18. AI CŨNG XIN TIỀN
Thời ấy việc hối lộ trở thành phong trào, quan lớn quan nhỏ đều biến thành pháp luật để vòi vĩnh tiền của dân chúng.
Một hôm, trong cung có biểu diễn văn nghệ, có người diễn viên hóa trang thành Lữ Thuần Dương chống gậy đi đường, treo trên gậy thêm một trăm đồng, có một em bé đến kéo ông ta đòi lấy một trăm đồng ấy.
Nhưng không ngờ những người xin tiền từng người từng người chạy nhanh đến, anh ta bị bao vây ở giữa, nhích một bước cũng khó, Lữ Thuần Dương thở dài một tiếng, nói:
- “Ái dà, cái cảnh xin tiền này, dù cho tôi là thần tiên thì cũng khó mà thỏa mãn họ được”.
(Nhã Ngược)
Suy tư 18:
Một đất nước có nhiều người ăn xin là một tín hiệu báo cho mọi người biết rằng, đất nước ấy chưa được phát triển và còn nghèo nàn lạc hậu.
Chỉ là văn nghệ đóng vai kẻ có tiền mà thôi, nhưng khán giả chạy lên sân khấu xin tiền thì quả là một đất nước nghèo khổ và lạc hậu hết thuốc chữa...
Người nghèo đi ăn xin thì vẫn còn thông cảm và làm cho người khác động lòng trắc ẩn, nhưng những người làm quan mà đi “ăn xin” thì làm cho đất nước thụt lùi, mọi người căm hận, mà cái “ăn xin” của người làm quan to là tham ô, cái “ăn xin” của quan nhỏ chính là nhận của hối lộ và xách nhiễu dân chúng. Trong một đất nước mà hể ai có chút chức quyền thì có quyền hành hạ xách nhiễu dân để đòi “xin” tiền của dân, dù dân đó là người có tiền hay là không có tiền, thì đất nước ấy khó mà phát triển, bởi vì quan to quan nhỏ chỉ lo xin tiền của dân mà không lo việc nước.
Giáo Hội của Đức Chúa Giê-su là Giáo Hội phổ quát, trong đó có người giàu và người nghèo, có quan lớn và quan nhỏ, nhưng tất cả đều được Đức Chúa Giê-su mời gọi sống theo tinh thần nghèo khó của Phúc Âm, nghĩa là không có ăn xin kiểu hối lộ tham ô, nhưng ai cũng biết chia sẻ niềm vui nỗi buồn với nhau, bởi vì ai cũng có tinh thần phục vụ yêu thương của Đức Chúa Giê-su ở trong mình.
Một đất nước có quá nhiều người ăn xin thì không tốt, nhưng một đất nước có nhiều người biết chia sẻ cho nhau là một bằng chứng Thiên Chúa đang hiện diện giữa mọi người, mà ở đâu có Thiên Chúa và chấp nhận Ngài thì ở đó sẽ có hòa bình, hạnh phúc và phú cường.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Thời ấy việc hối lộ trở thành phong trào, quan lớn quan nhỏ đều biến thành pháp luật để vòi vĩnh tiền của dân chúng.
Một hôm, trong cung có biểu diễn văn nghệ, có người diễn viên hóa trang thành Lữ Thuần Dương chống gậy đi đường, treo trên gậy thêm một trăm đồng, có một em bé đến kéo ông ta đòi lấy một trăm đồng ấy.
Nhưng không ngờ những người xin tiền từng người từng người chạy nhanh đến, anh ta bị bao vây ở giữa, nhích một bước cũng khó, Lữ Thuần Dương thở dài một tiếng, nói:
- “Ái dà, cái cảnh xin tiền này, dù cho tôi là thần tiên thì cũng khó mà thỏa mãn họ được”.
(Nhã Ngược)
Suy tư 18:
Một đất nước có nhiều người ăn xin là một tín hiệu báo cho mọi người biết rằng, đất nước ấy chưa được phát triển và còn nghèo nàn lạc hậu.
Chỉ là văn nghệ đóng vai kẻ có tiền mà thôi, nhưng khán giả chạy lên sân khấu xin tiền thì quả là một đất nước nghèo khổ và lạc hậu hết thuốc chữa...
Người nghèo đi ăn xin thì vẫn còn thông cảm và làm cho người khác động lòng trắc ẩn, nhưng những người làm quan mà đi “ăn xin” thì làm cho đất nước thụt lùi, mọi người căm hận, mà cái “ăn xin” của người làm quan to là tham ô, cái “ăn xin” của quan nhỏ chính là nhận của hối lộ và xách nhiễu dân chúng. Trong một đất nước mà hể ai có chút chức quyền thì có quyền hành hạ xách nhiễu dân để đòi “xin” tiền của dân, dù dân đó là người có tiền hay là không có tiền, thì đất nước ấy khó mà phát triển, bởi vì quan to quan nhỏ chỉ lo xin tiền của dân mà không lo việc nước.
Giáo Hội của Đức Chúa Giê-su là Giáo Hội phổ quát, trong đó có người giàu và người nghèo, có quan lớn và quan nhỏ, nhưng tất cả đều được Đức Chúa Giê-su mời gọi sống theo tinh thần nghèo khó của Phúc Âm, nghĩa là không có ăn xin kiểu hối lộ tham ô, nhưng ai cũng biết chia sẻ niềm vui nỗi buồn với nhau, bởi vì ai cũng có tinh thần phục vụ yêu thương của Đức Chúa Giê-su ở trong mình.
Một đất nước có quá nhiều người ăn xin thì không tốt, nhưng một đất nước có nhiều người biết chia sẻ cho nhau là một bằng chứng Thiên Chúa đang hiện diện giữa mọi người, mà ở đâu có Thiên Chúa và chấp nhận Ngài thì ở đó sẽ có hòa bình, hạnh phúc và phú cường.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info