CHUYỆN TÌNH THẬP GIÁ
Dư âm những ngày xuân chưa hết thì mùa Chay thánh lại về. Đoàn dân Chúa bước vào mùa thanh luyện, mùa chiến đấu “thiêng liêng”. Không ai phủ nhận sự thật này: Mùa chay thánh góp phần hình thành tâm tình đạo đức sâu lắng nơi người tín hữu Kitô cách đặc biệt hơn so với cách mùa khác trong năm. Phải chăng nhờ cái bầu khí bên ngoài của các cuộc cử hành Phụng vụ? Xức tro? Phẩm phục màu tím? Các buổi ngắm nguyện hay cung điệu thánh ca trầm buồn? Có thể lắm. Tuy nhiên xét cho cùng thì điều làm cho tín hữu lắng đọng tâm tư cũng như tăng lòng sốt mến đó là sứ điệp tình yêu Thiên Chúa được nhấn mạnh trên cái phông nền là tội lỗi của con người. Và tình yêu ấy hiễn lộ cách rõ nét và hoàn hảo qua mầu nhiệm thập giá của Đức Kitô. Chuyện tình thập giá luôn còn đó tính thời sự cho con người, mọi thời. “Vì chúng ta, Đức Kitô đã tự hạ, sống vâng phục cho đến chết và chết trên thập giá” (x.Pl 2,8).
Yêu là hy sinh: Sự hy sinh của người cha, người mẹ vì đàn con, nhất là với đứa con tật nguyền, hư hỏng quả là đáng cảm phục. Người ta cũng dễ mủi lòng trước sự hy sinh của người tình cho người mình yêu được hạnh phúc trong các chuyện phim tình cảm. Có khi các tình tiết lâm ly đã làm rơi lệ không ít người vốn đa sầu đa cảm. Người ta rơi lệ, cảm động hay cảm phục trước những hy sinh quả cảm nhưng rồi trong thâm tâm vẫn mong rằng ước gì chuyện kết thúc có hậu mà không có những đau thương kia. Và dĩ nhiên với Đấng mà không có sự gì là không thể được thì chuyện hy sinh mạng sống mình, chịu chết trên thập giá có cần thiết hay là thái quá chăng? Mỗi khi đề cao cách thái quá sự hy sinh thì người ta có vô tình rơi vào tình trạng yếm thế hay thậm chí là nghiêng chiều tâm lý khổ dâm? Máu chiên bò Chúa chẳng ưng và Người cũng chẳng muốn nhận thì sao Chúa lại đòi giá máu của chính Con một dấu yêu của mình?
Chẳng một ai có thể trả lời cho câu hỏi tại sao. Sao không như thế này, sao không như thế kia? Không có thần học giả thiết. Chỉ có thần học dữ kiện. Thập giá đã có đó. Sự hy sinh là một dữ kiện như là tất yếu của ân tình. Mặc dù sự hy sinh, chịu khó, việc chịu khổ chưa hẳn là tình yêu, nhưng trong tình yêu dường như không thể thiếu những yếu tố ấy. Chúng có thể là những điều kiện dường như cần có nhưng không phải là đích đến của tình yêu.
Yêu là trao ban: Không có tình yêu nào cao quý cho bằng tình của người hiến dâng mạng sống mình vì người mình yêu (x.Ga 15,13). Đã yêu thì ta không chỉ muốn mà còn tìm mọi cách thế để trao ban điều tốt nhất cho người mình yêu. Hằng năm cứ đến ngày lễ tình yêu (Valentine – 14-02), người ta trao cho nhau biết bao tặng vật. Hoa hồng và kẹo sôcôla tha hồ lên giá. Nhưng có tặng vật nào quý giá cho bằng chính bản thân mình. Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban chính Con Một mình… (Ga 3,16). Hành vi trao ban quả là đẹp và đáng khâm phục. Hành vi trao ban vốn mang nét cao cả hay cao thượng. Tuy nhiên khi trao ban điều tốt cho một ai đó thì có thể là do lòng thương xót mà cũng có thể là do sự thương hại. Và một đôi khi người ta dùng sự trao ban như là phương thế để cởi bỏ một gánh nặng tâm lý hay trút bỏ một lỗi lầm kiểu lập công quả để chuộc tội, đền bù các bất công đã gây ra.
Dẫu sao đi nữa khi đã yêu là phải trao ban hay dâng hiến. Dĩ nhiên điều dâng hiến hay trao ban phải là điều tốt đẹp và hữu ích cho người mình yêu. Không ai phủ nhận giá trị cao quý của các hành vi trao ban khi yêu thương. Thế nhưng vẫn có đó dáng dấp của kẻ trên, của người ở thế thượng phong trong chính hành vi trao ban.
