Dịch Lại Thần Học Thân Xác (Phần 2)

Lược Trích Bài Phỏng Vấn Với Học Giả Michael Waldstein

GAMING, Áo Quốc (Zenit.org).- Một bản dịch mới sắp sửa được tung ra về Thần Học Thân Xác của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị có thể giúp giải đáp về những vấn đề chính có liên quan đến tình yêu và tính dục, đó là lời nhận xét của một học giả Côgn Giáo.

Michael Waldstein, vị chủ tịch sáng lập của Viện Nghiên Cứu Thần Học Quốc Tế về Hôn Nhân và Gia Đình (International Theological Institute for Studies on Marriage and the Family), và cũng là thành viên của Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách về Gia Đình, đang mong chờ việc nhìn thấy được bản dịch mới của Ông về Thần Học Thân Xác, vốn sẽ được xuất bản vào tháng 09/2006 tới này.

Ông đã chia sẽ những suy nghĩ của Ông về dự án này với hãng tin Zenit trong bài phỏng vấn nối tiếp sau.

Hỏi (H): Thưa Ông, đâu là những bước đột phá chính trong ý tưởng của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị về bản thể và tình dục con người?

Học Giả Waldstein (T): Thưa, trong lời giới thiệu đầu của cuốn sách với phiên bản dịch mới này, Đức Hồng Y Schonborn nêu ra ba luận điểm nổi bật vốn hoàn toàn khá mới mẽ đối với những giảng dạy Công Giáo hiện hành.

Điểm thứ nhất đó là hình ảnh của Thiên Chúa được tìm thấy nơi người nam và nữ trên tất cả là qua chính sự hiệp thông về tình yêu giữa họ, vốn phản ánh việc giao tiếp bằng tình yêu giữa các bản thể trong Chúa Ba Ngôi.

Điểm thứ hai là trong việc tạo dựng của Thiên Chúa, sự hiệp kết về thể xác giữa người nam và người nữ trong hôn nhân chính là một dấu chỉ tích cực nguyên thủy để sự thánh thiện từ đó vào được thế giới.

Và điểm cuối cùng chính là dấu chỉ của hôn nhân này “ngay từ thưở ban đầu” cũng chính là nền tảng của trọn thể trật tự của phép bí tích.

Tôi không dám chắc là liệu từ “đột phá” có phải là một từ ngữ đúng đắn để nói về điều này không, vì lẽ, những nguồn gốc của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị là đều bắt nguồn từ truyền thống một cách sâu sắc, và Ngài tiếp tục hiển thể truyền thống nguyên thủy đó ra một cách rất nổi trội.

Trong phần giới thiệu mà tôi đã viết ra cho bản dịch mới tôi chỉ cho độc giả thấy được rằng Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị cắm rễ rất sâu nơi Thánh Gioan Thánh Giá, cụ thể là qua sự hiểu biết về hôn nhân trong đời sống Kitô Giáo của Vị Bác Sĩ Nhiệm Mầu. Ngay tại giường bệnh của Vị Thánh, khi các anh em đọc những lời nguyện cầu truyền thống dành cho người chết, Thánh Gioan Thánh Giá vẫy tay bảo họ ngừng đi, và yêu cầu họ đọc các bài từ Sách Diễm Ca.

Dĩ nhiên là có rất nhiều các chi tiết phụ có liên quan đến viễn ảnh của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị về tính dục, thế nhưng cốt lõi chính của tầm nhìn bao quát này chính là việc Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị bộc ra thần học mang tính tiềm ẩn về hôn nhân qua Thánh Gioan Thánh Giá. Khi Karol Wojtyla mới có 21 tuổi, trước khi bước vào chủng viện, Ngài đã học tiếng Tây Ban Nha để đọc bản văn nguyên thủy của Thánh Gioan Thánh Giá, và bảy năm sau đó, Ngài đã viết luận án về Garrigou-Lagrange tức về nhà thơ và nhà thần học mà Ngài ưa thích nhất.

So sánh với những bài viết mang tính cách thần học về hôn nhân trong truyền thống Đạo Công Giáo, thường thì những bài viết đó tiếp cận với hôn nhân từ quan điểm của lề luật, để giúp các cha nghe giải tội và những ai phải phán đoán về những trường hợp có liên quan đến hôn nhân, thế nhưng cách tiếp cận của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị thì hoàn toàn mang tính cách cá nhân, chú trọng vào cảm nghiệm thật sự của tình yêu. Chính Ngài đã giúp tạo ra một viễn ảnh mới mẽ về tình yêu này trong suốt thời gian diển ra Công Đồng Chung Vaticăn II, và đó cũng chính là hình thức suy nghĩ chính yếu của Ngài trong Thần Học về Thân Xác.

