Anh công an hỏi: “Mình cầu nguyện ở đây tới khi nào thế chị?”
NHẬT KÝ NGÀY 09.01.2008 do Nhóm Phóng viên VietCatholic thực hiện
Tại hiện trường khu đất tranh chấp ở Xứ Thái Hà:
Đêm đến đói rét, một anh công an được nhóm phụ nữ canh thức ở vệ đường chia sẻ bánh trái và nước uống. Nghĩ cũng hài hước và dễ thương. Bên bị canh lại giúp bên đi canh hoàn thành nhiệm vụ. Nếu không phải là người công giáo, làm sao dễ có những cử chỉ đẹp như vậy? Nếu nặng lập trường giai cấp làm sao có thể có cách ứng xử tự nhiên như vậy?
Một anh công an và một chị giáo dân trao đổi với nhau: “Mình cầu nguyện ở đây tới khi nào thế chị?”
Chị thiếu nữ trả lời: “Đến khi nào lấy được nhà đất thì thôi”.
–“Thế thì chết em rồi! Em còn đang phải đi học cao học. Do tình hình căng thẳng và cấp trên điều động cho nên em đã phải tạm hoãn để có mặt ở đây...” Anh công an thố lộ.
Buổi sáng và buổi trưa hình như là giờ nghỉ cho cả hai bên và cho cả chúng tôi. Chỉ có mấy thanh niên và mấy bà đang ngồi nói chuyện dưới gốc cây và trong một cán lán nhỏ che bạt ngay cửa hậu khu đất tranh chấp. Cảnh sát chỉ còn một xe. Trong xe chúng tôi thấy chỉ còn một anh.
Hôm nay các công an “cơ sở” cả nam lẫn nữ xuất hiện rất nhiều và đeo bám rất dai. Họ tiếp cận giáo dân và giáo sĩ trong khu vực nhà thờ cũng như tại hiện trường. Mà người tinh mắt chỉ nhìn là biết ngay vì cái nhìn lơ láo, bước đi thiếu tự tin và cách tiếp cận thiếu tự nhiên của họ. Ai đó chỉ hỏi họ một hai câu là họ ấp úng, lúng túng, có khi còn muốn chuồn ngay khỏi nơi đây. Hình như đó là thái độ của anh em đó. Không đồng thanh làm sao tương ứng, không đồng khí làm sao tương cầu!
Những người tham gia giữ nhà và đòi đất hôm nay phát biểu nhiều câu tỏ vẻ giận dữ cách ứng xử của chính quyền. Chúng tôi tò mò thử hỏi một vài bà trong nhóm canh giữ đất: “Vì sao hôm nọ trong đêm tối khi đại diện thành phố đến nhà thờ, thì các ông bà đã vỗ tay mà hôm nay lại phát biểu như thế? Các linh mục cũng đã yêu cầu các bà không nói những lời gay gắt kia mà?”
Tưởng chúng tôi là cán bộ các bà nói: “Chúng tôi chả tin các ông nữa! Miệng quan trôn trẻ! Chúng tôi bị công an và chính quyền các ông lừa mấy phen rồi! Chúng tôi chỉ tin Kinh Tin Kính thôi! Tối hôm đấy các ông đọc cho chúng tôi nghe các ông sẽ buộc bên Cty Chiến Thắng không được làm gì nữa. Nay các ông lại ra quyết định cho phép xây tường bao! Còn chuyện trả đất cho chúng tôi thì các ông lại bảo chờ xin ý kiến Chính phủ trong khi đó các ông lại đòi thanh tra chúng tôi!”
Nhân lúc thuận tiện, chúng tôi chụp vài tấm ảnh. Tức thì mấy nhân viên an ninh cũng chụp chúng tôi.
Có giây phút hi hữu xẩy ra như sau và chúng tôi quan sát được: Một nhân viên an ninh chụp ảnh một bà già tuổi cỡ 80 đang ngồi chung với mấy bà khác. Bà cụ già liền móc tay vào hào bao trong quần, tưởng gì chứ bà rút ngay ra một cái điện thoại nhỏ, bà nói ngay: “Anh cứ chụp, anh tưởng anh chụp tôi mà tôi không biết chụp anh à!” Nói rồi bà lấy điện thoại ra giơ lên và chụp lại ngay anh nhân viên an ninh đó.
