Đâu là Quyền Được Xúc Phạm?

Học Giả Chuyên Về Tu Chánh Án Thứ Nhất Richard Garnett Cho Biết Về Những Giới Hạn của Việc Tự Do Ngôn Luận

SOUTH BEND, Indiana (Zenit.org).- Có một loại quyền nào đó cho phép tạo nói ra một điều gì đó “xúc phạm” không? Câu hỏi này nảy sinh ra kể từ sau những vụ bạo loạn và biểu tình chống đối những bức tranh biếm họa chống lại Hồi Giáo tại báo chí Tây Phương.

Rất nhiều nhà lãnh đạo Hồi Giáo đã kêu gọi việc đề ra những hình thức kết tội nặng nề đối với những tờ báo xúc phạm. Một số tờ bào đã từ chối in các tranh biếm họa. Và Văn Phòng Báo Chí của Vaticăn cũng đưa một tuyên cáo yêu cầu các nhà chức trách can dự vào để bảo vệ những người có niềm tin tôn giáo để họ không bị xúc phạm.

Giáo sư Ruchard Garnett
Giáo sư chuyên về luật học tại trường Đại Học Công Giáo Notre Dame và cũng là chuyên gia về tự do ngôn luận Richard Garnett biện luận rằng tự do ngôn luận không có nghĩa là có quyền để nói ra những điều nào đó xúc phạm đến những người khác, và những người nghe của một bài diễn văn theo kiểu đó phải chịu trách nhiệm về việc đối đáp của họ theo đúng với ánh sang của nguyên tắc này.

Giáo sư Garnett đã chia sẽ với hãng tin Zenit về việc tại làm sao mà những nguy hiểm của việc trừng phạt cho bài diễn văn “xúc phạm” thì còn tồi tệ hơn cả những kết quả của việc tha thứ cho một bài diễn văn như vậy.

Hỏi (H): Thưa Giáo Sư, đâu là ý nghĩa đích thực về quyền tự do suy nghĩ và bày tỏ? Liệu nó có khác so với tự do lương tâm hay không? Liệu việc sắp đặt chữ nghĩa có quan trọng không?

Giáo Sư Garnett (T): Thưa, những cụm từ như “suy nghĩ,” (thought) “bày tỏ,” (expression) và “lương tâm” (conscience), hay trong Hiến Pháp của chúng ta là “ngôn luận” (speech), thì dĩ nhiên, rất khó để có thể định nghĩa một cách chính xác cho được. Đây là một lý do tại sao học thuyết về pháp lý có liên quan đến “tự do ngôn luận” (freedom of speech) được đem ra tranh luận (contest) và vẫn thường gây ra sự khó hiểu.

Chính vì lý do đó, mà tôi nghĩ một mặt thật đáng để phân biệt giữa tự do tín ngưỡng hay suy nghĩ, còn mặt khác là về việc tự do bày tỏ hay ngôn luận. Trong một xã hội tự do và công bằng, trông có vẽ như tất cả mọi người đều hưởng một quyền đạo đức tối ưu để tin và nghĩ về những gì mà họ chọn. Đồng thời, một xã hội như vậy sẽ có thể đưa ra một vài giới hạn về tự do ngôn luận hay tự do bày tỏ, nếu xét về mặt lý thuyết thì việc tự do bày tỏ có thể có một vài ảnh hưởng tiêu cực đối với người thứ ba hay xét trên bình diện triết lý chung.

Theo ý kiến của tôi, nếu xét về mặt truyền thống của hiến pháp Hoa Kỳ, chúng ta, theo một cách khôn ngoan nào đó, có khuynh hướng chú trọng nhiều về quyền tự do ngôn luận, thậm chí ngay cả trong những trường hợp tạo ra sự xúc phạm hay nguy hiểm đến cho người khác.

