Nhũng Ca Khúc Giáng Sinh Được Ưa Chuộng
CON NAI RUDOLPH MŨI ĐỎ
(RUDOLPH THE RED-NOSED REINDEER)
Năm 1938 khi cuộc đại khủng hoảng về kinh tế đang là vết thương trầm trọng trên khắp nước Mỹ và viễn ảnh về một tương lai sáng sủa hơn còn biền biệt ở chân trời thì anh chàng Bob May thấy những ngày trước lễ Giáng sinh đang tới đậm một màu ảm đạm. Là một nhân viên quảng cáo cho tiệm Montgomery Wards, sống bằng đồng lương rất khiêm tốn, anh cảm thấy kiệt lực và sắp đến hồi khánh tận. Vợ anh, Evelyn, sau hai năm dài chiến đấu với bệnh ung thư, sắp đến ngày thua cuộc. Họ nhìn nhau, người nọ đọc đuợc trong mắt người kia một nỗi thất vọng não nề. Đứa con gái của họ cũng nhận thấy có điều không ổn trong gia đình.
Vào một tối tháng chạp mùa đông lạnh, sau khi vào thăm mẹ đang nằm liệt giường, cô bé gái Barbara mới lên bốn tuổi sà vào lòng bố dõng dạc hỏi: “Tại sao mẹ con lại không giống mẹ mấy bé khác vậy?”
Làm sao có thể giải thích cho con gái hiểu được rằng người mẹ đau yếu của bé cũng muốn chơi đùa với bé, đọc chuyện cho bé nghe, và hơn hết, muốn được ở cạnh bé trong tất cả những giờ phút quan trọng trong đời? Làm sao có thể nói cho một cô gái ngây thơ như bé rằng bệnh tật và cái chết là một phần của đời sống này? Và mẹ của bé cũng mong mỏi đuợc như những người mẹ khác nhưng bệnh tật đã làm cho cả hai mẹ con không được hưỏng những giây phút gần gũi bên nhau? Làm sao có thể cho bé những câu trả lời bé muốn biết mà không làm tan nát trái tim nhỏ của bé?
Gió bấc thổi mạnh đập lạt xạt vào của sổ căn chung cư hai phòng ở Chicago, Bob May ôm chặt đứa con vào lòng và cố tìm câu trả lời cho con bé. Anh nhớ lại nỗi đau khổ phải chịu trong thời thơ ấu vì anh rất khác mọi người. Lúc đó anh là một cậu bé nhỏ thó, gầy còm, bị những đứa bé khác thường xuyên trêu chọc và gọi bằng những cái tên xấu xa mà anh chẳng bao giờ muốn nhớ lại. Ngay lúc đã vào trường đại học, con người anh cũng vẫn còn loắt choắt đến nỗi nhiều người vẫn tưởng lầm là một cậu bé.
Mặc dầu có cấp bằng đại học, nhưng vì tình trạng kinh tế trong nước đang trong tình trạng trì trệ nên May không thể kiếm được việc khá hơn cái công việc anh đang làm ở tiệm Wards, một việc dưới khả năng và kiến thức của anh. Vậy mà khi gặp được Evelyn và cưới nàng làm vợ anh cảm thấy mình như một ông hoàng. Lần đầu tiên trong đời anh có một nơi chốn trong để sống thoải mái không bị gò bó vì khuôn thước của con người. Đứa con gái chào đời cho anh một viễn ảnh lạc quan rằng thời gian tốt đẹp đang ló rạng ở chân trời. Nhưng rồi Evelyn mắc bệnh, cuộc chiến đấu chống lại bệnh ung thư đó không những làm hao mòn mọi năng lực của nàng mà cũng làm tiêu tan bao nhiêu tiền bạc hai người dành dụm được. Bob phải bán đi mọi vật dụng có giá trị trong nhà và sống trong cảnh chật vật thiếu thốn.