Yêu là đón nhận: Ngữa tay ra để trao ban điều tốt cho người mình yêu là điều không mấy dễ dàng. Giang tay ra để đón nhận nhau như nhau đang là thì khó khăn gấp bội. Đón nhận cả những mặt mạnh lẫn những hạn chế của nhau, đón nhận những ưu điểm lẫn khuyết điểm, những thành công lẫn thất bại, nhất là đón nhận con người tội lỗi, bất trung, phản bội của nhau thì mới đích thực là yêu thương. Chúa Giêsu đã hình tượng hóa tình yêu của Thiên Chúa qua người cha nhân hậu trong Tin Mừng Luca chương 15. Người cha nhân hậu ấy đã đón nhận cả người con thứ hoang đàng lẫn người con cả ganh tương, ích kỷ, đố kỵ. Điều này được thể hiện nơi chính cung cách sống của Thầy Chí thánh. Người không ngại ngần đón nhận “phường thu thuế” và “bọn đĩ điếm” khi đồng bàn với họ. Người đón nhận những kẻ phải gọi Người là Thầy và là Chúa thành bạn hữu thân tình. Trên thập giá, đôi tay Người giang ra ôm trọn cả những người đang uất hận đóng đinh Người để xin Chúa Cha tha cho họ vì họ lầm chẳng biết.
Chính khi đón nhận cả nhân loại bằng việc nhập thể, nhập thế thì Đức Kitô đã trao ban chính phận là phận của một vị Thiên Chúa đầy vinh quang và uy quyền. Vào trần gian, khi đón nhận thân phận tội nhơ của kiếp nguời thì Đức Kitô đã tự xếp mình theo dòng người trên bờ sông Giođan để cho Gioan làm phép rửa và Người đã trao ban phận Con Chiên tinh tuyền của bản thân. Khi nhận lấy bao khổ lụy tật bệnh của con người cùng thời vào chính mình thì Người đã trao ban sự minh trí của mình để rồi ngay chính người thân cũng đã lầm tưởng rằng Người mất trí. Và trên thập giá khi đón nhận thân phận tội lỗi của nhân loại, Người đã trao ban phận Con Thiên Chúa hằng sống bằng cái chết nhục nhã, tủi hổ, trần truồng thậm chí chẳng còn hình tượng con người.
Có thể nói mục đích hay điểm đến của động thái yêu thương là đón nhận nhau. Chính khi đón nhận nhau như nhau đã là, đang là và sẽ là, thì ta đang trao ban chính con người của mình từ phẩm vị, quyền năng và cả sự sống. Và khi trao ban những gì mình có, mình là cho nhau để đón nhận nhau thì sự hy sinh đang có đó như là dữ kiện tất yếu.
Thập giá là sự mạc khải trọn vẹn tình yêu của Thiên Chúa. Chiêm ngắm Chúa Kitô trên Thánh Giá với đôi bàn tay giang rộng để Kitô hữu chúng ta biết yêu thương như Người đã yêu thương chúng ta. Và cách thế yêu thương tuyệt vời đó là chân thành đón nhận nhau, đón nhận anh chị em đồng đạo lẫn khác tôn giáo, đón nhận người công chính lẫn kẻ bất lương, đón nhận những người có thiện cảm với ta hay đang có dã tâm với mình… Khi thực thi nghĩa cử yêu thương đón nhận này là lúc ta sống mầu nhiệm tự hủy của Thầy Chí Thánh. Thật khó biết bao và cũng là cần phải nỗ lực hy sinh quên mình biết bao khi phải bỏ cả dáng vẻ đáng kính của bản thân, bỏ đi sự huy hoàng của tôn giáo mình, bỏ đi cả thói trịch thượng, độc chiếm chân lý... Đón nhận nhau không phải là chấp nhận thụ động hay là a tòng với những điều không hay, những sự xấu của nhau nhưng là để chủ động làm cho nhau ngày thêm thanh sạch, vẹn tuyền, làm cho nhau được sống và phát triển ngày mỗi hơn. Một điều chắc chắn là nếu ta không chấp nhận sự thật này thì ta chưa sống lệnh truyền của Đức Kitô: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương anh em” (Ga 13,34). Và con đường nên hoàn thiện như Cha chúng ta trên trời quả thật còn rất xa vời.
