Điều gì làm cho thân xác được “thần học”?

LTS: Nguyên bảng tiếng Anh bài viết có nhan đề: “What Makes The Body ‘Theological’,” của tác giả Christopher West được trích đăng trong tờ báo Công Giáo của Địa Phận Charleston, thuộc bang South Carolina, là tờ The Catholic Miscellany, số ra ngày 18 tháng 5 năm 2006 ở trang 6. Là bài viết hay, xin chuyển ngữ để chúng ta cùng tham khảo.

Vừa mới đây, trong lúc tôi đang thảo luận về những giảng dạy của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị về “Thần Học Thân Xác” trên đài phát thanh “Những Câu Trả Lời Công Giáo Sống Động” (Catholic Answers Live), có một người không mấy quen thuộc với giảng dạy này đã gọi vào đài và hỏi tôi hãy giải thích điều gì làm cho thân xác được trở nên thần học hóa.

“Thần học,” theo sự quan sát của Đức Cố Giáo Hoàng, “chính là việc nghiên cứu về Thiên Chúa. Làm sao mà các thân xác của chúng ta lại có thể trở thành một cuộc nghiên cứu về Thiên Chúa?” Thì thú thật, đó là một câu hỏi rất hay. Khi chúng ta lắng nghe từ “thần học,” thì “thân xác” không phải là từ ngữ đầu tiên mà chúng ta suy nghĩ đến

Christopher West
Thiên Chúa chính là một linh hồn thanh khiết; còn thân xác của chúng ta thì lại quá thuộc về xác thịt (carnal). Thiên Chúa thì quá linh thiêng; còn thân xác của chúng ta thì lại quá trần tục. Thiên Chúa thì lại thiện hảo và đẹp đẽ về tất cả mọi mặt, còn thân thể của chúng ta thì….., suy cho cùng, không phải lúc nào là chúng cũng đẹp đẽ cả. Thậm chí thân xác của một siêu người mẫu vào cuối ngày cũng hôi hám như thường nếu như Cô ta không đeo cho nó một mặt nạ bằng việc dùng chất khử mùi tỏa ra mùi thơm lan tỏa.

Khi mọi người nghe cụm từ đó lần đầu tiên – tức cụm từ “Thần Học Thân Xác” – trông có vẽ như đó là một phép nghịch hợp vậy, hay giống như kiểu liên kết ngụy tạo của hai địa hạt mà chẳng có một mối quan hệ gì với nhau cả. Hãy suy nghĩ một chút sâu hơn nữa như sau: một phản ứng như vậy chỉ cho thấy được rằng rất nhiều người trong chúng ta đã quá xa vời tới cở nào so với quan điểm chung của Kitô Giáo đích thực trên thế giới. Làm sao mà chúng ta lại có thể quên được việc Nhập Thể?

Như Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã từng nói trong buổi tiếp kiến chung của Ngài vào ngày 2 tháng 4 năm 1980 rằng: “Qua sự thật rằng Lời Của Thiên Chúa đã trở thành xác thịt khi thân xác bước vào thần học qua cánh cửa chính.” Vì sự Nhập Thể, Thánh Gioan có thể tuyên xưng rằng chính điều “mà chúng ta đã từng nghe đến,” rằng “chúng ta đã thấy,” rằng “chúng ta đã sờ được bằng chính đôi tay của chúng ta” để chúng tôi cùng loan báo cho anh em về Lời của sự sống (xem thêm 1 Gioan 1-3). Và sự sống đó đã được hữu hình.

Chúng ta không có thể nhìn thấy Thiên Chúa, vì Ngài là linh hồn thanh khiết. Thế nhưng mầu nhiệm lạ lùng của Kitô Giáo chính là việc Thiên Chúa “đã tự biến mình hiện hữu thành huyết nhục (flesh)” (theo Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, Số 1159). Mặc khác, việc trích dẫn từ phụng vụ của Giáo Hội, Giáo Lý giảng dạy rằng “trong thân xác của Chúa Giêsu ‘chúng ta nhìn thấy được Thiên Chúa của chúng ta hiện hữu và bị cuốn hút vào tình yêu của Thiên Chúa mà chúng ta không thể nhìn thấy được’” (Số 477).

