CN 29B : HIỂU BIẾT VỀ 3 TUYẾN NHÂN VẬT
Câu chuyện Phúc Âm hôm nay chỉ rõ cho chúng ta thấy được nhiều điều hay: về 'Marcô', người thuật chuyện; về 'hai anh em kia', nhân vật 'phản' diện; và về 'Chúa Giêsu', nhân vật chính diện.
1. CÂU CHUYỆN CHO BIẾT ĐÔI ĐIỀU VỀ MARCÔ
Matthêu cũng kể câu chuyện này (Mt 20, 20-23) nhưng trong lời tường thuật của Mt thì trước hết, lời yêu cầu không do Giacôbê và Gioan đích thân nêu ra, nhưng do mẹ của hai ông là bà Salômê. Có lẽ Matthêu cảm thấy rằng một lời yêu cầu như thế là không xứng đáng cho một tông đồ, nên nhằm cứu vãn tiếng tăm cho Giacôbê và Gioan, ông đã gán lời yêu cầu đó cho tham vọng tự nhiên của bà mẹ. Bà mẹ nào mà chẳng mong thế cho con trai mình ! Còn câu chuyện này cho chúng ta thấy sự thành thực của Maccô : chính 2 chàng trai Giacôbê và Gioan đứng ra “yêu cầu” địa vị cho chính mình !
Người ta kể rằng có một họa sĩ trong triều đình vẽ chân dung cho Oliver Cromwell người đầy mụn cóc. Nghĩ là để làm vui lòng Oliver, họa sĩ không vẽ những mụn cóc đó trong bức họa. Khi Cromwell thấy như vậy ông nói "dẹp bức chân dung này đi, vẽ cho ta một bức đầy đủ các mụn cóc".
Mục đích của Maccô là muốn chúng ta thấy đầy đủ mụn cóc của các tông đồ. Khi mười người môn đệ kia nghe biết thì đâm ra tức tối với hai ông. Không phải vì họ khiêm tốn nhưng vì họ 'cũng muốn' những điều tương tự như hai ông. Họ tức giận vì nghĩ rằng họ có đủ tư cách hơn hai ông Gioan và Giacôbê. Và Maccô đã có lý, vì mười hai tông đồ vốn không phải là tập thể các vị thánh. Họ chỉ là những con người bình thường, 'đầy mụn cóc'.
Chúa Giêsu đã dùng những con người tầm thường thế đó để thay đổi thế giới. Và điều này đã thành hiện thực.
2. CÂU CHUYỆN CHO BIẾT ĐÔI ĐIỀU VỀ GIACÔBÊ VÀ GIOAN.
- Hai ông vốn có 'nhiều tham vọng'. Họ nhắm những chức vụ cao nhất trong vương quốc của Chúa Giêsu khi cuộc chiến đã thắng và sự khải hoàn đã trọn vẹn. Có thể tham vọng đó đã manh nha, vì nhiều lần Chúa Giêsu từng biệt riêng họ ra trong số ba người chọn lọc tin cẩn. Hiển dung, chữa lành em bé chết sống lại (Lc 8, 51), vườn cây dầu. Có thể họ đã có một chỗ đứng khá hơn những người khác, dám xin lửa từ trời xuống thiêu đốt làng không cho thầy trò đi qua.
Thân phụ họ vốn khá giả đủ để thuê người giúp việc (x. Mc 1,20) nên họ tưởng rằng ưu thế và địa vị xã hội có thể giúp họ chiếm được địa vị hàng đầu. Họ lại quen thượng tế : đâu phải dễ ! “Môn đệ kia vì quen thượng tế, nên đi với Chúa Giêsu vào sân trong tư dinh thượng tế” (Ga 18,15). Cho nên với câu chuyện xin xỏ nầy, để lộ cho thấy họ là những con người từ nơi sâu kín của lòng, có tham vọng chiếm giữ vị trí hàng đầu trong vương quốc trần gian.
