Sơn La chưa có người theo Đạo Công giáo?
Phải chăng chính sách Nhà nước về tôn giáo ở Tây Bắc đã có thay đổi?
Năm 2005, khi một số anh chị em đại diện một số cộng đoàn ở Sơn La về gặp ông Phạm Thế Duyệt, nguyên chủ tịch UBMTTQ Việt Nam, thì được ông cho biết là “Sơn La chưa có người theo Đạo”. Vì lý do đó, các cộng đoàn công giáo người kinh ở Sơn La tiến hành làm đơn, gửi kèm cả danh sách giáo dân để xin được tổ chức Thánh Lễ. Thực chất của những lá đơn này là báo với chính quyền về sự tồn tại của các cộng đoàn công giáo ở Sơn La, cũng chính từ đó, các cộng đoàn Công giáo người Kinh này gặp một chiến dịch ngăn cản Thánh Lễ của chính quyền đến tận hôm nay.
Văn thư trả lời khẳng định: ”Chính quyền các cấp luôn chăm lo tạo điều kiện giúp đỡ nhân dân nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân”. Nhưng cho đến những ngày này, các cấp lãnh đạo của tỉnh Sơn La vẫn nói rằng: ”Nhà Nước chưa cho, yêu cầu bà con chỉ sinh hoạt tôn giáo tại gia”.
Đối với các Kitô hữu người H’Mông thì chính quyền tuyệt nhiên chưa bao giờ công nhận sự tồn tại của họ.
• Về mặt pháp lý, chính quyền đặt họ vào diện “hoạt động tôn giáo trái pháp luật” ,
• Về mặt tuyên truyền họ nói với nhân dân là “bản đó theo đạo Vàng Chứ“ hay …
Từ đó chính quyền có thể sử dụng các biện pháp:
• ”Phối hợp chặt chẽ các lực lượng trong việc giải quyết các vấn đề tôn giáo trái phép, gồm các cán bộ biết tiếng dân tộc trong các ban ngành, đoàn thể, các thành viên khối dân vận cơ sở, giáo viên, y tế, công an, bộ đội, biên phòng, các đội công tác của Bộ chỉ huy quan sự tỉnh, …”.
• “Đối với những xã, bản có người theo Đạo ít, có khả năng vận động được triển khai thực hiện vận động để từng bước cô lập những bản còn hoạt động tôn giáo trái phép”.
Cách vận động của họ đã dẫn tới rất nhiều các bản có Đạo phải giữ Đạo âm thầm, có bản phải vượt sông trong đêm giá rét sang tỉnh bạn, có bản được yêu cầu tái định cư tại khu vực có đông đồng bào Kinh, Thái với rất nhiều hứa hẹn về đầu tư hấp dẫn nhưng họ nhất loạt ở lại.
Về công tác tuyên truyền thì ngay cả các tín hữu Ki tô thuận thành cũng vô tình ủng hộ hay tiếp tay cho họ. Có khi chính quyền mở cả một cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn ở khu vực có Đạo cứ như là loạn đến nơi rồi ý. Ai mà chẳng tin.
(Muốn tìm hiểu thêm về tình hình tôn giáo ở Vùng Tây Bắc Việt Nam Xin đọc bài "Tình hình tôn giáo ở vùng Tây Bắc và giải pháp" của tác giả Lê Vui )
Năm nay, ngay cả ở Mộc Châu, trong khi đồng bào Kinh được dự Thánh Lễ Giáng Sinh An Bình thì đồng bào Công giáo H’Mông ở Phù Yên, lân cận Mộc Châu phải dành dụm tiền để về tận Sơn Tây dự Lễ, có tin công an chặn các ngả có người H’Mông theo Đạo không cho lên thị trấn huyện.
Phải chăng chính sách Nhà nước về tôn giáo ở Tây Bắc đã có thay đổi?
Năm 2005, khi một số anh chị em đại diện một số cộng đoàn ở Sơn La về gặp ông Phạm Thế Duyệt, nguyên chủ tịch UBMTTQ Việt Nam, thì được ông cho biết là “Sơn La chưa có người theo Đạo”. Vì lý do đó, các cộng đoàn công giáo người kinh ở Sơn La tiến hành làm đơn, gửi kèm cả danh sách giáo dân để xin được tổ chức Thánh Lễ. Thực chất của những lá đơn này là báo với chính quyền về sự tồn tại của các cộng đoàn công giáo ở Sơn La, cũng chính từ đó, các cộng đoàn Công giáo người Kinh này gặp một chiến dịch ngăn cản Thánh Lễ của chính quyền đến tận hôm nay.
Văn thư trả lời khẳng định: ”Chính quyền các cấp luôn chăm lo tạo điều kiện giúp đỡ nhân dân nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân”. Nhưng cho đến những ngày này, các cấp lãnh đạo của tỉnh Sơn La vẫn nói rằng: ”Nhà Nước chưa cho, yêu cầu bà con chỉ sinh hoạt tôn giáo tại gia”.
Đối với các Kitô hữu người H’Mông thì chính quyền tuyệt nhiên chưa bao giờ công nhận sự tồn tại của họ.
• Về mặt pháp lý, chính quyền đặt họ vào diện “hoạt động tôn giáo trái pháp luật” ,
• Về mặt tuyên truyền họ nói với nhân dân là “bản đó theo đạo Vàng Chứ“ hay …
Từ đó chính quyền có thể sử dụng các biện pháp:
• ”Phối hợp chặt chẽ các lực lượng trong việc giải quyết các vấn đề tôn giáo trái phép, gồm các cán bộ biết tiếng dân tộc trong các ban ngành, đoàn thể, các thành viên khối dân vận cơ sở, giáo viên, y tế, công an, bộ đội, biên phòng, các đội công tác của Bộ chỉ huy quan sự tỉnh, …”.
• “Đối với những xã, bản có người theo Đạo ít, có khả năng vận động được triển khai thực hiện vận động để từng bước cô lập những bản còn hoạt động tôn giáo trái phép”.
Cách vận động của họ đã dẫn tới rất nhiều các bản có Đạo phải giữ Đạo âm thầm, có bản phải vượt sông trong đêm giá rét sang tỉnh bạn, có bản được yêu cầu tái định cư tại khu vực có đông đồng bào Kinh, Thái với rất nhiều hứa hẹn về đầu tư hấp dẫn nhưng họ nhất loạt ở lại.
Về công tác tuyên truyền thì ngay cả các tín hữu Ki tô thuận thành cũng vô tình ủng hộ hay tiếp tay cho họ. Có khi chính quyền mở cả một cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn ở khu vực có Đạo cứ như là loạn đến nơi rồi ý. Ai mà chẳng tin.
(Muốn tìm hiểu thêm về tình hình tôn giáo ở Vùng Tây Bắc Việt Nam Xin đọc bài "Tình hình tôn giáo ở vùng Tây Bắc và giải pháp" của tác giả Lê Vui )
Năm nay, ngay cả ở Mộc Châu, trong khi đồng bào Kinh được dự Thánh Lễ Giáng Sinh An Bình thì đồng bào Công giáo H’Mông ở Phù Yên, lân cận Mộc Châu phải dành dụm tiền để về tận Sơn Tây dự Lễ, có tin công an chặn các ngả có người H’Mông theo Đạo không cho lên thị trấn huyện.