Nhóm các bà đó khoái chí cười hanh hách. Bà khác nói, "Sao bà lại có cái điện thoại tinh vi như vậy?". Tôi nghe được câu trả lời của bà cụ như sau: "Thì thằng cháu tôi tối ngày hôm qua nó dặn dò tôi kĩ lắm là nếu hôm nay có ra ngoài bên khu đất đó nếu có ai động tĩnh gì thì chụp mấy tấm hình để giữ lấy làm bằng chứng... Thế là sáng hôm nay nó bắt tôi bấm lên bấm xuống mãi cái máy nhỏ này. May mà sau cùng tôi cũng nhấn đúng nút, mãi rồi cũng phải quen, nó mới tha cho đó, bà ơi".
Tôi cũng không ngờ rằng mấy ông bà ở đây vậy mà cũng có khả năng xem báo điện tử. Vì có bà nói với chúng tôi: “Hôm trước, chả biết có bố phóng viên hay nhà báo gì đưa tin mà lại đề cao công an thế? Hình Ông Trưởng Công an quận Đống Đa thì bố lại ghi là linh mục! Hình ông nhân viên an ninh đang tươi cười chia sẻ với giáo dân thì các bố lại đề là ông Quận Trưởng Công an! Chắc các bố công an thích lắm!”. Chúng tôi chỉ cười cho sự nhầm lẫn dễ thương này.
Buổi chiều tối, chúng tôi thấy có 8 linh mục đồng tế. Thế là rõ! Thế là vấn đề nhà đất của giáo xứ đang nghiêm trọng hơn đấy! Vì ai chả biết đối với những người có đức tin, hễ vấn đề khó khăn hơn, gai góc hơn là họ quyết tâm hơn, tối sớm họ cầu nguyện nhiều hơn và tha thiết hơn!
Ngay mở đầu thánh lễ, linh mục Giuse Trịnh Ngọc Hiên, là Bề trên và là Chính xứ Thái Hà, nói giọng cương quyết: “Lời Chúa hôm nay nói chúng ta đừng sợ! Chúng ta đừng sợ sống thánh thiện! Chúng ta đừng sợ sống theo công lý. Chúng ta đừng sợ vì có Chúa ở cùng chúng ta. Chúng ta đừng sợ vì bao nhiêu con người trong ngoài nước đang hướng về chúng ta, đang hiệp thông cầu nguyện với chúng ta!”.
Lễ xong họ lại rước tượng Đức Mẹ ra hiện trường cầu nguyện. Họ đi hàng đôi rất trật tự. Không ai đi lễ chiều mà không ở lại tham gia cầu nguyện. Cả một số ông bà cụ đi xe lăn ra thông công. Một ông đến từ Hàng Bột nói: “Mình chỉ còn trông cậy vào Chúa thôi anh ạ. Bên xứ Hàng Bột tôi, cái Nhà Thờ Đổ và nhà thờ Vạn Phúc đấy. Cha Cương cũng mệt mỏi lắm mà chưa ăn thua gì. Đất bây giờ còn hơn vàng. Chúng nó ăn chia từ phường trở lên cả rồi! Mình chỉ còn biết trông cậy vào Chúa thôi anh ạ.”
Hôm nay nhiều người còn mang theo thánh giá, hoa và nến. Kết thúc giờ cầu nguyện, nhiều thánh giá đã được treo trên bờ rào kẽm gai. Lát sau ở mấy chỗ chúng tôi nghe được một vài người nói: “Chúa phải ở nơi trong sáng, phải ở trong nhà thờ mới linh thiêng chứ, đưa Chúa ra bờ rào là thế nào?” Nghe là biết ngay cái giọng ấy là giọng nào và của ai! Giáo dân già trẻ đốp chát lại: “Chúa ở khắp mọi nơi, Chúa từ trời xuống thế nhập thể làm người, cùng vui, cùng buồn, cùng sướng, cùng khổ, cùng bị oan ức, cùng chịu áp bức bất công vói con người”. Một ông khác thêm vào: “Có ngày nào mà Chúa không chịu ra toà không chịu đóng đinh đâu!”