Nhưng trong cái đêm đông gió lạnh đó, mặc dầu có đủ lý do để than van, khóc lóc, Bob cũng muốn cho cho đứa con gái của anh hiểu rằng vẫn còn chút gì hy vọng, và dù có khác biệt vói người khác nhưng đó cũng chẳng phải là điều đáng hổ thẹn. Nhưng trên hết cả, anh muốn rằng bé lúc nào cũng đuợc yêu thương. Lấy kinh nghiệm bản thân trong quá khứ, anh tạo ra câu chuyện về một con nai có cái mũi đỏ, sáng và lớn. Và lúc cô bé Barbara lắng nghe, anh mô tả cho bé hay dưới hình thức một câu chuyện, cái nỗi khổ của những kẻ bị khinh khi là khác người, nhưng cả những niềm vui khi có ai đó khám phá ra địa vị đặc biệt của họ trên cõi đời này.
Bé Barbara rất thích thú nên sau đó đêm nào cũng đòi bố kể lại câu chuyện. Cứ mỗi lần kể lại, câu chuyện càng thêm sống động hơn, và con nai Rudolph không còn là một nhân vật tưởng tượng nữa mà cứ như là thành viên trong gia đình anh vậy. (Chuyện thuật rằng con nai Rudolph có cái mũi đỏ au và nhẵn bóng nhìn vào như thấy sáng lên chẳng khác một bóng đèn. Mọi nai khác thường cười nhạo và không chơi với nó. Nhưng rồi một chiều trước lễ giáng sinh trời âm u đầy sương mù, ông già Noel đến bảo nó: Rudolph, con có cái mũi sáng quá, con muốn hướng dẫn chiếc xe kéo quà giáng sinh cho ta đêm nay không? Thế là Rudolph không còn bị các nai khinh thường nữa mà lại được yêu mến, hoan hô.)
Không có tiền mua quà giáng sinh cho con năm đó, Bob định chép câu chuyện chú nai Rudolph vào một tập giấy và dùng tài khéo léo của một nghệ sĩ để minh họa các hình ảnh. Nhiều buổi tối, sau khi vợ con đã đi ngủ, Bob cặm cụi tỉ mỉ cố hoàn thành món quà độc nhất đó của anh cho đứa con. Nhưng thảm cảnh đã xảy đến với gia đình anh ngay trước lễ giáng sinh: Evelyn vợ anh gục ngã trước tử thần trong cuộc chiến đấu với bệnh ung thư.
Mặc dầu những trang cuối cùng của tập sách thấm đượm nước mắt, Bob nhất định không bỏ cuộc. Anh biết con gái hơn lúc nào hết cần có câu chuyện để nâng đỡ tinh thần. Anh cầu xin cho có đủ năng lực để hoàn thành dự tính đó. Và những cố gắng của anh đã được tưởng thưởng khi thấy đứa bé hớn hở vui cười với món quà là tập sách Chú Nai Rodolph Mũi Đỏ vào buổi sáng ngày lễ Giáng sinh năm đó.
Mặc dầu không có hứng thú muốn tham dự các lễ lạc gì nhưng mấy ngày sau đó Bob bắt buộc phải đến dự buổi liên hoan của nhân viên hãng Montgomery Wards. Mấy người đồng sự trong ban quảng cáo yêu cầu anh kể chuyện nhi đồng vào đêm đó. Tuy không thích, nhưng anh đem theo tập chuyện và khi đến lúc đã chỉ định, anh leo lên bục cao trước đám đông và đọc câu chuyện chú nai Rudolph. Sau những chuỗi cười mọi người đứng bật dậy để hoan hô anh và câu chuyện nhi đồng của anh bằng những tràng pháo tay rộn rã. Mọi người đều yêu thích chú nai Rudolph và muốn có một tập chuyện để đem về nhà.
