THẮP ĐÈN CHÁY SÁNG

Giáng Sinh ngọn nến cháy sáng

Giáng Sinh là dịp ‘Thắp Đèn Cháy Sáng’ (Gardez vos lampes allumées, cf. Lc 12, 35) chiếu soi cho mọi người giữa đêm tối, theo và tìm về hướng có ánh sáng ở Belem, chiêm ngắm Chúa Hài Nhi. Ở đó Ánh Sáng Hài Nhi cho chúng ta hy vọng sống vươn lên trong đức tin. Đêm thánh Giáng Sinh huy hoàng tưng bừng đón Chúa Hài Đồng. Ánh sáng Thiên Chúa bao phủ mặt đất và tâm hồn người thế. Đêm nay Chúa Hài Đồng giáng trần giải thoát nhân loại khỏi vòng tội lỗi. Mong cho Ánh Sáng chiếu dõi muôn dân và lòng người

Chúa Kitô là Ánh Sáng

Đức Kitô là Ánh Sáng không chỉ là lời công bố của sứ ngôn Isaia (x. Is 9,1) hay tuyên xưng của Gioan Tiền Hô (x. Ga 1, 5 tt). Nhưng chính Chúa Giêsu quả quyết: Ta là ánh sáng thế gian (Ga 9, 5). Ai theo Ta không đi trong tối tăm, nhưng sẽ có ánh sáng sự sống (Ga 8, 12).Ta là Ánh Sáng đến trong thế gian để ai tin vào Ta sẽ không đi trong tối tăm (Ga 12. 46)

Cuộc đời Chúa Giêsu là cuộc chiến giữa ánh sáng và bóng tối. Thế gian đã không nhìn thấy ánh sáng mà còn dập tắt. Vì thế gian thuộc tối tăm. Như việc Giu Đa làm: Lúc đó, trời đã tối đêm (Ga 13, 30). Sau khi bị bắt Chúa tuyên bố: Bây giờ là giờ các ngươi và thời cơ của quyền lực tối tăm (Lc 22, 53). Tuy nhiên tối tăm không thể hủy diệt ánh sáng (Ga 1, 5)

Suốt đời ở trần gian của Chúa Giêsu, có những lần ánh sáng xuất hiện như trường hợp Chúa biến hình trên núi Tabore (x. Mt 17, 2 tt). Chúa hiện ra với Phaolô (x. Cv 9, 3). Chúa lên trời (x. Cv 1, 9) và sau náy đến ngày thẩm phán (x. Cv 1,11)

Ánh sáng của Thiên Chúa chiếu trên khuôn mặt Chúa Kitô (x. 2Cor 4,6). Thiên Chúa ngự trong ánh sáng cao thẳm (x. 1Tm 6, 16). Để chúng ta tuyên xưng Thiên Chúa là Ánh Sáng (x. Gc 1, 17). Vì trong Ngài không có tối tăm (x. 1Ga 1, 5).

Ánh Sáng đức tin

Ánh sáng là tạo vật được Thiên Chúa dựng nên đầu tiên và tách biệt ngày và đêm Phải có ánh sáng, liền có ánh sáng. Thiên Chúa thấy áng sáng tốt đẹp. Thiên Chúa phân rẽ ánh sáng và bóng tối. (St 1, 3-4). Ngày nay, người sống ở đô thị không nhìn ra sự tách biệt này. Có nhà để điện cả ngày đêm sáng trưng, trong phòng. May mắn, thành phố không còn chìm trong bóng tối, bởi ánh sáng tân kỳ

Trong đời thường, lời mời gọi đầu tiên là học cách thưởng thức ánh sáng. Ánh sáng đức tin, soi đường. Chiêm ngắm bầu trời, trăng sao giữa đêm tối mù mịt. Chúng ta cảm tạ Thiên Chúa và chia sẻ thông cảm với anh chị em khiếm thị.

