Đức Thánh Cha chia sẻ: ‘Chiến tranh hủy diệt con người và là thất bại của nhân loại’
Trong bài phát biểu trong giờ đọc kinh “Truyền Tin” trưa Chúa nhật, Đức Thánh Cha Phanxicô lên án những thương đau ở Myanmar, Trung Đông, Ukraine và Haiti, đồng thời kêu gọi mọi người hãy theo đuổi con đường hòa bình và nhắc nhớ Ngày Thế giới Bệnh phong.
(Tin Vatican - Deborah Castellano Lubov)
“Chiến tranh là một thảm họa đối với các dân tộc và là một thất bại đối với nhân loại”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các tín hữu trong giờ Truyền tin Chúa nhật, khi ngài kêu gọi hòa bình cho Myanmar, Trung Đông, Ukraine và Haiti.
Tập trung vào Myanmar, ĐTC kêu gọi hãy tạo điều kiện thuận lợi cho viện trợ nhân đạo và theo đuổi con đường đối thoại.
ĐTC nói: “Trong ba năm qua, tiếng kêu đau đớn và tiếng bom đạn của vũ khí đã thay thế nụ cười đặc trưng của người dân Myanmar”.
Kêu gọi hòa bình cho Myanmar
Vì điều này, Đức Thánh Cha nói, ngài đã cùng lên tiếng với các Giám mục Miến Điện cầu nguyện để “các vũ khí hủy diệt có thể được biến thành công cụ phát triển nhân loại và công lý”.
Trong khi Đức Thánh Cha thừa nhận hòa bình là một cuộc hành trình, ngài mời gọi tất cả các bên liên quan hãy “thực hiện các bước đối thoại và hiểu biết” để “mảnh đất Myanmar có thể đạt được mục tiêu hòa giải huynh đệ”.
ĐTC nói: “Hãy để viện trợ nhân đạo được phép đi đến các nơi cần thiết, để đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho mọi người”.
Cuộc chiến ở Myanmar chống lại chính phủ quân sự đã đảo chánh cách đây ba năm, bùng phát đến mức hầu hếtthế giới đều cho rằng đất nước này hiện đang ngụp nặn trong một cuộc nội chiến.
Palestine, Israel, Ukraina
Sau đó Đức Thánh Cha quay sang Trung Đông, tập trung vào Palestine và Israel trong khi cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Giải Gaza vẫn tiếp diễn.
“Và điều tương tự ở Trung Đông, Palestine và Israel, và bất cứ nơi nào có giao tranh: hãy tôn trọng người dân!” Đức Thánh Cha kêu gọi và nói thêm: “Tôi luôn chân thành nghĩ đến tất cả các nạn nhân, đặc biệt là thường dân, do các cuộc chiến gây ra”.
“Xin hãy để tiếng kêu khát vọng hòa bình của họ được lắng nghe: tiếng kêu của người dân, những người khổ đau vì bạo lực chiến tranh, vốn là một thảm họa đối với các dân tộc và là một thất bại của nhân loại, hãy chấm dứt nó!”
“Xin hãy để tiếng kêu cầu hòa bình được lắng nghe: tiếng kêu của người dân, những người đau khổ vì bạo lực, vì chiến tranh, vốn là một thảm họa đối với các dân tộc và là một thất bại của nhân loại, hãy chấm dứt nó.”
Haiti cần nhiều hỗ trợ mới
ĐTC cũng nhắc nhở các Kitô hữu hãy cầu nguyện cho Haiti. Mặc dù ĐTC cảm thấy “nhẹ nhõm hơn” khi hay biết về việc các nữ tu và những người khác bị bắt đã được thả tự do trong tuần, tuy nhiên, Đức Thánh Cha kêu gọi: “Tôi kêu gọi thả tất cả những người vẫn còn bị bắt cóc và hãy chấm dứt mọi bạo lực; hãy góp sức vào sự phát triển hòa bình của đất nước, điều mà cần có sự hỗ trợ mới từ cộng đồng quốc tế."
Theo Đức Tổng Giám Mục Haiti Max Leroy Mésidor ở thủ đô Port-au-Prince cho hay bạo lực và căng thẳng vẫn còn ở mức cao ở Haiti, bất chấp việc thả sáu nữ tu thuộc Dòng Thánh Anne, những người đã bị những người có vũ trang bắt làm con tin vào ngày 19 tháng 1, cùng với hai giáo dân bị bắt cóc trong tuần ở thủ đô.
