Tin Vatican (Vat và CWN 29/11/2006) - Tổ chức khủng bố quốc tế Al Qaida của nhóm hồi giáo cực đoan đã cho đăng trên Mạng lưới Internet một bản văn lên tiếng cảnh cáo và hăm dọa chuyến viếng thăm Thổ Nhỉ Kỳ của Ðức Thánh Cha Beneđitô XVI. Nhóm này vu cáo và kết án chuyến viếng thăm Thổ Nhỉ Kỳ của Ðức Thánh Cha là mang Ðạo Binh Thánh Giá (Thập Tự Quân) xâm nhập vào lãnh thổ của Hồi Giáo. Tuy nhiên Tòa Thánh đã lên tiếng cho biết, chuyến viếng thăm của Ðức Thánh Cha tại Thổ Nhỉ Kỳ vẫn được tiếp tục thực hiện chứ không sợ hãi gì những lời hăm dọa trên.
Linh mục Federico, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, trả lời cho các ký giả rằng "Ðức Thánh Cha cũng như tất cả các thành viên của phái đoàn tháp tùng Ðức Thánh Cha đều không sợ hãi gì với những lời hăm dọa đó cả". Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết, các bản văn hăm dọa này được đăng tải trên nhiều trang điện tử của hồi giáo, sự việc này càng cho thấy chuyến viếng thăm mục vụ với tinh thần đại kết của Ðức Thánh Cha tại một quốc gia Hồi Giáo là rất cần thiết và cấp bách để tìm kiếm một nền hòa bình và triệt để chống lại các hành động bạo lực trên thế giới. Phát ngôn viên Tòa Thánh cho biết tiếp, Ðức Thánh Cha viếng thăm Thổ Nhỉ Kỳ với mục đích gặp gỡ các vị lãnh đạo các tôn giáo tại Thổ Nhỉ Kỳ và kêu gọi mọi người hãy nhân danh Thiên Chúa "phủ quyết" tất cả các hành động bạo lực.
Theo nhận định của Linh Mục Federico Lombardi, giám đốc phòng báo chí và là người phát ngôn của Toà Thánh, thì sau những cuộc gặp gỡ với những thẩm quyền cao cấp trong chính phủ dân sự và với những đại diện Hồi giáo tại thủ dô Ankara vào chiều thứ Ba 28 tháng 11 năm 2006, thì cuộc "tranh chấp" --- do bài thuyết trình của ÐTC tại Ðại Học Regensburg bên Ðức hồi tháng 9 năm 2006 --- nay được kể như đã chấm dứt. Linh Mục Lombardi xác nhận với các ký giả rằng trong cuộc gặp gỡ riêng cũng như công khai giữa ÐTC và Ngài Ali Bardakoglu, chủ tịch Bộ đặc trách các tôn giáo của Chính Phủ Thổ Nhỉ Kỳ, hai bên đã không nhắc gì đến "biến cố Regensburg" nữa, mặc dù những đề tài được nói lên trong các bài diễn văn, đều là những đề tài có liên quan đến thế giới hồi giáo, chẳng hạn như đề tài nói về lý trí và về bạo lực trong Hồi giáo. Linh Mục Lombardi đã nói như sau: "Cuộc gặp gỡ đã diễn ra trong bầu khí xây dựng đầy tinh thần đối thoại và gợi sáng giải thích... Rồi đây, với cuộc viếng thăm của ÐTC tại "Ðền Thờ Xanh" (Blue Mosque) của Hồi Giáo tại Istanbul dự trù vào chiều thứ Năm 30 tháng 11 năm 2006, thì một bước tiến mới được thực hiện theo hướng của sự tương kính, xích lại gần nhau và đối thọai với anh chị em hồi giáo".