Những lời Kinh Thánh giúp suy nghĩ tìm ánh sáng đức tin soi đường đi :
Thiên Chúa là Ánh Sáng như thánh Gioan xác quyết: “Đây là lời loan của Đức Kitô, mà chúng ta đã nghe biết và nay chúng tôi loan báo cho anh em: Thiên Chúa là ánh sáng, nơi Người không có một chút bóng tối nào. Nếu chúng ta nói là chúng ta hiệp thông với Người mà lại đi trong bóng tối, thì chúng ta nói dối và không hành động theo sự thật. Nhưng chúng ta đi trong ánh sáng cũng như Thiên Chúa hằng ngự trong ánh sáng, thì chúng ta hiệp thông với Người và với nhau. Máu Đức Giêsun, Con của Người thanh tẩy chúng ta hết mọi tội lỗi.” (1Ga 1, 5-7)

Đi trong sa mạc, dân Do Thái được dẫn trong đêm tối bởi một cột lửa để soi sáng. Nên họ có thể đi cả ngày lẫn đêm. Ban ngày cột mây đi trước. Ban đêm cột lửa cũng vậy. (Xh 13, 21)

Luật của Chúa ban cho chúng ta là áng sáng :
-Luật pháp Chúa quả là hoàn thiện, bổ sức cho tâm hồn
Thánh ý Chúa thật là vững chắc, cho người nên khôn
Huấn lệnh của Chúa hoàn toàn ngay thẳng, làm hoan hỷ cõi lòng
Mệnh lệnh Chúa xiết bao minh bạch, cho đôi mắt rạng ngời. (Tv 18, 8-9)

-Lời Chúa là ngọn đèn soi con bước
Là ánh sáng chỉ đường con đi. (Tv 118, 105)
Chúa là nguồn ánh sáng và Ơn Cứu Độ con người

-Chúa là nguồn ánh sáng và Ơn Cứu Độ tôi
Tôi còn sợ người nào?
Chúa là thành lũy bảo vệ đời tôi
Tôi còn khiếp gì ai? (Tv 26, 1)

-Ngài quả là nguồn sống
Nhờ ánh sáng của Ngài, chúng con được nhìn thấy ánh sáng (Tv 35, 10)

-Lạy Thiên Chúa, xin phục hồi chúng con
Xin tỏa ánh tôn nhan rạng ngời
Để chúng con được ơn cứu độ. (Tv 79, 4)

Thiên Chúa hứa ban ánh sáng cho chư dân. Chính người tôi tớ Chúa quang tỏa ánh sáng :
-‘Chư dân đang ngồi trong cảnh tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng. Những kẻ đang ngồi
- ‘Đây là người tôi trung Ta nâng đỡ, người ta tuyển chọn và qúi mến hết lòng. Ta cho Thần Khí ngự trên người. Người sẽ là ánh sáng của Ta, trước mặt các dân tộc…’(Is 42,1)
- Ta sẽ đặt người là ánh sáng muôn dân, để người đem ơn cứu độ đến tận cùng trái đất (Is 49, 6)
- Lời hứa này đã thực hiện trong Đức Kitô: ‘Ánh sáng đã đến trong thế gian’. (Ga 1, 9). Chính ‘Ngài là ánh sáng thế gian’. (Ga 8, 12)