(H): Thưa Giáo Sư, quyền về tự do suy nghĩ và bày tỏ được tóm tắt như thế nào trong Bản Tuyên Ngôn về Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc, và liệu nó có giống với “quyền tự do ngôn luận” được bảo vệ trong Hiến Pháp của Hoa Kỳ không?

(T): Thưa, theo một nghĩa nào đó, hai quyền tự do đó hoàn toàn tương tự nhau, hay giống nhau. Rõ ràng là cả hai đều phản ánh những nền tảng về nhân quyền, những giới hạn về quyền lực của nhà nước, tầm quan trọng của việc đeo đuổi sự thật thông qua việc tự do xét ngạch hay kiểm tra, và sự độc lập về các ý tưởng trên thương trường.

Cũng đồng thời, Tu Chánh Án Thứ Nhất chính là một bản văn pháp lý, mà ý nghĩa của nó được quyết định trong bối cảnh của việc tranh tụng hiến pháp, không những liên hệ tới những đòi hỏi mang tính quy phạm (normative claims) mà còn cả về lịch sử và việc hiểu biết nguyên thuỷ của những người phê chuẩn về hiến pháp.

Bản Tuyên Ngôn về Nhân Quyền, trông có vẽ cao hơn, và nhấn mạnh đến một mục đích cao hơn là một đạo luật (statute), hay thậm chí cả một điểu khoản (provision) của hiến pháp. Thêm vào đó, Bản Tuyên Ngôn về Nhân Quyền vượt qua cả sự tranh cải, và được xét trong một bối cảnh hoàn toàn khác xa với bối cảnh của Tu Chánh Án Thứ Nhất của chúng ta, lẫn những học thuyết của cả Tòa Án Tối Cao (hay Tối Cao Pháp Viện).

Nói một cách tổng quát hóa, chúng ta có thể nói rằng học thuyết về Tu Chánh Án Đầu Tiên của chúng ta phản ánh những cơ sở liên quan phần nhiều đến tính chất cá nhân hóa và tự do chủ nghĩa hó hơn là những gì được minh định trong Bản Tuyên Ngôn về Nhân Quyền.

(H): Thưa Giáo Sư, một bản thông cáo báo chí mới đây của Vaticăn chỉ nói một cách đơn giản về quyền tự do suy nghĩ và bày tỏ, mà không đề cập gì cả đến quyền xúc phạm đến tình cảm tôn giáo của những người có niềm tin tôn giáo. Thì đâu là cách hiểu biết cho đúng về tuyên cáo trên? Có phải việc nói rằng không có quyền xúc phạm cũng đồng nghĩa hay tương tự như việc nói rằng không có quyền được tự do ngôn luận vốn làm xúc phạm đến những người khác không?

(T): Thưa, tôi không thể nói về những động cơ hay những ám chỉ của những người đã soạn thảo ra bảng thông cáo báo chí. Chính vì lẽ đó, sẽ là một sự sai lầm khi nói rằng quyền tự do bày tỏ không có bao hàm quyền được nói ra bất cứ những điều gì vốn xúc phạm đến những tình cảm tôn giáo của người có tín ngưỡng. Quyền tự do ngôn luận phải đính kèm luôn quyền được chỉ trích, và sự chỉ trích đôi khi xúc phạm đến những ai đang bị chỉ trích.

Những tình cảm và tín ngưỡng tôn giáo thường kích thích ra những hành động và nó nên được kiểm nghiệm, thử thách và chỉ trích. Một quyền về tự do ngôn luận nào vốn được giới hạn bởi những phản ứng chưa dự đoán được, hay chưa được tiền định của những người nghe, bao gồm luôn cả những người có niềm tin tôn giáo, sẽ là một kiểu hay quyền tự do rất là hạn hẹp (skimpy freedom).

