Chuyến thăm Bỉ của Đức Giáo Hoàng là thời điểm để "lắng nghe và gặp gỡ"
Cha Tommy Scholtes, phát ngôn viên của hội đồng giám mục Bỉ, cho biết chuyến tông du sắp tới của Đức Giáo Hoàng tới đất nước này sẽ là cơ hội để ngài "đối thoại, lắng nghe và phản hồi".
(Tin Vatican - Joseph Tulloch)
Trong vòng ít giờ nữa, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ hạ cánh xuống Bỉ, bắt đầu chuyến tông du kéo dài bốn ngày tới quốc gia này.
Đây là điểm dừng chân ngắn tại trung tâm châu Âu và hoàn toàn trái ngược với chuyến tông du kéo dài hai tuần gần đây của Đức Giáo Hoàng qua Đông Nam Á và Châu Đại Dương.
Lý do tại sao Đức Giáo Hoàng lại đến Bỉ và Giáo hội địa phương đang chuẩn bị cho chuyến viếng thăm này như thế nào? Đài Vatican đã trao đổi với Cha Tommy Scholtes, SJ, phát ngôn viên tiếng Pháp của hội đồng giám mục Bỉ.
Sau đây là cuộc trao đổi:
Đài Vatican: Cha có kỳ vọng và hy vọng gì về chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng?
Cha Scholtes: Tôi hy vọng rằng đây sẽ là khoảnh khắc vui tươi, khoảnh khắc xác tín, khoảnh khắc khích lệ. Đây sẽ là khoảnh khắc gặp gỡ, theo nghĩa là có nhiều người sẽ nói chuyện với Đức Giáo Hoàng, dù ngài sẽ có những bài phát biểu, gặp gỡ các nhà lãnh đạo Giáo hội, Đức Vua, các Viện trưởng của Đại học Louvain và Leuven. Rất nhiều người sẽ tiếp xúc với Đức Giáo Hoàng, và tôi nghĩ điều quan trọng là họ cảm thấy rằng ngài trước hết và trên hết là một mục tử, một người muốn đối thoại, lắng nghe và sau đó cũng có thể chia sẻ với những người này trong từng tình huống khác nhau.
Đài Vatican: So với các quốc gia khác mà Đức Giáo Hoàng đã đến viếng thăm gần đây, nước Bỉ khá tục hóa. Một chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng có vai trò gì trong bối cảnh như vậy?
Cha Scholtes: Đúng Bỉ là một quốc gia tục hóa; Công Giáo chỉ là một trong những tôn giáo. Bạn không thể nói Bỉ có bản sắc Công Giáo mạnh mẽ, mặc dù nước này có lịch sử Công Giáo lâu dài. Thật không may, vấn nạn lạm dụng tình dục đã làm tổn thương Giáo hội rất nhiều, và tôi hiểu điều đó, bởi vì đã có nhiều vụ bê bối, và chúng ta phải thừa nhận thực tại đó. Đức Giáo Hoàng sẽ dành thời gian để gặp gỡ các nạn nhân của lạm dụng.
Tôi nghĩ rằng điều tôi đang chờ đợi nhất, tôi muốn nói, là sức mạnh tinh thần, một sự khích lệ – trước hết và quan trọng nhất là từ Đức Giáo Hoàng, tất nhiên, nhưng cũng từ tất cả các Giáo hội và tất cả các Kitô hữu ở Bỉ – để sống Phúc âm không chỉ bằng lời nói mà còn bằng hành động. Mặc dù Giáo hội không còn mạnh mẽ, nhưng đây có lẽ cũng là một bài học về sự khiêm nhường. Mối nguy hiểm lớn nhất đối với một Giáo hội, như chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói khi tông du Maroc, không phải là thiểu số, mà là không đáng kể. Điều quan trọng nhất đối với chúng tôi ở Bỉ ngày nay là Đức Giáo Hoàng nhắc nhở chúng tôi về ý nghĩa của Giáo hội trong một xã hội thế tục.
