Tâm tình của Đức Thánh Cha với người di dân như: Cha và con
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp một nhóm người di cư bao gồm các tác giả từ Senegal đến Gambia, những người đã kể lại đời họ, đóng góp và đấu tranh cho hành trình tìm kiếm một ngôi nhà mới.
(Tin Vatican - Alessandro De Carolis)
Cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha Phanxicô với những người di cư vào chiều thứ Ba (2/7/2024) không phải là cuộc gặp gỡ đầu tiên. Tuy nhiên, mỗi cuộc gặp, tuy theo cùng một khuôn mẫu, nhưng mỗi lần đều để lại "một khoảnh khắc ân sủng".
Một nhóm người di cư đã đến nhà trọ Thánh Marta để cảm nghiệm tình cha của một người mà họ coi là "cha" và "người chăn dắt", theo lời của Dona Mattia Ferrari, người tháp tùng nhóm.
Các tác giả chia sẻ câu chuyện đời họ
Những nhân vật trọng tâm của cuộc gặp gỡ hôm thứ Ba là hai người trẻ, Ibrahim Lo, đến từ Senegal và Ebrima Kuyateh, gốc Gambia, cả hai đều vượt biên qua Libya để đến châu Âu.
Ibrahim là tác giả của tác phẩm Bánh và Nước (Pane e acqua) khởi đi từ Senegal đến Ý qua nước Libia và Tiếng Vọng của Tôi (La mia voce) vọng từ con sông Dalle ở Phi Châu, vang khắp nẻo đường Âu Châu; trong khi Ebrima chia sẻ câu chuyện đời mình trong một cuốn sách có tựa đề hùng hồn, (Io i miei piedi nudi) “Tôi, đi bộ trên đôi chân trần trụi” với lời tựa của một số tác giả khác như Erio Castellucci, Tổng giám mục Modena-Nonantola và giám mục Carpi, cũng như lời bạt của Stefano Croci, giám đốc Di dân.
Trong số những người còn lại trong nhóm gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxicô có Cha Mattia Ferrari; Stefano Croci, giám đốc Di dân vùng Carpi; Giulia Bassoli, một tình nguyện viên; và Luca Casarini, người sáng lập “Cứu mạng trên Biển Địa trung hải” (Mediterranea Saving Humans) và là khách mời đặc biệt của Thượng hội đồng Giám mục; cùng Sơ Adriana Dominici, một nữ tu Dòng Tận hiến tại Rome.
Những câu chuyện về địa ngục và hy vọng
Cha Mattia giải thích rằng Đức Thánh Cha muốn lắng nghe những câu chuyện của những người di dân và biết ơn "mọi người vì những gì họ đã làm và đã sống", và ngài khuyến khích họ "hãy tiếp tục".
Một trong những câu chuyện của Pato, người đã gặp Đức Thánh Cha Phanxicô vào tháng 11 năm 2023. Cái chết khát của vợ anh Pato là bà Fati và con gái Marie khi họ băng qua sa mạc vào năm ngoái đã đánh động lương tâm nhiều người trên khắp thế giới.
Tuy nhiên, những câu chuyện tương tự và những trải nghiệm địa ngục đã được pha trộn với những câu chuyện về hy vọng mà những người di cư muốn chia sẻ với Đức Thánh Cha. Cha Mattia cho biết những trải nghiệm của họ, bao gồm cả sự chào đón mà những người trẻ nhận được, chứng minh rằng, dù ở trên biển khơi bao la hay trên rừng sâu núi thẳm, "khi chúng ta giải cứu hoặc chào đón những người nghèo, những người di cư, thì chính họ đang cứu chúng ta". Và điều đó cho thấy rằng "trong tình yêu, trong tình huynh đệ mà người ta chia sẻ cho người nghèo, những người di cư, người ta thực sự nhận được ơn cứu rỗi".
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp một nhóm người di cư bao gồm các tác giả từ Senegal đến Gambia, những người đã kể lại đời họ, đóng góp và đấu tranh cho hành trình tìm kiếm một ngôi nhà mới.
(Tin Vatican - Alessandro De Carolis)
Cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha Phanxicô với những người di cư vào chiều thứ Ba (2/7/2024) không phải là cuộc gặp gỡ đầu tiên. Tuy nhiên, mỗi cuộc gặp, tuy theo cùng một khuôn mẫu, nhưng mỗi lần đều để lại "một khoảnh khắc ân sủng".
Một nhóm người di cư đã đến nhà trọ Thánh Marta để cảm nghiệm tình cha của một người mà họ coi là "cha" và "người chăn dắt", theo lời của Dona Mattia Ferrari, người tháp tùng nhóm.
Các tác giả chia sẻ câu chuyện đời họ
Những nhân vật trọng tâm của cuộc gặp gỡ hôm thứ Ba là hai người trẻ, Ibrahim Lo, đến từ Senegal và Ebrima Kuyateh, gốc Gambia, cả hai đều vượt biên qua Libya để đến châu Âu.
Ibrahim là tác giả của tác phẩm Bánh và Nước (Pane e acqua) khởi đi từ Senegal đến Ý qua nước Libia và Tiếng Vọng của Tôi (La mia voce) vọng từ con sông Dalle ở Phi Châu, vang khắp nẻo đường Âu Châu; trong khi Ebrima chia sẻ câu chuyện đời mình trong một cuốn sách có tựa đề hùng hồn, (Io i miei piedi nudi) “Tôi, đi bộ trên đôi chân trần trụi” với lời tựa của một số tác giả khác như Erio Castellucci, Tổng giám mục Modena-Nonantola và giám mục Carpi, cũng như lời bạt của Stefano Croci, giám đốc Di dân.
Trong số những người còn lại trong nhóm gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxicô có Cha Mattia Ferrari; Stefano Croci, giám đốc Di dân vùng Carpi; Giulia Bassoli, một tình nguyện viên; và Luca Casarini, người sáng lập “Cứu mạng trên Biển Địa trung hải” (Mediterranea Saving Humans) và là khách mời đặc biệt của Thượng hội đồng Giám mục; cùng Sơ Adriana Dominici, một nữ tu Dòng Tận hiến tại Rome.
Những câu chuyện về địa ngục và hy vọng
Cha Mattia giải thích rằng Đức Thánh Cha muốn lắng nghe những câu chuyện của những người di dân và biết ơn "mọi người vì những gì họ đã làm và đã sống", và ngài khuyến khích họ "hãy tiếp tục".
Một trong những câu chuyện của Pato, người đã gặp Đức Thánh Cha Phanxicô vào tháng 11 năm 2023. Cái chết khát của vợ anh Pato là bà Fati và con gái Marie khi họ băng qua sa mạc vào năm ngoái đã đánh động lương tâm nhiều người trên khắp thế giới.
Tuy nhiên, những câu chuyện tương tự và những trải nghiệm địa ngục đã được pha trộn với những câu chuyện về hy vọng mà những người di cư muốn chia sẻ với Đức Thánh Cha. Cha Mattia cho biết những trải nghiệm của họ, bao gồm cả sự chào đón mà những người trẻ nhận được, chứng minh rằng, dù ở trên biển khơi bao la hay trên rừng sâu núi thẳm, "khi chúng ta giải cứu hoặc chào đón những người nghèo, những người di cư, thì chính họ đang cứu chúng ta". Và điều đó cho thấy rằng "trong tình yêu, trong tình huynh đệ mà người ta chia sẻ cho người nghèo, những người di cư, người ta thực sự nhận được ơn cứu rỗi".