Đáp Trả Cho Vở Kịch Mang Tên “Vagina Monologues”

Vị chủ tịch của trường Đại Học Notre Dame vừa mới đây đã trở nên nổi tiếng qua các hàng tít lớn trên các tờ báo bằng việc cho phép tiếp tục trình diễn vở kịch mang tên “Vagina Monologues” ngay bên trong phạm vi của trường Đại Học.

Thành vir6n ban kịch gây tranh cãi
Vở kịch này, nếu như bạn chưa có dịp biết đến, được dựa trên các bài phỏng vấn của hơn 200 người phụ nữ có liên quan đến những cảm giác riêng tư của họ về thân thể và sự cảm nghiệm đa dạng về tình dục của họ. Chi tiết của những buổi phỏng vấn này, thường là bằng những hình ảnh, và được trình bày ra trong một loạt các vai độc diễn.

Điểm mà tôi muốn đề cập ở đây không phải là để tìm ra những khúc mắc cố hữu trong việc dựng và biểu diễn vở kịch này ngay trong khuôn viên trường Đại Học của Đức Trinh Nữ Maria. Tôi để chuyển đó cho vị Giám Mục địa phương, người mà đúng ra, đã cực lực chỉ trích ngay quyết định của Cha Jenkins. Thay vào đó, tôi muốn đào sâu vấn đề thêm một chút nữa.

Thoạt đầu tại sao lại có quá nhiều yêu cầu về vở kịch như thế tại trường Đại Học Notre Dame vậy? Có phải vở kịch này chủ thuần tuý phản ánh về sự thèm khát nhục dục (prurient) của nền văn hóa chúng ta? Hay là có một điều gì đó uẩn khúc và nhói lên đâu đó trong trái tim của con người mà vỏ kịch muốn đề cập tới? Có phải đó đã đủ để cho những người Công Giáo chỉ cần lên tiếng nói rằng đây là vở kịch bất luân thường đạo lý không? Hay liệu chúng ta có nên và có thể làm thêm được điều gì đó nữa không? Hay WWJD tức Chúa Giêsu sẽ làm gì? (What Would Jesus Do?)

Tại sao Chúa Kitô lại tỏ lòng trắc ẩn về phía những người phạm tội về mặt tính dục, đặc biệt là những người phụ nữ vậy? Hãy nghĩ về việc người phụ nữ phạm tội ngoại tình. Có phải đó chính là vì Chúa Kitô biết rằng: những người phụ nữ này, đã bị những thứ tình yêu giả tạo dối lừa họ, và họ đang thật sự tìm kiếm Ngàu, vị Hoàng Tử đích thực của họ?

Cha John Jenkins Dòng Thánh Giá
Tình yêu của Chúa Giêsu dành cho người phụ nữ tại giếng nước đặc biệt làm soi sáng lên về điều này. Chị ta khát nước. Cũng giống như từng người trong chúng ta, Chị ta đang khát về Chúa Giêsu, thế nhưng Chị ta vẫn chưa biết hẳn về điều đó cả. Chúa Giêsu nhẹ nhàng chỉ ra cho Chị những nổ lực sai lầm nhằm để làm thỏa mãn cơn khát cua Chị ta khi Ngài nói: “Hãy đi kêu chồng Chị đến đây.” Người phụ nữ thú nhận rằng Chị ta không có chồng. Liền khi đó Chúa Giêsu nói cho Chị biết là Ngài đã biết hết tất cả những người đàn ông mà Chị đã từng ăn nằm với.

Có phải Chúa Giêsu lên án Chị ta vì những tội lỗi về mặt tình dục của Chị ta không? Không, Ngài đã không lên án người phụ nữ đó. Ngài hiểu được nổi đau trong trái tim của người phụ nữ đó. Ngài hiểu được lý do tại sao khiến cho người phụ nữ này “uống” từ “giếng” mà Chị ta sẽ không bao giờ còn khát nữa. Và Ngài chẳng mỏi mong gì cả nơi người phụ nữ đó, mà trái lại Ngài còn ban cho Chị ta một thứ “nước hằng sống”… để Chị “sẽ không bao giờ còn khát nữa.”

