Đức Thánh Cha Phanxicô đến Jakarta, Indonesia

Thanh Quảng sdb - (Tin Vatican - Deborah Castellano Lubov)

Sau hơn 13 giờ trên chuyến bay của Thánh Cha, Đức Thánh Cha Phanxicô đã hạ cánh tại Jakarta, khi ngài bắt đầu chuyến Tông du thứ 45 ra nước ngoài, và là chuyến dài nhất trong triều đại Giáo hoàng của ngài, đến Indonesia, Papua New Guinea, Timor Leste và Singapore.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến Jakarta, bắt đầu chuyến Tông du thứ 45 ra nước ngoài đến Châu Á và Châu Đại Dương.

Chuyến bay ITA-Airways chở Đức Thánh Cha và các nhà báo theo dõi chuyến Tông du đã rời Sân bay quốc tế Fiumicino của Rome lúc 5:32 chiều giờ địa phương vào chiều thứ Hai đã đến Sân bay quốc tế Jakarta Soekarno-Hatta ở thủ đô Indonesia vào khoảng 11:19 sáng giờ địa phương.

Trên máy bay, Đức Thánh Cha đã chào đón các nhà báo tháp tùng ngài.

Khi hạ cánh, Đức Thánh Cha đã được chào đón nồng nhiệt tại Jakarta. Thứ Ba ĐTC sẽ nghỉ ngơi vào thứ Ba và vào thứ Tư, Đức Thánh Cha sẽ có một số cuộc hẹn tại thủ đô, bắt đầu chuyến viếng thăm kéo dài 12 ngày.

Đức Thánh Cha sẽ ở ba đêm tại Jakarta, trước khi tiếp tục chuyến viếng thăm Châu Á, đánh dấu chuyến viếng thăm dài nhất từ trước đến nay của ngài, đến Papua New Guinea, Timor Leste và Singapore. Đức Thánh Cha sẽ được các Hồng Y ở mỗi quốc gia chào đón, trong số đó có ba vị được chính Đức Thánh Cha Phanxicô phong làm Hồng Y, là những Hồng Y đầu tiên của quốc gia họ.

Indonesia

Indonesia, quốc gia mà đa số dân chúng theo đạo Hồi và là một quốc gia có Hồi giao đông nhất thế giới, là một quốc gia rất rộng lớn bao gồm nhiều đảo, gần 17.000 hòn đảo và nhiều bộ lạc, nhiều sắc dân, ngôn ngữ và văn hóa. Trước Đức Thánh Cha Phanxicô, đã có hai Giáo hoàng đã đến thăm đất nước này: Thánh Giáo hoàng Phaolô VI vào năm 1970 và Thánh Giao hoàng Gioan Phaolô II vào năm 1989.

Chuyến viếng thăm tông đồ đến Đông Nam Á lần này là chuyến viếng thăm mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã dự tính trước khi xảy ra đại dịch.

Với việc Indonesia được coi là hình mẫu của lòng khoan dung và sự chung sống, Đức Thánh Cha, người đã viết thông điệp Fratelli tutti về tình huynh đệ anh em giữa con người, có khả năng sẽ tiếp tục thúc đẩy tình anh em giữa con người và đối thoại liên tôn.

Mặc dù người Công Giáo chỉ chiếm khoảng 3 phần trăm dân số chủ yếu là người Hồi giáo, nhưng 3 phần trăm đó, khoảng 8 triệu người Công Giáo trong số 280 triệu người dân của đất nước này, được xây dựng trên nền tảng tôn trọng cá nhân và tín ngưỡng tôn giáo khác nhau.

Đức Thánh Cha sẽ qua ba đêm ở Jakarta, nơi ngài sẽ tham dự một cuộc họp liên tôn tại Nhà thờ Hồi giáo Istiqlal và sẽ cử hành Thánh lễ cho những người Công Giáo.

Giới thiệu về Indonesia mà Đức Thánh Cha Phanxicô thăm viếng

Trong một cuộc phỏng vấn với đài Vatican, Đức Hồng Y Ignatius Suharyo Hardjoatmodjo của Jakarta cho rằng việc con người có tín ngưỡng khác nhau, chẳng hạn như người Công Giáo và người Hồi giáo, kết hôn là điều rất phổ biến, điều này không điển hình ở các quốc gia có đa số người Hồi giáo. Ngài cũng lưu ý rằng các linh mục thường xuất thân từ những gia đình có cha mẹ theo đạo Hồi hoặc Phật giáo.

Vì tất cả những lý do này, thật phù hợp khi Đức Thánh Cha Phanxicô đến đây với phương châm 'Đức tin, Tình huynh đệ, Lòng trắc ẩn'.

Nhìn về Châu Á

Đức Hồng Y Charles Maung Bo, Chủ tịch Liên đoàn các Hội đồng Giám mục Châu Á (FABC), nói với đài Vatican rằng đối với các tín đồ ở Châu Á, đôi khi Đức Thánh Cha giống như một sự hiện diện 'xã hội' xa cách, vì vậy việc ngài thực sự đến với họ có ý nghĩa rất lớn.

