“Sự rộng mở đối với tính siêu việt là một bảo đảm của nhân phẩm”
NEW YORK (Zenit.org).-Bài phát biểu của Tổng Giám Mục Dominique Mamberti hôm thứ Sáu 5/10 trước khoá họp khoáng đại của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, về vai trò tôn giáo trong cố gắng cho hoà bình.
* * *
Phát Biểu của Tổng Giám Mục Dominique Mamberti
Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh
Phiên họp thứ 22 hóa hợp Khoáng Đại Liên-Hiệp-Quốc
Cuộc đối thoại cấp cao về sự Hiểu Biết và Hợp Tác cho Hoà Bình liên tôn giáo và liên văn hóa
Thưa Chủ Tịch,
Ba lần trong hai thập niên cuối cùng, các nhà lãnh đạo tôn giáo thế giới đã qui tụ, theo lời mời của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, tại thành Assisi, thành phố Thánh Francis, một nhân vật được nhiều người công nhận là tiêu biểu của sự hoà giải và tình huynh đệ.
Ở đó các vị đã cầu nguyện và cống hiến một minh chứng chung cho hoà bình. Trong năm 1986, các vị đã suy tư về gốc rễ hoà bình trong nguồn gốc và vận mạng chung của nhân loại. Trong năm 1993, các vị đã nhấn mạnh, cách riêng, xử dụng bạo lực nhân danh tôn giáo là một điều xúc phạm tới Thiên Chúa. Tháng Giêng 2002, sau ngày 9/11, các vị tái khẳng định sự bạo lực và nạn khủng bố thì mâu thuẩn với tôn giáo đích thực. Trong những lời mới đây của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, Assisi nói với chúng ta rằng sự trung thành với những xác tín tôn giáo của mình không được diễn tả trong bạo lực và bất khoan dung, nhưng trong sự tôn trọng chân thành đối với những kẻ khác, trong sự đối thoại và trong sự công bố kêu gọi tới quyền tự do và lý trí đang khi vẫn dấn thân cho hòa bình và hoà giải.
Tôn giáo như là một yếu tố của hoà bình.
Tôn giáo, trên thực tế, thiết yếu là một sứ giả hoà bình.
Việc xử dụng bạo lực không thể đổ cho tôn giáo vì là tôn giáo, nhưng cho những hạn chế văn hóa mà trong đó tôn giáo được sống và được phát triển trong thời gian. Ví dụ, điều ai cũng biết là, trong lịch sử mới đây, các nhà lãnh đạo chính trị đã thỉnh thoảng thao túng căn tính tôn giáo và một số phong trào quốc gia đã dùng những sự khác biệt tôn giáo để thu thập sự ủng hộ cho những sự nghiệp của mình. Tôn giáo cũng được sử dụng như một phương tiện truyền bá sự phản đối dữ dội khi nhà nước thiếu sót trong việc cung cấp sự phát triển và công lý cho con dân mình và đã bít những kênh bất đồng khác.
Tuy nhiên, những truyền thống lịch sử của sư sáng suốt thiêng liêng, của thuyết khổ hạnh và sự phục vụ, góp phần hướng dẫn lòng sốt sắng tôn giáo xa bạo lực và tới sự thiện của xã hội lớn hơn. Suy tư thần học bắt những quan điểm có khuynh hướng quá khích khuất phục sự phê phán. Câu hỏi triết học và sự uyên bác lịch sử giúp tôn giáo đào sâu sự tìm kiếm chân lý và chứng tỏ sự hữu lý của nó, như vậy dễ dàng hoá sự đối thoại và củng cố ảnh hưởng của tôn giáo trong việc xây dựng hòa bình và trong xã hội nói chung
Thưa Chủ Tịch,
Không thể có hoà bình mà không có sự hiểu biết và hợp tác giữa các tôn giáo. Không thể có sự hiểu biết và hợp tác giữa các tôn giáo mà không có tự do tín ngưỡng.
Sư bảo tồn và cổ võ quyền tự do tôn giáo cho mọi người đòi hỏi hành động quốc gia và trách nhiệm tôn giáo.
Vai trò các thẩm quyền chính trị
Các quốc gia và những Tổ Chức Quốc Tế được kêu gọi cố kết với và tăng cường những nguyên tắc của Tuyên Bố Chung về Nhân Quyền và những dụng cụ quốc tế tương tự, như “Tuyên Bố về sự Loại trừ Mọi Hình Thức Bất khoan Dung và Kỳ Thị Dựa trên Tôn Giáo và Tín Ngưỡng.”