-Nó cho chúng ta thấy hai ông 'hoàn toàn không hiểu' Chúa Giêsu. Điều lạ lùng đối với chúng ta không phải là “sự việc” ấy đã xảy ra, nhưng là “thời gian” mà sự việc ấy đã xảy ra. Lời yêu cầu này khiến chúng ta phải bàng hoàng vì nó được đưa ra hầu như trùng hợp với lúc Chúa Giêsu tuyên bố dứt khoát và báo trước chi tiết về 'cái chết' của Ngài. Ngoài chuyện này, không có việc nào khác có thể bày tỏ cho chúng ta thấy họ 'đã hiểu quá ít ỏi' những gì Chúa Giêsu nói. Lời lẽ của Ngài đã không gột rửa được ý niệm về Đấng Messia với quyền thế và vinh hiển thế gian, vốn ăn sâu trong tâm trí hai ông. [Chỉ có thập giá mới làm nổi việc ấy mà thôi.]
-Nhưng sau khi đã nói tất cả những gì có thể nói 'chống lại' Giacôbê và Gioan thì câu chuyện này cho chúng ta thấy một điểm 'sáng chói về hai ông' là : dù hai ông đang bàng hoàng, bối rối, hai ông vẫn tin vào Chúa Giêsu.
Điều đáng ngạc nhiên là họ vẫn còn gắn liền vinh quang với một người thợ mộc dân Galilê, người đã bị các cấp lãnh đạo chính thống giáo thù ghét, chống đối kịch liệt và rõ ràng đang tiến đến chỗ nhận lấy thập giá. Đây là một lòng tin cậy tập trung đáng cho chúng ta phải kinh ngạc. Họ vẫn đánh cuộc, vẫn “bắt” Giêsu [như trong cá cược bóng đá, biết một đội đủ thứ mặt yếu (cầu thủ bị thương, nội bộ lục đục, huấn luyện viên yếu kém…), mà vẫn nhìn thấy được tương lai, tin mãnh liệt, để 'bắt' đội đó thắng !]. Dù Giacôbê và Gioan đã phạm sai lầm, tấm lòng của họ vẫn nằm đúng vị trí đáng phải có. Họ chẳng hề hoài nghi gì về chiến thắng khải hoàn tối hậu của Chúa Giêsu.
3. CÂU CHUYỆN CHO BIẾT ĐÔI ĐIỀU
VỀ “TIÊU CHUẨN ĐỂ NÊN VĨ ĐẠI” CỦA CHÚA GIÊSU.
Chúa nói : "Ai muốn làm lớn (vĩ đại), phải trở nên người nhỏ nhất. Ai muốn làm đầu, phải hầu thiên hạ".
Câu nói xem ra nghịch lý nhưng sự đời lại thường như vậy, kiểu như câu nói 'cán bộ lớn đi xe con, cán bộ con (nhỏ) đi xe lớn'.
Nhà chiến lược kinh doanh Bruce Barton chỉ cho thấy rằng căn bản một hãng ôtô dựa vào để khách hàng lưu tâm đến hãng là người của hãng sẵn sàng chui xuống gầm xe bạn thường hơn, chịu dơ bẩn bất cứ lúc nào. Nói cách khác, họ sẵn sàng phục vụ nhiều hơn, thì hãng xe của họ lớn mạnh hơn.
Barton cũng chỉ cho thấy rằng trong khi người thư ký bình thường có thể đi về nhà từ 5 giờ 30 chiều, thì ánh đèn trong văn phòng giám đốc điều hành vẫn còn sáng đến tối. Vì sẵn sàng 'phục vụ' thêm giờ mà người ấy 'đứng đầu' xí nghiệp.
Mẹ Têrêxa Calcutta phục vụ những người hèn mọn nhất, những người hấp hối không một chút tiện nghi tối thiểu, những trẻ em bị bỏ rơi, mà rồi trở nên vĩ đại, đến nỗi khi chết, Ấn Độ, một nước Ấn giáo là quốc giáo, cử quốc tang với 21 phát súng tiễn mẹ.
Hôm nay cũng là lễ cầu nguyện cho truyền giáo. Sứ điệp truyền giáo năm 2024 của ĐGH Phanxicô có chủ đề : "Hãy đi và mời mọi người đến dự tiệc cưới" (x. Mt 22:9) Họ sẽ đến dự nếu ta biết cách mời : người mời là người phục vụ.