Chuyện tình có hậu theo công lý (x.Dn.13,1-9.15-17.19-30.33-62)
Thưở còn “làm chú” trong Tiểu Chủng Viện, dù phải nghe một bài đọc rất dài, bài trích sách tiên tri Daniel, nhưng không ai trong chúng tôi cảm thấy oải vì chuyện kể về bà Suzana vừa hấp dẫn vừa lôi cuốn trí tò mò của các chú thiếu niên đang độ tuổi nhổ giò. Hơn nữa, ai cũng hể hả như vừa theo dõi một cuốn phim hay, một câu chuyện đậm tính bi hài mà lại kết thúc có hậu: kẻ gian ác phải chết còn người vô tội thì được cứu sống. Câu chuyện bà Suzana còn trên môi miệng những chú tinh nghịch trong các giờ chơi những ngày sau đó: “nè, cho tao biết: cây chò hay cây sồi?” Sự tinh nghịch của chúng tôi cũng có phần do thích thú trước trí thông minh của cậu bé Đanien biết phân biệt điểm khác nhau giữa sự thật và điều dối trá.
Sự thật vì chỉ có một nên phải tương đồng còn điều dối trá thì thường mâu thuẩn nhau. Đây là một trong những chìa khoá giúp các nhà điều tra tìm ra sự thật hoặc phát giác sự giả dối. Hai người gian dối nếu không quá lanh mưu hay lưu manh thì rất dễ lộ tẩy do những khác biệt trong lời khai về một vấn đề hay một sự kiện. Đanien đã khôn ngoan tách hai ông lão dù tóc đã bạc nhưng tuổi mãi ở tầm “ba lăm” riêng ra để tra xét. Và thế là sự dối trá đã lộ ra nơi chính lời khai của hai ông. Người thì nói bà Suzana phạm tội dưới gốc cây sồi, còn ông kia lại bảo dưới gốc cây chò.
Thú thật khi chọc ghẹo nhau, lũ mới lớn chúng tôi đã tự thú nhận trí tò mò của mình về những chuyện “rồi ai cũng sẽ biết”. Tuy nhiên phải nhìn nhận điều này rằng tính có hậu của câu chuyện làm ai ai cũng hể hả. Kẻ gian ác, dù là vị vọng hay quyền cao chức trọng cũng phải chết, phải bị nghiêm trị còn người vô tội cần được cứu sống, người thấp cổ bé miệng và người bị bóc lột, bị áp bức cần được giải phóng. Chúa đã thực thi điều ấy và chúng ta đương nhiên phải làm như vậy. Phải có công bình và cần giữ công lý nghiêm minh.
Chuyện tưởng như thiếu công minh nhưng rất có hậu (x.Ga 8,1-11)
Trên núi cây dầu, trời vừa tảng sáng, một đoàn người trai gái, già trẻ, lớn chức, bé quyền đủ cả, mặt hí hửng dẫn một chị phụ nữ ngoại tình đến gặp Chúa Giêsu: “Thưa thầy hạng phụ nữ này theo luật Môsê thì phải bị ném đá. Còn Thầy, Thầy dạy thế nào?”. Thánh Gioan nhận ra đây chính là một mũi tên nhắm hai mục đích mà mục đích chính là Chúa Giêsu. Những tưởng rằng trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan, Chúa Giêsu thế nào cũng bị sập bẫy, một cái bẫy tinh quái, hiểm ác do các luật sĩ và biệt phái giăng ra để thực hiện âm mưu thâm độc của mình. Các ông này không ngần ngại thức trắng đêm để bắt tại trận tội yếu đuối, bất trung của người phụ nữ để làm mồi nhử, hãm hại Chúa Giêsu. Nếu tội của người phụ nữ là một, thì tội các ông này phải đáng mười vì đâu phải do yếu đuối như chị phụ nữ kia mà là do lòng nham hiểm, ác độc, một sự độc ác, nham hiểm tột độ đến nỗi không chừa một thủ đoạn bỉ ổi nào.
Chúa Giêsu cúi xuống lấy ngón tay viết trên đất và khi bị gặn hỏi nhiều lần Ngài đã đứng lên rồi ôn tồn: “Ai trong các ngươi xét mình vô tội hãy ném đá chị này trước đi”. Rồi Người lại cúi xuống tiếp tục lấy ngón tay viết lên đất. Không biết Chúa Giêsu viết những gì nhưng chắc chắn khó có ai đọc ra vì trời vừa tảng sáng và khoảng cách giữa Ngài với đám đông chắc không thể gần vì có sự ngăn cách của người phụ nữ, nhất là đám đông đứng đối diện thật khó mà đọc được những gì Ngài viết. Xét theo công lý như cảm nghĩ của con người, thì trừ Chúa Giêsu, những người có mặt sáng hôm ấy, tất thảy đều phải chết, nhất là những kẻ lòng dạ nham hiểm, ác độc.