Ong chủ hãng Montgomery Wards là Stewell Avery đánh hơi thấy hãng có thể có lợi nhơ câu chuyện chú nai đó. Trả cho anh chàng May đang túng thiếu và nợ nần một món tiền nhỏ tác quyền, ông cho in 10 ngàn bản chuyện chú nai Rudolph để gửi đến các tiệm Montgomery Wards trên toàn nước Mỹ kịp vào lễ giáng sinh năm 1939. Đáp ứng thật là khả quan, nên trong vòng 6 năm sau đó cứ mỗi đứa bé đến thăm ông già Noel tại tiệm thì được tặng một tập sách in câu chuyện chú nai của May.
Đến năm 1946 thì Montgomery Wards đã tặng ra 6 triệu bản chuyện Rudolph và các nhà xuất bản lớn tới tấp yêu cầu Stewell Avery cho phép in lại chuyện đó. Bằng một nghĩa cử cao đẹp chưa bao giờ thấy nơi một ông giám đốc, Avery trao trả lại bản quyền câu chuyện cho anh chàng Bob May. Một năm sau, nhờ sách được in ra ào ạt, anh trở thành một người gầu có.
Với câu chuyện đã trờ thành một best seller, nhiều món đồ chơi và sản phẩm dựa theo cốt truyện được sản xuất và trọn cuộc đời của anh chàng May trở thành khá giả chỉ nhờ vào một câu chuyện nhỏ anh kể cho đứa con gái. Anh tục huyền và có một gia đình mới đông vui hơn. Thế rồi người em rể cùa anh tên Johny Marks quyết định đem câu chuyện kể thành bài hát.
Marks là người đã viết nhạc cho nhiều ca sĩ thu thanh, hy vọng rằng ca sĩ lừng danh Bing Crosby sẽ thu âm bản nhạc Rudolph the Red-Nosed Reindeer cho mình. Khi Bing Crosby qua đời, Marks yêu cầu nữ ca sĩ Dinah Shore, nhưng nàng từ chối. Một số ca sĩ khác cũng được yêu cầu nhưng không ai chịu. Cuối cùng đến phiên anh chàng ca sĩ cao-bồi Gene Autry được mời. Marks nghĩ rằng Autry đang tìm một bài nào đó tiếp theo sau bản nhạc giáng sinh rất ăn khách “Here Come Santa Claus“. Và nữa, Autry lại thường hay ca những bản nhạc nhi đồng vì thiếu nhi là khán giả chính của ca sĩ này.
Giống như Crosby, Shore và các nghệ sĩ khác, Autry không thấy thích thú bản nhạc về chú nai. Anh mới tìm đuợc bản nhạc thiếu nhi “If It Doesnt Snow This Christmas“ và cảm thấy sẽ ăn khách hơn. Tuy biết chắc bản nhạc vừa nói rất hay và thích hợp cho thiếu nhi, nhưng Marks cứ năn nỉ Autry nghe thử bản nhạc Rudolph một lần nữa xem sao, hay có thể cho con nai một phần trong mặt B của đĩa nhạc cũng được.
Autry đem bản nhạc về nhà và hát cho vợ là Ina nghe, phàn nàn rằng đã có nhiều bài hát về con nai rồi. Ina thì lại nghĩ khác. Khi nàng nghe đến câu “Chúng không cho con nai tội nghiệp được chơi trò chơi nào với chúng ca nàng mủi lòng và bảo chồng nhận thu thanh bài hát đó.
Hãng dĩa Columbia muốn Autry thu thanh bốn bản nhạc phát hành vào dịp lễ Giáng sinh và bài “Rudolph” được chọn thu cuối cùng. Mấy tuần lễ sau đó Autry trình bày bản “Rudolph” tại cuộc thi đấu Madison Square Garden Rodeo và được mọi người hoan hô nhiệt liệt. Vậy là nhờ đám khán giả đấu bò ngưỡng mộ, bản nhạc con nai qua mặt cả ba bài nhạc giáng sinh kia trở thành một thành công lớn cho ca sĩ Autry khi phát hành năm 1949, nhảy lên đứng hàng thứ hai những dĩa hát bán chạy nhất, chỉ sau có bản “White Christmas”.