Sự thực thi trọn vẹn quyền tự do tôn giáo dựa trên sự tôn trọng lý trí nhân bản và khả năng của nó hiểu biết chân lý; quyền tự do tôn giáo bảo đảm sự rộng mở đầu óc cho tính siêu việt như là một bảo đảm cần thiết của nhân phẩm; quyền đó cho phép mọi tôn giáo công khai bày tỏ căn tính của mình, không bị áp bức che giấu hay giả hình. Quyền tự do tôn giáo bao gòm quyển quảng bá đức tin của mình và quyền thay đổi đức tin ấy. Việc tôn trọng tự do tôn giáo phải vạch mặt sự giả vờ của một số tên khủng bố minh chứng những hành động phi lý của mình trên những nền tảng tôn giáo.
Nếu bạo lực còn nảy lên giữa các nhóm tôn giáo, phải ủng hộ những chương trình chống -xúi giục trong xã hội dân sự, cách riêng khi những chương trình này là do sáng kiến của những nhóm địa phương trong những liên-minh giao lưu-tôn giáo. Những sinh hoạt chống xúi - giục gòm có sự giáo dục, sự động viên các nhà lãnh đạo tôn giáo, những phong trào quần chúng chống sự tuyên truyền hận thù và những hành động công khai khác toan tính xúi giục sự bao lục đảng phái. Những thiểu số tôn giáo đừng yêu sách sự bảo vệ hay địa vị riêng biệt, bao lâu quyền tự do tín ngưỡng của họ được bảo đảm đầy đủ và họ không bị kỳ thị vì nền tảng tôn giáo. Trên thực tế, họ được hưởng cũng những quyền công dân như toàn dân và những phần tử của tôn giáo đa số, ví dụ, về việc xây cất và sửa chữa những nơi thờ phượng.
Những trách nhiệm liên tôn giáo
Thưa chủ tịch
Những sự qui tụ quốc tế hữu hiệu cấp cao của những người lãnh đạo tôn giáo nhằm cầu nguyện và cổ võ hoà bình nên được tái diễn trên những cấp bậc quốc gia và địa phương. Trên thực tế, sự cầu nguyện và những ý lành là đích thực chỉ khi những sự đó chuyển dịch thành những cử chỉ thực tế trên mọi cấp bậc.
Nếu các tôn giáo muốn xây dựng hòa bình, thì phải dạy sự tha thứ. Trên thực tế, không có hoà bình mà không có công lý, và không có công lý mà không có sự tha thứ.
Những cộng đồng tôn giáo cũng có thể thực hiện một sự đóng góp tích cực cho hoà bình bằng cách giáo dục những phần tử của mình trong những huấn giáo của họ về hoà bình và tình liên đới.
Sự cổ võ những chương trình liên tôn giáo tập trung trên sự hợp tác phát triển, cũng có thể nuôi dưỡng sự đối thoại và thực hiện những đóng góp có ý nghĩa cho sự kiến tạo hoà bình trong những xã hội bị xung đột dày vò, bằng cách hành dộng với những nhóm địa phương trong việc phòng ngừa -sự xúi giục, việc giáo dục hoà bình và bất bạo động, việc biến đổi xung đột và việc hiệp thương.
Thưa Chủ Tịch,
Trong một thời điểm khi cái gọi là sự va chạm mạnh các nền văn minh rộ lên trong một số miền, các tôn giáo có một vai trò đặc biệt phải đóng trong những con đường mới sáng rực tới hoà bình, trong sự hợp nhấp với nhau và trong sự hợp tác với những nước và những tổ chức quốc tế. Muốn trao quyền hành cho các tôn giáo chấp hành trọn vẹn vai trò này, tất cả chúng ta phải làm việc chung để bảo đảm rằng quyền tự do tôn giáo được công nhận, được bảo tồn và được nuôi dưỡng bởi mọi người và ở khắp nơi. Nếu sự đối thoại cấp cao này mang kết quả, sứ điệp chúng ta hôm nay phải thoát ra ngoài những giới hạn của căn phòng này hầu đạt được và chạm tới mỗi một và tất cả mọi người và cộng đồng người tín hữu khắp thế giới.