“Tư tưởng của ta không phải là tư tưởng của các ngươi và đường lối của ta cũng không phải là đường lối của các ngươi. Như trời cao hơn đất bao nhiêu thì tư tưởng của ta và đường lối của ta vượt cao hơn tư tưởng và đường lối các ngươi bấy nhiêu”(x.Is 55,8-9). Mạc khải của Thiên Chúa dần hé mở qua lời của tiên tri Isaia. Mạc khải ấy nay hiện thực và nên hoàn hảo nơi chính Đức Giêsu: kẻ có tội, người gian ác không phải chết. Đám đông hung dữ hôm ấy lẫn người phụ nữ phạm tội ngoại tình đã được cứu sống bằng lòng nhân hậu của Chúa Giêsu. “Ta cũng không kết tội chị hãy về và đừng phạm tội nữa”. Chúa Giêsu không chỉ khoan dung với chị phụ nữ mà còn tế nhị đánh thức lương tri của đám đông hiểm độc bấy giờ. Thánh Gioan đã tường thuật rằng sau khi ngẩng lên nói: “Ai trong các ngươi……” thì Người lại cúi xuống viết dưới đất. Giả như lúc bấy giờ sau khi nói câu ấy mà Chúa Giêsu vẫn ngước mắt nhìn chằm chằm vào đám đông thì thử hỏi có được mấy ai tự nguyện rút lui, nhất là người rút lui đầu tiên. Hình như Chúa Giêsu không muốn nhìn, Người tế nhị tạo cơ hội cho những người hôm ấy nhìn nhận tôi lỗi mình và rút lui trong danh dự. “Chúa nhắm mắt làm ngơ, không nhìn đến tội lỗi của loài người, để họ còn ăn năn hối cải” (Kn 11,23). Kẻ gian ác đã được cứu sống đúng như lời Chúa đã phán: “Ta lấy mạng sống ta mà thề: Ta đâu muốn cho kẻ dữ phải diệt vong, nhưng là muốn nó bỏ đường tà để được sống” (x.Ed 18,23).
Chuyện tình có hậu nhưng thật nghịch lý nếu không tin vào Tình Yêu.
Lẽ công minh theo cảm nghĩ của con người, một kết cục có hậu mà thường ai cũng thích khi xem phim hay đọc tiểu thuyết đó là kẻ gian ác phải chết và người công chính được cứu sống. Tuy nhiên đây chỉ là lẽ công minh hay là sở thích của đám đông dân thường. Với các hiền triết, các nhà đạo đức thì dường như có cao hơn một bậc. Nên khoan dung với người có tội, cần lượng thứ cho người gian ác để giúp họ hoán cải, ăn năn. “Buông đao thành Phật. Quay đầu là bờ”. Những lời giáo huấn trong Phật giáo cho ta hay chân lý này. Các quốc gia tiến bộ đã và đang dần bỏ án tử hình. Án hình giam giữ cũng là một trong những cách thế giúp tội nhân có cơ hội ăn năn và sửa đổi. Kẻ gian ác không bị diệt trừ ngay, nhưng cần được giáo huấn để đổi thay.
Tuy nhiên để thực hiện điều này thì một người công chính, duy nhất xứng là công chính đã không được cứu sống. “Người này đích thực là người công chính” (Lc 23,47). Để kẻ gian ác được cứu sống thì Giêsu Kitô, người công chính đích thực đã phải chết. Để tội nhân được thứ tha thì một Người vô tội đã bị kết án cách bất công và chịu chết cách nhục nhả trên thập giá.
Chuyện thật nghịch lý nhưng rất đượm tình. Chết cho người công chính thì xưa nay vốn hiếm, ở đây Thiên Chúa lại tự nguyện hy sinh vì chúng ta là những tội nhân. Tình yêu thật khó lý giải vì Thiên Chúa chính là Tình Yêu. Có nhiều người dễ biện minh rằng nếu ta hành xử như thế thì có thể làm cho nhiều người lạm dụng tình yêu và không chịu đổi thay hay vươn lên. Cũng có thể lắm nhưng ngược với khôn ngoan loài người như Tào Tháo đã quan niệm: “thà ta phụ người chứ không để người phụ ta hay thà giết lầm hơn bỏ sót” thì với tình yêu đích thật phải chăng phải là “thà yêu lầm còn hơn bỏ sót”. Và dẫu có lầm thì cái lầm trong tình yêu cũng thật đáng yêu thay.
