Vatican (Zenit) – Sau đây là diễn từ ĐTC Bênêđictô XVI đọc khi tiếp kiến các tham dự viên cuộc họp quốc tế đánh dấu 20 năm ngày ban hành tông thư “Mulieris Dignitatem - Phẩm giá của các người nữ" của ĐGH Gioan Phaolô II:
Anh chị em thân mến,
Tôi thành tâm hân hoan chào đón tất cả mọi tham dự viên hội nghị quốc tế về chủ đề “Nam giới và Nữ giới: ‘Nhân Tính’ trong Toàn Bộ” được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày ban hành tông thư “Mulieris Dignitatem”. Tôi chào mừng Đức hồng y Stanislaw Rylko, chủ tịch hội đồng Giáo hoàng về Giáo dân, và tôi tri ân ngài là người thông truyền các cảm nghiệm đã được chia sẻ. Tôi chào đón vị bí thư của hội đồng là Đức giám mục Josef Clemens, và các thành viên cũng như cộng sự viên của cơ chế này. Tôi đặc biệt chào mừng các chị em phụ nữ, chiếm đa số trong những người đang hiện diện nơi đây, và là những người đã dùng các kinh nghiệm và khả năng để làm phong phú cho các tiến trình của hội nghị.
Vấn đề mà quý vị đang suy tư rất thích đáng trong thời hiện đại: Từ nửa sau của thế kỷ 20 cho đến hôm nay, phong trào đòi quyền của phụ nữ nơi nhiều khung cảnh đời sống xã hội đã tạo ra vô số các suy tư và thảo luận, và kết quả là gia tăng được nhiều sáng kiến để Giáo hội Công giáo áp dụng và thường chú ý quan tâm theo dõi. Mối tương quan nam nữ, vì tính cách đặc trưng, tương nhượng và bổ túc cho nhau, chắc chắn tạo ra một tâm điểm cho “vấn nạn nhân chủng học” rất quyết liệt trong nền văn hóa đương đại. Có rất nhiều sự can thiệp và những tài liệu của các giáo hoàng đề cập thẳng đến thực tế nổi cộm của vấn đề phụ nữ.
Tôi giới hạn chỉ nhắc lại các tài liệu của vị tiền nhiệm đáng yêu mến là Đức Thánh Cha Gioan Phalô II, vào tháng 6 năm 1995 đã viết “Lá Thư Gửi Người Phụ Nữ” và vào ngày 15 tháng 8 năm 1988, đúng 20 năm trước đây, đã ban hành tông thư "Mulieris Dignitatem". Văn bản này đề cập đến ơn gọi và phẩm giá của người phụ nữ, rất phong phú về thần học, tâm linh và văn hóa, đã gợi cảm hứng cho “Lá Thư gửi Các Giám mục Công giáo về sự cộng tác của mọi người nam nữ trong Giáo hội và trên thế giới” của Thánh bộ Giáo lý Đức tin.
Trong “Mulieris Dignitatem”, ĐTC Gioan Phaolô II muốn đi sâu vào những sự thực căn bản về nhân loại học nơi người nam và nữ, sự bình đẳng về phẩm giá và sự kết hợp giữa họ, sự khác biệt sâu xa giữa nam và nữ tính, ơn gọi họ đi vào tương nhượng, bổ túc, cộng tác và thông cảm với nhau (xem "Mulieris Dignitatem," số 6). Sự hợp nhất hai chiều nam nữ này đặt căn bản trên nền tảng phẩm giá mỗi con người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, đấng đã tác thành “con người có nam có nữ” (Sáng thế 1:27), như thế tránh đi sự đồng dạng mơ hồ, sự bình đẳng bằng phẳng và nghèo nàn, cũng như sự khác biệt hoàn toàn và mâu thuẫn (xem “Thư gửi Phụ Nữ”, mục 8). Sự kết hợp hai chiều này mang lại, như được ghi khắc trong thân xác và linh hồn, mối liên hệ với nhau, yêu thương nhau, sự hiệp thông giữa con người với nhau nhằm chứng tỏ rằng “việc tạo dựng con người cũng có phần nào giống với sự hiệp thông với Chúa” ("Mulieris Dignitatem" số 7). Vì vậy, khi người nam hoặc người nữ cho rằng mình hoạt động độc lập hoặc hoàn toàn tự lập, họ có nguy cơ đóng kín trong sự tự thể hiện chính mình, coi việc khắc phục mọi mối ràng buộc thiên nhiên, xã hội và tôn giáo như là chinh phục được tự do, nhưng thực tế là giảm thiểu họ vào trong nỗi cô đơn nặng trĩu. Để thúc đẩy và yểm trợ cho sự thăng tiến đích thực của mọi người nam nữ, ta không thể không đem thực tế này ra xem xét.