Chúa Hài Nhi đem Ánh Sáng xuống trần gian

Thánh Kinh Cựu Ước ghi TC hoàn tất lời hứa : ‘Ta là ánh sáng trần gian’. Theo phụng vụ cây nến Phục Sinh tiêu biểu Chúa Kitô sống lại. Từ sống lại chúng ta có hình ảnh Chúa Kitô Phục Sinh, chỗi dậy ra khỏi mồ. Để làm nổi sự kiện này, trong đêm Vọng Phục Sinh, lúc kiệu Nến Phục Sinh, chủ tế xướng ba lần ‘Ánh Sáng Chúa Kitô’, đòan rước đáp lại ‘Tạ Ơn Chúa’. Cũng trong Đêm Phục Sinh, Giáo Hội phấn khởi hát bài ‘Hãy Vui Lên’ (Exultet) : Hãy vui lên, hỡi ca đoàn Thiên Sứ, hãy vui lên hỡi những mầu nhiệm thánh. Tiếng loa cứu độ, hãy vang khúc nhạc, chúc mừng vua cả khải hoàn. Vui lên hỡi trái đất rực rỡ trong ánh sáng huy hoàng và trong ánh sáng huy hoàng của muôn thuở. Hãy vui mừng, vì được thoát vòng tối tăm vũ trụ. Vui lên, Mẹ Hội Thánh trong muôn ánh sáng lung linh và thánh đường, hãy vang lên lời ca hát của toàn dân. Bởi vậy đêm nay phá tan bóng tối tội lỗi bằng ánh sáng cột lửa. Này là đêm mà Sách Thánh đã chép : Đêm sẽ sáng như ban ngày, đêm sẽ chiếu sự hoan hỉ của ta. Bây giờ chúng con mới hiểu ý nghĩa cây nến sáp này đã thắp lên ánh sáng lung linh để tôn vinh Chúa. Dù lửa này có phân chia ra nhiều, ánh sáng cũng không hao hụt vì ngọn lửa này cũng không hao hụt. Vì ngọn lửa này cháy mãi trên ngọn nến qúi trọng bằng sáp do ong mẹ làm ra. Vậy, lạy Chúa, chúng con cầu Chúa cho cây nến này dâng lên kính danh thánh Chúa, được cháy không ngừng để phá tan bóng đêm nay. Và ước chi cây nến này được Chúa nhận như của lễ thơm tho được hòa hợp với ánh sáng trên trời. Và chính Đức Kitô, đã sống lại, ra khỏi mồ, để chiếu sáng huy hoàng cho nhân loại. Amen

Nhớ lại Lễ Phục Sinh, 7.4.1858, đã xảy ra phép lạ (miracle du cierge): Trong lúc ĐM hiện ra, Thánh Bernadette xuất thần và cây nến trong tay cháy dần tới lòng bàn tay, tới da. Mà Bernadette không cảm thấy đau. Mọi người đều thấyvà cho là phép lạ.

Dòng ánh sáng kiệu nến, mỗi chiều ở Lộ Đức. Khởi đầu từ hang đá. Ví như hành trình đức tin. Lộ trình phục sinh của đoàn dân Chúa khởi đầu từ Rửa Tội. Phép Rửa Tội cho tân tòng quen cử hành trọng thể vào lễ Phục Sinh. Các người được rửa tội đều ‘chiếu sáng’ (x. Dt 6, 4)
Người được rửa tội lãnh nhận áo trắng và nến cháy : Tỉnh giấc lên đi, hỡi người còn đang ngủ. Từ chốn tử vong, chỗi dậy đi nào. Đức Kitô sẽ chiếu sáng bạn. (Ep 5, 14)

Ơn của bí tích hòa giải bí tích Thánh Thể giúp chúng ta giữ sáng ngọn đèn này : Anh em là ánh sáng trần gian. Chẳng ai đốt đèn rồi để vào chỗ khuất hoặc dưới đáy thùng, nhưng đặt trên đế, để soi sáng cho mọi người chung quanh. Đèn của thân thể là con mắt anh em. Khi con mắt anh em sáng, thì toàn thân anh em sáng. Như khi mắt anh em xấu, thí thân anh ra xấu. Vậy hãy coi chừng đừng để ánh sáng nơi anh em biến thành bóng tối. Vậy anh em hãy coi chừng đừng để ánh sáng nơi anh em biến thành bóng tối. Nếu toàn thân anh em sáng không có phần nào tăm tối, thì toàn diện nó sẽ sáng, không có phần nào tối tăm, như khi ánh đèn tỏa ánh sáng chiếu soi anh em. (Lc 11, 33-36)

Hòa giải với chính mình là sống thành thực với chính mình. Người thành thật là trọng sự thật và không sợ sự thật. Chúa Giêsu không trả lời cho Philatô ‘sự thật là gì’ (Ga 18, 38). Nhưng Chúa đã khẳng định ‘Chúa là sự thật’ (Ga 14, 6), Lời Chúa là sự thật (Ga 17,17). Biết bao lần chúng ta tự dối mình, hay đổ lỗi, tự bào chữa phi lý cho mình, bẻ cong sự thật. Chúng ta không có can đảm nhìn sự thật. Ai cũng là quan án tốt cho mình. Phải tự trách mình nhiều mà trách người ít. Triết gia Socrate khuyên : Bạn hãy tự biết bạn (Connais-toi toimême). Ông Shakespeare bảo : Chỉ có người ngu mới tin mình là thánh. Chỉ các bậc thánh mới mới biết rõ cái ngu của mình? Mỗi tối hay khi xét mình xưng tội hay những lần tĩnh tâm là lần hồi tâm.
là chúng ta có dịp nhìn về con người và cuộc sống mình.