Lòng dân đã phẫn uất. Lửa đấu tranh cho công lý đã được thắp. Ai nào có thể dập tắt được. Một người nói với một nhóm các ông bà: “Sao dân Thái Hà các vị hiền thế! Ở Thanh Hoá chúng tôi đấu tranh lấy đất ở quảng trường khu vực trước nhà thờ, chính quyền mang các loại xe thi công và cảnh sát súng ống tới, bà con chúng tôi chỉ mang quan tài đặt đấy và nằm đấy, thế mà chúng tôi lấy được đất đấy!”.
Một ông khác từ Phùng Khoang ra nói: Bên Hà Đông mấy hôm nay giáo dân cũng đang đấu tranh đòi đất. Dân cũng đang xuống đường cầu nguyện. Chúng tôi không biết chuyện hai nơi này thực hư thế nào. Chúng tôi sẽ kiểm chứng xem truyện Thanh Hóa và Phùng Lhoang xẩy ra sao vào những ngày tới.
Kết thúc giờ cầu nguyện, trên đường về một linh mục gặp một nhóm cụ bà đang đứng ở gốc cây và một số các cụ khác đang tiếp tục lọ mọ ôm chăn chiếu đến hiện trường yêu cầu các cụ không ngủ đêm ở đây. Nhưng các cụ dứt khoát không chịu. Linh mục bảo các cụ ngủ ở đây không an toàn. Nắng mưa sương gió hút xách giật dọc.
Các cụ trả lời: “Cha an tâm, chúng con ngủ có xe công an bảo vệ hai đầu đường. An toàn lắm cha ạ!” Câu nói của các bà nghe vui nhưng nghe sao mà chua xót!
Hôm nay số người tham gia canh thức đông hơn hôm qua. Sau buổi cầu nguyện, đêm lạnh lại về... lại chăn màn ngoài trời, một đêm nơi thành thị, nhưng mà cảnh tang thương hoang dã, đầu thế lòng tôi có cảm nhận rằng tấm lòng của những người nơi đây đang được sưởi ấm bằng một thần lực linh thiêng và vô cùng ấm áp nào đó...
NHẬT KÝ NGÀY 09.01.2008 do Nhóm Phóng viên VietCatholic thực hiện
Tại hiện trường khu đất tranh chấp ở Xứ Thái Hà:
Đêm đến đói rét, một anh công an được nhóm phụ nữ canh thức ở vệ đường chia sẻ bánh trái và nước uống. Nghĩ cũng hài hước và dễ thương. Bên bị canh lại giúp bên đi canh hoàn thành nhiệm vụ. Nếu không phải là người công giáo, làm sao dễ có những cử chỉ đẹp như vậy? Nếu nặng lập trường giai cấp làm sao có thể có cách ứng xử tự nhiên như vậy?
Một anh công an và một chị giáo dân trao đổi với nhau: “Mình cầu nguyện ở đây tới khi nào thế chị?”
Chị thiếu nữ trả lời: “Đến khi nào lấy được nhà đất thì thôi”.
–“Thế thì chết em rồi! Em còn đang phải đi học cao học. Do tình hình căng thẳng và cấp trên điều động cho nên em đã phải tạm hoãn để có mặt ở đây...” Anh công an thố lộ.
Buổi sáng và buổi trưa hình như là giờ nghỉ cho cả hai bên và cho cả chúng tôi. Chỉ có mấy thanh niên và mấy bà đang ngồi nói chuyện dưới gốc cây và trong một cán lán nhỏ che bạt ngay cửa hậu khu đất tranh chấp. Cảnh sát chỉ còn một xe. Trong xe chúng tôi thấy chỉ còn một anh.
Hôm nay các công an “cơ sở” cả nam lẫn nữ xuất hiện rất nhiều và đeo bám rất dai. Họ tiếp cận giáo dân và giáo sĩ trong khu vực nhà thờ cũng như tại hiện trường. Mà người tinh mắt chỉ nhìn là biết ngay vì cái nhìn lơ láo, bước đi thiếu tự tin và cách tiếp cận thiếu tự nhiên của họ. Ai đó chỉ hỏi họ một hai câu là họ ấp úng, lúng túng, có khi còn muốn chuồn ngay khỏi nơi đây. Hình như đó là thái độ của anh em đó. Không đồng thanh làm sao tương ứng, không đồng khí làm sao tương cầu!