Đối với hàng chục triệu thiếu nhi đủ mọi lứa tuổi, qua sách vở, dĩa hát, truyền hình và phim ảnh, con nai Rudolph đã trở thành biểu tượng thế tục của mùa lễ Giáng sinh, chẳng khác gì ông già Noel vậy. Trong lúc có nhiều bài học có thể rút ra từ câu truyện kỳ thú này - chẳng hạn như phải có nghị lực để dù có khác người mình vẫn cứ là mình, hoặc khác người đôi khi cũng là điều may mắn - còn có một bài học lớn hơn nhiều do câu chuyện và bài hát đem lại nhưng thường bị lãng quên. Đó là: Khi ta chân thành trao tặng một món quà bằng cả trái tim yêu thương, món quà đó sẽ trở lại với ta và được nhân lên gấp bội quá điều ta mong mỏi. Với bài học đó, con nai giả tưởng Rudolph và gia đình anh May bằng xương bằng thịt, cứ như vẫn còn tồn tại sau hơn 6 thập niên khi câu chuyện được kể buổi ban đầu.
(viết theo Ace Collins)
Lời ca bản Rudolph the Red Nosed Reindeer
You know Dasher, and Dancer, and Prancer, and Vixen,
Comet, and Cupid, and Donner and Blitzen
But do you recall
The most famous reindeer of all.
Rudolph, the red-nosed reindeer had a very shiny nose
And if you ever saw it you would say it glows.
All of the other reindeer used to laugh and call him names
They never let poor Rudolph play in any reindeer games.
Then one foggy Christmas eve, Santa came to say:
“Rudolph with your nose so bright,
Wont you guide my sleigh tonight?”
Then all the reindeer loved him as they shouted out with glee,
Rudolph the red-nosed reindeer, youll go down in history!
CON NAI RUDOLPH MŨI ĐỎ
(RUDOLPH THE RED-NOSED REINDEER)
Năm 1938 khi cuộc đại khủng hoảng về kinh tế đang là vết thương trầm trọng trên khắp nước Mỹ và viễn ảnh về một tương lai sáng sủa hơn còn biền biệt ở chân trời thì anh chàng Bob May thấy những ngày trước lễ Giáng sinh đang tới đậm một màu ảm đạm. Là một nhân viên quảng cáo cho tiệm Montgomery Wards, sống bằng đồng lương rất khiêm tốn, anh cảm thấy kiệt lực và sắp đến hồi khánh tận. Vợ anh, Evelyn, sau hai năm dài chiến đấu với bệnh ung thư, sắp đến ngày thua cuộc. Họ nhìn nhau, người nọ đọc đuợc trong mắt người kia một nỗi thất vọng não nề. Đứa con gái của họ cũng nhận thấy có điều không ổn trong gia đình.
Vào một tối tháng chạp mùa đông lạnh, sau khi vào thăm mẹ đang nằm liệt giường, cô bé gái Barbara mới lên bốn tuổi sà vào lòng bố dõng dạc hỏi: “Tại sao mẹ con lại không giống mẹ mấy bé khác vậy?”
Làm sao có thể giải thích cho con gái hiểu được rằng người mẹ đau yếu của bé cũng muốn chơi đùa với bé, đọc chuyện cho bé nghe, và hơn hết, muốn được ở cạnh bé trong tất cả những giờ phút quan trọng trong đời? Làm sao có thể nói cho một cô gái ngây thơ như bé rằng bệnh tật và cái chết là một phần của đời sống này? Và mẹ của bé cũng mong mỏi đuợc như những người mẹ khác nhưng bệnh tật đã làm cho cả hai mẹ con không được hưỏng những giây phút gần gũi bên nhau? Làm sao có thể cho bé những câu trả lời bé muốn biết mà không làm tan nát trái tim nhỏ của bé?
