Khuôn mặt nhân chứng: những viên sỏi tảng đá!
Đó đây trên khắp nẻo đường thế giới, có những tảng đá, viên sỏi đá to nhỏ được dựng xếp hoặc nổi trồi cao lên trên mặt đất, hoặc nằm chìm phẳng mặt nền đất. Những tảng đá, viên đá sỏi đó đã có từ lâu đời hằng bao thế kỷ, hoặc được theo sắp đặt công phu nghệ thuật, cùng được gìn giữ cẩn thận làm đài kỷ niệm của thời qúa khứ.
Chúng là những vật thể cứng rắn khô chắc nằm trải qua bao nhiêu thời gian giữa mưa nắng ngoài thiên nhiên không phát ra tiếng nói, chữ viết nào. Nhưng xưa nay trong dòng lịch sử đời sống nhân loại chúng lại được qúy trọng, nhất là những tảng đá, những viên sỏi gạch đã in ghi dấu vết lịch sử của một giai đoạn thời đại, của một nhân vật quan trọng… Từ nơi chúng người ta nghiên cứu tìm đọc ra manh mối chuyện lịch sử thời đã qua.
Tại sao vậy, và trong đời sống đức tin đạo giáo có tảng đá, viên sỏi như vậy không?
Chúa Giêsu Kitô ngày xưa cách đây hơn hai ngàn năm khi vào thành Thánh Jerusalem ngày lễ Lá đã nói: "Tôi bảo cho các ông biết: nếu họ làm thinh, thì những viên đá sẽ la lên".
Có những chuyện lịch sử được lưu truyền bằng bút tích trong dân gian xưa nay. Nhưng con người với kiến thức tìm tòi hiểu biết, họ không dừng lại nơi câu chuyện đọc trong sách vở, hay nghe kể. Họ đi tìm tòi nghiên cứu hình thể địa lý nơi câu chuyện đã diễn xảy ra. Một trong những điều gây thuyết phục là những tảng đá viên sỏi nơi đã xảy ra sự kiện của câu chuyện lịch sử vẫn còn đó. Chúng được khảo cứu công nhận là nhân chứng cho vụ việc trong qúa khứ đã diễn xảy ra.
Phúc âm Chúa Giêsu Kitô ( Lc 19,28-40) sau gần 80 năm mới viết thuật lại cảnh Ngài vào thành Jerusalem năm xưa vào đầu thế kỷ 1.. Những người đã chứng kiến sự việc là những nhân chứng ngày thời xưa đó không còn nữa. Lần theo dấu vết hình thể địa lý chỗ ngày xưa đã diễn xẩy ra sự việc, những nhà nghiên cứu khảo cổ đã lần tìm ra được con đường mòn với những viên sỏi đá ngày xưa Chúa Giêsu đã đi qua vào thành Jerusalem.
Những viên sỏi đá trên đường hay bên lề quãng đường mòn đó không biết nói. Nhưng chúng là nhân chứng cho sự kiện lịch sử thánh này, mà xưa nay người tín hữu Chúa Kitô khi đến hành hương đất thánh Jerusalem cũng hành trình đi trên con đường sỏi đá nhân chứng này từ khu núi Cây Dầu tiến vào thành Jerusalem.
Những người tín hữu Chúa Kitô đi hành hương qua con đường mòn sỏi đá nhân chứng đó, họ cảm nhận tưởng tượng ra được khung cảnh cuộc rước lá ngày xưa khi Chúa Giêsu vào thành Jerusalem. Ngày nay họ đi rước lá trên con đường sỏi đá đó đọc kinh, hát ca mừng Chúa Giêsu, vị Vua trái tim lòng yêu mến.
Những viên sỏi đá này không biết reo hò ca hát. Nhưng chúng là nhân chứng cho dân chúng ngày xưa đã reo hò ca hat mừng Chúa Giêsu, và ngày nay nó như có sức truyền cảm hứng gợi nhớ biến cố năm xưa cho người tín hữu tiếp tục ca hát mừng Chúa Giêsu. Chúng phát tỏa năng lượng truyền cảm hứng cho tâm tình sống lòng đạo đức.