Trong khi đó, Ðức Hồng Y Roger Etchegaray, cựu chủ tịch Hội Ðồng Toà Thánh Công Lý và Hoà Bình, một trong các vị Hồng Y tháp tùng chuyến viếng thăm, nhận định rằng cuộc gặp gỡ với ngài Chủ Tịch đặc trách các tôn giáo đã diễn ra trong bầu khí hết sức thân thiện. Ðức Hồng Y cho biết ngài có cảm tưởng là chính phủ Thổ Nhỉ Kỳ đã cố gắng hết sức mình, để làm cho bầu khí tương quan trở nên ấm cúng thân thiện trở lại. Các quan sát viên cũng có cùng nhận định là bài diễn văn của ngài Chủ Tịch Ali Bardakoglu, đặc trách các tôn giáo, có đầy tinh thần tôn trọng đối với Ðức Thánh Cha. Vị này đã tuyên bố với ÐTC rằng những tín hữu hồi giáo lên án mọi hình thức bạo lực và khủng bố, và nhấn mạnh đến giá trị của các tôn giáo trong việc góp phần xây dựng hoà bình và sự tôn trọng phẩm giá mọi người. Vị này đã nhấn mạnh như sau: "Chúng tôi là thành phần của một tôn giáo dạy rằng giết một người vô tội là tội ác xấu nhất trong các tội ác, là tội lỗi tệ hại nhất trong các tội lỗi".
Ðược biết, ngày 29 tháng 11 năm 2006, Ðức Thánh Cha Bênêđitô XVI đã từ Ankara, đáp máy bay đi tới Istanbul để gặp gỡ Ðức Thượng Phụ Bathôlômêô I tại tòa Thượng Phụ Constantinople của ngài. Trong khi chào mừng Ðức Thánh Cha tại Nhà Thờ Chính Tòa Thánh George của Tòa Thượng Phụ ở Phanar, Ðức Thượng Phụ đã nhắc đến lịch sử lâu dài của Giáo Hội tại Constantinople nơi nhiều chứng nhân đức tin gồm các thánh và các vị tử đạo đã làm chứng cho đức tin vào Ðức Kitô.
Khi đề cập đến ý nghĩa chuyến viếng thăm của Ðức Thánh Cha tại Thổ Nhĩ Kỳ, Ðức Thượng Phụ nói rằng ngài và Ðức Thánh Cha "những người kế vị ngai tòa của Rôma và của Tân Rôma" cùng chia sẻ trách nhiệm trong tiến trình đại kết. Ðức Thượng Phụ đã tỏ ra xúc động đặc biệt khi ngài đề cập đến "nỗ lực vâng theo thánh ý Chúa là các môn đệ của Chúa hiệp nhất nên một".
Ðức Thượng Phụ đã chào mừng Ðức Thánh Cha với những lời trong Thánh Kinh: "Hoan hô đấng nhân danh Chúa mà đến... Vì thế với đôi tay rộng mở, chúng tôi chào đón Ðức Thánh Cha nhân dịp Ðức Thánh Cha lần đầu tiên viếng thăm thành phố này".
Ðáp lại, Ðức Thánh Cha nói rằng ngài "biết ơn sâu xa lời chào huynh đệ" mà ngài đã nhận được và "sẽ ghi nhớ mãi trong lòng".
Khi nhắc lại cuộc gặp gỡ giữa Ðức Thánh Cha Phaolô VI và Ðức Thượng Phụ Athenagoras vào năm 1964 tại Giêrusalem, Ðức Thánh Cha đã đặc biệt nhắc đến "quyết định can đảm của các vị là thanh tẩy ký ức về vạ tuyệt thông vào năm 1054". Diễn biến này, theo Ðức Thánh Cha, đã mở ra con đường "tái khám phá tình yêu" đễ tiến đến những hoạt động đại kết tiếp theo.
Ðức Thánh Cha cũng nhắc lại "thu hoạch phong phú là các vị tử đạo, các thần học gia, các mục tử, các tu viện và những người nam nữ thánh thiện" của Giáo Hội nơi đây như "những người cầu bầu" cho Giáo Hội hiện nay theo đuổi sự hiệp nhất Kitô Giáo trọn vẹn. Ðức Thánh Cha kết luận: "Cầu xin cho cuộc gặp gỡ này tăng cường tình cảm giữa chúng ta và canh tân dấn thân chung của chúng ta theo đuổi con đường dẫn đến hòa giải và hòa bình giữa các giáo hội".