Ngài giải thích rằng trong một số dòng tư tưởng truyền thống của Công Giáo, tình dục dường như tự bản chất của nó đã bị chê trách vì đã gây ra rắc rối cho không biết bao nhiêu người bởi vì sự thỏa mãn cực khoái. Thần Học Thân Xác chối từ động cơ đổ lỗi từ con tim đến cho tình dục. Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị là người mạnh mẽ chống lại Mani giáo ở Ba Tư (anti-Manichaen). Tình dục con người là điều tốt, được Thiên Chúa tạo dựng như là một “ngôn ngữ của thân xác” để diễn tả tình yêu, để diễn tả món quà của tự bản thân giữa người nam và người nữ.

(H): Thưa Ông, đâu là những chủ đề chính được nhấn mạnh trong bản dịch mới này?

(T): Thưa, tôi cố trình bày ra phần giới thiệu để Thần Học Thân Xác đáp ứng được một sự phân rẻ giữa con người và thân xác như được nhìn thấy trong lịch sử của triết học. Nó quay trở về việc tái dựng lại kiến thức về quyền năng của Thiên Chúa trên tự nhiên trong Francis Bacon và Descartes và thuyết khoa học cách mạng mà họ đã khai phá. Chúng ta nợ về cách nhìn có liên quan đến chủ nghĩa duy lý “khoa học” về tự nhiên so với khát vọng về uy quyền.

Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị rất ý thức được lịch sử này và về sự tách biệt của thời nay giữa con người và thân xác. Ngài dứt khoát cố khắc phục lấy điều này. Có rất nhiều đoạn mà Ngài nói, trực tiếp chống lại quan điểm của Descartes rằng con người nhân loại “chính là một thân xác,” chứ không phải “chỉ có một thân xác” mà thôi.

Thân xác con người với ngôn ngữ của tính dục được tạo dựng bởi Thiên Chúa, Đấng có mối quan hệ rất sâu sắc và gần gũi với con người. Thân xác có tri giác được tạo dựng cho con người như là một cách diển tả về tình yêu cá nhân. Đúng ra, thân xác hoàn toàn là cá nhân, bởi vì con người “là một thân xác.” Một nhà Thomist vĩ đại, Charles De Knoninck, đã đưa một sự thay đổi khác từ lời tuyên ngôn nổi tiếng của Descartes rằng: “Sedeo ergo sum, tức tôi ngồi, vì thế đó chính là tôi.” Điều này hoàn toàn cũng giống như tinh thần của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị.

Một chủ đề khác không mấy được nhấn mạnh đến trong bản dịch mới, được gọi là thói dâm ô hay sự thèm khát. Trong bản dịch bằng Anh Ngữ hiện tại, Chúa Giêsu nói rằng: “Ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi” (Máthêu 5:28) theo ấn bản chuẩn đã được hiệu chính.

Bản dịch của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị thì gần với nguyên bản tiếng Hy Lạp hơn. Nó có câu rằng: “Bất kỳ ai nhìn vào một người phụ nữ để mong muốn cô ta.” Sự khác biệt ở đây là rất quan trọng. Sự mong muốn có thể là điều tốt hay xấu; còn sự them khát, hay thói dâm ô lại là một sự đồi bại rồi. Trong bản văn bằng tiếng Ý của Thần Học Thân Xác, bạn có thể tìm được từ “sự thèm khát” (lust) – “lussuria” tới bốn lần. Bạn có thể thêm vào 6 trường hợp của “sự thèm khát” hay “thói dâm ô” và 11 trường hợp của “sự thôi thúc về tình dục” (libido) cho 21 trường hợp có thể chống đỡ được của “sự them khát.”

Trong bản dịch tiếng Anh hiện tại, bạn có chữ “sự thèm khát” đến 343 lần. Đó chính là một sự nhân đôi rộng lớn của “sự thèm khát.” Lý do chính là bản dịch theo ấn bản chuẩn đã được hiệu chỉnh của Máthêu 5:28 nói rằng: “nhìn với sự thèm muốn.”

