BAGHDAD - Iraq đã bắt đầu phá huỷ các tên lửa al-Samoud II đúng theo yêu cầu của các thanh tra vũ khí Liên Hiệp Quốc về thời gian tháo dỡ.
Iraq nói họ sẽ phá huỷ bốn tên lửa tại một khu căn cứ ở phía Bắc Baghdad dưới sự giám sát của các quan chức LHQ.
Các quan chức LHQ cho hay họ sẽ chưa bình luận gì về tiến bộ này cho tới khi các thanh tra quay trở lại Baghdad, nhưng cho biết thời gian biểu thỏa thuận có bao gồm việc tháo dỡ tất cả các tên lửa, các nhà máy sản xuất và các nguồn cung cấp nhiên liệu.
Được biết Iraq có thể có khoảng 100 tên lửa, và LHQ cho biết việc phá huỷ này còn tiếp tục trong hai ngày tới.
Trong một dấu hiệu khác cho thấy sự hợp tác của Iraq, các thanh tra vũ khí LHQ đã có cuộc phỏng vấn riêng đầu tiên với một khoa học gia Iraq trong ba tuần lại đây.
Phản ứng của cộng đồng quốc tế
Việc Iraq sẵn sàng phá huỷ các tên lửa al-Samoud đã được các quan chức ngoại giao cao cấp của Nga hoan nghênh tại Matxcơva.
Họ nói đây là những bằng chứng quan trọng cho thấy Baghdad đang hợp tác với LHQ.
Đại sứ Đức tại Luân Đôn là Thomas Matthusek nói sự hợp tác của Iraq đã đánh dấu một bước tiến quan trọng.
Tuy nhiên, ngoại trưởng Anh Jack Straw nói Iraq đã miễn cưỡng nhượng bộ để gây thêm chia rẽ trong Hội đồng Bảo an LHQ.
Trong khi đó, hàng chục ngàn người đã xuống đường biểu tình tại thủ đô Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ để chống một cuộc chiến do Mỹ cầm đầu tại Iraq.
Hàng trăm cảnh sát chống bạo động đã chặn những con đường lớn dẫn đến nghị viện Thổ Nhĩ Kỳ, là nơi cuối ngày hôm nay sẽ có cuộc bỏ phiếu về việc có cho hơn 60 ngàn lính Mỹ được triển khai trên đất Thổ hay không nếu một cuộc chiến xảy ra.
Khối Ả-rập và vấn đề Iraq
Trong khi đó, các ngoại trưởng khối Ả-rập đã bắt đầu hội nghị thượng đỉnh tại Ai Cập với một tuyên bố phản đối chiến tranh tại Iraq và kêu gọi chính phủ Baghdad hợp tác với LHQ.
Các Tiểu vương quốc Ả-rập là quốc gia Ả-rập đầu tiên kêu gọi Saddam Hussein từ chức để tránh một cuộc chiến có thể xảy ra tại Iraq.
Một lá thư từ Tổng thống Các Tiểu vương quốc Ả-rập, Sheikh Zayad, gửi tới hội nghị thượng đỉnh đã đề nghị lãnh đạo Iraq từ chức và rời khỏi nước này.
Thư này đề xuất sẽ miễn cho ông Saddam khỏi bị truy tố, và nói ông Saddam nên rời khỏi Iraq trong vòng 14 ngày kể từ khi có lời đề nghị này.
Trong phản ứng đầu tiên, đại sứ Iraq tại Jordan nói với đài BBC rằng nước ông thậm chí chẳng buồn chuẩn bị để xem xét cái ý tưởng đó.
Thông điệp của Đức Giáo hoàng
Trong khi đó, Giáo hoàng John Paul sẽ gửi một hồng y cao cấp tới Washington trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn một cuộc chiến có thể xảy ra tại Iraq.
Hồng y giáo chủ Pio Laghi, đại sứ của Vatican tại Mỹ trong nhiều năm, sẽ gửi một bức thư lên tổng thống Mỹ trong vài ngày tới.