Tiện đây, xin nhắc lại lịch sử các biến cố gặp gỡ giữa Ðức Giáo Hoàng của Giáo Hội Công Giáo Roma và Ðức Thượng Phụ Giáo Chủ Chính Thống Giáo Constantinople. Lần gặp gỡ đại kết lần đầu tiên là vào năm 1964, ÐTC Phaolô VI gặp Ðức thượng phụ Athenagoras I nhân chuyến viếng thăm Giêrusalem. Cuộc gặp gỡ này dẫn đến việc Giáo Hội Công Giáo Roma và Giáo Hội Chính Thống Constantinople giải vạ tuyệt thông cho nhau, một sự việc xóa bỏ mối chia rẽ đã xảy ra từ cuộc Ðại Ly Giáo vào năm 1054. Ðây là một biến cố quan trọng tái lập lại mối hiệp thông giữa Chính Thống giáo và Công giáo. Trong dịp này hai Giáo Hội cùng ký tên trên một Tuyên Ngôn chung gọi là "Tuyên Ngôn chung giữa Công Giáo và Chính thống giáo năm 1965" và đã được công khai tuyên bố vào ngày 7/12/1965 tại Vatican, khi Công Ðồng Vatican II còn đang nhóm họp; đồng thời cũng được tuyên đọc trong một nghi lễ rất trọng thể tại Istanbul (trước kia gọi là Constantinople). Tuyên Ngôn chung này tuy chưa chấm dứt sự ly giáo giữa hai Giáo Hội, nhưng đã tỏ cho thấy ước muốn hòa giải giữa hai Giáo Hội. Mặt khác, bản Tuyên Ngôn chung nêu trên tuy không được toàn thể tất cả các Giáo Hội Chính Thống của các quốc gia khác đồng quan điểm, nhưng đó là bước khởi đầu rất quan trọng cho tiến trình hòa giải và đại kết.
Cuộc gặp gỡ đại kết lần thứ hai diễn ra vào ngày 28/10/1967 khi ÐTC Phaolô VI tới Constantinople gặp lại Ðức Thượng Phụ Athenagoras trong chuyến viếng thăm Thánh Ðịa và Tiểu Á.
Linh mục Federico, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, trả lời cho các ký giả rằng "Ðức Thánh Cha cũng như tất cả các thành viên của phái đoàn tháp tùng Ðức Thánh Cha đều không sợ hãi gì với những lời hăm dọa đó cả". Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết, các bản văn hăm dọa này được đăng tải trên nhiều trang điện tử của hồi giáo, sự việc này càng cho thấy chuyến viếng thăm mục vụ với tinh thần đại kết của Ðức Thánh Cha tại một quốc gia Hồi Giáo là rất cần thiết và cấp bách để tìm kiếm một nền hòa bình và triệt để chống lại các hành động bạo lực trên thế giới. Phát ngôn viên Tòa Thánh cho biết tiếp, Ðức Thánh Cha viếng thăm Thổ Nhỉ Kỳ với mục đích gặp gỡ các vị lãnh đạo các tôn giáo tại Thổ Nhỉ Kỳ và kêu gọi mọi người hãy nhân danh Thiên Chúa "phủ quyết" tất cả các hành động bạo lực.