Cách tốt nhất để hiểu về bản tuyên cáo của Vaticăn chính là xem việc đó như là một việc có liên quan đến đạo đức và luân lý, quyền tự do ngôn luận không thể nào biện minh hay xin lổi về những tuyên cáo hay sự bày tỏ được đưa ra nhằm làm xúc phạm hay làm phật lòng đến tính nhân phẩm của những người khác, hay về điều tốt đẹp của tôn giáo.

Quyền tự do ngôn luận, cũng giống như tất cả mọi quyền tự do khác, nên được thực hành với sự kính trọng cần có dành cho những người khác, cùng với lòng bác ái, đức độ vừa phải. Giống như một luật lệ mang tính tích cực, chúng ta nên cẩn thận về những lời kêu gọi kiểm duyệt hóa (censorship) hay trừng phạt việc ngôn luận nào mà gây ra sự xúc phạm, hay thậm chí nó được chủ đích để gây ra sự xúc phạm.

(H): Thưa Giáo Sư, nguyên tắc chính là: không có quyền xúc phạm đến tôn giáo của những người có tín ngưỡng, vốn có thể được nới rộng ra cho tất cả mọi nhóm hay những cá nhân nào cả. Liệu Giáo Sư có tiên đoán về những khả năng mà Giáo Hội có thể nói về những vấn đề quan trọng vốn có thể bị đe dọa nếu pháp luật chính là hiện thân của việc ban hành ra nguyên tắc này không?

(T): Thưa, điều này thì đã quá rõ ràng rồi vì rằng có một số giảng dạy và những lời đề nghị của Giáo Hội được đề cao kính trọng, nhưng cũng đồng thời có không ít người đã bác bỏ, chống đối và cảm thấy bị xúc phạm, tức những giảng dạy và đề nghị có liên quan đến sự tự do tôn giáo và ơn gọi, mà những người Công Giáo phải tuyên xưng.

Những lời kêu gọi về việc kiểm duyệt hay trừng phạt quyền tự do bày tỏ, chẳng hạn, như trường hợp của những bức tranh biếm họa chống lại Hồi Giáo, vốn xúc phạm đến những tình cảm tôn giáo, thì những lời kêu gọi đó cũng giống như những lời kêu gọi kiểm duyệt hay trừng phạt quyền tự do tín ngưỡng vậy, và đó là những điều tương phản với những quan điểm phóng khoán trần tục về đạo đức tình dục chẳng hạn.

(H): Thưa Giáo Sư, nhà nước làm cách nào để bảo vệ quyền tự do ngôn luận mà không phải cho phép những bài diễn văn nào kích thích bạo động và trật tự quốc gia như là những bức tranh biếm họa của Đan Mạnh đã làm?

(T): Thưa, thậm chí ngay cả trong truyền thống về quyền tự do ngôn luận của Hoa Kỳ, một truyền thống, vốn mạnh mẽ nghiêng về việc bảo vệ những bài diễn văn mang tính chất xúc phạm và nguy hiểm, thì nhà nước có thể cấm và trừng phạt sự xúi giục hay kích động (incitement), hay những đe dọa về bạo động. Tuy nhiên, những từ như “kích động” và “đe dọa” phải cần được hiểu và áp dụng một cách rất cẩn thận.

Không phải bất cứ một bản tuyên cáo nào cũng đều gây ra tình trạng mất trật tự cả, và nếu thật sự có như vậy, thì nó được xem như là một kiểu “kích động.”

Việc cam kết về một quyền tự do ngôn luận có ý nghĩa kéo theo nó là một sự quyết tâm giữ cho những người nghe chịu trách nhiệm về những hành động của họ theo như lối diển đạt của những người nghe, thậm chí lối diễn đạt đó là “xúc phạm.”

Như một vấn đề chung, những nguy hiểm kéo theo với những nổ lực về việc sử dụng quyền hành của nhà nước để ngăn chận hay trừng phạt bài diễn văn “xúc phạm” thì nó còn lớn hơn cả việc dung hòa hay tha thứ cho một bài diễn văn như vậy.