Ban Mê Thuột
Dư âm những ngày xuân chưa hết thì mùa Chay thánh lại về. Đoàn dân Chúa bước vào mùa thanh luyện, mùa chiến đấu “thiêng liêng”. Không ai phủ nhận sự thật này: Mùa chay thánh góp phần hình thành tâm tình đạo đức sâu lắng nơi người tín hữu Kitô cách đặc biệt hơn so với cách mùa khác trong năm. Phải chăng nhờ cái bầu khí bên ngoài của các cuộc cử hành Phụng vụ? Xức tro? Phẩm phục màu tím? Các buổi ngắm nguyện hay cung điệu thánh ca trầm buồn? Có thể lắm. Tuy nhiên xét cho cùng thì điều làm cho tín hữu lắng đọng tâm tư cũng như tăng lòng sốt mến đó là sứ điệp tình yêu Thiên Chúa được nhấn mạnh trên cái phông nền là tội lỗi của con người. Và tình yêu ấy hiễn lộ cách rõ nét và hoàn hảo qua mầu nhiệm thập giá của Đức Kitô. Chuyện tình thập giá luôn còn đó tính thời sự cho con người, mọi thời. “Vì chúng ta, Đức Kitô đã tự hạ, sống vâng phục cho đến chết và chết trên thập giá” (x.Pl 2,8).
Yêu là hy sinh: Sự hy sinh của người cha, người mẹ vì đàn con, nhất là với đứa con tật nguyền, hư hỏng quả là đáng cảm phục. Người ta cũng dễ mủi lòng trước sự hy sinh của người tình cho người mình yêu được hạnh phúc trong các chuyện phim tình cảm. Có khi các tình tiết lâm ly đã làm rơi lệ không ít người vốn đa sầu đa cảm. Người ta rơi lệ, cảm động hay cảm phục trước những hy sinh quả cảm nhưng rồi trong thâm tâm vẫn mong rằng ước gì chuyện kết thúc có hậu mà không có những đau thương kia. Và dĩ nhiên với Đấng mà không có sự gì là không thể được thì chuyện hy sinh mạng sống mình, chịu chết trên thập giá có cần thiết hay là thái quá chăng? Mỗi khi đề cao cách thái quá sự hy sinh thì người ta có vô tình rơi vào tình trạng yếm thế hay thậm chí là nghiêng chiều tâm lý khổ dâm? Máu chiên bò Chúa chẳng ưng và Người cũng chẳng muốn nhận thì sao Chúa lại đòi giá máu của chính Con một dấu yêu của mình?
Chẳng một ai có thể trả lời cho câu hỏi tại sao. Sao không như thế này, sao không như thế kia? Không có thần học giả thiết. Chỉ có thần học dữ kiện. Thập giá đã có đó. Sự hy sinh là một dữ kiện như là tất yếu của ân tình. Mặc dù sự hy sinh, chịu khó, việc chịu khổ chưa hẳn là tình yêu, nhưng trong tình yêu dường như không thể thiếu những yếu tố ấy. Chúng có thể là những điều kiện dường như cần có nhưng không phải là đích đến của tình yêu.
Yêu là trao ban: Không có tình yêu nào cao quý cho bằng tình của người hiến dâng mạng sống mình vì người mình yêu (x.Ga 15,13). Đã yêu thì ta không chỉ muốn mà còn tìm mọi cách thế để trao ban điều tốt nhất cho người mình yêu. Hằng năm cứ đến ngày lễ tình yêu (Valentine – 14-02), người ta trao cho nhau biết bao tặng vật. Hoa hồng và kẹo sôcôla tha hồ lên giá. Nhưng có tặng vật nào quý giá cho bằng chính bản thân mình. Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban chính Con Một mình… (Ga 3,16). Hành vi trao ban quả là đẹp và đáng khâm phục. Hành vi trao ban vốn mang nét cao cả hay cao thượng. Tuy nhiên khi trao ban điều tốt cho một ai đó thì có thể là do lòng thương xót mà cũng có thể là do sự thương hại. Và một đôi khi người ta dùng sự trao ban như là phương thế để cởi bỏ một gánh nặng tâm lý hay trút bỏ một lỗi lầm kiểu lập công quả để chuộc tội, đền bù các bất công đã gây ra.
Dẫu sao đi nữa khi đã yêu là phải trao ban hay dâng hiến. Dĩ nhiên điều dâng hiến hay trao ban phải là điều tốt đẹp và hữu ích cho người mình yêu. Không ai phủ nhận giá trị cao quý của các hành vi trao ban khi yêu thương. Thế nhưng vẫn có đó dáng dấp của kẻ trên, của người ở thế thượng phong trong chính hành vi trao ban.