Chắc chắn rằng một sự nghiên cứu về nhân loại học được cải tiến là điều cần thiết, để - trên căn bản truyền thống Kitô giáo lớn lao – hội nhập được các tiến bộ mới về khoa học và dữ kiện về những cảm nghiệm văn hóa hiện đại, góp phần theo đường hướng này vào sự hiểu biết sâu xa, không chỉ về căn tính phụ nữ mà cũng về căn tính nam giới, thường là mục tiêu của các suy tư thiên lệch và phụ thuộc vào ý thức hệ.
Đứng trước các khuynh hướng văn hoá và chính trị có mưu toan diệt trừ, hoặc ít ra làm rối ren và làm lẫn lộn, các khác biệt giới tính ghi nơi bản chất con người, coi họ là những kiến trúc văn hóa, điều cần thiết là phải nhắc lại mẫu hình Thiên Chúa đã dựng nên con người nam nữ, với tính độc nhất và đồng thời khác biệt căn bản và bổ túc cho nhau. Bản tính con người và chiều kích văn hóa được hội nhập lại trong một tiến trình rộng rãi và phức tạp tạo thành căn tính của mỗi một, nơi mà cả hai chiều kích – nữ và nam – tương ứng với và bổ túc cho nhau.
Khi khai mạc công tác của Đại hội lần thứ 5 Hội đồng giám mục châu Mỹ Latinh và vùng biển Carribbean hồi tháng 5 năm rồi tại Brazil (Ba tây), tôi đã nhắc lại là vẫn còn tồn tại não trạng tâm lý trọng nam, không biết đến các điều mới mẻ nơi Đạo Chúa, là tôn giáo công nhận và tuyên xưng phẩm giá và trách nhiệm bình đẳng của phụ nữ đối với nam giới. Có một số nơi và một số nền văn hóa kỳ thị phụ nữ và hạ thấp giá trị chỉ vì họ là phụ nữ, những nơi phải dựa vào ngay cả các tranh biện tôn giáo và các áp lực gia đình, xã hội và văn hóa để yểm trợ cho sự chênh lệch phái tính, những nơi có các hành vi bạo lực chống lại phụ nữ, biến họ thành mục tiêu lạm dụng và khai thác trong quảng cáo, trong các kỹ nghệ tiêu thụ và giải trí. Đối đầu với hiện tượng trầm trọng và lâu dài như thế, quyết tâm của người tín hữu Kitô giáo càng khẩn thiết hơn lúc nào hết, để ở mọi nơi, họ trở thành những người đề cao một nền văn hóa công nhận phẩm giá của người phụ nữ trong luật pháp và trong thực tế đời thường.
Thiên Chúa trao phó cho người nam người nữ, tùy theo đặc tính của mỗi người, một ơn gọi đặc biệt trong sứ mạng của Giáo hội và trên thế giới. Ở đây tôi nghĩ tới gia đình, là cộng đồng tình yêu thương, mở rộng cho cuộc sống, là tế bào căn bản của xã hội. Trong gia đình, người nam người nữ, nhờ ơn ban được làm cha làm mẹ, cùng nhau đóng một vai trò không thể thay thế trong cuộc sống. Từ lúc hoài thai, trẻ thơ có quyền cậy nhờ vào cha vào mẹ để được chăm sóc và đồng hành để lớn khôn. Mỗi quốc gia, về phần mình, phải duy trì những chính sách thích hợp về xã hội, tất cả đều nhằm đề cao sự bền vững của hôn nhân, phẩm giá và trách nhiệm của vợ chồng, quyền lợi và nhiệm vụ không thể thay thế của họ trong việc giáo dục con cái. Hơn nữa, cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ để họ cộng tác vào việc xây dựng xã hội, và hoan nghênh “thiên tài phụ nữ” tiêu biểu của họ.
Chư huynh muội thân mến, một lần nữa tôi cám ơn quý vị đã đến thăm viếng và, cùng với lời tôi cầu chúc quý vị hoàn toàn thành đạt trong công tác của hội nghị, tôi đoan chắc sẽ nhớ đến quý vị trong kinh nguyện, nài xin sự chuyển cầu của hiền mẫu Maria, xin Người giúp các chị em trong thời đại chúng ta nhận ra được ơn gọi và sứ vụ của mình trong cộng đồng giáo hội và dân sự. Với lời nguyện ước như thế, tôi ban tặng cho quý vị đang hiện diện nơi đây và những người thân yêu phép lành đặc biệt của Tòa thánh.