Những người tham gia giữ nhà và đòi đất hôm nay phát biểu nhiều câu tỏ vẻ giận dữ cách ứng xử của chính quyền. Chúng tôi tò mò thử hỏi một vài bà trong nhóm canh giữ đất: “Vì sao hôm nọ trong đêm tối khi đại diện thành phố đến nhà thờ, thì các ông bà đã vỗ tay mà hôm nay lại phát biểu như thế? Các linh mục cũng đã yêu cầu các bà không nói những lời gay gắt kia mà?”
Tưởng chúng tôi là cán bộ các bà nói: “Chúng tôi chả tin các ông nữa! Miệng quan trôn trẻ! Chúng tôi bị công an và chính quyền các ông lừa mấy phen rồi! Chúng tôi chỉ tin Kinh Tin Kính thôi! Tối hôm đấy các ông đọc cho chúng tôi nghe các ông sẽ buộc bên Cty Chiến Thắng không được làm gì nữa. Nay các ông lại ra quyết định cho phép xây tường bao! Còn chuyện trả đất cho chúng tôi thì các ông lại bảo chờ xin ý kiến Chính phủ trong khi đó các ông lại đòi thanh tra chúng tôi!”
Nhân lúc thuận tiện, chúng tôi chụp vài tấm ảnh. Tức thì mấy nhân viên an ninh cũng chụp chúng tôi.
Có giây phút hi hữu xẩy ra như sau và chúng tôi quan sát được: Một nhân viên an ninh chụp ảnh một bà già tuổi cỡ 80 đang ngồi chung với mấy bà khác. Bà cụ già liền móc tay vào hào bao trong quần, tưởng gì chứ bà rút ngay ra một cái điện thoại nhỏ, bà nói ngay: “Anh cứ chụp, anh tưởng anh chụp tôi mà tôi không biết chụp anh à!” Nói rồi bà lấy điện thoại ra giơ lên và chụp lại ngay anh nhân viên an ninh đó.
Nhóm các bà đó khoái chí cười hanh hách. Bà khác nói, "Sao bà lại có cái điện thoại tinh vi như vậy?". Tôi nghe được câu trả lời của bà cụ như sau: "Thì thằng cháu tôi tối ngày hôm qua nó dặn dò tôi kĩ lắm là nếu hôm nay có ra ngoài bên khu đất đó nếu có ai động tĩnh gì thì chụp mấy tấm hình để giữ lấy làm bằng chứng... Thế là sáng hôm nay nó bắt tôi bấm lên bấm xuống mãi cái máy nhỏ này. May mà sau cùng tôi cũng nhấn đúng nút, mãi rồi cũng phải quen, nó mới tha cho đó, bà ơi".
Tôi cũng không ngờ rằng mấy ông bà ở đây vậy mà cũng có khả năng xem báo điện tử. Vì có bà nói với chúng tôi: “Hôm trước, chả biết có bố phóng viên hay nhà báo gì đưa tin mà lại đề cao công an thế? Hình Ông Trưởng Công an quận Đống Đa thì bố lại ghi là linh mục! Hình ông nhân viên an ninh đang tươi cười chia sẻ với giáo dân thì các bố lại đề là ông Quận Trưởng Công an! Chắc các bố công an thích lắm!”. Chúng tôi chỉ cười cho sự nhầm lẫn dễ thương này.
Buổi chiều tối, chúng tôi thấy có 8 linh mục đồng tế. Thế là rõ! Thế là vấn đề nhà đất của giáo xứ đang nghiêm trọng hơn đấy! Vì ai chả biết đối với những người có đức tin, hễ vấn đề khó khăn hơn, gai góc hơn là họ quyết tâm hơn, tối sớm họ cầu nguyện nhiều hơn và tha thiết hơn!