Đài Vatican: Chúng tôi đang ở Đại học Saint-Michel, nơi Đức Giáo Hoàng sẽ gặp gỡ cha và các anh em Dòng Tên vào thứ Bảy. Đối với một cộng đồng Dòng Tên, việc có một cuộc gặp gỡ thân tình với vị lãnh đạo của Giáo hội toàn cầu như vậy có ý nghĩa gì?
Cha Scholtes: Tôi nghĩ nó sẽ là một khoảnh khắc rất cảm động. Chúng tôi trong Hội Dòng cảm thấy đây là điều quan trọng, và cũng có một chút huyền nhiệm. Đức Giáo Hoàng sẽ thoải mái, và chúng tôi sẽ xin ngài chia sẻ, bất cứ điều gì ngài muốn nói với chúng tôi. Tôi tin rằng đây sẽ là một cuộc trao đổi từ trái tim, không chỉ là một bài phát biểu, về bất cứ điều gì ngài muốn nói với các tu sĩ Dòng Tên đang dấn thân tại một thành phố quốc tế, thủ đô của Châu Âu, thủ đô của NATO và một thành phố nơi cộng đồng Hồi giáo cũng rất năng động.
Tôi nghĩ chúng tôi sẽ chia sẻ về ơn gọi tu trì, và những khó khăn mà những người trẻ tuổi gặp phải khi dấn thân và những khó khăn mà những người trẻ tuổi gặp phải khi dấn thân và cam kết trọn vẹn cho ơn gọi, bao gồm cả ơn gọi Dòng Tên. Chúng tôi sẽ tò mò về cuộc sống cá nhân của ngài và cách ngài khuyến khích chúng tôi sống cuộc sống hàng ngày của mình, không chỉ các hoạt động chính thức hoặc công khai, mà còn cả đời sống cầu nguyện riêng tư. ĐTC chắc chắn có một số lời khuyên rất hay dành cho chúng tôi, và việc ngài nói trực tiếp với chúng tôi sẽ chạm đến trái tim chúng tôi một cách sâu thẳm hơn.
Cha Tommy Scholtes, phát ngôn viên của hội đồng giám mục Bỉ, cho biết chuyến tông du sắp tới của Đức Giáo Hoàng tới đất nước này sẽ là cơ hội để ngài "đối thoại, lắng nghe và phản hồi".
(Tin Vatican - Joseph Tulloch)
Trong vòng ít giờ nữa, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ hạ cánh xuống Bỉ, bắt đầu chuyến tông du kéo dài bốn ngày tới quốc gia này.
Đây là điểm dừng chân ngắn tại trung tâm châu Âu và hoàn toàn trái ngược với chuyến tông du kéo dài hai tuần gần đây của Đức Giáo Hoàng qua Đông Nam Á và Châu Đại Dương.
Lý do tại sao Đức Giáo Hoàng lại đến Bỉ và Giáo hội địa phương đang chuẩn bị cho chuyến viếng thăm này như thế nào? Đài Vatican đã trao đổi với Cha Tommy Scholtes, SJ, phát ngôn viên tiếng Pháp của hội đồng giám mục Bỉ.
Sau đây là cuộc trao đổi:
Đài Vatican: Cha có kỳ vọng và hy vọng gì về chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng?
Cha Scholtes: Tôi hy vọng rằng đây sẽ là khoảnh khắc vui tươi, khoảnh khắc xác tín, khoảnh khắc khích lệ. Đây sẽ là khoảnh khắc gặp gỡ, theo nghĩa là có nhiều người sẽ nói chuyện với Đức Giáo Hoàng, dù ngài sẽ có những bài phát biểu, gặp gỡ các nhà lãnh đạo Giáo hội, Đức Vua, các Viện trưởng của Đại học Louvain và Leuven. Rất nhiều người sẽ tiếp xúc với Đức Giáo Hoàng, và tôi nghĩ điều quan trọng là họ cảm thấy rằng ngài trước hết và trên hết là một mục tử, một người muốn đối thoại, lắng nghe và sau đó cũng có thể chia sẻ với những người này trong từng tình huống khác nhau.