Có người kia đã kể lại lý do và động lực thúc đẩy ông theo đạo như sau: “Tôi đau rất nặng, người ta đưa tôi vào bệnh viện, không ai chăm sóc tôi cả ngoài một soeur y tá, soeur tỏ ra rất tốt và tận tình giúp đỡ tôi. Một đêm kia, trời đã rất khuya, tôi thấy soeur quỳ gối im lặng trong phòng, tôi hỏi: ‘Soeur quỳ làm gì thế?’. Soeur trả lời: ‘Tôi cầu nguyện cho ông’. Chỉ mấy tiếng đó thôi đủ làm cho tôi bấy lâu không biết Chúa, bây giờ được biết Chúa, tôi thấy Chúa nơi người soeur y tá ấy. Giữa những đau khổ thể xác và tinh thần, nhờ sự săn sóc đầy tình người và những lời cầu nguyện đầy yêu thương của soeur y tá ấy, tôi đã gặp Chúa”.
Câu chuyện trên cho chúng ta thấy gương sáng và tình yêu thương là bằng chứng cho người ta nhận ra Thiên Chúa. Có nhiều người không bao giờ thấy chúng ta cầu nguyện sốt sắng ở nhà thờ, vì họ có đạo đâu mà đến nhà thờ, nhưng họ thấy cách chúng ta biểu lộ tình thương với họ hay với những người chung quanh mà họ nhận ra Thiên Chúa của tình yêu. Nếu chúng ta sống thực sự yêu thương thì không ai đánh giá sai lầm về đạo Chúa. Khi chúng ta chứng minh tình yêu bằng đời sống tốt thì chúng ta thực sự trở nên những người bạn tốt của nhau.
Việc xin ngồi bên hữu bên tả của Thầy rút ra bài học hay này: Chúng ta không giữ đạo để đòi một chỗ thật cao, nhưng mong được ban một chỗ 'thật gần' bên Chúa. Bên phải bên trái là sát bên Thầy. Mà Chúa đồng hóa mình với người tôi tớ, người bé nhỏ, người hèn mọn, cho nên càng là người tôi tớ, càng phục vụ, càng được 'ở gần' Thầy vậy. Amen
An-Phong Nguyễn Công Minh, ofm
(lấy đa phần bài giảng của cha Ngọc Hàm)
Câu chuyện Phúc Âm hôm nay chỉ rõ cho chúng ta thấy được nhiều điều hay: về 'Marcô', người thuật chuyện; về 'hai anh em kia', nhân vật 'phản' diện; và về 'Chúa Giêsu', nhân vật chính diện.
1. CÂU CHUYỆN CHO BIẾT ĐÔI ĐIỀU VỀ MARCÔ
Matthêu cũng kể câu chuyện này (Mt 20, 20-23) nhưng trong lời tường thuật của Mt thì trước hết, lời yêu cầu không do Giacôbê và Gioan đích thân nêu ra, nhưng do mẹ của hai ông là bà Salômê. Có lẽ Matthêu cảm thấy rằng một lời yêu cầu như thế là không xứng đáng cho một tông đồ, nên nhằm cứu vãn tiếng tăm cho Giacôbê và Gioan, ông đã gán lời yêu cầu đó cho tham vọng tự nhiên của bà mẹ. Bà mẹ nào mà chẳng mong thế cho con trai mình ! Còn câu chuyện này cho chúng ta thấy sự thành thực của Maccô : chính 2 chàng trai Giacôbê và Gioan đứng ra “yêu cầu” địa vị cho chính mình !
Người ta kể rằng có một họa sĩ trong triều đình vẽ chân dung cho Oliver Cromwell người đầy mụn cóc. Nghĩ là để làm vui lòng Oliver, họa sĩ không vẽ những mụn cóc đó trong bức họa. Khi Cromwell thấy như vậy ông nói "dẹp bức chân dung này đi, vẽ cho ta một bức đầy đủ các mụn cóc".
Mục đích của Maccô là muốn chúng ta thấy đầy đủ mụn cóc của các tông đồ. Khi mười người môn đệ kia nghe biết thì đâm ra tức tối với hai ông. Không phải vì họ khiêm tốn nhưng vì họ 'cũng muốn' những điều tương tự như hai ông. Họ tức giận vì nghĩ rằng họ có đủ tư cách hơn hai ông Gioan và Giacôbê. Và Maccô đã có lý, vì mười hai tông đồ vốn không phải là tập thể các vị thánh. Họ chỉ là những con người bình thường, 'đầy mụn cóc'.