Gió bấc thổi mạnh đập lạt xạt vào của sổ căn chung cư hai phòng ở Chicago, Bob May ôm chặt đứa con vào lòng và cố tìm câu trả lời cho con bé. Anh nhớ lại nỗi đau khổ phải chịu trong thời thơ ấu vì anh rất khác mọi người. Lúc đó anh là một cậu bé nhỏ thó, gầy còm, bị những đứa bé khác thường xuyên trêu chọc và gọi bằng những cái tên xấu xa mà anh chẳng bao giờ muốn nhớ lại. Ngay lúc đã vào trường đại học, con người anh cũng vẫn còn loắt choắt đến nỗi nhiều người vẫn tưởng lầm là một cậu bé.
Mặc dầu có cấp bằng đại học, nhưng vì tình trạng kinh tế trong nước đang trong tình trạng trì trệ nên May không thể kiếm được việc khá hơn cái công việc anh đang làm ở tiệm Wards, một việc dưới khả năng và kiến thức của anh. Vậy mà khi gặp được Evelyn và cưới nàng làm vợ anh cảm thấy mình như một ông hoàng. Lần đầu tiên trong đời anh có một nơi chốn trong để sống thoải mái không bị gò bó vì khuôn thước của con người. Đứa con gái chào đời cho anh một viễn ảnh lạc quan rằng thời gian tốt đẹp đang ló rạng ở chân trời. Nhưng rồi Evelyn mắc bệnh, cuộc chiến đấu chống lại bệnh ung thư đó không những làm hao mòn mọi năng lực của nàng mà cũng làm tiêu tan bao nhiêu tiền bạc hai người dành dụm được. Bob phải bán đi mọi vật dụng có giá trị trong nhà và sống trong cảnh chật vật thiếu thốn.
Nhưng trong cái đêm đông gió lạnh đó, mặc dầu có đủ lý do để than van, khóc lóc, Bob cũng muốn cho cho đứa con gái của anh hiểu rằng vẫn còn chút gì hy vọng, và dù có khác biệt vói người khác nhưng đó cũng chẳng phải là điều đáng hổ thẹn. Nhưng trên hết cả, anh muốn rằng bé lúc nào cũng đuợc yêu thương. Lấy kinh nghiệm bản thân trong quá khứ, anh tạo ra câu chuyện về một con nai có cái mũi đỏ, sáng và lớn. Và lúc cô bé Barbara lắng nghe, anh mô tả cho bé hay dưới hình thức một câu chuyện, cái nỗi khổ của những kẻ bị khinh khi là khác người, nhưng cả những niềm vui khi có ai đó khám phá ra địa vị đặc biệt của họ trên cõi đời này.
Bé Barbara rất thích thú nên sau đó đêm nào cũng đòi bố kể lại câu chuyện. Cứ mỗi lần kể lại, câu chuyện càng thêm sống động hơn, và con nai Rudolph không còn là một nhân vật tưởng tượng nữa mà cứ như là thành viên trong gia đình anh vậy. (Chuyện thuật rằng con nai Rudolph có cái mũi đỏ au và nhẵn bóng nhìn vào như thấy sáng lên chẳng khác một bóng đèn. Mọi nai khác thường cười nhạo và không chơi với nó. Nhưng rồi một chiều trước lễ giáng sinh trời âm u đầy sương mù, ông già Noel đến bảo nó: Rudolph, con có cái mũi sáng quá, con muốn hướng dẫn chiếc xe kéo quà giáng sinh cho ta đêm nay không? Thế là Rudolph không còn bị các nai khinh thường nữa mà lại được yêu mến, hoan hô.)
