Tham luận của Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc

Tự do tôn giáo là “chiếc cầu nối” giữa các quyền con nguời, đó là lời nhận xét của Đức Cha Silvano Tomasi, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh bên cạnh Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế ở Genève.

Đức Cha Tomasi đã tham luận vào ngày 14/9 trong khóa họp IV của Hội Đồng Nhân Quyền, khóa họp sẽ được kéo dài đến 28/9 tại trụ sở của LHQ ở Genève.

Ngài thừa nhận rằng ngày nay có một khuynh hướng phổ biến cho rằng “ cộng đồng quốc tế phải đương đầu với nhiệm vụ khó khăn này : nó hệ tại ở việc chú tâm đến những điều như tự do tôn giáo, tự do diễn đạt, lòng tôn trọng các niềm tin và những xác tín tôn giáo và không tôn giáo, sự vu khống tôn giáo và những thành viên của một tôn giáo”. Ngài tin rằng “ tự do tôn giáo có thể dùng như yếu tố tổng hợp, cầu nối, giữa các phạm trù nhân quyền khác nhau”.

Ngài cho thấy: “Việc tuyên xưng một tôn giáo cách công khai hay riêng tư là một sự tự do tham dự cách hiệu quả không chỉ trong lãnh vực quyền dân sự và chính trị, và do đó được nối kết với tự do tư tưởng, diễn đạt và tín ngưỡng, nhưng còn cả trong lãnh vực quyền kinh tế, xã hội và văn hóa”.

Ngài nói tiếp : người ta thừa nhận kiểu liên kết này “trong khả năng tự tổ chức của các tôn giáo, trong hoạt động bác ái của mỗi thành viên của các cộng đoàn đức tin và trong các hình thức liên đới được định hướng cách tiến bộ bởi các thể chế tôn giáo trong các lãnh vực sức khỏe, giáo dục và đào tạo”.

“ Sự hiện diện và ảnh hưởng của các tồn giáo lớn trên thế giới thường thường đã là một phương tiện nhằm siêu vượt các giới hạn chủ quan của trật tự pháp lý thực chứng bằng những chuẩn mực khách quan phục vụ công ích của tất cả nhân loại”.

Theo vị Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh, nhìn nhận cho tự do tôn giáo vai trò đảm bảo của nó trong mối liên quan hỗ tương giữa các quyền căn bản đa dạng giả thiết rằng “các chính quyền canh chừng sao cho việc tuyên xưng một tôn giáo không giới hạn quyền được tham dự vào các quyền dân sự hay chính trị và thể chế, cũng không bị sử dụng để chối bỏ nơi các cá nhân hay cộng đồng quyền tham dự vào các quyền kinh tế, xã hội hay văn hóa”.

“ Các nguyên tắc và quy luật chi phối việc bảo vệ các quyền căn bản của con người, nhờ Hội Đồng Nhân Quyền và những nỗ lực của nó nhằm đề nghị những thủ tục và những cơ chế đúng đắn, đều ở trong một tiến trình củng cố và đều cho thấy rằng tự do tôn giáo và tự do diễn đạt không hề đối lập nhau : cả hai sự tự do này đều thuộc về khả năng trí tuệ của riêng nhân vị con nguời và hành động của họ trong phạm vi riêng tư hay công cộng.”

Đứng trước bối cảnh này, Hội Đồng phải cảm thấy bị chất vấn và phải “xem xét những đòi hỏi liên quan đến việc quy luật hóa dần dần hiện tuợng tôn giáo trước những truờng hợp phân biệt và vu không thực sự đối với tôn giáo và những thành viên của một tôn giáo”.

Những đòi hỏi này cho thấy rằng “hành động quốc tế và những sáng kiến của các Nhà Nước được mời gọi đảm bảo một sự quân bình đúng mức trong việc thực thi hai quyền này, và vì thế được mời gọi nhìn nhận rằng tự do diễn đạt một niềm tin tôn giáo, khi niềm tin đó là đích thực, mang một đặc tính công cộng, nó đóng góp vào sự liên kết xã hội và do đó, vào sự chung sống hòa bình giữa các dân tộc, thiểu số hay đa số, tin hay không tin, trong cùng một đất nước.”

Đức Cha Tomasi kết luận: Bối cảnh xã hội và chính trị thích hợp trong đó có thể thăng tiến và bảo vệ mọi quyền con người, “bao gồm cả quyền tuyên xưng một tôn giáo, thay đổi tôn giáo hay từ chối nó », do đó ngụ ý rằng « ngừoi ta chấp nhậ sự kiện rằng mọi quyền con nguời đều liên kết với nhau », và người ta chấp nhận rằng « những tiêu chuẩn quốc tế cần được thể hiện duới hình thức những quy định pháp lý cuqr quốc giq vì lợi ích của mỗi nhân vị, để bảo vệ họ và vì tự do của họ. »