PARIS - Vậy là cuộc hành trình của ngọn đuốc ‘Thế vận hội Bắc kinh 2008’ tới San Francisco cũng bị gián đoạn sau khi đã gây ‘nhức đầu’ và ‘ác mộng’ cho ban tổ chức địa phương cũng như cho lãnh đạo TQ. Không những lộ trình phải cắt ngắn, thay đổi nhiều lần để tránh bị biểu tình phản đối, sau cùng cuộc tiếp tân long trọng tại toà Thị trưởng để kết liễu chuyến du hành Tây phương cũng bị hủy bỏ như bên Paris hai ngày trước. Đã xúi quẩy rồi lại xúi quẩy nữa !
Cho đến giờ phút này vẫn chưa có gì cho thấy lãnh đạo TQ nhận thức đuợc ý nghĩa của những ‘điềm xấu’ kia, để hiểu rằng ý dân cũng là ý Trời, qua cách họ quản lý vấn đề Tây tạng và cách cư xử đối với láng giềng nói chung…
«Trời ơi, chúng ta đã làm gì vậy !»
Vài hôm trước, Richard Geere, kép xi nê nổi tiếng cũng là bạn thân của đức Đalai-Lama, tại một meeting ủng hộ cuộc đấu tranh của người Tây tạng, đã nói lên điều ông lo sợ, là một ngày kia, toàn bộ lãnh đạo Trung Quốc họp nhau lại rồi người nọ nhìn người kia thốt lên: «My God ! What have we done ? » (nguyên văn).
Hiểu cách bình dân: «Trời ơi ! Chúng ta đã làm gì vậy ? Vì sao nên nông nỗi này ?!» Nghe mà kinh hoàng ! Nông nỗi này là nông nỗi gì ? Chẳng lẽ là tình cảnh đại loạn, dân Tây tạng bị tàn sát, nước Tây tạng bị xoá sổ, láng giềng bất an, dân tình ta thán, tiếng kêu của nhân loại lên thấu tận trời xanh !...
Lời than mà con người nhân bản R. Geere gán cho lãnh đạo TQ với ý nghĩa tự trách (quá muộn!) này, không khỏi làm những người mê xi nê liên tưởng tới hình ảnh cuối cùng trong cuốn phim ‘La Planète des Singes’. Charlton Heston (vừa qua đời tuần qua, cầu mong ông được nghỉ yên !), sau khi thoát khỏi ‘hành tinh của loài khỉ’, đi lê thê đến tận cùng của một bãi biển hoang tàn, chợt chạm trán với một ác mộng: tượng ‘Nữ thần Tự do’ của thành phố New York bị gẫy ngang, chỉ còn bán thân nằm vùi giữa đất, trời và biển. ‘Con người cuối cùng’ bèn đập đầu xuống đất than khóc thống thiết, xong ngước mặt lên trời mà thét rằng: «Trời ơi đất hỡi ! Chúng nó đã làm điều này !...»
Từ cái ‘chúng nó’ tập thể mà vô danh của C. Heston đến cái ‘chúng ta’ của R. Geere nêu đích danh những kẻ trách nhiệm, là cả một bước tiến trong cách lương tâm con người ngày nay nhận thức sự Dữ, sự Ác. Ước gì những người lãnh đạo TQ còn đủ nhân tâm và lương tri để sớm giác ngộ nhận diện kịp những dấu chỉ đã quá hiển nhiên.
“Thiên nhân (có) hợp nhất” thì “thế giới (mới) hài hoà” !
Paris 10.04.2008
Cho đến giờ phút này vẫn chưa có gì cho thấy lãnh đạo TQ nhận thức đuợc ý nghĩa của những ‘điềm xấu’ kia, để hiểu rằng ý dân cũng là ý Trời, qua cách họ quản lý vấn đề Tây tạng và cách cư xử đối với láng giềng nói chung…
«Trời ơi, chúng ta đã làm gì vậy !»
Vài hôm trước, Richard Geere, kép xi nê nổi tiếng cũng là bạn thân của đức Đalai-Lama, tại một meeting ủng hộ cuộc đấu tranh của người Tây tạng, đã nói lên điều ông lo sợ, là một ngày kia, toàn bộ lãnh đạo Trung Quốc họp nhau lại rồi người nọ nhìn người kia thốt lên: «My God ! What have we done ? » (nguyên văn).
Hiểu cách bình dân: «Trời ơi ! Chúng ta đã làm gì vậy ? Vì sao nên nông nỗi này ?!» Nghe mà kinh hoàng ! Nông nỗi này là nông nỗi gì ? Chẳng lẽ là tình cảnh đại loạn, dân Tây tạng bị tàn sát, nước Tây tạng bị xoá sổ, láng giềng bất an, dân tình ta thán, tiếng kêu của nhân loại lên thấu tận trời xanh !...
Lời than mà con người nhân bản R. Geere gán cho lãnh đạo TQ với ý nghĩa tự trách (quá muộn!) này, không khỏi làm những người mê xi nê liên tưởng tới hình ảnh cuối cùng trong cuốn phim ‘La Planète des Singes’. Charlton Heston (vừa qua đời tuần qua, cầu mong ông được nghỉ yên !), sau khi thoát khỏi ‘hành tinh của loài khỉ’, đi lê thê đến tận cùng của một bãi biển hoang tàn, chợt chạm trán với một ác mộng: tượng ‘Nữ thần Tự do’ của thành phố New York bị gẫy ngang, chỉ còn bán thân nằm vùi giữa đất, trời và biển. ‘Con người cuối cùng’ bèn đập đầu xuống đất than khóc thống thiết, xong ngước mặt lên trời mà thét rằng: «Trời ơi đất hỡi ! Chúng nó đã làm điều này !...»
Từ cái ‘chúng nó’ tập thể mà vô danh của C. Heston đến cái ‘chúng ta’ của R. Geere nêu đích danh những kẻ trách nhiệm, là cả một bước tiến trong cách lương tâm con người ngày nay nhận thức sự Dữ, sự Ác. Ước gì những người lãnh đạo TQ còn đủ nhân tâm và lương tri để sớm giác ngộ nhận diện kịp những dấu chỉ đã quá hiển nhiên.
“Thiên nhân (có) hợp nhất” thì “thế giới (mới) hài hoà” !
Paris 10.04.2008