Phnom Penh (UCAN CA04538.1487 Ngày 7-3-2008) - Khoảng 60 lãnh đạo và đại biểu đại diện cho 42 tôn giáo, giáo phái hay cộng đồng tôn giáo sống và làm việc tại Campuchia đã cùng nhau tham dự cuộc họp liên tôn cấp quốc gia đầu tiên.
Bộ tôn giáo và phụng tự của chính phủ đã tổ chức cuộc họp này hôm 20-2-2008 tại Hội trường Chakto Mok ở Phnom Penh nhằm thúc giục các lãnh đạo tôn giáo làm việc chung với nhau trong tinh thần hợp tác và hiệp nhất.
Thủ tướng Hun Sen, chủ sự cuộc họp, khen ngợi các lãnh đạo đã đóng góp cho đất nước và khuyến khích họ tiếp tục việc làm của họ.
Các cá nhân và tổ chức tôn giáo ở Campuchia "đã tích cực đóng góp trong các lĩnh vực phát triển, hòa bình và an ninh", ông nói. "Ðể thúc đẩy và thực hành hòa hợp tôn giáo hữu hiệu", các tổ chức tôn giáo nên "tránh xung đột với đất nước", ông khuyên.
Kun Hang, nhân viên của bộ tôn giáo, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cùng sống trong hòa hợp trong xã hội Campuchia. Ông Hang còn báo cáo về tình trạng tôn giáo ở Campuchia, theo ông có 20 giáo phái, và 22 hội tôn giáo và tổ chức phi chính phủ hoạt động chính thức trong nước.
Hơn 95% trong khoảng 14 triệu dân Campuchia thuộc Phật giáo Ter Viet (Theravada), quốc giáo. Hai giáo phái - Mohanikay và Thammayut - có 55,583 tu sĩ và 4,307 ngôi chùa, theo ông Hang.
320,167 tín đồ Hồi giáo ở Campuchia có 277 thánh đường Hồi giáo và 333 surav, ông cho biết thêm. Surav là một nơi cầu nguyện nhỏ hơn và ít trang trọng hơn thánh đường Hồi giáo.
Kitô giáo có nhiều chi nhánh và nhà thờ tự ở Campuchia, ông Hang lưu ý và cho biết Giáo hội Công giáo có 25 nhà thờ và 52 nhà nguyện khác với tổng cộng 18,584 tín hữu. Các Giáo hội và giáo phái Kitô khác có 193 nhà thờ và 1,434 nơi cầu nguyện khác với 155,207 tín đồ.
Ngoài ra còn có các đại diện của các tín ngưỡng khác như Phật giáo Mahayana, có 90 ngôi đền và 22 nơi thờ phượng nhỏ hơn; Barhoi (Bahai), có bảy nơi cầu nguyện; và Toaday (đạo Cao Ðài thành lập ở Việt Nam), có hai đền thờ. Barhoi có 6,300 tín đồ và Toaday có 2,959 tín đồ gốc Việt.
Tại cuộc họp, các tổ chức tôn giáo đã giới thiệu các dịch vụ xã hội, lịch sử, quy định, giáo lý và mục tiêu của mình. Các cá thể trình bày các hoạt động, dịch vụ và quan tâm của họ.
Có 30 người Công giáo tham dự cuộc họp, trong đó có ba nhân viên Giáo hội ở thủ đô, chín vị đại diện hạt đại diện tông tòa Phnom Penh, và hai hạt phủ doãn Battambang và Kompong mỗi hạt có chín đại diện. Có 22 giáo dân, bốn linh mục, hai giám mục và hai nữ tư.
Vong Thim, giáo dân 29 tuổi đến từ Kompong Thom, nhận thấy việc các tôn giáo khác nhau ở Campuchia nhóm họp và chia sẻ về chính họ rất có ý nghĩa. Anh nói: "Chúng ta có thể tìm hiểu nhau nhiều hơn. Khi chúng ta biết nhau, chúng ta có thể hiểu nhau, và xây dựng hòa bình và hòa hợp giữa các tôn giáo cùng chung sống".
Sem Kit, cũng đến từ Kompong Thom, thuộc hạt Battambang, cũng mong muốn cuộc họp đầu tiên này sẽ "giúp tất cả các tôn giáo hiểu nhau hơn".
Chị nói với UCA News: "Ðôi khi trong làng và trong các cộng đồng địa phương, người ta thiếu hiểu biết. Ðôi khi họ phân biệt đối xử với nhau. Thậm chí các lãnh đạo cộng đồng còn làm bẽ mặt lẫn nhau. Làm sao chúng ta có thể sống hòa thuận với nhau?" Chị hy vọng sau cuộc họp này mọi người sẽ tăng cường hợp tác và yêu thương nhau hơn.
Một bản tuyên bố gồm chín mục được các lãnh đạo tôn giáo tán thành trong cuộc họp, cám ơn thủ tướng "đã cảm thông, rộng lượng và ủng hộ, cho phép người dân Campuchia được tự do tín ngưỡng".
Họ tuyên bố tôn trọng và ủng hộ Phật giáo là quốc giáo; tôn trọng các truyền thống, văn hóa và luân lý của người Khmer; và tuân giữ luật pháp, và các chính sách và quy định của nhà nước vì hòa bình, an ninh và quy định pháp luật.
Họ còn hứa xây dựng hợp tác và đoàn kết giữa các tôn giáo, và sống đạo bằng tình thương và bác ái, không can thiệp vào các tôn giáo khác.