Sống theo lương tâm tốt, theo ơn soi sáng của Chúa trong lòng mình. Ai biết sống theo lương tâm, sẽ có bình an, niềm vui chan hòa. Thánh Phaolô nói mạnh mẽ : Lương tâm con người kính sợ Chúa trổi vượt hơn mọi lễ vật chúng ta dâng cho Thiên Chúa. (Dt 9, 9). Lương tâm ấy được thanh tẩy nhờ hy lễ tinh khiết của Chúa Kitô (Dt 9, 11). Thánh Phao lô đã liên kết lương tâm ngay thẳng với

Sống đơn sơ hiền lành là lời nói không cầu kỳ, cách xét đoán luôn ngay thẳng

Sống khiêm tốn

Giáo huấn của Thánh Kinh mời gọi chúng ta về lối sống của mình với Chúa và tha nhân.

Chính Chúa là gương sống thành thật, hiền lành và khiêm nhường *

Đời sống của Thánh GH Gioan 23 là lối sống mà Phúc Âm phác họa, như Ngài đã viết : Với nhiều năm kinh nghiệm tôi thấy b (Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII. GXVN Paris, 2000, tr 303)

Chị Lucia ghi lại lời mời gọi của Sứ điệp Fatima : Chúa rộng lòng tha thứ qua giọt lệ của Marie Madeleine (x. Lc 7, 47). Chúa không kết án người đàn bà ngoại tình, vì bà có lòng tin (x. Ga 8, 10-11). Chúa khoan dung tha thứ với bất cứ ai nhận biết ‘lòng nhân từ’ của Chúa (x. Mt 9, 13) và chúng ta phải sẵn sàng tha nhiều lần cho anh em (x. Mt 18, 21-22) (Nữ tu Lucia, Những Lời Mời Gọi Từ Sứ Điệp Fatima. Regina. Mo.HK. 2004, ttr. 94-95)

Con cái ánh sáng

Giữa cảnh mung lung của vũ trụ bao la, Thiên Chúa dựng nên ánh sáng và tách biệt ngày đêm. Thì khi đến trần gian Ngài cũng tách biệt con ánh sáng với con cái tối tăm (x. Ga 16, 8). Những kẻ gian ác trốn ánh sáng che dấu việc mờ ám và tội lỗi. Còn những ai ngay lành theo sự thật, chạy đến với ánh sáng cũng như các mục đồng (Lc 2, 18). Cũng như các Tông Đồ, đi theo khắp nơi và ‘làm chứng ánh sáng giữa muôn dân’ (Cv 26, 23)

Chúng ta, trước kia mê muội (Ep 4, 18) đã được mời gọi vào ánh sáng huyền diệu (1P 2,9), được dự phần gia nghiệp dành cho các Thánh trong ánh sáng (Cl 1, 12). Ánh sáng Chúa Giêsu chiếu ngời trên chúng ta (Ep 5, 14) vạch ra con đường phải đi như con cái ánh sáng. (x.1Tm 5,5).
Đức Kitô dạy phải sống như con cái ánh sáng (x. Ga 12, 35 tt). Thánh Phaolô nài xin mặc lấy khí giới ánh sáng (x. Rm 13, 12) vì hậu quả tối tăm là hành vi tội lỗi bất chính tội lỗi (x. Ep 5, 9-14).