Trong phiên xử án Chúa Giêsu, tảng đá Gabbatha ( Ga 19,13)– tiếng Hylạp là Lithostrotos- ở Jerusalem, là chốn công đường xử án của Pilatus, đại diện hoàng đế Roma. Nơi nền đá Gabbatha này, Pilatus đã đứng ngồi hỏi khẩu cung Chúa Giêsu, và y án tử hình đóng đinh vào thập gía cho Chúa Giêsu Kitô vào năm 33.. Tảng đá lịch sử này còn được gìn giữ, khi đến hành hương Jerusalem nó vẫn còn đó như nhân chứng lịch sử. Nền tảng đá Gabbatha này phát tỏa ra tiếng nói nhắc nhở cảnh cáo thế nào là lối sống công lý khi luận án xét sử, không được như Pilatus ngày xưa đã bị áp lực của đám đông dân chúng la ó mà kết án xử sai không đúng với công lý pháp luật.
Rồi những viên tảng đá con đường ngày xưa Chúa vác thập gía đi bộ từ dinh xử án Pilatus đến đồi Golgotha bên ngoài thành Jerusalem, như nhân chứng lịch sử vẫn còn đó. Qua hằng bao thế kỷ người cùng xe cộ đi qua lại, nên chúng đã hao mòn trở thành bóng nhẫn có chỗ trơn trượt. Nhưng chúng vẫn được duy trì, nhất là người Kitô hữu, những nhà khảo cổ lịch sử qúi chuộng chúng. Vì chúng là nhân chứng cho sự kiện thánh cuối đời Chúa Giêsu trên trần gian. Những viên tảng đá mòn nhẵn trên đường tử nạn Chúa Giêsu vác thập gía năm xưa gợi lên tâm tình tiếng nói lòng thương cảm với sự đau khổ nhục nhã bất công Chúa Giêsu đã phải chịu đựng ngày xưa.
Tảng đá to lớn hình ảnh vật thể chắn lối cửa ra vào: tảng đá cửa nấm mồ chôn Chúa Giesu. Tảng đá này một khi- theo tập tục chôn cất của người Do Thái-đã được lăn vần vào lấp kín cửa nấm mồ, thì vĩnh viễn xác người qua đời nằm yên sâu kín tối tăm trong đó!
Nhưng nơi mộ chôn Chúa Giêsu thì lại khác. Ba ngày sau khi Người được chôn cất trong đó, vào sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, tảng đá lấp kín cửa mộ đó được sức mạnh của Thiên Thần Chúa đẩy vần sang một bên. Cửa ra vào nấm mồ được khai thông thoáng. Và một sức sống mới bừng phát lên từ bên trong nấm mồ: Chúa Giêsu Kitô chỗi dậy sống lại đi ra khỏi nấm mồ người chết!
Tảng đá chắn cửa mồ Chúa Giêsu Kitô được lăn vần sang một bên là hình ảnh biểu tượng diễn tả về sự sống. Nó được lăn vần như tiếng la hét của nó đứng về phía sự sống cho con người. Và như thế con người chúng ta có lại được tiếng nói sự sống niềm hy vọng.
Nhiều nơi khi xây dựng những chặng đường thập gía Chúa Giêsu Kito với 14 chặng có những hình ảnh cảnh tượng con đường Chúa Giêsu Kitô vác thập gía, bị đóng đinh vào thập gía, và chặng thứ 15. cũng được xây dựng nhắc nhớ đến biến cố Chúa Giêsu Kitô sống lại ra khỏi mồ. Một tảng đá to lớn được dựng nơi chặng này là hình ảnh biểu tượng cho biến cố Chúa sống lại, như chặng đường thập gía thứ 15. bên thánh địa hành hương Lourdes.