Bản tuyên bố nhấn mạnh sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng cá nhân và cam kết cải thiện mức sống của người dân đồng thời không ép buộc họ cải đạo.
Bộ tôn giáo và phụng tự của chính phủ đã tổ chức cuộc họp này hôm 20-2-2008 tại Hội trường Chakto Mok ở Phnom Penh nhằm thúc giục các lãnh đạo tôn giáo làm việc chung với nhau trong tinh thần hợp tác và hiệp nhất.
Thủ tướng Hun Sen, chủ sự cuộc họp, khen ngợi các lãnh đạo đã đóng góp cho đất nước và khuyến khích họ tiếp tục việc làm của họ.
Các cá nhân và tổ chức tôn giáo ở Campuchia "đã tích cực đóng góp trong các lĩnh vực phát triển, hòa bình và an ninh", ông nói. "Ðể thúc đẩy và thực hành hòa hợp tôn giáo hữu hiệu", các tổ chức tôn giáo nên "tránh xung đột với đất nước", ông khuyên.
Kun Hang, nhân viên của bộ tôn giáo, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cùng sống trong hòa hợp trong xã hội Campuchia. Ông Hang còn báo cáo về tình trạng tôn giáo ở Campuchia, theo ông có 20 giáo phái, và 22 hội tôn giáo và tổ chức phi chính phủ hoạt động chính thức trong nước.
Hơn 95% trong khoảng 14 triệu dân Campuchia thuộc Phật giáo Ter Viet (Theravada), quốc giáo. Hai giáo phái - Mohanikay và Thammayut - có 55,583 tu sĩ và 4,307 ngôi chùa, theo ông Hang.
320,167 tín đồ Hồi giáo ở Campuchia có 277 thánh đường Hồi giáo và 333 surav, ông cho biết thêm. Surav là một nơi cầu nguyện nhỏ hơn và ít trang trọng hơn thánh đường Hồi giáo.
Kitô giáo có nhiều chi nhánh và nhà thờ tự ở Campuchia, ông Hang lưu ý và cho biết Giáo hội Công giáo có 25 nhà thờ và 52 nhà nguyện khác với tổng cộng 18,584 tín hữu. Các Giáo hội và giáo phái Kitô khác có 193 nhà thờ và 1,434 nơi cầu nguyện khác với 155,207 tín đồ.
Ngoài ra còn có các đại diện của các tín ngưỡng khác như Phật giáo Mahayana, có 90 ngôi đền và 22 nơi thờ phượng nhỏ hơn; Barhoi (Bahai), có bảy nơi cầu nguyện; và Toaday (đạo Cao Ðài thành lập ở Việt Nam), có hai đền thờ. Barhoi có 6,300 tín đồ và Toaday có 2,959 tín đồ gốc Việt.
Tại cuộc họp, các tổ chức tôn giáo đã giới thiệu các dịch vụ xã hội, lịch sử, quy định, giáo lý và mục tiêu của mình. Các cá thể trình bày các hoạt động, dịch vụ và quan tâm của họ.
Có 30 người Công giáo tham dự cuộc họp, trong đó có ba nhân viên Giáo hội ở thủ đô, chín vị đại diện hạt đại diện tông tòa Phnom Penh, và hai hạt phủ doãn Battambang và Kompong mỗi hạt có chín đại diện. Có 22 giáo dân, bốn linh mục, hai giám mục và hai nữ tư.
Vong Thim, giáo dân 29 tuổi đến từ Kompong Thom, nhận thấy việc các tôn giáo khác nhau ở Campuchia nhóm họp và chia sẻ về chính họ rất có ý nghĩa. Anh nói: "Chúng ta có thể tìm hiểu nhau nhiều hơn. Khi chúng ta biết nhau, chúng ta có thể hiểu nhau, và xây dựng hòa bình và hòa hợp giữa các tôn giáo cùng chung sống".
Sem Kit, cũng đến từ Kompong Thom, thuộc hạt Battambang, cũng mong muốn cuộc họp đầu tiên này sẽ "giúp tất cả các tôn giáo hiểu nhau hơn".
Chị nói với UCA News: "Ðôi khi trong làng và trong các cộng đồng địa phương, người ta thiếu hiểu biết. Ðôi khi họ phân biệt đối xử với nhau. Thậm chí các lãnh đạo cộng đồng còn làm bẽ mặt lẫn nhau. Làm sao chúng ta có thể sống hòa thuận với nhau?" Chị hy vọng sau cuộc họp này mọi người sẽ tăng cường hợp tác và yêu thương nhau hơn.
Một bản tuyên bố gồm chín mục được các lãnh đạo tôn giáo tán thành trong cuộc họp, cám ơn thủ tướng "đã cảm thông, rộng lượng và ủng hộ, cho phép người dân Campuchia được tự do tín ngưỡng".
Họ tuyên bố tôn trọng và ủng hộ Phật giáo là quốc giáo; tôn trọng các truyền thống, văn hóa và luân lý của người Khmer; và tuân giữ luật pháp, và các chính sách và quy định của nhà nước vì hòa bình, an ninh và quy định pháp luật.
Họ còn hứa xây dựng hợp tác và đoàn kết giữa các tôn giáo, và sống đạo bằng tình thương và bác ái, không can thiệp vào các tôn giáo khác.
Bản tuyên bố nhấn mạnh sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng cá nhân và cam kết cải thiện mức sống của người dân đồng thời không ép buộc họ cải đạo.