Giáo dân là ánh sáng giữa thế gian

Chúa muốn chúng ta trở thành áng sáng thế gian. Trong bí tích Rửa Tội khi linh mục trao cây nến cho người lãnh nhận phép rửa tội và nói : ‘Bạn đã trở thành ánh sáng Chúa Kitô, bạn hãy luôn sống như con cái sự sáng, để được bền vững trong đức tin. Khi Chúa đến, bạn xứng đáng ra nghinh đón Chúa toàn thể Các Thánh trên trời’. Lời nhắn nhủ này là âm vang lời của thánh Phaolô : ‘Xưa anh em là bóng tối, nhưng bây giờ trong Đức Kitô, anh em là ánh sáng. Vậy anh em hãy ăn ở như con cái ánh sáng. Ánh sáng đem tất lại tất cả những gì là thánh thiện, công chính và chân thật. Anh em hãy tìm làm điều đẹp lòng Chúa, chứ đừng cộng tác vào những việc vô ích của con cái bóng tối’ (Ep 5, 8-11)

Đời sống thường ngày chính là ơn gọi, sứ mệnh như Thánh Phaolô nhắn nhủ : Anh em hãy sống, hành động như con cái sự sáng. Cũng vậy, Chúa Giêsu đã tóm tắt vào hai điều răn căn bản là, gọi là giới răn tình yêu : Mến Chúa hết lòng và thương người khác, kể cả kẻ thù như chính mình. Nhìn thấy trước rằng bất trung với điều Thiên Chúa thương ban cho chúng ta. Nên Thiên Chúa căn dặn : ‘Các con là ánh sáng thế gian’. (Mt 5, 14). ‘Các con là muối đất, nếu muối nhạt đi thì lấy đi thì lấy gì muối nó cho mặn lại? Nó đã thành vô dụng, thì chỉ còn việc quang ra ngoài cho người ta chà đạp thô’i. (Mt 5, 13)

Ánh Sáng Phúc Âm đã trao cho chúng ta, có thể soi sáng thế gian hay cụ thể gần gũi hơn, là soi sáng hoàn cảnh sống con người chúng ta. Do đó, điều đáng làm là mỗi người tự hỏi : Chúng ta thực hiện lời Chúa như thế nào? Liệu khi nhìn thấy những việc làm của chúng ta, anh em chúng ta có thể nhận ra vinh quang của Chúa trên trời không? (Mt 5, 16) Vượt qúa hòa cảnh sống cá nhân, đâu là phạm vi xã hội, thế giới mà Phúc Âm chiếu sáng tới nhờ việc chúng ta trung thành với ơn phép Rửa Tội.

Cây nến sáng trong đám rước tại Lộ Đức không chỉ sáng cho mình mà phải dương cao soi sáng chung quanh. Ngày 14.8.1983, Thánh GH Gioan Phao lô II đã thốt lên : Trong đêm hòa dịu này, chúng ta thức tỉnh, cầu nguyện, không thầm kín mỗi người, nhưng như đoàn dân đông đảo đang tiến bước theo Chúa Phục Sinh. Chúng ta soi sáng lôi cuốn lẫn nhau, người này theo người khác, cùng tựa trên niềm tin vào Chúa Kitô, trên Lời Ngài là ánh sáng bùng lên trong trái tim chúng ta. Chính Chúa nói với các Môn Đệ và chúng ta : Các con hãy cầm nến sáng (Lc 12, 25). Nến sáng đức tin, của lời cầu nguyện. Ước chi lời cầu nguyện chung của anh chị em vang dội lên tới Thiên Chúa, như luồng sáng nến anh chị cầm trong tay. Hãy cầm nến sáng !’

“Thắp đèn cháy sáng’’ (x. Lc 12, 35, Gardez vos lampes allumées)
Ngày 25.3.1858, Thánh Bernadette đã nghe lời Đức Mẹ, ở lại hang đá, cấm nến cháy : Các con hãy thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn. Hãy làm như những người đợi chủ đi ăn cưới về, để khi chủ vừa tời vá cửa mở ng. Khi chủ về mà thấy những đầy tớ đang thức thì thật có phúc cho họ. Thày bảo thật các con : Chủ sẽ thắt lưng đưa họ vào bàn ăn và đến bên phục vụ. ( Lc 12, 35-37).

Dụ ngôn trinh nữ khôn ngoan và khờ dại phù hợp với bài này : Các cô khôn ngoan đem theo dầu đốt đèn cháy sáng mãi. Còn các cô khờ dại thì đèn tắt, đèn hết dầu khi chú rể tới (x. Mt 25, 1-13).