Chúa nhật lễ Lá
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Đó đây trên khắp nẻo đường thế giới, có những tảng đá, viên sỏi đá to nhỏ được dựng xếp hoặc nổi trồi cao lên trên mặt đất, hoặc nằm chìm phẳng mặt nền đất. Những tảng đá, viên đá sỏi đó đã có từ lâu đời hằng bao thế kỷ, hoặc được theo sắp đặt công phu nghệ thuật, cùng được gìn giữ cẩn thận làm đài kỷ niệm của thời qúa khứ.
Chúng là những vật thể cứng rắn khô chắc nằm trải qua bao nhiêu thời gian giữa mưa nắng ngoài thiên nhiên không phát ra tiếng nói, chữ viết nào. Nhưng xưa nay trong dòng lịch sử đời sống nhân loại chúng lại được qúy trọng, nhất là những tảng đá, những viên sỏi gạch đã in ghi dấu vết lịch sử của một giai đoạn thời đại, của một nhân vật quan trọng… Từ nơi chúng người ta nghiên cứu tìm đọc ra manh mối chuyện lịch sử thời đã qua.
Tại sao vậy, và trong đời sống đức tin đạo giáo có tảng đá, viên sỏi như vậy không?
Chúa Giêsu Kitô ngày xưa cách đây hơn hai ngàn năm khi vào thành Thánh Jerusalem ngày lễ Lá đã nói: "Tôi bảo cho các ông biết: nếu họ làm thinh, thì những viên đá sẽ la lên".
Có những chuyện lịch sử được lưu truyền bằng bút tích trong dân gian xưa nay. Nhưng con người với kiến thức tìm tòi hiểu biết, họ không dừng lại nơi câu chuyện đọc trong sách vở, hay nghe kể. Họ đi tìm tòi nghiên cứu hình thể địa lý nơi câu chuyện đã diễn xảy ra. Một trong những điều gây thuyết phục là những tảng đá viên sỏi nơi đã xảy ra sự kiện của câu chuyện lịch sử vẫn còn đó. Chúng được khảo cứu công nhận là nhân chứng cho vụ việc trong qúa khứ đã diễn xảy ra.
Phúc âm Chúa Giêsu Kitô ( Lc 19,28-40) sau gần 80 năm mới viết thuật lại cảnh Ngài vào thành Jerusalem năm xưa vào đầu thế kỷ 1.. Những người đã chứng kiến sự việc là những nhân chứng ngày thời xưa đó không còn nữa. Lần theo dấu vết hình thể địa lý chỗ ngày xưa đã diễn xẩy ra sự việc, những nhà nghiên cứu khảo cổ đã lần tìm ra được con đường mòn với những viên sỏi đá ngày xưa Chúa Giêsu đã đi qua vào thành Jerusalem.
Những viên sỏi đá trên đường hay bên lề quãng đường mòn đó không biết nói. Nhưng chúng là nhân chứng cho sự kiện lịch sử thánh này, mà xưa nay người tín hữu Chúa Kitô khi đến hành hương đất thánh Jerusalem cũng hành trình đi trên con đường sỏi đá nhân chứng này từ khu núi Cây Dầu tiến vào thành Jerusalem.
Những người tín hữu Chúa Kitô đi hành hương qua con đường mòn sỏi đá nhân chứng đó, họ cảm nhận tưởng tượng ra được khung cảnh cuộc rước lá ngày xưa khi Chúa Giêsu vào thành Jerusalem. Ngày nay họ đi rước lá trên con đường sỏi đá đó đọc kinh, hát ca mừng Chúa Giêsu, vị Vua trái tim lòng yêu mến.
Những viên sỏi đá này không biết reo hò ca hát. Nhưng chúng là nhân chứng cho dân chúng ngày xưa đã reo hò ca hat mừng Chúa Giêsu, và ngày nay nó như có sức truyền cảm hứng gợi nhớ biến cố năm xưa cho người tín hữu tiếp tục ca hát mừng Chúa Giêsu. Chúng phát tỏa năng lượng truyền cảm hứng cho tâm tình sống lòng đạo đức.