Thiên Chúa đã chọn để mạc khải mầu nhiệm sâu kín nhất của Ngài thông qua thân xác của con người, thông qua thân xác của Người Con Một của Ngài, Người mà trọn tuổi thanh xuân, được sinh ra từ một người phụ nữ. Giáo Hội Công Giáo sẽ mãi luôn được nhận chìm vào sự kỳ công của chính mầu nhiệm này.

Thì khi đó, Thần Học Thân Xác, không chỉ là tiêu đề của một loạt bài nói chuyện dài về dục tính mà Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã giảng dạy cho Giáo Hội. Thần Học Thân Xác chính là một cái gì đó “rất là lôgíc” của Đạo Kitô Giáo. Nó cũng còn là một điều gì đó gây sự chú ý và xôn xao của dư luận một cách rất cụ thể của Đạo Kitô Giáo.

Trong Chúa Kitô “tất cả sự viên mãn của thần tính hiện diện cách cụ thể nơi thân xác” (xem Côlôsuê 2:9). Những hàm ý này không bao giờ biến mất đi trong trái tim con người. Nếu chính Thiên Chúa hiện thể qua một thân xác, thì điều này không những hàm ý về một sự chúc phúc ở tầm mức cao độ nhất thuộc thế giới vật chất, mà còn về sự ám chỉ đến việc làm cho thần linh hóa (mà các nhà thần học gọi là “sự thần thánh hóa” (divinization)) xác thịt con người. Thành thật mà nói, một khía cạnh thần thánh thì trụ vững rất nhiều hơn là việc Thiên Chúa trở thành một người nào đó mặc vào các tả lót (a God who wore diapers).

Những người Kitô Giáo chính là những người đã từng diện đối trực tiếp với việc một Thiên Chúa nhập thể và tuyên xưng rằng: “Tôi tin” (trích từ Cương Lĩnh (Credo)).

Chính vì thế, để trả lời cho câu hỏi của vị thính giả lắng nghe, trên tất cả, chính thân xác của Chúa Kitô, đã khiến cho thân xác của chúng ta được “thần học hóa”. Thân xác của Chúa Kitô, được thụ thai từ một người nữ đồng trinh, được sinh ra trong một chuồng ngựa ở Bethlêhem, được cắt bì vào ngày thứ tám, được dưỡng nuôi bởi Đức Maria và Thánh Cả Giuse, nhận phép rửa tại Sông Jordan, được biến hình trên núi, “đã hiến trọn cả chính bản thân Ngài cho tất cả chúng ta” qua việc khổ nạn và cái chết của Ngài, sống lại trong vinh quang, lên trời về với Chúa Cha, và tham dự vĩnh viễn vào sự sống của Ba Ngôi Thiên Chúa – thì câu chuyện của thân xác này chính là điểm quy chiếu của tất cả thần học Kitô Giáo.

Và tất cả mọi người nào được chào đời trên thế giới này đều được mời gọi để cùng sẽ chia về mầu nhiệm này bằng việc trở nên “một thân xác,” một thần khí cùng với Chúa Kitô. Đây chính là ý nghĩa sâu sắc về việc chúng ta được tạo dựng như là những người được hiện thể về mặt dục tính (sexually embodied persons) – có nghĩa là chúng ta được tiền định cho sự hiệp thông với Thiên Chúa, Đấng mà chính bản thân Ngài hiện thể chính mình qua một thân xác. Vì thân xác có nghĩa là cho Thiên Chúa, và Thiên Chúa chính là cho thân xác (xem thêm 1 Corintô 6:13).

Christopher West là thành viên của Học Viện về Thần Học Thân Xác, và cũng là tác giả của hai cuốn sách về chủ đề Thần Học Thân Xác, mà dịch giả đã có dịp giới thiệu rất chi tiết lần đầu tiên trên VietCatholic vào Mùa Hè 2004 vừa qua.