Huế, Việt Nam (7/10/2007) - Ngôi Nhà Thờ 100 tuổi được xây dựng từ năm 1907 có tên gọi cổ kính: Thánh đường Thánh Mẫu Môi Khôi thuộc Giáo xứ An Vân, Huế, đã sáng rực lên bởi ánh sáng mặt Trời và ánh Trăng mùa thu chiếu vào trong 3 ngày Lễ hội được giáo dân tại đây tổ chức từ ngày 5 đến ngày 7/10/2007 để mừng bổn mạng Ðức Bà Môi Khôi.
Ðây là sự kiện đặc biệt không chỉ cho Giáo dân Giáo xứ An Vân mà còn cho Giáo phận Huế vì nó để lại cho hậu thế một di sản thiêng liêng vô cùng quý báu. Ðức Tổng Giám Mục Huế Têphanô Nguyễn Như Thể đã nói trong Thánh Lễ đồng tế Tạ ơn 100 năm Thánh đường Thánh Mẫu Môi Khôi cách Kinh đô Huế 8 kilômét về phía Tây Nam.
Hôm 7/10/2007, Giáo Hội đã mừng Kính lễ Ðức Mẹ Mân Côi, Linh mục Phêrô Phan Xuân, Thanh Quản xứ An Vân, đã dâng Thánh lễ để kính nhớ Tổ Tiên Ông Bà. Ngài đã nhận xét rằng, từ ngôi Thánh Ðường cổ kính này đã sinh ra cho Giáo Hội 24 Linh mục và hàng chục Tu Sĩ nam nữ trong và ngoài nước. Với bộ giàn trò bằng gỗ Lim được mua của Triều Ðình Huế sau trận Bão năm Giáp Thìn, Bão đã làm sụp đổ tất cả nhà cửa trong Thành Nội Huế.
Mặt tiền nhà thờ Cha Thanh đã cho phục hồi và sơn lại hình dáng nguyên thuỷ là lối kiến trúc kiểu tam quan đình làng nhưng cao đến đỉnh Thánh Giá là 15 mét, được trang trí hoa văn bằng sành sứ trên các đường viền và các câu đối bằng chữ Hán.
Cha Thanh, 60 tuổi là một trong 3 thư ký của hội đồng Giám mục Việt Nam đã giới thiệu về ngôi Thánh Ðường dáng xưa kiểu nhà Rường cho hàng trăm du khách viếng Huế, đặc biệt hôm 5/10/2007 gần 500 lương dân các làng lân cận như An Hoà Thượng, Bổn Trì, Bổn Phổ, An Vân, được mời đến tham dự các món ăn dân dã của Chợ Quê tại Giáo xứ An Vân. Ngoài ra, khách được mời tham quan Thánh đường để qua đó họ được nghe Lời Chúa, biết được Ðức Bà Mân Côi qua các Mầu Nhiệm: Vui, Thương, Sáng, Mừng được khắc trên Quả Chuông Nam.
Sau đó, Hôm 6/10/2007, 2 Ðức Giám Mục, 50 Linh mục cùng 650 nam nữ Tu Sĩ và Giáo dân đã tham dự Thánh Lễ đồng tế tạ ơn 100 năm Thánh Ðường Thánh Mẫu Môi Khôi.
Ðức Tổng Giám Mục Huế đã giảng trong Thánh Lễ rằng:''Kinh Mân Côi là kinh của Hoà bình vì nó đem lại sự bình an nơi người cầu nguyện và tạo điều kiện cho họ đón nhận và cảm nhận tận đáy lòng để gieo vãi ra xung quanh sự Hoà bình đích thực, vốn là quà tặng của Chúa Phục Sinh.
Ðược biết, Giáo xứ An Vân được thành lập vào cuối thế kỷ 18 dưới thời nhà Trịnh cai trị Huế (1775-1786). Nhà Thờ An Vân cũng như tất cả các Nhà Thờ Công Giáo tại Việt Nam đều bị triệt hạ bình địa vì quan quân Nhà Trịnh Phá Ðạo, rồi đến Vua Tây Sơn Cảnh Thịnh bách hại đạo Công Giáo năm 1798-1801, chính lúc nầy Ðức Mẹ đã hiện ra tại La Vang (1798) để an ủi con cái. Làng An Vân có nghĩa là làng được an cư lạc nghiệp dưới bóng Mây của Trời Xanh.
