CHỦ NGHĨA BIỆT PHÁI
“Các người xao lãng lẽ công bình và lòng yêu mến Thiên Chúa!”.
“Tình yêu là gì? Đó là im lặng - khi lời nói của bạn có thể gây tổn thương. Đó là kiên nhẫn - khi hàng xóm của bạn cộc lốc. Đó là điếc - khi một vụ bê bối xảy ra. Đó là ân cần - khi người khác chạm phải nỗi đau. Đó là nhanh nhẹn - khi nhiệm vụ cấp bách gọi đến. Đó là can đảm - khi bất hạnh ập xuống. Những người Pharisêu giỏi về lề luật nhưng kém về tình yêu. Họ là những con tắc kè hoa. Bạn hãy tránh xa ‘chủ nghĩa biệt phái!’” - Anon.
Kính thưa Anh Chị em,
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu tiếp tục lên án thái độ “giỏi về lề luật nhưng kém về tình yêu” của giới kinh sư, biệt phái. Tuy nhiên, những nhận xét này không áp dụng cho tất cả họ, vì nhiều người trong họ - như Phaolô, Nicôđêmô, Gamaliel - là những người tốt. Ngài đang chỉ trích một số người “xao lãng lẽ công bình và lòng yêu mến Thiên Chúa”; và nếu thành thật, đôi khi, ‘chủ nghĩa biệt phái’ này cũng xuất hiện giữa chúng ta!
“Một khuyết điểm thường gặp nơi những con người có thẩm quyền dân sự hay tôn giáo, là họ đòi hỏi người khác nhiều điều - ngay cả những điều công chính - mà họ lại không thực hành như là người đầu tiên. Họ sống hai mặt! Thái độ này gây gương xấu về thẩm quyền, điều vốn phải có sức mạnh chính yếu từ việc nêu gương tốt. Thẩm quyền phát sinh từ gương tốt giúp người khác thực hành những điều đúng đắn và phù hợp, nâng đỡ họ trong những thử thách họ gặp phải trên đường công chính. Thẩm quyền là một sự trợ giúp, nhưng nếu thực hiện sai, sẽ trở nên áp bức; không cho phép mọi người phát triển; tạo ra ngờ vực, thù địch và dẫn đến tham nhũng!” - Phanxicô.
Trong quá khứ và có lẽ ở một số nơi vẫn còn, các giáo sĩ thường mong đợi những vinh dự tương tự được trao cho họ. Rất thường xuyên, mọi người sẵn sàng dành sự tôn trọng cho Giám mục hoặc Linh mục của mình; tuy nhiên, thay vì các vinh dự đó được đón nhận cách trân trọng và khiêm tốn, đôi khi, chúng lại ‘được yêu cầu’ hoặc ‘mong đợi’. Đừng quên, “Chiếc áo không làm nên thầy tu, cổ áo Rôma không làm nên Linh mục, mũ miện không làm nên Giám mục!”.
Bản thân Giáo Hội trong nhiều thế kỷ cũng không thoát khỏi ‘chủ nghĩa biệt phái’ thuộc lĩnh vực này. Và có lẽ điều đó vẫn đúng cho đến ngày nay. Các Giám mục và Linh mục thường đặt gánh nặng lên vai các tín hữu và thiếu giúp đỡ họ trong việc gánh vác. Đôi khi, các đấng lo lắng nhiều hơn cho việc bảo tồn các tập tục truyền thống hơn là dẫn dắt mọi người đến với tình yêu sâu sắc hơn đối với Chúa Kitô và với nhau.
Anh Chị em,
“Các người xao lãng lẽ công bình và lòng yêu mến Thiên Chúa!”. Về điểm yếu này, các giáo sĩ không độc quyền; cha mẹ cũng có thể mắc phải sai lầm đó khi họ tuân theo các ‘tiêu chuẩn kép’. Họ đặt ra một quy tắc cho bản thân và một quy tắc khác cho con cái. Tương tự như thế, cư xử giữa giáo viên với học sinh, chủ nhân với nhân viên cũng có thể biểu hiện cách tiếp cận này, “Làm như tôi nói; đừng làm như tôi làm!”. ‘Chủ nghĩa biệt phái’ thực sự vẫn tồn tại và phát triển trong xã hội và Giáo Hội của chúng ta - nhưng người đầu tiên tôi cần sửa đổi là chính tôi!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con hoá nên ‘tắc kè’. Cho con luôn ‘tin điều con đọc, dạy điều con tin và thi hành điều con dạy!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Các người xao lãng lẽ công bình và lòng yêu mến Thiên Chúa!”.