Không có tiền mua quà giáng sinh cho con năm đó, Bob định chép câu chuyện chú nai Rudolph vào một tập giấy và dùng tài khéo léo của một nghệ sĩ để minh họa các hình ảnh. Nhiều buổi tối, sau khi vợ con đã đi ngủ, Bob cặm cụi tỉ mỉ cố hoàn thành món quà độc nhất đó của anh cho đứa con. Nhưng thảm cảnh đã xảy đến với gia đình anh ngay trước lễ giáng sinh: Evelyn vợ anh gục ngã trước tử thần trong cuộc chiến đấu với bệnh ung thư.
Mặc dầu những trang cuối cùng của tập sách thấm đượm nước mắt, Bob nhất định không bỏ cuộc. Anh biết con gái hơn lúc nào hết cần có câu chuyện để nâng đỡ tinh thần. Anh cầu xin cho có đủ năng lực để hoàn thành dự tính đó. Và những cố gắng của anh đã được tưởng thưởng khi thấy đứa bé hớn hở vui cười với món quà là tập sách Chú Nai Rodolph Mũi Đỏ vào buổi sáng ngày lễ Giáng sinh năm đó.
Mặc dầu không có hứng thú muốn tham dự các lễ lạc gì nhưng mấy ngày sau đó Bob bắt buộc phải đến dự buổi liên hoan của nhân viên hãng Montgomery Wards. Mấy người đồng sự trong ban quảng cáo yêu cầu anh kể chuyện nhi đồng vào đêm đó. Tuy không thích, nhưng anh đem theo tập chuyện và khi đến lúc đã chỉ định, anh leo lên bục cao trước đám đông và đọc câu chuyện chú nai Rudolph. Sau những chuỗi cười mọi người đứng bật dậy để hoan hô anh và câu chuyện nhi đồng của anh bằng những tràng pháo tay rộn rã. Mọi người đều yêu thích chú nai Rudolph và muốn có một tập chuyện để đem về nhà.
Ong chủ hãng Montgomery Wards là Stewell Avery đánh hơi thấy hãng có thể có lợi nhơ câu chuyện chú nai đó. Trả cho anh chàng May đang túng thiếu và nợ nần một món tiền nhỏ tác quyền, ông cho in 10 ngàn bản chuyện chú nai Rudolph để gửi đến các tiệm Montgomery Wards trên toàn nước Mỹ kịp vào lễ giáng sinh năm 1939. Đáp ứng thật là khả quan, nên trong vòng 6 năm sau đó cứ mỗi đứa bé đến thăm ông già Noel tại tiệm thì được tặng một tập sách in câu chuyện chú nai của May.
Đến năm 1946 thì Montgomery Wards đã tặng ra 6 triệu bản chuyện Rudolph và các nhà xuất bản lớn tới tấp yêu cầu Stewell Avery cho phép in lại chuyện đó. Bằng một nghĩa cử cao đẹp chưa bao giờ thấy nơi một ông giám đốc, Avery trao trả lại bản quyền câu chuyện cho anh chàng Bob May. Một năm sau, nhờ sách được in ra ào ạt, anh trở thành một người gầu có.
Với câu chuyện đã trờ thành một best seller, nhiều món đồ chơi và sản phẩm dựa theo cốt truyện được sản xuất và trọn cuộc đời của anh chàng May trở thành khá giả chỉ nhờ vào một câu chuyện nhỏ anh kể cho đứa con gái. Anh tục huyền và có một gia đình mới đông vui hơn. Thế rồi người em rể cùa anh tên Johny Marks quyết định đem câu chuyện kể thành bài hát.
Marks là người đã viết nhạc cho nhiều ca sĩ thu thanh, hy vọng rằng ca sĩ lừng danh Bing Crosby sẽ thu âm bản nhạc Rudolph the Red-Nosed Reindeer cho mình. Khi Bing Crosby qua đời, Marks yêu cầu nữ ca sĩ Dinah Shore, nhưng nàng từ chối. Một số ca sĩ khác cũng được yêu cầu nhưng không ai chịu. Cuối cùng đến phiên anh chàng ca sĩ cao-bồi Gene Autry được mời. Marks nghĩ rằng Autry đang tìm một bài nào đó tiếp theo sau bản nhạc giáng sinh rất ăn khách “Here Come Santa Claus“. Và nữa, Autry lại thường hay ca những bản nhạc nhi đồng vì thiếu nhi là khán giả chính của ca sĩ này.