Yêu là đón nhận: Ngữa tay ra để trao ban điều tốt cho người mình yêu là điều không mấy dễ dàng. Giang tay ra để đón nhận nhau như nhau đang là thì khó khăn gấp bội. Đón nhận cả những mặt mạnh lẫn những hạn chế của nhau, đón nhận những ưu điểm lẫn khuyết điểm, những thành công lẫn thất bại, nhất là đón nhận con người tội lỗi, bất trung, phản bội của nhau thì mới đích thực là yêu thương. Chúa Giêsu đã hình tượng hóa tình yêu của Thiên Chúa qua người cha nhân hậu trong Tin Mừng Luca chương 15. Người cha nhân hậu ấy đã đón nhận cả người con thứ hoang đàng lẫn người con cả ganh tương, ích kỷ, đố kỵ. Điều này được thể hiện nơi chính cung cách sống của Thầy Chí thánh. Người không ngại ngần đón nhận “phường thu thuế” và “bọn đĩ điếm” khi đồng bàn với họ. Người đón nhận những kẻ phải gọi Người là Thầy và là Chúa thành bạn hữu thân tình. Trên thập giá, đôi tay Người giang ra ôm trọn cả những người đang uất hận đóng đinh Người để xin Chúa Cha tha cho họ vì họ lầm chẳng biết.
Chính khi đón nhận cả nhân loại bằng việc nhập thể, nhập thế thì Đức Kitô đã trao ban chính phận là phận của một vị Thiên Chúa đầy vinh quang và uy quyền. Vào trần gian, khi đón nhận thân phận tội nhơ của kiếp nguời thì Đức Kitô đã tự xếp mình theo dòng người trên bờ sông Giođan để cho Gioan làm phép rửa và Người đã trao ban phận Con Chiên tinh tuyền của bản thân. Khi nhận lấy bao khổ lụy tật bệnh của con người cùng thời vào chính mình thì Người đã trao ban sự minh trí của mình để rồi ngay chính người thân cũng đã lầm tưởng rằng Người mất trí. Và trên thập giá khi đón nhận thân phận tội lỗi của nhân loại, Người đã trao ban phận Con Thiên Chúa hằng sống bằng cái chết nhục nhã, tủi hổ, trần truồng thậm chí chẳng còn hình tượng con người.
Có thể nói mục đích hay điểm đến của động thái yêu thương là đón nhận nhau. Chính khi đón nhận nhau như nhau đã là, đang là và sẽ là, thì ta đang trao ban chính con người của mình từ phẩm vị, quyền năng và cả sự sống. Và khi trao ban những gì mình có, mình là cho nhau để đón nhận nhau thì sự hy sinh đang có đó như là dữ kiện tất yếu.
Thập giá là sự mạc khải trọn vẹn tình yêu của Thiên Chúa. Chiêm ngắm Chúa Kitô trên Thánh Giá với đôi bàn tay giang rộng để Kitô hữu chúng ta biết yêu thương như Người đã yêu thương chúng ta. Và cách thế yêu thương tuyệt vời đó là chân thành đón nhận nhau, đón nhận anh chị em đồng đạo lẫn khác tôn giáo, đón nhận người công chính lẫn kẻ bất lương, đón nhận những người có thiện cảm với ta hay đang có dã tâm với mình… Khi thực thi nghĩa cử yêu thương đón nhận này là lúc ta sống mầu nhiệm tự hủy của Thầy Chí Thánh. Thật khó biết bao và cũng là cần phải nỗ lực hy sinh quên mình biết bao khi phải bỏ cả dáng vẻ đáng kính của bản thân, bỏ đi sự huy hoàng của tôn giáo mình, bỏ đi cả thói trịch thượng, độc chiếm chân lý... Đón nhận nhau không phải là chấp nhận thụ động hay là a tòng với những điều không hay, những sự xấu của nhau nhưng là để chủ động làm cho nhau ngày thêm thanh sạch, vẹn tuyền, làm cho nhau được sống và phát triển ngày mỗi hơn. Một điều chắc chắn là nếu ta không chấp nhận sự thật này thì ta chưa sống lệnh truyền của Đức Kitô: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương anh em” (Ga 13,34). Và con đường nên hoàn thiện như Cha chúng ta trên trời quả thật còn rất xa vời.