Người Châu Á, ngài than thở, phải chịu nhiều mức độ áp bức chính trị, đói nghèo và tàn phá khí hậu, cũng như bị đàn áp tôn giáo hoặc thiếu tự do tôn giáo. Kết quả là, ngài giải thích, họ thường di cư đến các quốc gia khác, nơi ngài nói, họ giữ đức tin của mình sống động, và khi làm như vậy, theo một nghĩa nào đó, họ là 'những nhà truyền giáo', vì họ mang lại hy vọng và lòng nhiệt thành mới cho những "ngôi nhà mới" của họ.

Papua New Guinea

Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã đến thăm Papua New Guinea vào năm 1984, và bây giờ, đúng 40 năm sau, Đức Thánh Cha Phanxicô trở lại theo bước chân của vị tiền nhiệm ngài.

Papua New Guinea là quốc gia đa số theo đạo Thiên chúa, nơi có khoảng một phần ba dân số theo đạo Công Giáo.

Ngoài việc mang lại sự gần gũi cá nhân cho khoảng 2 triệu người Công Giáo, Đức Thánh Cha cũng thừa nhận và thể hiện sự gần gũi của mình với những người đang phải chịu thiên tai, phần lớn là do khủng hoảng khí hậu và đói nghèo. Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra một số lời kêu gọi giúp đỡ các quốc đảo Thái Bình Dương này sau trận động đất mạnh 6,9 độ richter vào ngày 25 tháng 3 năm 2024.

Tại thủ đô Port Moresby của đảo quốc, các điểm nổi bật của chương trình bao gồm Thánh lễ của Đức Thánh Cha và cuộc gặp gỡ của Đức Thánh Cha với trẻ em hè phố và Callan tại Trường Trung học Kỹ thuật Caritas.

Trong suốt Chuyến tông du, Đức Thánh Cha sẽ ở lại thủ đô của mỗi quốc gia, trong khi ở Papua Nuova Guinea, ngài quyết định bay đến thị trấn ven biển Vanimo, nơi ngài sẽ gặp riêng các nhà truyền giáo và tín đồ địa phương.

Timor Leste

Chặng tiếp theo của chuyến tông du sẽ là Timor Leste, quốc gia Công Giáo đông nhất Châu Á.

Hơn 96 phần trăm dân số theo Công Giáo, một cựu thuộc địa Bồ Đào Nha. Đức Thánh Cha cuối cùng đến thăm quốc gia này là Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II vào năm 1989, khi Đông Timor vẫn còn dưới sự đô hộ của Indonesia.

Với khẩu hiệu 'Xin cho đức tin trở thành văn hóa cho bạn', Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cử hành Thánh lễ tại quốc gia này, thăm viếng đặc biệt trẻ em khuyết tật và gặp gỡ các tu sĩ Dòng Tên.

Hồng Y Virgilio do Carmo da Silva của Dili, người được Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Hồng Y đầu tiên của quốc gia này vào tháng 8 năm 2022, nói với đài Vatican rằng "một trong những nhu cầu cấp thiết mà chúng tôi cần chú ý là những người trẻ rời bỏ đất nước vì đói nghèo và thất nghiệp"; Giáo hội đang nghiên cứu "cách hỗ trợ những người đã rời bỏ quê hương".

Singapore

Và cuối cùng, Đức Phanxicô sẽ đến thăm quốc đảo Singapore, thường được coi là trung tâm Thương mại quốc tế.

Đức Thánh Cha noi gương Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Người đã đến thăm vào năm 1986.

Người Công Giáo tại Singapore chiếm khoảng sáu phần trăm dân số, với khoảng 395 nghìn tín hữu.

Tuy nhiên, Đức Hồng Y William Goh, người được bổ nhiệm làm Hồng Y đầu tiên của Singapore trong công nghị ngày 27 tháng 8 năm 2022, đã chia sẻ với đài Vatican rằng họ vẫn là "một thế lực mạnh mẽ", thực tế là nếu các Nhà Thờ Công Giáo của họ nhiều hơn, "họ sẽ xây dựng được nhiều hơn". Ngài thừa nhận rằng không có nhiều ơn gọi ở đây, vì sự giàu và đời sống hưởng thụ ảnh hưởng trên dân chúng!

Ngài cũng bày tỏ rằng các tín đồ, được giáo dục rất tốt, tiêu chuẩn cao về những gì được cung cấp từ giáo xứ, đặc biệt là các bài giảng.

Trong thời gian ở Singapore, Đức Thánh Cha cũng sẽ có một cuộc gặp gỡ liên tôn với những người trẻ tuổi tại trường Cao đẳng Công Giáo và sẽ cử hành Thánh lễ cho đại chúng...