Đây là động thái mới nhất của Vatican, ủng hộ quan điểm rằng ngoại giao nên là cách thức duy nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay.(bbc)
Iraq nói họ sẽ phá huỷ bốn tên lửa tại một khu căn cứ ở phía Bắc Baghdad dưới sự giám sát của các quan chức LHQ.
Các quan chức LHQ cho hay họ sẽ chưa bình luận gì về tiến bộ này cho tới khi các thanh tra quay trở lại Baghdad, nhưng cho biết thời gian biểu thỏa thuận có bao gồm việc tháo dỡ tất cả các tên lửa, các nhà máy sản xuất và các nguồn cung cấp nhiên liệu.
Được biết Iraq có thể có khoảng 100 tên lửa, và LHQ cho biết việc phá huỷ này còn tiếp tục trong hai ngày tới.
Trong một dấu hiệu khác cho thấy sự hợp tác của Iraq, các thanh tra vũ khí LHQ đã có cuộc phỏng vấn riêng đầu tiên với một khoa học gia Iraq trong ba tuần lại đây.
Phản ứng của cộng đồng quốc tế
Việc Iraq sẵn sàng phá huỷ các tên lửa al-Samoud đã được các quan chức ngoại giao cao cấp của Nga hoan nghênh tại Matxcơva.
Họ nói đây là những bằng chứng quan trọng cho thấy Baghdad đang hợp tác với LHQ.
Đại sứ Đức tại Luân Đôn là Thomas Matthusek nói sự hợp tác của Iraq đã đánh dấu một bước tiến quan trọng.
Tuy nhiên, ngoại trưởng Anh Jack Straw nói Iraq đã miễn cưỡng nhượng bộ để gây thêm chia rẽ trong Hội đồng Bảo an LHQ.
Trong khi đó, hàng chục ngàn người đã xuống đường biểu tình tại thủ đô Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ để chống một cuộc chiến do Mỹ cầm đầu tại Iraq.
Hàng trăm cảnh sát chống bạo động đã chặn những con đường lớn dẫn đến nghị viện Thổ Nhĩ Kỳ, là nơi cuối ngày hôm nay sẽ có cuộc bỏ phiếu về việc có cho hơn 60 ngàn lính Mỹ được triển khai trên đất Thổ hay không nếu một cuộc chiến xảy ra.
Khối Ả-rập và vấn đề Iraq
Trong khi đó, các ngoại trưởng khối Ả-rập đã bắt đầu hội nghị thượng đỉnh tại Ai Cập với một tuyên bố phản đối chiến tranh tại Iraq và kêu gọi chính phủ Baghdad hợp tác với LHQ.
Các Tiểu vương quốc Ả-rập là quốc gia Ả-rập đầu tiên kêu gọi Saddam Hussein từ chức để tránh một cuộc chiến có thể xảy ra tại Iraq.
Một lá thư từ Tổng thống Các Tiểu vương quốc Ả-rập, Sheikh Zayad, gửi tới hội nghị thượng đỉnh đã đề nghị lãnh đạo Iraq từ chức và rời khỏi nước này.
Thư này đề xuất sẽ miễn cho ông Saddam khỏi bị truy tố, và nói ông Saddam nên rời khỏi Iraq trong vòng 14 ngày kể từ khi có lời đề nghị này.
Trong phản ứng đầu tiên, đại sứ Iraq tại Jordan nói với đài BBC rằng nước ông thậm chí chẳng buồn chuẩn bị để xem xét cái ý tưởng đó.
Thông điệp của Đức Giáo hoàng
Trong khi đó, Giáo hoàng John Paul sẽ gửi một hồng y cao cấp tới Washington trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn một cuộc chiến có thể xảy ra tại Iraq.
Hồng y giáo chủ Pio Laghi, đại sứ của Vatican tại Mỹ trong nhiều năm, sẽ gửi một bức thư lên tổng thống Mỹ trong vài ngày tới.
Đây là động thái mới nhất của Vatican, ủng hộ quan điểm rằng ngoại giao nên là cách thức duy nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay.(bbc)