Anh chị em thân mến,
Tôi thành tâm hân hoan chào đón tất cả mọi tham dự viên hội nghị quốc tế về chủ đề “Nam giới và Nữ giới: ‘Nhân Tính’ trong Toàn Bộ” được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày ban hành tông thư “Mulieris Dignitatem”. Tôi chào mừng Đức hồng y Stanislaw Rylko, chủ tịch hội đồng Giáo hoàng về Giáo dân, và tôi tri ân ngài là người thông truyền các cảm nghiệm đã được chia sẻ. Tôi chào đón vị bí thư của hội đồng là Đức giám mục Josef Clemens, và các thành viên cũng như cộng sự viên của cơ chế này. Tôi đặc biệt chào mừng các chị em phụ nữ, chiếm đa số trong những người đang hiện diện nơi đây, và là những người đã dùng các kinh nghiệm và khả năng để làm phong phú cho các tiến trình của hội nghị.
Vấn đề mà quý vị đang suy tư rất thích đáng trong thời hiện đại: Từ nửa sau của thế kỷ 20 cho đến hôm nay, phong trào đòi quyền của phụ nữ nơi nhiều khung cảnh đời sống xã hội đã tạo ra vô số các suy tư và thảo luận, và kết quả là gia tăng được nhiều sáng kiến để Giáo hội Công giáo áp dụng và thường chú ý quan tâm theo dõi. Mối tương quan nam nữ, vì tính cách đặc trưng, tương nhượng và bổ túc cho nhau, chắc chắn tạo ra một tâm điểm cho “vấn nạn nhân chủng học” rất quyết liệt trong nền văn hóa đương đại. Có rất nhiều sự can thiệp và những tài liệu của các giáo hoàng đề cập thẳng đến thực tế nổi cộm của vấn đề phụ nữ.
Tôi giới hạn chỉ nhắc lại các tài liệu của vị tiền nhiệm đáng yêu mến là Đức Thánh Cha Gioan Phalô II, vào tháng 6 năm 1995 đã viết “Lá Thư Gửi Người Phụ Nữ” và vào ngày 15 tháng 8 năm 1988, đúng 20 năm trước đây, đã ban hành tông thư "Mulieris Dignitatem". Văn bản này đề cập đến ơn gọi và phẩm giá của người phụ nữ, rất phong phú về thần học, tâm linh và văn hóa, đã gợi cảm hứng cho “Lá Thư gửi Các Giám mục Công giáo về sự cộng tác của mọi người nam nữ trong Giáo hội và trên thế giới” của Thánh bộ Giáo lý Đức tin.
Trong “Mulieris Dignitatem”, ĐTC Gioan Phaolô II muốn đi sâu vào những sự thực căn bản về nhân loại học nơi người nam và nữ, sự bình đẳng về phẩm giá và sự kết hợp giữa họ, sự khác biệt sâu xa giữa nam và nữ tính, ơn gọi họ đi vào tương nhượng, bổ túc, cộng tác và thông cảm với nhau (xem "Mulieris Dignitatem," số 6). Sự hợp nhất hai chiều nam nữ này đặt căn bản trên nền tảng phẩm giá mỗi con người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, đấng đã tác thành “con người có nam có nữ” (Sáng thế 1:27), như thế tránh đi sự đồng dạng mơ hồ, sự bình đẳng bằng phẳng và nghèo nàn, cũng như sự khác biệt hoàn toàn và mâu thuẫn (xem “Thư gửi Phụ Nữ”, mục 8). Sự kết hợp hai chiều này mang lại, như được ghi khắc trong thân xác và linh hồn, mối liên hệ với nhau, yêu thương nhau, sự hiệp thông giữa con người với nhau nhằm chứng tỏ rằng “việc tạo dựng con người cũng có phần nào giống với sự hiệp thông với Chúa” ("Mulieris Dignitatem" số 7). Vì vậy, khi người nam hoặc người nữ cho rằng mình hoạt động độc lập hoặc hoàn toàn tự lập, họ có nguy cơ đóng kín trong sự tự thể hiện chính mình, coi việc khắc phục mọi mối ràng buộc thiên nhiên, xã hội và tôn giáo như là chinh phục được tự do, nhưng thực tế là giảm thiểu họ vào trong nỗi cô đơn nặng trĩu. Để thúc đẩy và yểm trợ cho sự thăng tiến đích thực của mọi người nam nữ, ta không thể không đem thực tế này ra xem xét.