Cuộc tấn công vũ trang vào Nhà thờ ở Istanbul
Đức Thánh Cha cũng lên án vụ tấn công hôm nay nhằm vào một Nhà thờ Công Giáo ở Istanbul.
Theo Bộ trưởng Nội vụ, Ali Yerlikaya cho hay thì trong một Thánh lễ Chúa Nhật, những người có vũ trang đã tấn công vào một Nhà thờ có lễ tiếng Ý ở thủ đô, giết chết một người!
Ông nói: “Tôi bày tỏ sự cảm thông với cộng đoàn Nhà thờ Đức Mẹ Maria Draperis ở Istanbul, nơi đã hứng chịu một cuộc tấn công vũ trang trong Thánh lễ khiến một người thiệt mạng và một số người bị thương”.
Ngày bệnh phong thế giới
Đức Thánh Cha nhớ đến Ngày Thế giới Bệnh phong, năm nay được cử hành vào ngày 28 tháng 1, Chúa nhật cuối cùng của tháng Giêng.
Ngày quốc tế này là cơ hội để nhớ tới những người mắc bệnh phong, nâng cao nhận thức về căn bệnh này và kêu gọi chấm dứt sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến căn bệnh này.
“Tôi khuyến khích tất cả những người tham gia vào công cuộc cứu chữa và tái hòa nhập xã hội cho những người bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này, mặc dù chứng bệnh này đã có phương dược chữa trị, nhưng nó vẫn còn là một trong những căn bệnh đáng sợ nhất và ảnh hưởng đến những người nghèo khổ và bị thiệt thòi nhất”.
Ngoài ra, theo truyền thống hàng năm, những người hành hương trẻ tuổi tham gia sáng kiến “Đoàn lữ hành vì hòa bình”, do nhóm Công Giáo Tiến hành ở Rome tổ chức, đã đứng bên cạnh Đức Thánh Cha khi ngài đọc kinh Truyền Tin và chia sẻ suy niệm và kêu gọi hòa bình trước các tín hữu qui tụ tại Quảng trường và những người theo dõi trực tuyến.
Trong bài phát biểu trong giờ đọc kinh “Truyền Tin” trưa Chúa nhật, Đức Thánh Cha Phanxicô lên án những thương đau ở Myanmar, Trung Đông, Ukraine và Haiti, đồng thời kêu gọi mọi người hãy theo đuổi con đường hòa bình và nhắc nhớ Ngày Thế giới Bệnh phong.
(Tin Vatican - Deborah Castellano Lubov)
“Chiến tranh là một thảm họa đối với các dân tộc và là một thất bại đối với nhân loại”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các tín hữu trong giờ Truyền tin Chúa nhật, khi ngài kêu gọi hòa bình cho Myanmar, Trung Đông, Ukraine và Haiti.
Tập trung vào Myanmar, ĐTC kêu gọi hãy tạo điều kiện thuận lợi cho viện trợ nhân đạo và theo đuổi con đường đối thoại.
ĐTC nói: “Trong ba năm qua, tiếng kêu đau đớn và tiếng bom đạn của vũ khí đã thay thế nụ cười đặc trưng của người dân Myanmar”.
Kêu gọi hòa bình cho Myanmar
Vì điều này, Đức Thánh Cha nói, ngài đã cùng lên tiếng với các Giám mục Miến Điện cầu nguyện để “các vũ khí hủy diệt có thể được biến thành công cụ phát triển nhân loại và công lý”.
Trong khi Đức Thánh Cha thừa nhận hòa bình là một cuộc hành trình, ngài mời gọi tất cả các bên liên quan hãy “thực hiện các bước đối thoại và hiểu biết” để “mảnh đất Myanmar có thể đạt được mục tiêu hòa giải huynh đệ”.
ĐTC nói: “Hãy để viện trợ nhân đạo được phép đi đến các nơi cần thiết, để đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho mọi người”.
Cuộc chiến ở Myanmar chống lại chính phủ quân sự đã đảo chánh cách đây ba năm, bùng phát đến mức hầu hếtthế giới đều cho rằng đất nước này hiện đang ngụp nặn trong một cuộc nội chiến.