“Tình yêu là gì? Đó là im lặng - khi lời nói của bạn có thể gây tổn thương. Đó là kiên nhẫn - khi hàng xóm của bạn cộc lốc. Đó là điếc - khi một vụ bê bối xảy ra. Đó là ân cần - khi người khác chạm phải nỗi đau. Đó là nhanh nhẹn - khi nhiệm vụ cấp bách gọi đến. Đó là can đảm - khi bất hạnh ập xuống. Những người Pharisêu giỏi về lề luật nhưng kém về tình yêu. Họ là những con tắc kè hoa. Bạn hãy tránh xa ‘chủ nghĩa biệt phái!’” - Anon.
Kính thưa Anh Chị em,
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu tiếp tục lên án thái độ “giỏi về lề luật nhưng kém về tình yêu” của giới kinh sư, biệt phái. Tuy nhiên, những nhận xét này không áp dụng cho tất cả họ, vì nhiều người trong họ - như Phaolô, Nicôđêmô, Gamaliel - là những người tốt. Ngài đang chỉ trích một số người “xao lãng lẽ công bình và lòng yêu mến Thiên Chúa”; và nếu thành thật, đôi khi, ‘chủ nghĩa biệt phái’ này cũng xuất hiện giữa chúng ta!
“Một khuyết điểm thường gặp nơi những con người có thẩm quyền dân sự hay tôn giáo, là họ đòi hỏi người khác nhiều điều - ngay cả những điều công chính - mà họ lại không thực hành như là người đầu tiên. Họ sống hai mặt! Thái độ này gây gương xấu về thẩm quyền, điều vốn phải có sức mạnh chính yếu từ việc nêu gương tốt. Thẩm quyền phát sinh từ gương tốt giúp người khác thực hành những điều đúng đắn và phù hợp, nâng đỡ họ trong những thử thách họ gặp phải trên đường công chính. Thẩm quyền là một sự trợ giúp, nhưng nếu thực hiện sai, sẽ trở nên áp bức; không cho phép mọi người phát triển; tạo ra ngờ vực, thù địch và dẫn đến tham nhũng!” - Phanxicô.
Trong quá khứ và có lẽ ở một số nơi vẫn còn, các giáo sĩ thường mong đợi những vinh dự tương tự được trao cho họ. Rất thường xuyên, mọi người sẵn sàng dành sự tôn trọng cho Giám mục hoặc Linh mục của mình; tuy nhiên, thay vì các vinh dự đó được đón nhận cách trân trọng và khiêm tốn, đôi khi, chúng lại ‘được yêu cầu’ hoặc ‘mong đợi’. Đừng quên, “Chiếc áo không làm nên thầy tu, cổ áo Rôma không làm nên Linh mục, mũ miện không làm nên Giám mục!”.
Bản thân Giáo Hội trong nhiều thế kỷ cũng không thoát khỏi ‘chủ nghĩa biệt phái’ thuộc lĩnh vực này. Và có lẽ điều đó vẫn đúng cho đến ngày nay. Các Giám mục và Linh mục thường đặt gánh nặng lên vai các tín hữu và thiếu giúp đỡ họ trong việc gánh vác. Đôi khi, các đấng lo lắng nhiều hơn cho việc bảo tồn các tập tục truyền thống hơn là dẫn dắt mọi người đến với tình yêu sâu sắc hơn đối với Chúa Kitô và với nhau.
Anh Chị em,
“Các người xao lãng lẽ công bình và lòng yêu mến Thiên Chúa!”. Về điểm yếu này, các giáo sĩ không độc quyền; cha mẹ cũng có thể mắc phải sai lầm đó khi họ tuân theo các ‘tiêu chuẩn kép’. Họ đặt ra một quy tắc cho bản thân và một quy tắc khác cho con cái. Tương tự như thế, cư xử giữa giáo viên với học sinh, chủ nhân với nhân viên cũng có thể biểu hiện cách tiếp cận này, “Làm như tôi nói; đừng làm như tôi làm!”. ‘Chủ nghĩa biệt phái’ thực sự vẫn tồn tại và phát triển trong xã hội và Giáo Hội của chúng ta - nhưng người đầu tiên tôi cần sửa đổi là chính tôi!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con hoá nên ‘tắc kè’. Cho con luôn ‘tin điều con đọc, dạy điều con tin và thi hành điều con dạy!’”, Amen.
(Tgp. Huế)