Chắc chắn rằng một sự nghiên cứu về nhân loại học được cải tiến là điều cần thiết, để - trên căn bản truyền thống Kitô giáo lớn lao – hội nhập được các tiến bộ mới về khoa học và dữ kiện về những cảm nghiệm văn hóa hiện đại, góp phần theo đường hướng này vào sự hiểu biết sâu xa, không chỉ về căn tính phụ nữ mà cũng về căn tính nam giới, thường là mục tiêu của các suy tư thiên lệch và phụ thuộc vào ý thức hệ.
Đứng trước các khuynh hướng văn hoá và chính trị có mưu toan diệt trừ, hoặc ít ra làm rối ren và làm lẫn lộn, các khác biệt giới tính ghi nơi bản chất con người, coi họ là những kiến trúc văn hóa, điều cần thiết là phải nhắc lại mẫu hình Thiên Chúa đã dựng nên con người nam nữ, với tính độc nhất và đồng thời khác biệt căn bản và bổ túc cho nhau. Bản tính con người và chiều kích văn hóa được hội nhập lại trong một tiến trình rộng rãi và phức tạp tạo thành căn tính của mỗi một, nơi mà cả hai chiều kích – nữ và nam – tương ứng với và bổ túc cho nhau.
Khi khai mạc công tác của Đại hội lần thứ 5 Hội đồng giám mục châu Mỹ Latinh và vùng biển Carribbean hồi tháng 5 năm rồi tại Brazil (Ba tây), tôi đã nhắc lại là vẫn còn tồn tại não trạng tâm lý trọng nam, không biết đến các điều mới mẻ nơi Đạo Chúa, là tôn giáo công nhận và tuyên xưng phẩm giá và trách nhiệm bình đẳng của phụ nữ đối với nam giới. Có một số nơi và một số nền văn hóa kỳ thị phụ nữ và hạ thấp giá trị chỉ vì họ là phụ nữ, những nơi phải dựa vào ngay cả các tranh biện tôn giáo và các áp lực gia đình, xã hội và văn hóa để yểm trợ cho sự chênh lệch phái tính, những nơi có các hành vi bạo lực chống lại phụ nữ, biến họ thành mục tiêu lạm dụng và khai thác trong quảng cáo, trong các kỹ nghệ tiêu thụ và giải trí. Đối đầu với hiện tượng trầm trọng và lâu dài như thế, quyết tâm của người tín hữu Kitô giáo càng khẩn thiết hơn lúc nào hết, để ở mọi nơi, họ trở thành những người đề cao một nền văn hóa công nhận phẩm giá của người phụ nữ trong luật pháp và trong thực tế đời thường.
Thiên Chúa trao phó cho người nam người nữ, tùy theo đặc tính của mỗi người, một ơn gọi đặc biệt trong sứ mạng của Giáo hội và trên thế giới. Ở đây tôi nghĩ tới gia đình, là cộng đồng tình yêu thương, mở rộng cho cuộc sống, là tế bào căn bản của xã hội. Trong gia đình, người nam người nữ, nhờ ơn ban được làm cha làm mẹ, cùng nhau đóng một vai trò không thể thay thế trong cuộc sống. Từ lúc hoài thai, trẻ thơ có quyền cậy nhờ vào cha vào mẹ để được chăm sóc và đồng hành để lớn khôn. Mỗi quốc gia, về phần mình, phải duy trì những chính sách thích hợp về xã hội, tất cả đều nhằm đề cao sự bền vững của hôn nhân, phẩm giá và trách nhiệm của vợ chồng, quyền lợi và nhiệm vụ không thể thay thế của họ trong việc giáo dục con cái. Hơn nữa, cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ để họ cộng tác vào việc xây dựng xã hội, và hoan nghênh “thiên tài phụ nữ” tiêu biểu của họ.
Chư huynh muội thân mến, một lần nữa tôi cám ơn quý vị đã đến thăm viếng và, cùng với lời tôi cầu chúc quý vị hoàn toàn thành đạt trong công tác của hội nghị, tôi đoan chắc sẽ nhớ đến quý vị trong kinh nguyện, nài xin sự chuyển cầu của hiền mẫu Maria, xin Người giúp các chị em trong thời đại chúng ta nhận ra được ơn gọi và sứ vụ của mình trong cộng đồng giáo hội và dân sự. Với lời nguyện ước như thế, tôi ban tặng cho quý vị đang hiện diện nơi đây và những người thân yêu phép lành đặc biệt của Tòa thánh.