Trong phiên xử án Chúa Giêsu, tảng đá Gabbatha ( Ga 19,13)– tiếng Hylạp là Lithostrotos- ở Jerusalem, là chốn công đường xử án của Pilatus, đại diện hoàng đế Roma. Nơi nền đá Gabbatha này, Pilatus đã đứng ngồi hỏi khẩu cung Chúa Giêsu, và y án tử hình đóng đinh vào thập gía cho Chúa Giêsu Kitô vào năm 33.. Tảng đá lịch sử này còn được gìn giữ, khi đến hành hương Jerusalem nó vẫn còn đó như nhân chứng lịch sử. Nền tảng đá Gabbatha này phát tỏa ra tiếng nói nhắc nhở cảnh cáo thế nào là lối sống công lý khi luận án xét sử, không được như Pilatus ngày xưa đã bị áp lực của đám đông dân chúng la ó mà kết án xử sai không đúng với công lý pháp luật.
Rồi những viên tảng đá con đường ngày xưa Chúa vác thập gía đi bộ từ dinh xử án Pilatus đến đồi Golgotha bên ngoài thành Jerusalem, như nhân chứng lịch sử vẫn còn đó. Qua hằng bao thế kỷ người cùng xe cộ đi qua lại, nên chúng đã hao mòn trở thành bóng nhẫn có chỗ trơn trượt. Nhưng chúng vẫn được duy trì, nhất là người Kitô hữu, những nhà khảo cổ lịch sử qúi chuộng chúng. Vì chúng là nhân chứng cho sự kiện thánh cuối đời Chúa Giêsu trên trần gian. Những viên tảng đá mòn nhẵn trên đường tử nạn Chúa Giêsu vác thập gía năm xưa gợi lên tâm tình tiếng nói lòng thương cảm với sự đau khổ nhục nhã bất công Chúa Giêsu đã phải chịu đựng ngày xưa.
Tảng đá to lớn hình ảnh vật thể chắn lối cửa ra vào: tảng đá cửa nấm mồ chôn Chúa Giesu. Tảng đá này một khi- theo tập tục chôn cất của người Do Thái-đã được lăn vần vào lấp kín cửa nấm mồ, thì vĩnh viễn xác người qua đời nằm yên sâu kín tối tăm trong đó!
Nhưng nơi mộ chôn Chúa Giêsu thì lại khác. Ba ngày sau khi Người được chôn cất trong đó, vào sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, tảng đá lấp kín cửa mộ đó được sức mạnh của Thiên Thần Chúa đẩy vần sang một bên. Cửa ra vào nấm mồ được khai thông thoáng. Và một sức sống mới bừng phát lên từ bên trong nấm mồ: Chúa Giêsu Kitô chỗi dậy sống lại đi ra khỏi nấm mồ người chết!
Tảng đá chắn cửa mồ Chúa Giêsu Kitô được lăn vần sang một bên là hình ảnh biểu tượng diễn tả về sự sống. Nó được lăn vần như tiếng la hét của nó đứng về phía sự sống cho con người. Và như thế con người chúng ta có lại được tiếng nói sự sống niềm hy vọng.
Nhiều nơi khi xây dựng những chặng đường thập gía Chúa Giêsu Kito với 14 chặng có những hình ảnh cảnh tượng con đường Chúa Giêsu Kitô vác thập gía, bị đóng đinh vào thập gía, và chặng thứ 15. cũng được xây dựng nhắc nhớ đến biến cố Chúa Giêsu Kitô sống lại ra khỏi mồ. Một tảng đá to lớn được dựng nơi chặng này là hình ảnh biểu tượng cho biến cố Chúa sống lại, như chặng đường thập gía thứ 15. bên thánh địa hành hương Lourdes.
Chúa nhật lễ Lá
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long