Tôi khuyến khích các bạn hãy đọc đi đọc lại câu chuyện này trong Thư Gioan 4. Trái tim của Chúa Giêsu lúc nào cũng tràn đầy tình yêu thương cho người phụ nữ này. Giống thể như Ngài đang nói rằng: “Ta đã biết được còn tìm kiếm tình yêu qua nhiều cách khác nhau, và con vẫn chưa thể tìm được. Nếu con chỉ biết về món quà duy nhất mà Ta muốn trao cho con, nếu như con chỉ biết Ta là ai. Thì Ta chính là thứ tình yêu mà con đang mãi kiếm tìm. Ta chính là vị Hoàng Tử mà trái tim con luôn ngày đêm thổn thức và ngóng trông, đợi chờ, và Ta ở cùng với con đây. Chúng ta hãy cùng nhau đến để mừng vui trong tình yêu này, và để giếng kia đầy lên trong con để cho con có được sự sống đời đời.”

Thì đây có phải là bức thông điệp mà Giáo Hội đang gởi đến cho những người phụ nữ đang bị tổn thương, những người đang đổ xô về xem vở kịch kể trên? Những người phụ nữ bị thương tổn một cách sâu sắc một mặt là bởi nổi sợ hãi về sự khát khao nhục dục nơi thân thể của họ, và mặt kia chính là bị những người khác cố tình khai thác triệt để về thân thể của họ qua các hình ảnh khiêu dâm.

Vở kịch này, theo cách thô tục (vulgar) riêng của nó, đã trao cho những người phụ nữ một diễn đàn nhằm để thăm dò về “những vấn đề” của riêng họ. Ở một mức độ nào đó, nó chính là kiểu chữa bệnh (therapeutic) khi được cho phép để nói về các vấn đề, các nổi sợ hãi, những niềm khát khao (longings) của trái tim mà “không chẳng có ai nói về cả.”

Trong tư cách là những người Công Giáo, chúng ta sẽ hành động tốt hơn khi biết nghiệm suy về điều sau: rằng một khi có ai đó đến với chúng ta với những nổi đau thẳm sâu từ những thứ tình dục chao đảo trong thế giới của chúng ta, thì thậm chí ngay đó chúng ta có biết cách để lắng nghe họ hay không? Thậm chí chúng ta có biết được cách nào để đem đến cho họ niềm hy vọng vào Chúa Kitô hay nên giới thiệu hoặc hướng dẫn họ đến nơi này, nơi kia nhằm để tìm kiếm sự giúp đỡ và chữa lành không? Tôi phỏng đoán (surmise) rằng các sinh viên của trường Đại Học Notre Dame tiếp tục yêu cầu vở kịch này vì các em chưa hề lắng nghe được những điều này từ cha-mẹ của các em, các cha sở, bè bạn và các thầy/cô giáo của các em trong việc đáp trả cho rất nhiều vấn đề mang tính cấp bách thời nay, và những “cơn khát” trong trái tim của các em?

Quả thật, đó chính là một bi kịch!

Giáo Hội có rất nhiều điều tốt đẹp hơn để trao ban. Chúng ta có “nước hằng sống” của sự kiên nhẫn, sự hiểu biết và sự cứu rỗi mà Chúa Kitô đã cho người phụ nữ tại giếng nước thấy được. Với việc sự oán hận và sự kết án của vở kịch này hay của giới lãnh đạo của trường Đại Học Notre Dame không thôi, sẽ chẳng đưa chúng ta đến được nơi đâu cả. Chúng ta cần phải đưa viễn ảnh cứu độ mà Giáo Hội đã trao phó cho chúng ta, đặc biệt được Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị truyền đạt rất rõ qua “thần học thân xác,” của Ngài, và hãy để nó làm hoán chuyển chúng ta và cách mà chúng ta đáp trả cho một thế giới đang bị tổn thương của chúng ta ngày nay.

Nguyên bản tiếng Anh bài viết có nhan đề “Responding to ‘Vagina Monologues’” là của Christopher West, và được tìm thấy trên trang 6 của tờ báo Công Giáo của Giáo Phận Charleston, bang South Carolina, tờ The Catholic Miscellany số ra ngày 22 tháng 6 năm 2006.