Nếu như những báo cáo là chính xác, tức là các thanh tra vũ khí sẽ tuyên bố một trong những hệ thống tên lửa của Baghdad là vi phạm nghị quyết của Liên Hiệp Quốc (LHQ), thì đó không phải là một tin tốt lành cho chính quyền Iraq.
Theo quy chế được đưa ra sau chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, Iraq chỉ được phép có hệ thống tên lửa đạn đạo có tầm hoạt động trong vòng 150km mà thôi.
Nhưng trưởng thanh tra vũ khí Hans Blix, sẽ báo cáo lên LHQ vào thứ Sáu tới đây, đã có những dấu hiệu cho thấy ông sẽ có đường lối cứng rắn đối với tên lửa Al-Samoud 2 mà người ta tin rằng Iraq đang phát triển, là tên lửa có phạm vi hoạt động trên 150km.
Giáo Sư Paul Rodgers của Trường Đại Học Bradford ở vùng bắc Anh cho biết thêm về hệ thống Al-Samoud: "Al-Samoud là một mô hình thu nhỏ của tên lửa Scud được phát triển ở trong phạm vi Iraq. Hệ thống này đã được phát triển trong nhiều năm và Iraq được phép làm chuyện đó theo như thỏa thuận 1991, với điều kiện là tên lửa đó có tầm hoạt động không vượt quá 150km".
"Hiện có những tranh cãi quanh việc liệu có phải là Iraq đang thử mở rộng tầm hoạt động của tên lửa này thêm 20 hay 30km hay không."
Chia rẽ trong NATO
Trong lúc đó, bế tắc trong khối NATO khiến cho tổ chức này rơi vào cuộc khủng hoảng có lẽ là trầm trọng nhất thì vẫn đang tiếp tục. Pháp, Đức và Bỉ vẫn đang từ chối triển khai kế hoạch quân sự phòng thủ cho Thổ Nhĩ Kỳ trong trường hợp nổ ra chiến tranh với Iraq.
Những trao đổi giữa Washington, với Pháp và Đức, là bên cho rằng tiến trình ngoại giao chưa phải là đã kết thúc, đã tại ra một cuộc khủng hoảng niền tin liên Đại Tây Dương.
Jaques Reland của trường Đại Học Guildhall ở Luân Đôn nói rằng từ trước khi có tranh cãi này thì NATO cũng đã có vấn đề: "Tôi nghĩ rằng NATO đã có những khó khăn trong việc tìm kiếm hình thức tồn tại phù hợp khi mà thời chiến tranh lạnh đã qua đi. Tổ chức này vẫn có một động cơ, đó là sự thống nhất giữa các thành viên".
"Thế nhưng uy tín của NATO đã phải chịu hai cú đánh. Lần thứ nhất là trong cuộc khủng hoảng Kosovo, khi mà Mỹ không hài lòng với về sự can thiệp của Âu Châu vào kế hoạch tấn công quân sự. Sau đó là vấn đề Afganistan, khi Mỹ đã quyết định là không dựa vào NATO vì Washington không muốn các đồng minh can thiệp."
Jaques Reland tin rằng hành động của ba quốc gia bất đồng ý kiến, đặc biệt là Pháp, sẽ phụ thuộc vào những gì ông Hans Blix sẽ nói trước LHQ vào Thứ Sáu này.
Ông nói: "Nếu như các thanh tra vũ khí đệ trình vũ khí với nội dung là Iraq vi phạm nghiêm trọng nghị quyết LHQ thì Pháp sẽ ngả theo hướng của các thanh tra vũ khí và sẽ ủng hộ hành động quân sự. Theo tôi nhìn nhận thì tâm điểm của vấn đề chính là việc Mỹ sử dụng những chiến thuật dọa nạt để buộc Pháp có một quan điểm cực đoan hơn".
"Pháp thấy rằng Mỹ không thực sự coi trọng những mục tiêu của nghị quyết 1441, đó là việc giải giáp Iraq. Paris nghĩ rằng Washington chỉ muốn có chiến tranh mà thôi."
