putin, từ chối tình trạng tôn giáo mang tính lịch sử của người Công Giáo ở Nga, và có một số hạn chế về tự do tôn giáo của họ. Nỗ lực để tổ chức một cuộc gặp gỡ giữa Đức Alexy và Đức Gioan Phaolô II đã không bao giờ đến một kết thúc, mặc dù Đức Thánh Cha nói rẳng ngài sẵn sàng thực hiện điều này "bất cứ nơi đâu."
Về dấu hiệu tích cực, có sự trao đổi trong việc chào mừng lẫn nhau, đôi khi không đơn thuần theo nghi thức, giữa Thượng phụ Mạc Tư Khoa và Đức Thánh Cha, và một số chuyến viếng thăm Tòa Thánh Vatican của các đại diện Chính Thống Nga.
Với triều giáo hoàng của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, mọi thứ dường như đã được cải thiện. Đã có một vài "cử chỉ", dẫn đến suy đoán về khả năng xảy ra một cuộc gặp gỡ giữa Đức Bênêđictô XVI và Đức Alexy và vào năm tới. Giờ thì tất cả mọi thứ sẽ phụ thuộc vị thượng phụ mới, và dựa trên những hứa hẹn sẽ được đưa ra trong thời điểm mà ngài được chọn. Và cũng đừng quên tầm quan trọng của “các quan điểm” của giới chính trị Nga về Tòa Thượng phụ.
Vatican (AsiaNews) – Đức Thượng phụ Alexy II đã dẫn dắt Giáo Hội Chính Thống Nga “trong giai đoạn của sự thay đổi to lớn” làm cho nó có khả năng “đối mặt với những thách đố của việc chuyển đổi từ kỷ nguyên Xô Viết sang kỷ nguyên hiện tại” và “cam kết cá nhân của ngài để thăng tiến mối quan hệ với Giáo hội Công Giáo, dù rằng những khó khăn và căng thẳng đã nảy sinh theo thời gian”, “không bao giờ trở thành vấn đề”. Đây là tưởng niệm của Tòa Thánh Vatican đưa ra hôm 12/05, qua Đức Hồng y Walter Kasper trước tin Đức Thượng Phụ của Mạc Tư Khoa qua đời, để hiệp cùng “hàng giáo phẩm và các tín hữu Giáo Hội Chính Thống Nga phó thác Đức Thượng Phụ Alexy vào tình yêu vô tận của Cha Trên Trời”.
Bức thư ngắn từ Hội đồng Giáo hoàng Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô giáo chứa đựng bình luận đầu tiên của Toà Thánh Vatican đại diện cho người Công Giáo nói về sự qua đời của vị Thượng Phụ được bầu chọn vào năm 1990 cả về hy vọng và trở ngại. Thực tế là sau khi Bức tường Bá Linh sụp đổ, Giáo Hội Công Giáo đặt hy vọng lớn lao về khả năng hòa giải với Chính Thống Giáo Nga, về vấn đề khó giải quyết trong quá khứ “các Giáo hội Hiệp thông”, các Giáo Hội nghi lễ Đông Phương (Uniates: những Giáo Hội Đông Phương tái liên hợp với Công Giáo, phục tùng Đức Giáo Hoàng, nhưng vẫn bảo tồn lễ nghi cũng như giáo luật riêng của mình). Ngược đãi khắc nghiệt dưới chế độ Stalin, đặc biệt là ở Ukraina, thời điểm các khu thượng phụ bị ép buộc giải thể. Với sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản, họ đã đòi hỏi hoàn trả lại những gì đã lấy từ họ. Điều này dẫn đến những cáo buộc bạo lực và nhất là những cáo buộc cải đạo.
Trong “Thư gửi các Giám Mục của lục địa Âu Châu về mối quan hệ giữa Công Giáo và Chính Thống Giáo trong tình hình mới của Trung Âu và Đông Âu” vào tháng Năm, 1991, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II viết rằng “đối thoại vẫn là công cụ tốt nhất cho việc dấn thân vào trao đổi huynh đệ nhằm mục đích giải quyết các vấn đề trong tinh thần của công lý, bác ái và tha thứ. Những anh em đã một lần chia sẻ cùng nỗi đau đớn và gian nan ngày nay không nên đối đầu nhau, nhưng nên cùng nhau xem xét để mở ra tương lai trước họ với những dấu hiệu đầy triển vọng của hy vọng”.
Thực tế, từ Mạc Tư Khoa đã có những cáo buộc nghiêm trọng và ngày càng dâng cao về cải đạo, dẫn đến sự chấm dứt Ủy ban hỗn hợp Công Giáo và Chính Thống Giáo kéo dài một thập kỷ. Mạc Tư Khoa cũng từ chối tham gia vào Thượng Hội đồng vào tháng Mười Một, 1991 đặt trọng tâm vào vấn đề Kitô giáo trong một Âu Châu thay đổi.
Tòa Thánh Vatican đã không ngừng nỗi lực hàn gắn rạn nứt này. Đã có những cuộc gặp gỡ, những ủy ban, trao đổi các cuộc thăm viếng và những món quà, nhưng về cơ bản, trong suốt triều giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II, vẫn không có gì thay đổi. Năm 1995, thông điệp "Ut Unum Sint" (Xin cho chúng nên một) ngoài những vấn đề khác, đã kêu gọi các Giáo Hội và các thần học gia của họ tiến hành một đối thoại với ngài về vấn đề làm thế nào để Đức Giáo Hoàng có thể hành xử theo một đường hướng để cho tất cả mọi người có thể chấp nhận, nhưng không có kết quả. Cũng không có bất kỳ hiệu quả nào qua món quà tặng cho Nga, Mẹ Thiên Chúa của Kazan, có thể là biểu tượng được sùng kính nhất đất nước này.
Trái lại, một phần vì yêu cầu của Tòa Thượng Phụ, một loạt các văn bản pháp luật, dưới thời Yeltsin và cũng như Putin, từ chối tình trạng tôn giáo mang tính lịch sử của người Công Giáo ở Nga, và có một số hạn chế về tự do tôn giáo của họ. Nỗ lực để tổ chức một cuộc gặp gỡ giữa Đức Alexy và Đức Gioan Phaolô II đã không bao giờ đến một kết thúc, mặc dù Đức Thánh Cha nói rẳng ngài sẵn sàng thực hiện điều này "bất cứ nơi đâu."
Về dấu hiệu tích cực, có sự trao đổi trong việc chào mừng lẫn nhau, đôi khi không đơn thuần theo nghi thức, giữa Thượng phụ Mạc Tư Khoa và Đức Thánh Cha, và một số chuyến viếng thăm Tòa Thánh Vatican của các đại diện Chính Thống Nga.
Với triều giáo hoàng của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, mọi thứ dường như đã được cải thiện. Đã có một vài "cử chỉ", dẫn đến suy đoán về khả năng xảy ra một cuộc gặp gỡ giữa Đức Bênêđictô XVI và Đức Alexy và vào năm tới. Giờ thì tất cả mọi thứ sẽ phụ thuộc vị thượng phụ mới, và dựa trên những hứa hẹn sẽ được đưa ra trong thời điểm mà ngài được chọn. Và cũng đừng quên tầm quan trọng của “các quan điểm” của giới chính trị Nga về Tòa Thượng phụ.