Xin cám ơn, ngài Chủ Tịch
NEW YORK (Zenit.org).-Bài phát biểu của Tổng Giám Mục Dominique Mamberti hôm thứ Sáu 5/10 trước khoá họp khoáng đại của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, về vai trò tôn giáo trong cố gắng cho hoà bình.
* * *
Phát Biểu của Tổng Giám Mục Dominique Mamberti
Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh
Phiên họp thứ 22 hóa hợp Khoáng Đại Liên-Hiệp-Quốc
Cuộc đối thoại cấp cao về sự Hiểu Biết và Hợp Tác cho Hoà Bình liên tôn giáo và liên văn hóa
Thưa Chủ Tịch,
Ba lần trong hai thập niên cuối cùng, các nhà lãnh đạo tôn giáo thế giới đã qui tụ, theo lời mời của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, tại thành Assisi, thành phố Thánh Francis, một nhân vật được nhiều người công nhận là tiêu biểu của sự hoà giải và tình huynh đệ.
Ở đó các vị đã cầu nguyện và cống hiến một minh chứng chung cho hoà bình. Trong năm 1986, các vị đã suy tư về gốc rễ hoà bình trong nguồn gốc và vận mạng chung của nhân loại. Trong năm 1993, các vị đã nhấn mạnh, cách riêng, xử dụng bạo lực nhân danh tôn giáo là một điều xúc phạm tới Thiên Chúa. Tháng Giêng 2002, sau ngày 9/11, các vị tái khẳng định sự bạo lực và nạn khủng bố thì mâu thuẩn với tôn giáo đích thực. Trong những lời mới đây của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, Assisi nói với chúng ta rằng sự trung thành với những xác tín tôn giáo của mình không được diễn tả trong bạo lực và bất khoan dung, nhưng trong sự tôn trọng chân thành đối với những kẻ khác, trong sự đối thoại và trong sự công bố kêu gọi tới quyền tự do và lý trí đang khi vẫn dấn thân cho hòa bình và hoà giải.
Tôn giáo như là một yếu tố của hoà bình.
Tôn giáo, trên thực tế, thiết yếu là một sứ giả hoà bình.
Việc xử dụng bạo lực không thể đổ cho tôn giáo vì là tôn giáo, nhưng cho những hạn chế văn hóa mà trong đó tôn giáo được sống và được phát triển trong thời gian. Ví dụ, điều ai cũng biết là, trong lịch sử mới đây, các nhà lãnh đạo chính trị đã thỉnh thoảng thao túng căn tính tôn giáo và một số phong trào quốc gia đã dùng những sự khác biệt tôn giáo để thu thập sự ủng hộ cho những sự nghiệp của mình. Tôn giáo cũng được sử dụng như một phương tiện truyền bá sự phản đối dữ dội khi nhà nước thiếu sót trong việc cung cấp sự phát triển và công lý cho con dân mình và đã bít những kênh bất đồng khác.
Tuy nhiên, những truyền thống lịch sử của sư sáng suốt thiêng liêng, của thuyết khổ hạnh và sự phục vụ, góp phần hướng dẫn lòng sốt sắng tôn giáo xa bạo lực và tới sự thiện của xã hội lớn hơn. Suy tư thần học bắt những quan điểm có khuynh hướng quá khích khuất phục sự phê phán. Câu hỏi triết học và sự uyên bác lịch sử giúp tôn giáo đào sâu sự tìm kiếm chân lý và chứng tỏ sự hữu lý của nó, như vậy dễ dàng hoá sự đối thoại và củng cố ảnh hưởng của tôn giáo trong việc xây dựng hòa bình và trong xã hội nói chung
Thưa Chủ Tịch,
Không thể có hoà bình mà không có sự hiểu biết và hợp tác giữa các tôn giáo. Không thể có sự hiểu biết và hợp tác giữa các tôn giáo mà không có tự do tín ngưỡng.
Sư bảo tồn và cổ võ quyền tự do tôn giáo cho mọi người đòi hỏi hành động quốc gia và trách nhiệm tôn giáo.
Vai trò các thẩm quyền chính trị
Các quốc gia và những Tổ Chức Quốc Tế được kêu gọi cố kết với và tăng cường những nguyên tắc của Tuyên Bố Chung về Nhân Quyền và những dụng cụ quốc tế tương tự, như “Tuyên Bố về sự Loại trừ Mọi Hình Thức Bất khoan Dung và Kỳ Thị Dựa trên Tôn Giáo và Tín Ngưỡng.”