Đài Vatican: So với các quốc gia khác mà Đức Giáo Hoàng đã đến viếng thăm gần đây, nước Bỉ khá tục hóa. Một chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng có vai trò gì trong bối cảnh như vậy?
Cha Scholtes: Đúng Bỉ là một quốc gia tục hóa; Công Giáo chỉ là một trong những tôn giáo. Bạn không thể nói Bỉ có bản sắc Công Giáo mạnh mẽ, mặc dù nước này có lịch sử Công Giáo lâu dài. Thật không may, vấn nạn lạm dụng tình dục đã làm tổn thương Giáo hội rất nhiều, và tôi hiểu điều đó, bởi vì đã có nhiều vụ bê bối, và chúng ta phải thừa nhận thực tại đó. Đức Giáo Hoàng sẽ dành thời gian để gặp gỡ các nạn nhân của lạm dụng.
Tôi nghĩ rằng điều tôi đang chờ đợi nhất, tôi muốn nói, là sức mạnh tinh thần, một sự khích lệ – trước hết và quan trọng nhất là từ Đức Giáo Hoàng, tất nhiên, nhưng cũng từ tất cả các Giáo hội và tất cả các Kitô hữu ở Bỉ – để sống Phúc âm không chỉ bằng lời nói mà còn bằng hành động. Mặc dù Giáo hội không còn mạnh mẽ, nhưng đây có lẽ cũng là một bài học về sự khiêm nhường. Mối nguy hiểm lớn nhất đối với một Giáo hội, như chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói khi tông du Maroc, không phải là thiểu số, mà là không đáng kể. Điều quan trọng nhất đối với chúng tôi ở Bỉ ngày nay là Đức Giáo Hoàng nhắc nhở chúng tôi về ý nghĩa của Giáo hội trong một xã hội thế tục.
Đài Vatican: Chúng tôi đang ở Đại học Saint-Michel, nơi Đức Giáo Hoàng sẽ gặp gỡ cha và các anh em Dòng Tên vào thứ Bảy. Đối với một cộng đồng Dòng Tên, việc có một cuộc gặp gỡ thân tình với vị lãnh đạo của Giáo hội toàn cầu như vậy có ý nghĩa gì?
Cha Scholtes: Tôi nghĩ nó sẽ là một khoảnh khắc rất cảm động. Chúng tôi trong Hội Dòng cảm thấy đây là điều quan trọng, và cũng có một chút huyền nhiệm. Đức Giáo Hoàng sẽ thoải mái, và chúng tôi sẽ xin ngài chia sẻ, bất cứ điều gì ngài muốn nói với chúng tôi. Tôi tin rằng đây sẽ là một cuộc trao đổi từ trái tim, không chỉ là một bài phát biểu, về bất cứ điều gì ngài muốn nói với các tu sĩ Dòng Tên đang dấn thân tại một thành phố quốc tế, thủ đô của Châu Âu, thủ đô của NATO và một thành phố nơi cộng đồng Hồi giáo cũng rất năng động.
Tôi nghĩ chúng tôi sẽ chia sẻ về ơn gọi tu trì, và những khó khăn mà những người trẻ tuổi gặp phải khi dấn thân và những khó khăn mà những người trẻ tuổi gặp phải khi dấn thân và cam kết trọn vẹn cho ơn gọi, bao gồm cả ơn gọi Dòng Tên. Chúng tôi sẽ tò mò về cuộc sống cá nhân của ngài và cách ngài khuyến khích chúng tôi sống cuộc sống hàng ngày của mình, không chỉ các hoạt động chính thức hoặc công khai, mà còn cả đời sống cầu nguyện riêng tư. ĐTC chắc chắn có một số lời khuyên rất hay dành cho chúng tôi, và việc ngài nói trực tiếp với chúng tôi sẽ chạm đến trái tim chúng tôi một cách sâu thẳm hơn.