Giống như Crosby, Shore và các nghệ sĩ khác, Autry không thấy thích thú bản nhạc về chú nai. Anh mới tìm đuợc bản nhạc thiếu nhi “If It Doesnt Snow This Christmas“ và cảm thấy sẽ ăn khách hơn. Tuy biết chắc bản nhạc vừa nói rất hay và thích hợp cho thiếu nhi, nhưng Marks cứ năn nỉ Autry nghe thử bản nhạc Rudolph một lần nữa xem sao, hay có thể cho con nai một phần trong mặt B của đĩa nhạc cũng được.
Autry đem bản nhạc về nhà và hát cho vợ là Ina nghe, phàn nàn rằng đã có nhiều bài hát về con nai rồi. Ina thì lại nghĩ khác. Khi nàng nghe đến câu “Chúng không cho con nai tội nghiệp được chơi trò chơi nào với chúng ca nàng mủi lòng và bảo chồng nhận thu thanh bài hát đó.
Hãng dĩa Columbia muốn Autry thu thanh bốn bản nhạc phát hành vào dịp lễ Giáng sinh và bài “Rudolph” được chọn thu cuối cùng. Mấy tuần lễ sau đó Autry trình bày bản “Rudolph” tại cuộc thi đấu Madison Square Garden Rodeo và được mọi người hoan hô nhiệt liệt. Vậy là nhờ đám khán giả đấu bò ngưỡng mộ, bản nhạc con nai qua mặt cả ba bài nhạc giáng sinh kia trở thành một thành công lớn cho ca sĩ Autry khi phát hành năm 1949, nhảy lên đứng hàng thứ hai những dĩa hát bán chạy nhất, chỉ sau có bản “White Christmas”.
Đối với hàng chục triệu thiếu nhi đủ mọi lứa tuổi, qua sách vở, dĩa hát, truyền hình và phim ảnh, con nai Rudolph đã trở thành biểu tượng thế tục của mùa lễ Giáng sinh, chẳng khác gì ông già Noel vậy. Trong lúc có nhiều bài học có thể rút ra từ câu truyện kỳ thú này - chẳng hạn như phải có nghị lực để dù có khác người mình vẫn cứ là mình, hoặc khác người đôi khi cũng là điều may mắn - còn có một bài học lớn hơn nhiều do câu chuyện và bài hát đem lại nhưng thường bị lãng quên. Đó là: Khi ta chân thành trao tặng một món quà bằng cả trái tim yêu thương, món quà đó sẽ trở lại với ta và được nhân lên gấp bội quá điều ta mong mỏi. Với bài học đó, con nai giả tưởng Rudolph và gia đình anh May bằng xương bằng thịt, cứ như vẫn còn tồn tại sau hơn 6 thập niên khi câu chuyện được kể buổi ban đầu.
(viết theo Ace Collins)
Lời ca bản Rudolph the Red Nosed Reindeer
You know Dasher, and Dancer, and Prancer, and Vixen,
Comet, and Cupid, and Donner and Blitzen
But do you recall
The most famous reindeer of all.
Rudolph, the red-nosed reindeer had a very shiny nose
And if you ever saw it you would say it glows.
All of the other reindeer used to laugh and call him names
They never let poor Rudolph play in any reindeer games.
Then one foggy Christmas eve, Santa came to say:
“Rudolph with your nose so bright,
Wont you guide my sleigh tonight?”
Then all the reindeer loved him as they shouted out with glee,
Rudolph the red-nosed reindeer, youll go down in history!