Sự thực thi trọn vẹn quyền tự do tôn giáo dựa trên sự tôn trọng lý trí nhân bản và khả năng của nó hiểu biết chân lý; quyền tự do tôn giáo bảo đảm sự rộng mở đầu óc cho tính siêu việt như là một bảo đảm cần thiết của nhân phẩm; quyền đó cho phép mọi tôn giáo công khai bày tỏ căn tính của mình, không bị áp bức che giấu hay giả hình. Quyền tự do tôn giáo bao gòm quyển quảng bá đức tin của mình và quyền thay đổi đức tin ấy. Việc tôn trọng tự do tôn giáo phải vạch mặt sự giả vờ của một số tên khủng bố minh chứng những hành động phi lý của mình trên những nền tảng tôn giáo.
Nếu bạo lực còn nảy lên giữa các nhóm tôn giáo, phải ủng hộ những chương trình chống -xúi giục trong xã hội dân sự, cách riêng khi những chương trình này là do sáng kiến của những nhóm địa phương trong những liên-minh giao lưu-tôn giáo. Những sinh hoạt chống xúi - giục gòm có sự giáo dục, sự động viên các nhà lãnh đạo tôn giáo, những phong trào quần chúng chống sự tuyên truyền hận thù và những hành động công khai khác toan tính xúi giục sự bao lục đảng phái. Những thiểu số tôn giáo đừng yêu sách sự bảo vệ hay địa vị riêng biệt, bao lâu quyền tự do tín ngưỡng của họ được bảo đảm đầy đủ và họ không bị kỳ thị vì nền tảng tôn giáo. Trên thực tế, họ được hưởng cũng những quyền công dân như toàn dân và những phần tử của tôn giáo đa số, ví dụ, về việc xây cất và sửa chữa những nơi thờ phượng.
Những trách nhiệm liên tôn giáo
Thưa chủ tịch
Những sự qui tụ quốc tế hữu hiệu cấp cao của những người lãnh đạo tôn giáo nhằm cầu nguyện và cổ võ hoà bình nên được tái diễn trên những cấp bậc quốc gia và địa phương. Trên thực tế, sự cầu nguyện và những ý lành là đích thực chỉ khi những sự đó chuyển dịch thành những cử chỉ thực tế trên mọi cấp bậc.
Nếu các tôn giáo muốn xây dựng hòa bình, thì phải dạy sự tha thứ. Trên thực tế, không có hoà bình mà không có công lý, và không có công lý mà không có sự tha thứ.
Những cộng đồng tôn giáo cũng có thể thực hiện một sự đóng góp tích cực cho hoà bình bằng cách giáo dục những phần tử của mình trong những huấn giáo của họ về hoà bình và tình liên đới.
Sự cổ võ những chương trình liên tôn giáo tập trung trên sự hợp tác phát triển, cũng có thể nuôi dưỡng sự đối thoại và thực hiện những đóng góp có ý nghĩa cho sự kiến tạo hoà bình trong những xã hội bị xung đột dày vò, bằng cách hành dộng với những nhóm địa phương trong việc phòng ngừa -sự xúi giục, việc giáo dục hoà bình và bất bạo động, việc biến đổi xung đột và việc hiệp thương.
Thưa Chủ Tịch,
Trong một thời điểm khi cái gọi là sự va chạm mạnh các nền văn minh rộ lên trong một số miền, các tôn giáo có một vai trò đặc biệt phải đóng trong những con đường mới sáng rực tới hoà bình, trong sự hợp nhấp với nhau và trong sự hợp tác với những nước và những tổ chức quốc tế. Muốn trao quyền hành cho các tôn giáo chấp hành trọn vẹn vai trò này, tất cả chúng ta phải làm việc chung để bảo đảm rằng quyền tự do tôn giáo được công nhận, được bảo tồn và được nuôi dưỡng bởi mọi người và ở khắp nơi. Nếu sự đối thoại cấp cao này mang kết quả, sứ điệp chúng ta hôm nay phải thoát ra ngoài những giới hạn của căn phòng này hầu đạt được và chạm tới mỗi một và tất cả mọi người và cộng đồng người tín hữu khắp thế giới.
Xin cám ơn, ngài Chủ Tịch