Ngay mở đầu thánh lễ, linh mục Giuse Trịnh Ngọc Hiên, là Bề trên và là Chính xứ Thái Hà, nói giọng cương quyết: “Lời Chúa hôm nay nói chúng ta đừng sợ! Chúng ta đừng sợ sống thánh thiện! Chúng ta đừng sợ sống theo công lý. Chúng ta đừng sợ vì có Chúa ở cùng chúng ta. Chúng ta đừng sợ vì bao nhiêu con người trong ngoài nước đang hướng về chúng ta, đang hiệp thông cầu nguyện với chúng ta!”.
Lễ xong họ lại rước tượng Đức Mẹ ra hiện trường cầu nguyện. Họ đi hàng đôi rất trật tự. Không ai đi lễ chiều mà không ở lại tham gia cầu nguyện. Cả một số ông bà cụ đi xe lăn ra thông công. Một ông đến từ Hàng Bột nói: “Mình chỉ còn trông cậy vào Chúa thôi anh ạ. Bên xứ Hàng Bột tôi, cái Nhà Thờ Đổ và nhà thờ Vạn Phúc đấy. Cha Cương cũng mệt mỏi lắm mà chưa ăn thua gì. Đất bây giờ còn hơn vàng. Chúng nó ăn chia từ phường trở lên cả rồi! Mình chỉ còn biết trông cậy vào Chúa thôi anh ạ.”
Hôm nay nhiều người còn mang theo thánh giá, hoa và nến. Kết thúc giờ cầu nguyện, nhiều thánh giá đã được treo trên bờ rào kẽm gai. Lát sau ở mấy chỗ chúng tôi nghe được một vài người nói: “Chúa phải ở nơi trong sáng, phải ở trong nhà thờ mới linh thiêng chứ, đưa Chúa ra bờ rào là thế nào?” Nghe là biết ngay cái giọng ấy là giọng nào và của ai! Giáo dân già trẻ đốp chát lại: “Chúa ở khắp mọi nơi, Chúa từ trời xuống thế nhập thể làm người, cùng vui, cùng buồn, cùng sướng, cùng khổ, cùng bị oan ức, cùng chịu áp bức bất công vói con người”. Một ông khác thêm vào: “Có ngày nào mà Chúa không chịu ra toà không chịu đóng đinh đâu!”
Lòng dân đã phẫn uất. Lửa đấu tranh cho công lý đã được thắp. Ai nào có thể dập tắt được. Một người nói với một nhóm các ông bà: “Sao dân Thái Hà các vị hiền thế! Ở Thanh Hoá chúng tôi đấu tranh lấy đất ở quảng trường khu vực trước nhà thờ, chính quyền mang các loại xe thi công và cảnh sát súng ống tới, bà con chúng tôi chỉ mang quan tài đặt đấy và nằm đấy, thế mà chúng tôi lấy được đất đấy!”.
Một ông khác từ Phùng Khoang ra nói: Bên Hà Đông mấy hôm nay giáo dân cũng đang đấu tranh đòi đất. Dân cũng đang xuống đường cầu nguyện. Chúng tôi không biết chuyện hai nơi này thực hư thế nào. Chúng tôi sẽ kiểm chứng xem truyện Thanh Hóa và Phùng Lhoang xẩy ra sao vào những ngày tới.
Kết thúc giờ cầu nguyện, trên đường về một linh mục gặp một nhóm cụ bà đang đứng ở gốc cây và một số các cụ khác đang tiếp tục lọ mọ ôm chăn chiếu đến hiện trường yêu cầu các cụ không ngủ đêm ở đây. Nhưng các cụ dứt khoát không chịu. Linh mục bảo các cụ ngủ ở đây không an toàn. Nắng mưa sương gió hút xách giật dọc.
Các cụ trả lời: “Cha an tâm, chúng con ngủ có xe công an bảo vệ hai đầu đường. An toàn lắm cha ạ!” Câu nói của các bà nghe vui nhưng nghe sao mà chua xót!
Hôm nay số người tham gia canh thức đông hơn hôm qua. Sau buổi cầu nguyện, đêm lạnh lại về... lại chăn màn ngoài trời, một đêm nơi thành thị, nhưng mà cảnh tang thương hoang dã, đầu thế lòng tôi có cảm nhận rằng tấm lòng của những người nơi đây đang được sưởi ấm bằng một thần lực linh thiêng và vô cùng ấm áp nào đó...