Trong khi đó, hầu hết các thành viên của Hội đồng Bảo an - bao gồm cả Nga, Pháp, Đức và Trung Quốc - nói các thanh tra vũ khí cần thêm thời gian làm việc trước khi xem xét đến hành động quân sự. (BBC)
Theo quy chế được đưa ra sau chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, Iraq chỉ được phép có hệ thống tên lửa đạn đạo có tầm hoạt động trong vòng 150km mà thôi.
Nhưng trưởng thanh tra vũ khí Hans Blix, sẽ báo cáo lên LHQ vào thứ Sáu tới đây, đã có những dấu hiệu cho thấy ông sẽ có đường lối cứng rắn đối với tên lửa Al-Samoud 2 mà người ta tin rằng Iraq đang phát triển, là tên lửa có phạm vi hoạt động trên 150km.
Giáo Sư Paul Rodgers của Trường Đại Học Bradford ở vùng bắc Anh cho biết thêm về hệ thống Al-Samoud: "Al-Samoud là một mô hình thu nhỏ của tên lửa Scud được phát triển ở trong phạm vi Iraq. Hệ thống này đã được phát triển trong nhiều năm và Iraq được phép làm chuyện đó theo như thỏa thuận 1991, với điều kiện là tên lửa đó có tầm hoạt động không vượt quá 150km".
"Hiện có những tranh cãi quanh việc liệu có phải là Iraq đang thử mở rộng tầm hoạt động của tên lửa này thêm 20 hay 30km hay không."
Chia rẽ trong NATO
Trong lúc đó, bế tắc trong khối NATO khiến cho tổ chức này rơi vào cuộc khủng hoảng có lẽ là trầm trọng nhất thì vẫn đang tiếp tục. Pháp, Đức và Bỉ vẫn đang từ chối triển khai kế hoạch quân sự phòng thủ cho Thổ Nhĩ Kỳ trong trường hợp nổ ra chiến tranh với Iraq.
Những trao đổi giữa Washington, với Pháp và Đức, là bên cho rằng tiến trình ngoại giao chưa phải là đã kết thúc, đã tại ra một cuộc khủng hoảng niền tin liên Đại Tây Dương.
Jaques Reland của trường Đại Học Guildhall ở Luân Đôn nói rằng từ trước khi có tranh cãi này thì NATO cũng đã có vấn đề: "Tôi nghĩ rằng NATO đã có những khó khăn trong việc tìm kiếm hình thức tồn tại phù hợp khi mà thời chiến tranh lạnh đã qua đi. Tổ chức này vẫn có một động cơ, đó là sự thống nhất giữa các thành viên".
"Thế nhưng uy tín của NATO đã phải chịu hai cú đánh. Lần thứ nhất là trong cuộc khủng hoảng Kosovo, khi mà Mỹ không hài lòng với về sự can thiệp của Âu Châu vào kế hoạch tấn công quân sự. Sau đó là vấn đề Afganistan, khi Mỹ đã quyết định là không dựa vào NATO vì Washington không muốn các đồng minh can thiệp."
Jaques Reland tin rằng hành động của ba quốc gia bất đồng ý kiến, đặc biệt là Pháp, sẽ phụ thuộc vào những gì ông Hans Blix sẽ nói trước LHQ vào Thứ Sáu này.
Ông nói: "Nếu như các thanh tra vũ khí đệ trình vũ khí với nội dung là Iraq vi phạm nghiêm trọng nghị quyết LHQ thì Pháp sẽ ngả theo hướng của các thanh tra vũ khí và sẽ ủng hộ hành động quân sự. Theo tôi nhìn nhận thì tâm điểm của vấn đề chính là việc Mỹ sử dụng những chiến thuật dọa nạt để buộc Pháp có một quan điểm cực đoan hơn".
"Pháp thấy rằng Mỹ không thực sự coi trọng những mục tiêu của nghị quyết 1441, đó là việc giải giáp Iraq. Paris nghĩ rằng Washington chỉ muốn có chiến tranh mà thôi."
Trong khi đó, hầu hết các thành viên của Hội đồng Bảo an - bao gồm cả Nga, Pháp, Đức và Trung Quốc - nói các thanh tra vũ khí cần thêm thời gian làm việc trước khi xem xét đến hành động quân sự. (BBC)