Chuyện tình có hậu theo công lý (x.Dn.13,1-9.15-17.19-30.33-62)
Thưở còn “làm chú” trong Tiểu Chủng Viện, dù phải nghe một bài đọc rất dài, bài trích sách tiên tri Daniel, nhưng không ai trong chúng tôi cảm thấy oải vì chuyện kể về bà Suzana vừa hấp dẫn vừa lôi cuốn trí tò mò của các chú thiếu niên đang độ tuổi nhổ giò. Hơn nữa, ai cũng hể hả như vừa theo dõi một cuốn phim hay, một câu chuyện đậm tính bi hài mà lại kết thúc có hậu: kẻ gian ác phải chết còn người vô tội thì được cứu sống. Câu chuyện bà Suzana còn trên môi miệng những chú tinh nghịch trong các giờ chơi những ngày sau đó: “nè, cho tao biết: cây chò hay cây sồi?” Sự tinh nghịch của chúng tôi cũng có phần do thích thú trước trí thông minh của cậu bé Đanien biết phân biệt điểm khác nhau giữa sự thật và điều dối trá.
Sự thật vì chỉ có một nên phải tương đồng còn điều dối trá thì thường mâu thuẩn nhau. Đây là một trong những chìa khoá giúp các nhà điều tra tìm ra sự thật hoặc phát giác sự giả dối. Hai người gian dối nếu không quá lanh mưu hay lưu manh thì rất dễ lộ tẩy do những khác biệt trong lời khai về một vấn đề hay một sự kiện. Đanien đã khôn ngoan tách hai ông lão dù tóc đã bạc nhưng tuổi mãi ở tầm “ba lăm” riêng ra để tra xét. Và thế là sự dối trá đã lộ ra nơi chính lời khai của hai ông. Người thì nói bà Suzana phạm tội dưới gốc cây sồi, còn ông kia lại bảo dưới gốc cây chò.
Thú thật khi chọc ghẹo nhau, lũ mới lớn chúng tôi đã tự thú nhận trí tò mò của mình về những chuyện “rồi ai cũng sẽ biết”. Tuy nhiên phải nhìn nhận điều này rằng tính có hậu của câu chuyện làm ai ai cũng hể hả. Kẻ gian ác, dù là vị vọng hay quyền cao chức trọng cũng phải chết, phải bị nghiêm trị còn người vô tội cần được cứu sống, người thấp cổ bé miệng và người bị bóc lột, bị áp bức cần được giải phóng. Chúa đã thực thi điều ấy và chúng ta đương nhiên phải làm như vậy. Phải có công bình và cần giữ công lý nghiêm minh.
Chuyện tưởng như thiếu công minh nhưng rất có hậu (x.Ga 8,1-11)
Trên núi cây dầu, trời vừa tảng sáng, một đoàn người trai gái, già trẻ, lớn chức, bé quyền đủ cả, mặt hí hửng dẫn một chị phụ nữ ngoại tình đến gặp Chúa Giêsu: “Thưa thầy hạng phụ nữ này theo luật Môsê thì phải bị ném đá. Còn Thầy, Thầy dạy thế nào?”. Thánh Gioan nhận ra đây chính là một mũi tên nhắm hai mục đích mà mục đích chính là Chúa Giêsu. Những tưởng rằng trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan, Chúa Giêsu thế nào cũng bị sập bẫy, một cái bẫy tinh quái, hiểm ác do các luật sĩ và biệt phái giăng ra để thực hiện âm mưu thâm độc của mình. Các ông này không ngần ngại thức trắng đêm để bắt tại trận tội yếu đuối, bất trung của người phụ nữ để làm mồi nhử, hãm hại Chúa Giêsu. Nếu tội của người phụ nữ là một, thì tội các ông này phải đáng mười vì đâu phải do yếu đuối như chị phụ nữ kia mà là do lòng nham hiểm, ác độc, một sự độc ác, nham hiểm tột độ đến nỗi không chừa một thủ đoạn bỉ ổi nào.
Chúa Giêsu cúi xuống lấy ngón tay viết trên đất và khi bị gặn hỏi nhiều lần Ngài đã đứng lên rồi ôn tồn: “Ai trong các ngươi xét mình vô tội hãy ném đá chị này trước đi”. Rồi Người lại cúi xuống tiếp tục lấy ngón tay viết lên đất. Không biết Chúa Giêsu viết những gì nhưng chắc chắn khó có ai đọc ra vì trời vừa tảng sáng và khoảng cách giữa Ngài với đám đông chắc không thể gần vì có sự ngăn cách của người phụ nữ, nhất là đám đông đứng đối diện thật khó mà đọc được những gì Ngài viết. Xét theo công lý như cảm nghĩ của con người, thì trừ Chúa Giêsu, những người có mặt sáng hôm ấy, tất thảy đều phải chết, nhất là những kẻ lòng dạ nham hiểm, ác độc.
