4. MỘT CHỮ CƯỜI
Người Kim Long (Nam Kinh) là Trần Kim, khi đi du ngoạn bên ngoài thì vô tình đi vào vùng cấm của quan triều đình, bị thái giám trưởng bắt lại và đem qua các phố xá để thị oai quần chúng. Ông ta bèn quỳ xuống khẩn cầu:
- “Tiểu nhân là Trần Kim, xin công công tha thứ”.
Ông thái giám ấy thường nghe tên của Trần Kim liền nói:
- “Nghe nói ông hay chọc người khác cười, nếu nói một chữ tức cười thì ta mới tha cho”.
Trần Kim buột miệng nói:
- “Địch “屁”.
Thái giám hỏi:
- “Là ý gì?”
Trả lời:
- “Tha cũng do công công mà không tha cũng là do công công” (1)
Thái giám cười lớn liền tha cho ông ta.
(Tuyết Đào Hải Sử)
Suy tư 4:
Chỉ một chữ thôi mà được khen và được tha tội, đó là do sự thông minh của Trần Kim và do cái thích được người khác nịnh của quan thái giám, bởi vì con người ta ai cũng thích người khác tâng bốc mình...
Người Ki-tô hữu được học rất nhiều chữ và nhiều điều về Thiên Chúa, về Giáo Hội, về cách sống làm người cũng như về cách sống yêu thương với mọi người, nhưng vẫn chưa làm cho người khác nhận ra được Thiên Chúa trong vũ trụ và trong cuộc sống của họ, bởi vì tuy học nhiều điều về giáo lý nhưng có những người Ki-tô hữu chưa sống những điều mình đã học, chưa phát huy cái thông minh của con cái sự sáng mà Thiên Chúa ban cho để làm sáng danh Ngài trong cuộc sống.
Thiên Chúa chỉ phán một lời thì liền có mọi sự vì Ngài là Đấng tạo dựng, người Ki-tô hữu nói một câu thì được mọi người tin tưởng và yêu mến, bởi vì lời họ nói việc họ làm rất phù hợp với tinh thần của Tin Mừng, và vì cuộc sống của họ luôn là gương mẫu cho nhiều người noi theo...
Ước mong được như vậy !
(1) Chữ屁 này có hai ý: “Tha người và đánh rắm”.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Người Kim Long (Nam Kinh) là Trần Kim, khi đi du ngoạn bên ngoài thì vô tình đi vào vùng cấm của quan triều đình, bị thái giám trưởng bắt lại và đem qua các phố xá để thị oai quần chúng. Ông ta bèn quỳ xuống khẩn cầu:
- “Tiểu nhân là Trần Kim, xin công công tha thứ”.
Ông thái giám ấy thường nghe tên của Trần Kim liền nói:
- “Nghe nói ông hay chọc người khác cười, nếu nói một chữ tức cười thì ta mới tha cho”.
Trần Kim buột miệng nói:
- “Địch “屁”.
Thái giám hỏi:
- “Là ý gì?”
Trả lời:
- “Tha cũng do công công mà không tha cũng là do công công” (1)
Thái giám cười lớn liền tha cho ông ta.
(Tuyết Đào Hải Sử)
Suy tư 4:
Chỉ một chữ thôi mà được khen và được tha tội, đó là do sự thông minh của Trần Kim và do cái thích được người khác nịnh của quan thái giám, bởi vì con người ta ai cũng thích người khác tâng bốc mình...
Người Ki-tô hữu được học rất nhiều chữ và nhiều điều về Thiên Chúa, về Giáo Hội, về cách sống làm người cũng như về cách sống yêu thương với mọi người, nhưng vẫn chưa làm cho người khác nhận ra được Thiên Chúa trong vũ trụ và trong cuộc sống của họ, bởi vì tuy học nhiều điều về giáo lý nhưng có những người Ki-tô hữu chưa sống những điều mình đã học, chưa phát huy cái thông minh của con cái sự sáng mà Thiên Chúa ban cho để làm sáng danh Ngài trong cuộc sống.
Thiên Chúa chỉ phán một lời thì liền có mọi sự vì Ngài là Đấng tạo dựng, người Ki-tô hữu nói một câu thì được mọi người tin tưởng và yêu mến, bởi vì lời họ nói việc họ làm rất phù hợp với tinh thần của Tin Mừng, và vì cuộc sống của họ luôn là gương mẫu cho nhiều người noi theo...
Ước mong được như vậy !
(1) Chữ屁 này có hai ý: “Tha người và đánh rắm”.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info