Chúa Giêsu đã dùng những con người tầm thường thế đó để thay đổi thế giới. Và điều này đã thành hiện thực.
2. CÂU CHUYỆN CHO BIẾT ĐÔI ĐIỀU VỀ GIACÔBÊ VÀ GIOAN.
- Hai ông vốn có 'nhiều tham vọng'. Họ nhắm những chức vụ cao nhất trong vương quốc của Chúa Giêsu khi cuộc chiến đã thắng và sự khải hoàn đã trọn vẹn. Có thể tham vọng đó đã manh nha, vì nhiều lần Chúa Giêsu từng biệt riêng họ ra trong số ba người chọn lọc tin cẩn. Hiển dung, chữa lành em bé chết sống lại (Lc 8, 51), vườn cây dầu. Có thể họ đã có một chỗ đứng khá hơn những người khác, dám xin lửa từ trời xuống thiêu đốt làng không cho thầy trò đi qua.
Thân phụ họ vốn khá giả đủ để thuê người giúp việc (x. Mc 1,20) nên họ tưởng rằng ưu thế và địa vị xã hội có thể giúp họ chiếm được địa vị hàng đầu. Họ lại quen thượng tế : đâu phải dễ ! “Môn đệ kia vì quen thượng tế, nên đi với Chúa Giêsu vào sân trong tư dinh thượng tế” (Ga 18,15). Cho nên với câu chuyện xin xỏ nầy, để lộ cho thấy họ là những con người từ nơi sâu kín của lòng, có tham vọng chiếm giữ vị trí hàng đầu trong vương quốc trần gian.
-Nó cho chúng ta thấy hai ông 'hoàn toàn không hiểu' Chúa Giêsu. Điều lạ lùng đối với chúng ta không phải là “sự việc” ấy đã xảy ra, nhưng là “thời gian” mà sự việc ấy đã xảy ra. Lời yêu cầu này khiến chúng ta phải bàng hoàng vì nó được đưa ra hầu như trùng hợp với lúc Chúa Giêsu tuyên bố dứt khoát và báo trước chi tiết về 'cái chết' của Ngài. Ngoài chuyện này, không có việc nào khác có thể bày tỏ cho chúng ta thấy họ 'đã hiểu quá ít ỏi' những gì Chúa Giêsu nói. Lời lẽ của Ngài đã không gột rửa được ý niệm về Đấng Messia với quyền thế và vinh hiển thế gian, vốn ăn sâu trong tâm trí hai ông. [Chỉ có thập giá mới làm nổi việc ấy mà thôi.]
-Nhưng sau khi đã nói tất cả những gì có thể nói 'chống lại' Giacôbê và Gioan thì câu chuyện này cho chúng ta thấy một điểm 'sáng chói về hai ông' là : dù hai ông đang bàng hoàng, bối rối, hai ông vẫn tin vào Chúa Giêsu.
Điều đáng ngạc nhiên là họ vẫn còn gắn liền vinh quang với một người thợ mộc dân Galilê, người đã bị các cấp lãnh đạo chính thống giáo thù ghét, chống đối kịch liệt và rõ ràng đang tiến đến chỗ nhận lấy thập giá. Đây là một lòng tin cậy tập trung đáng cho chúng ta phải kinh ngạc. Họ vẫn đánh cuộc, vẫn “bắt” Giêsu [như trong cá cược bóng đá, biết một đội đủ thứ mặt yếu (cầu thủ bị thương, nội bộ lục đục, huấn luyện viên yếu kém…), mà vẫn nhìn thấy được tương lai, tin mãnh liệt, để 'bắt' đội đó thắng !]. Dù Giacôbê và Gioan đã phạm sai lầm, tấm lòng của họ vẫn nằm đúng vị trí đáng phải có. Họ chẳng hề hoài nghi gì về chiến thắng khải hoàn tối hậu của Chúa Giêsu.
3. CÂU CHUYỆN CHO BIẾT ĐÔI ĐIỀU
VỀ “TIÊU CHUẨN ĐỂ NÊN VĨ ĐẠI” CỦA CHÚA GIÊSU.