“Tư tưởng của ta không phải là tư tưởng của các ngươi và đường lối của ta cũng không phải là đường lối của các ngươi. Như trời cao hơn đất bao nhiêu thì tư tưởng của ta và đường lối của ta vượt cao hơn tư tưởng và đường lối các ngươi bấy nhiêu”(x.Is 55,8-9). Mạc khải của Thiên Chúa dần hé mở qua lời của tiên tri Isaia. Mạc khải ấy nay hiện thực và nên hoàn hảo nơi chính Đức Giêsu: kẻ có tội, người gian ác không phải chết. Đám đông hung dữ hôm ấy lẫn người phụ nữ phạm tội ngoại tình đã được cứu sống bằng lòng nhân hậu của Chúa Giêsu. “Ta cũng không kết tội chị hãy về và đừng phạm tội nữa”. Chúa Giêsu không chỉ khoan dung với chị phụ nữ mà còn tế nhị đánh thức lương tri của đám đông hiểm độc bấy giờ. Thánh Gioan đã tường thuật rằng sau khi ngẩng lên nói: “Ai trong các ngươi……” thì Người lại cúi xuống viết dưới đất. Giả như lúc bấy giờ sau khi nói câu ấy mà Chúa Giêsu vẫn ngước mắt nhìn chằm chằm vào đám đông thì thử hỏi có được mấy ai tự nguyện rút lui, nhất là người rút lui đầu tiên. Hình như Chúa Giêsu không muốn nhìn, Người tế nhị tạo cơ hội cho những người hôm ấy nhìn nhận tôi lỗi mình và rút lui trong danh dự. “Chúa nhắm mắt làm ngơ, không nhìn đến tội lỗi của loài người, để họ còn ăn năn hối cải” (Kn 11,23). Kẻ gian ác đã được cứu sống đúng như lời Chúa đã phán: “Ta lấy mạng sống ta mà thề: Ta đâu muốn cho kẻ dữ phải diệt vong, nhưng là muốn nó bỏ đường tà để được sống” (x.Ed 18,23).
Chuyện tình có hậu nhưng thật nghịch lý nếu không tin vào Tình Yêu.
Lẽ công minh theo cảm nghĩ của con người, một kết cục có hậu mà thường ai cũng thích khi xem phim hay đọc tiểu thuyết đó là kẻ gian ác phải chết và người công chính được cứu sống. Tuy nhiên đây chỉ là lẽ công minh hay là sở thích của đám đông dân thường. Với các hiền triết, các nhà đạo đức thì dường như có cao hơn một bậc. Nên khoan dung với người có tội, cần lượng thứ cho người gian ác để giúp họ hoán cải, ăn năn. “Buông đao thành Phật. Quay đầu là bờ”. Những lời giáo huấn trong Phật giáo cho ta hay chân lý này. Các quốc gia tiến bộ đã và đang dần bỏ án tử hình. Án hình giam giữ cũng là một trong những cách thế giúp tội nhân có cơ hội ăn năn và sửa đổi. Kẻ gian ác không bị diệt trừ ngay, nhưng cần được giáo huấn để đổi thay.
Tuy nhiên để thực hiện điều này thì một người công chính, duy nhất xứng là công chính đã không được cứu sống. “Người này đích thực là người công chính” (Lc 23,47). Để kẻ gian ác được cứu sống thì Giêsu Kitô, người công chính đích thực đã phải chết. Để tội nhân được thứ tha thì một Người vô tội đã bị kết án cách bất công và chịu chết cách nhục nhả trên thập giá.
Chuyện thật nghịch lý nhưng rất đượm tình. Chết cho người công chính thì xưa nay vốn hiếm, ở đây Thiên Chúa lại tự nguyện hy sinh vì chúng ta là những tội nhân. Tình yêu thật khó lý giải vì Thiên Chúa chính là Tình Yêu. Có nhiều người dễ biện minh rằng nếu ta hành xử như thế thì có thể làm cho nhiều người lạm dụng tình yêu và không chịu đổi thay hay vươn lên. Cũng có thể lắm nhưng ngược với khôn ngoan loài người như Tào Tháo đã quan niệm: “thà ta phụ người chứ không để người phụ ta hay thà giết lầm hơn bỏ sót” thì với tình yêu đích thật phải chăng phải là “thà yêu lầm còn hơn bỏ sót”. Và dẫu có lầm thì cái lầm trong tình yêu cũng thật đáng yêu thay.
Ban Mê Thuột