Nó làm tăng lên “sự thèm muốn” thêm nữa rất thường xuyên bằng cách dùng nó để dịch cho chữ “concupiscenza.” Thế nhưng nhục dục (concupiscence) chính là một khái niệm rộng lớn hơn của sự thèm muốn. Sự dâm dục về dục tính chỉ là một trong những chủng loại của nó mà thôi. Việc làm tăng “sự thèm muốn” lên giới thiệu ra một khái niệm mới về chủ nghĩa tình dục, vốn rất xa lạ với giảng dạy của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị.

(H): Thưa Ông, liệu độc giả sau cùng có chịu chấp nhận sự thay đổi từ bản dịch nguyên thủy không? Liệu một người giáo dân bình thường có tìm thấy bản văn đọc rất dễ dọc, hay là nó quá thiên về cách suy nghĩ của một học giả?

(T): Thưa, độc giả sau cùng chính là cả Giáo Hội hoàn vũ. Thần Học Thân Xác chính là giáo lý được thiết kế ra cho cả Giáo Hội hoàn vũ, cho tất cả mọi người, dẫu dưới rất nhiều hình thức khác nhau. Đây là một công trình khó khăn, dẫu rằng có rất nhiều đoạn văn rất là mạnh bạo thú vị, mang tính thi ca và rõ ràng. Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị trông có viết ra nó như là một ai viết ra một nguyệt san về thần học vậy: với tất cả các nguồn tài liệu về triết học và thần học có sẳn đó cho Ngài.

Công Đồng Chung Vaticăn II nói về việc rao giảng và giáo lý rằng chúng chính là những phương tiện chính yếu cho một vị Giám Mục thực thi quyền giảng dạy của mình. Tương đồng với nguyên tắc đó, những giảng dạy bình thường của Đức Giáo Hoàng chủ yếu được lồng trong việc rao giảng và những bài giáo lý của Ngài. Rõ ràng là Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã trù định dành những bài giáo lý này cho cả Giáo Hội hoàn vũ. Theo cách này, Thần Học Thân Xác chính là để dành cho tất cả mọi người. Vì đó là một bản văn khó, do đó phải cần có nhiều công trình để giải thích và phổ biến nó.

Ở cuối một khía cạnh khác, trong thế giới kinh viện, thì môn Thần Học Thân Xác chưa được nghiên cứu nhiều cho lắm. Phần Giới Thiệu của tôi chính là một sự cố gắng để khai mở bản văn theo một cách nào đó dành cho việc học hỏi nghiên cứu.

Trong Thần Học Thân Xác, Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị thật sự dằn vặt với những câu hỏi vốn mang tính nền tảng trong thời đại của chúng ta, những vấn đề có liên quan đến sự tiến bộ, đến bản chất tự nhiên của khoa học, của kỷ thuật và những điều tốt đẹp cũng như hiểm nguy của nó, vân vân. Đó là một sự đóng góp mạnh mẽ vào trong cuộc tranh luận về những vấn đề đó, và xứng đáng để cho tất cả mọi người được nghe.

(H): Thưa Ông, đâu là kiểu ảnh hưởng lâu dài mà Ông tiên đoán cho Thần Học Thân Xác trên thế giới?

(T): Thưa, tình yêu của tất cả mọi người dành cho Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã phát triển một cách mạnh mẽ trong những năm vừa qua kể từ khi Ngài bắt đầu phần giảng dạy giáo lý của Ngài. Ai nấy cũng đều thấy được tình yêu đó được mạnh mẽ tuôn đổ ra sau khi Ngài qua đời.

Trong Thần Học Thân Xác của Ngài, Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã để lại cho chúng ta cốt lõi về tầm nhìn bao quát vĩ đại của Ngài, một tầm nhìn vốn tập trung vào tính chất nhiệm mầu của tình yêu đến từ Chúa Ba Ngôi thông qua mối quan hệ hôn nhân của Chúa Kitô với Giáo Hội đến với những thân xác cụ thể của những người nam và nữ.

Tôi rất tin chắc rằng tình yêu này sẽ nói với tất cả mọi người và có một ảnh hưởng thật sâu sắc ngày càng gia tăng nơi họ. Đó chính là điều mà nền văn hóa của chúng ta cần đến.

(Hết).

Muốn tìm hiểu thêm về Viện Nghiên Cứu Thần Học Quốc Tế về Hôn Nhân và Gia Đình do Tiến Sĩ Michael Waldstein thành lập, mời Quý Vị vào tham khảo trang Web: http://www.iti.ac.at/academics/academics_cv_waldstein.htm