Chúa nói : "Ai muốn làm lớn (vĩ đại), phải trở nên người nhỏ nhất. Ai muốn làm đầu, phải hầu thiên hạ".
Câu nói xem ra nghịch lý nhưng sự đời lại thường như vậy, kiểu như câu nói 'cán bộ lớn đi xe con, cán bộ con (nhỏ) đi xe lớn'.
Nhà chiến lược kinh doanh Bruce Barton chỉ cho thấy rằng căn bản một hãng ôtô dựa vào để khách hàng lưu tâm đến hãng là người của hãng sẵn sàng chui xuống gầm xe bạn thường hơn, chịu dơ bẩn bất cứ lúc nào. Nói cách khác, họ sẵn sàng phục vụ nhiều hơn, thì hãng xe của họ lớn mạnh hơn.
Barton cũng chỉ cho thấy rằng trong khi người thư ký bình thường có thể đi về nhà từ 5 giờ 30 chiều, thì ánh đèn trong văn phòng giám đốc điều hành vẫn còn sáng đến tối. Vì sẵn sàng 'phục vụ' thêm giờ mà người ấy 'đứng đầu' xí nghiệp.
Mẹ Têrêxa Calcutta phục vụ những người hèn mọn nhất, những người hấp hối không một chút tiện nghi tối thiểu, những trẻ em bị bỏ rơi, mà rồi trở nên vĩ đại, đến nỗi khi chết, Ấn Độ, một nước Ấn giáo là quốc giáo, cử quốc tang với 21 phát súng tiễn mẹ.
Hôm nay cũng là lễ cầu nguyện cho truyền giáo. Sứ điệp truyền giáo năm 2024 của ĐGH Phanxicô có chủ đề : "Hãy đi và mời mọi người đến dự tiệc cưới" (x. Mt 22:9) Họ sẽ đến dự nếu ta biết cách mời : người mời là người phục vụ.
Có người kia đã kể lại lý do và động lực thúc đẩy ông theo đạo như sau: “Tôi đau rất nặng, người ta đưa tôi vào bệnh viện, không ai chăm sóc tôi cả ngoài một soeur y tá, soeur tỏ ra rất tốt và tận tình giúp đỡ tôi. Một đêm kia, trời đã rất khuya, tôi thấy soeur quỳ gối im lặng trong phòng, tôi hỏi: ‘Soeur quỳ làm gì thế?’. Soeur trả lời: ‘Tôi cầu nguyện cho ông’. Chỉ mấy tiếng đó thôi đủ làm cho tôi bấy lâu không biết Chúa, bây giờ được biết Chúa, tôi thấy Chúa nơi người soeur y tá ấy. Giữa những đau khổ thể xác và tinh thần, nhờ sự săn sóc đầy tình người và những lời cầu nguyện đầy yêu thương của soeur y tá ấy, tôi đã gặp Chúa”.
Câu chuyện trên cho chúng ta thấy gương sáng và tình yêu thương là bằng chứng cho người ta nhận ra Thiên Chúa. Có nhiều người không bao giờ thấy chúng ta cầu nguyện sốt sắng ở nhà thờ, vì họ có đạo đâu mà đến nhà thờ, nhưng họ thấy cách chúng ta biểu lộ tình thương với họ hay với những người chung quanh mà họ nhận ra Thiên Chúa của tình yêu. Nếu chúng ta sống thực sự yêu thương thì không ai đánh giá sai lầm về đạo Chúa. Khi chúng ta chứng minh tình yêu bằng đời sống tốt thì chúng ta thực sự trở nên những người bạn tốt của nhau.
Việc xin ngồi bên hữu bên tả của Thầy rút ra bài học hay này: Chúng ta không giữ đạo để đòi một chỗ thật cao, nhưng mong được ban một chỗ 'thật gần' bên Chúa. Bên phải bên trái là sát bên Thầy. Mà Chúa đồng hóa mình với người tôi tớ, người bé nhỏ, người hèn mọn, cho nên càng là người tôi tớ, càng phục vụ, càng được 'ở gần' Thầy vậy. Amen
An-Phong Nguyễn Công Minh, ofm
(lấy đa phần bài giảng của cha Ngọc Hàm)