Ðây là sự kiện đặc biệt không chỉ cho Giáo dân Giáo xứ An Vân mà còn cho Giáo phận Huế vì nó để lại cho hậu thế một di sản thiêng liêng vô cùng quý báu. Ðức Tổng Giám Mục Huế Têphanô Nguyễn Như Thể đã nói trong Thánh Lễ đồng tế Tạ ơn 100 năm Thánh đường Thánh Mẫu Môi Khôi cách Kinh đô Huế 8 kilômét về phía Tây Nam.
Hôm 7/10/2007, Giáo Hội đã mừng Kính lễ Ðức Mẹ Mân Côi, Linh mục Phêrô Phan Xuân, Thanh Quản xứ An Vân, đã dâng Thánh lễ để kính nhớ Tổ Tiên Ông Bà. Ngài đã nhận xét rằng, từ ngôi Thánh Ðường cổ kính này đã sinh ra cho Giáo Hội 24 Linh mục và hàng chục Tu Sĩ nam nữ trong và ngoài nước. Với bộ giàn trò bằng gỗ Lim được mua của Triều Ðình Huế sau trận Bão năm Giáp Thìn, Bão đã làm sụp đổ tất cả nhà cửa trong Thành Nội Huế.
Mặt tiền nhà thờ Cha Thanh đã cho phục hồi và sơn lại hình dáng nguyên thuỷ là lối kiến trúc kiểu tam quan đình làng nhưng cao đến đỉnh Thánh Giá là 15 mét, được trang trí hoa văn bằng sành sứ trên các đường viền và các câu đối bằng chữ Hán.
Cha Thanh, 60 tuổi là một trong 3 thư ký của hội đồng Giám mục Việt Nam đã giới thiệu về ngôi Thánh Ðường dáng xưa kiểu nhà Rường cho hàng trăm du khách viếng Huế, đặc biệt hôm 5/10/2007 gần 500 lương dân các làng lân cận như An Hoà Thượng, Bổn Trì, Bổn Phổ, An Vân, được mời đến tham dự các món ăn dân dã của Chợ Quê tại Giáo xứ An Vân. Ngoài ra, khách được mời tham quan Thánh đường để qua đó họ được nghe Lời Chúa, biết được Ðức Bà Mân Côi qua các Mầu Nhiệm: Vui, Thương, Sáng, Mừng được khắc trên Quả Chuông Nam.
Sau đó, Hôm 6/10/2007, 2 Ðức Giám Mục, 50 Linh mục cùng 650 nam nữ Tu Sĩ và Giáo dân đã tham dự Thánh Lễ đồng tế tạ ơn 100 năm Thánh Ðường Thánh Mẫu Môi Khôi.
Ðức Tổng Giám Mục Huế đã giảng trong Thánh Lễ rằng:''Kinh Mân Côi là kinh của Hoà bình vì nó đem lại sự bình an nơi người cầu nguyện và tạo điều kiện cho họ đón nhận và cảm nhận tận đáy lòng để gieo vãi ra xung quanh sự Hoà bình đích thực, vốn là quà tặng của Chúa Phục Sinh.
Ðược biết, Giáo xứ An Vân được thành lập vào cuối thế kỷ 18 dưới thời nhà Trịnh cai trị Huế (1775-1786). Nhà Thờ An Vân cũng như tất cả các Nhà Thờ Công Giáo tại Việt Nam đều bị triệt hạ bình địa vì quan quân Nhà Trịnh Phá Ðạo, rồi đến Vua Tây Sơn Cảnh Thịnh bách hại đạo Công Giáo năm 1798-1801, chính lúc nầy Ðức Mẹ đã hiện ra tại La Vang (1798) để an ủi con cái. Làng An Vân có nghĩa là làng được an cư lạc nghiệp dưới bóng Mây của Trời Xanh.