Theo nhận định của Linh Mục Federico Lombardi, giám đốc phòng báo chí và là người phát ngôn của Toà Thánh, thì sau những cuộc gặp gỡ với những thẩm quyền cao cấp trong chính phủ dân sự và với những đại diện Hồi giáo tại thủ dô Ankara vào chiều thứ Ba 28 tháng 11 năm 2006, thì cuộc "tranh chấp" --- do bài thuyết trình của ÐTC tại Ðại Học Regensburg bên Ðức hồi tháng 9 năm 2006 --- nay được kể như đã chấm dứt. Linh Mục Lombardi xác nhận với các ký giả rằng trong cuộc gặp gỡ riêng cũng như công khai giữa ÐTC và Ngài Ali Bardakoglu, chủ tịch Bộ đặc trách các tôn giáo của Chính Phủ Thổ Nhỉ Kỳ, hai bên đã không nhắc gì đến "biến cố Regensburg" nữa, mặc dù những đề tài được nói lên trong các bài diễn văn, đều là những đề tài có liên quan đến thế giới hồi giáo, chẳng hạn như đề tài nói về lý trí và về bạo lực trong Hồi giáo. Linh Mục Lombardi đã nói như sau: "Cuộc gặp gỡ đã diễn ra trong bầu khí xây dựng đầy tinh thần đối thoại và gợi sáng giải thích... Rồi đây, với cuộc viếng thăm của ÐTC tại "Ðền Thờ Xanh" (Blue Mosque) của Hồi Giáo tại Istanbul dự trù vào chiều thứ Năm 30 tháng 11 năm 2006, thì một bước tiến mới được thực hiện theo hướng của sự tương kính, xích lại gần nhau và đối thọai với anh chị em hồi giáo".
Trong khi đó, Ðức Hồng Y Roger Etchegaray, cựu chủ tịch Hội Ðồng Toà Thánh Công Lý và Hoà Bình, một trong các vị Hồng Y tháp tùng chuyến viếng thăm, nhận định rằng cuộc gặp gỡ với ngài Chủ Tịch đặc trách các tôn giáo đã diễn ra trong bầu khí hết sức thân thiện. Ðức Hồng Y cho biết ngài có cảm tưởng là chính phủ Thổ Nhỉ Kỳ đã cố gắng hết sức mình, để làm cho bầu khí tương quan trở nên ấm cúng thân thiện trở lại. Các quan sát viên cũng có cùng nhận định là bài diễn văn của ngài Chủ Tịch Ali Bardakoglu, đặc trách các tôn giáo, có đầy tinh thần tôn trọng đối với Ðức Thánh Cha. Vị này đã tuyên bố với ÐTC rằng những tín hữu hồi giáo lên án mọi hình thức bạo lực và khủng bố, và nhấn mạnh đến giá trị của các tôn giáo trong việc góp phần xây dựng hoà bình và sự tôn trọng phẩm giá mọi người. Vị này đã nhấn mạnh như sau: "Chúng tôi là thành phần của một tôn giáo dạy rằng giết một người vô tội là tội ác xấu nhất trong các tội ác, là tội lỗi tệ hại nhất trong các tội lỗi".
Ðược biết, ngày 29 tháng 11 năm 2006, Ðức Thánh Cha Bênêđitô XVI đã từ Ankara, đáp máy bay đi tới Istanbul để gặp gỡ Ðức Thượng Phụ Bathôlômêô I tại tòa Thượng Phụ Constantinople của ngài. Trong khi chào mừng Ðức Thánh Cha tại Nhà Thờ Chính Tòa Thánh George của Tòa Thượng Phụ ở Phanar, Ðức Thượng Phụ đã nhắc đến lịch sử lâu dài của Giáo Hội tại Constantinople nơi nhiều chứng nhân đức tin gồm các thánh và các vị tử đạo đã làm chứng cho đức tin vào Ðức Kitô.
Khi đề cập đến ý nghĩa chuyến viếng thăm của Ðức Thánh Cha tại Thổ Nhĩ Kỳ, Ðức Thượng Phụ nói rằng ngài và Ðức Thánh Cha "những người kế vị ngai tòa của Rôma và của Tân Rôma" cùng chia sẻ trách nhiệm trong tiến trình đại kết. Ðức Thượng Phụ đã tỏ ra xúc động đặc biệt khi ngài đề cập đến "nỗ lực vâng theo thánh ý Chúa là các môn đệ của Chúa hiệp nhất nên một".