Palestine, Israel, Ukraina
Sau đó Đức Thánh Cha quay sang Trung Đông, tập trung vào Palestine và Israel trong khi cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Giải Gaza vẫn tiếp diễn.
“Và điều tương tự ở Trung Đông, Palestine và Israel, và bất cứ nơi nào có giao tranh: hãy tôn trọng người dân!” Đức Thánh Cha kêu gọi và nói thêm: “Tôi luôn chân thành nghĩ đến tất cả các nạn nhân, đặc biệt là thường dân, do các cuộc chiến gây ra”.
“Xin hãy để tiếng kêu khát vọng hòa bình của họ được lắng nghe: tiếng kêu của người dân, những người khổ đau vì bạo lực chiến tranh, vốn là một thảm họa đối với các dân tộc và là một thất bại của nhân loại, hãy chấm dứt nó!”
“Xin hãy để tiếng kêu cầu hòa bình được lắng nghe: tiếng kêu của người dân, những người đau khổ vì bạo lực, vì chiến tranh, vốn là một thảm họa đối với các dân tộc và là một thất bại của nhân loại, hãy chấm dứt nó.”
Haiti cần nhiều hỗ trợ mới
ĐTC cũng nhắc nhở các Kitô hữu hãy cầu nguyện cho Haiti. Mặc dù ĐTC cảm thấy “nhẹ nhõm hơn” khi hay biết về việc các nữ tu và những người khác bị bắt đã được thả tự do trong tuần, tuy nhiên, Đức Thánh Cha kêu gọi: “Tôi kêu gọi thả tất cả những người vẫn còn bị bắt cóc và hãy chấm dứt mọi bạo lực; hãy góp sức vào sự phát triển hòa bình của đất nước, điều mà cần có sự hỗ trợ mới từ cộng đồng quốc tế."
Theo Đức Tổng Giám Mục Haiti Max Leroy Mésidor ở thủ đô Port-au-Prince cho hay bạo lực và căng thẳng vẫn còn ở mức cao ở Haiti, bất chấp việc thả sáu nữ tu thuộc Dòng Thánh Anne, những người đã bị những người có vũ trang bắt làm con tin vào ngày 19 tháng 1, cùng với hai giáo dân bị bắt cóc trong tuần ở thủ đô.
Cuộc tấn công vũ trang vào Nhà thờ ở Istanbul
Đức Thánh Cha cũng lên án vụ tấn công hôm nay nhằm vào một Nhà thờ Công Giáo ở Istanbul.
Theo Bộ trưởng Nội vụ, Ali Yerlikaya cho hay thì trong một Thánh lễ Chúa Nhật, những người có vũ trang đã tấn công vào một Nhà thờ có lễ tiếng Ý ở thủ đô, giết chết một người!
Ông nói: “Tôi bày tỏ sự cảm thông với cộng đoàn Nhà thờ Đức Mẹ Maria Draperis ở Istanbul, nơi đã hứng chịu một cuộc tấn công vũ trang trong Thánh lễ khiến một người thiệt mạng và một số người bị thương”.
Ngày bệnh phong thế giới
Đức Thánh Cha nhớ đến Ngày Thế giới Bệnh phong, năm nay được cử hành vào ngày 28 tháng 1, Chúa nhật cuối cùng của tháng Giêng.
Ngày quốc tế này là cơ hội để nhớ tới những người mắc bệnh phong, nâng cao nhận thức về căn bệnh này và kêu gọi chấm dứt sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến căn bệnh này.
“Tôi khuyến khích tất cả những người tham gia vào công cuộc cứu chữa và tái hòa nhập xã hội cho những người bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này, mặc dù chứng bệnh này đã có phương dược chữa trị, nhưng nó vẫn còn là một trong những căn bệnh đáng sợ nhất và ảnh hưởng đến những người nghèo khổ và bị thiệt thòi nhất”.
Ngoài ra, theo truyền thống hàng năm, những người hành hương trẻ tuổi tham gia sáng kiến “Đoàn lữ hành vì hòa bình”, do nhóm Công Giáo Tiến hành ở Rome tổ chức, đã đứng bên cạnh Đức Thánh Cha khi ngài đọc kinh Truyền Tin và chia sẻ suy niệm và kêu gọi hòa bình trước các tín hữu qui tụ tại Quảng trường và những người theo dõi trực tuyến.