Ðức Thượng Phụ đã chào mừng Ðức Thánh Cha với những lời trong Thánh Kinh: "Hoan hô đấng nhân danh Chúa mà đến... Vì thế với đôi tay rộng mở, chúng tôi chào đón Ðức Thánh Cha nhân dịp Ðức Thánh Cha lần đầu tiên viếng thăm thành phố này".
Ðáp lại, Ðức Thánh Cha nói rằng ngài "biết ơn sâu xa lời chào huynh đệ" mà ngài đã nhận được và "sẽ ghi nhớ mãi trong lòng".
Khi nhắc lại cuộc gặp gỡ giữa Ðức Thánh Cha Phaolô VI và Ðức Thượng Phụ Athenagoras vào năm 1964 tại Giêrusalem, Ðức Thánh Cha đã đặc biệt nhắc đến "quyết định can đảm của các vị là thanh tẩy ký ức về vạ tuyệt thông vào năm 1054". Diễn biến này, theo Ðức Thánh Cha, đã mở ra con đường "tái khám phá tình yêu" đễ tiến đến những hoạt động đại kết tiếp theo.
Ðức Thánh Cha cũng nhắc lại "thu hoạch phong phú là các vị tử đạo, các thần học gia, các mục tử, các tu viện và những người nam nữ thánh thiện" của Giáo Hội nơi đây như "những người cầu bầu" cho Giáo Hội hiện nay theo đuổi sự hiệp nhất Kitô Giáo trọn vẹn. Ðức Thánh Cha kết luận: "Cầu xin cho cuộc gặp gỡ này tăng cường tình cảm giữa chúng ta và canh tân dấn thân chung của chúng ta theo đuổi con đường dẫn đến hòa giải và hòa bình giữa các giáo hội".
Tiện đây, xin nhắc lại lịch sử các biến cố gặp gỡ giữa Ðức Giáo Hoàng của Giáo Hội Công Giáo Roma và Ðức Thượng Phụ Giáo Chủ Chính Thống Giáo Constantinople. Lần gặp gỡ đại kết lần đầu tiên là vào năm 1964, ÐTC Phaolô VI gặp Ðức thượng phụ Athenagoras I nhân chuyến viếng thăm Giêrusalem. Cuộc gặp gỡ này dẫn đến việc Giáo Hội Công Giáo Roma và Giáo Hội Chính Thống Constantinople giải vạ tuyệt thông cho nhau, một sự việc xóa bỏ mối chia rẽ đã xảy ra từ cuộc Ðại Ly Giáo vào năm 1054. Ðây là một biến cố quan trọng tái lập lại mối hiệp thông giữa Chính Thống giáo và Công giáo. Trong dịp này hai Giáo Hội cùng ký tên trên một Tuyên Ngôn chung gọi là "Tuyên Ngôn chung giữa Công Giáo và Chính thống giáo năm 1965" và đã được công khai tuyên bố vào ngày 7/12/1965 tại Vatican, khi Công Ðồng Vatican II còn đang nhóm họp; đồng thời cũng được tuyên đọc trong một nghi lễ rất trọng thể tại Istanbul (trước kia gọi là Constantinople). Tuyên Ngôn chung này tuy chưa chấm dứt sự ly giáo giữa hai Giáo Hội, nhưng đã tỏ cho thấy ước muốn hòa giải giữa hai Giáo Hội. Mặt khác, bản Tuyên Ngôn chung nêu trên tuy không được toàn thể tất cả các Giáo Hội Chính Thống của các quốc gia khác đồng quan điểm, nhưng đó là bước khởi đầu rất quan trọng cho tiến trình hòa giải và đại kết.
Cuộc gặp gỡ đại kết lần thứ hai diễn ra vào ngày 28/10/1967 khi ÐTC Phaolô VI tới Constantinople gặp lại Ðức Thượng Phụ Athenagoras trong chuyến viếng thăm Thánh Ðịa và Tiểu Á.