Chiều kích này mở cho chúng ta hy vọng. Ánh sáng biến đổi lâu dài và giúp chúng ta kiên trì.

Thánh Phaolô nói: Ai quen chịu đựng thì kể là người trung kiên. Ai được công nhận là trung kiên thì có quyền trông cậy. Trông cậy như thế chúng ta không thất vọng. (Rm 5, 4-5)

Ngôn sư Isaia loan báo : Ánh sáng ban ngày của ngươi không còn là mặt trời nữa. Và ban đêm ngươi chẳng cần ánh trăng soi. Đức Chúa sẽ là ánh sáng vĩnh cửu chiếu soi ngươi. Ánh quang huy hoàng của ngươi là Thiên Chúa ngươi thờ. Mặt trời của ngươi sẽ không bao giờ lặn. Mặt trăng của ngươi cũng chẳng hề tàn. Vì Đức Chúa sẽ là ánh sáng muôn đời cho ngươi. (Is 60, 19-20)

Và Sách Khải Huyền viết : Rồi đang khi tôi xuất thần, thì người đem tôi lên một ngọn núi cao hùng vĩ và chỉ cho tôi Thành Thánh Giêrusalem, từ trời, từ Thiên Chúa mà xuống chói lọi trong vinh quang Thiên Chúa. Thành rực sáng tựa đá qúi tuyệt vời, như ngọc thạch trong suốt tựa pha lê. Thành chẳng cần mặt trời mặt trăng chiếu sáng, vì đã có vinh quang Thiên Chúa tỏa rạng và Con Thiên Chúa là ngọn đèn chiếu soi. (Kh 21, 10 và 23). Lúc đó, những ai nhìn thấy dung nhan Thiên Chúa, thánh danh Người sẽ ghi trên trán họ. Họ không còn ở trong đêm tối nữa. Họ sẽ không cần ánh sáng đêm, cũng như chẳng cần ánh sáng mặt trời. Vì Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ chiếu sáng trên họ và họ hiển trị đến muôn đời. (Kh 22, 4-5)

Hướng về ánh sáng vĩnh cửu

Trở nên ánh sáng, sống làm con cái Chúa, trung thành chứng nhân cho ánh sáng. Chúng ta mong chờ Chúa đến cũng như khi lìa đời được hưởng ánh sáng vĩnh cửu : Cứu rỗi và hanh phúc muôn đời. Trong hai lời nguyện của Giáo Hội trong kinh phụng vụ, cầu xin:
-Lễ Giáng Sinh : Lạy Chúa đã làm cho ánh sáng chân thật chiếu soi đêm cực thánh này xin ban cho chúng con, sau khi hiểu biết mầu nhiệm ánh sáng. Con Chúa dưới đất, thì cũng được tận hưởng sự vui mừng của Người trên trời.
-Và lễ an táng van xin lần tiễn đưa một người: Lạy Chúa, xin đừng để linh hồn các tín hữu đã ly trần bị trầm luân trong tăm tối, nhưng xin cho Tổng Lãnh Thiên Thần Micae đưa họ vào ánh sáng thánh thiện. Xin Chúa ban cho ánh sáng vĩnh cửu chiếu soi trên các linh hồn, vì Chúa là Đấng xót thương

Sứ điệp dịp Giáng Sinh 2020 của ĐGH Phanxicô

Chúa nhật 20.12.2020, chuẩn bị Giáng Sinh, ĐGH kêu gọi bắt chước Đức Mẹ chuẩn bị Giáng Sinh qua các bước cụ thể :
- Lời thưa xin vâng của Đức Mẹ
- Là không trì hoãn chấp nhận ngay
- Xét mình: Bao lần chúng ta trì hoãn trong đời sống thiêng liêng
- ĐM can đảm sẵn sàng mang lại ơn cứu độ cho chúng ta
- Thay vì phàn nàn hãy nhớ đến những người thiếu thốn
- Đừng bị lôi cuốn bởi lối sống tiêu thụ
- Giáng Sinh không chạm đến cuộc sống thì trôi qua vô ích
- Hang đá là bài học giáo lý về cách Chúa giáng sinh
- Người đau khổ là hang đá sống động nơi chúng ta thật sự gặp Chúa

Ngày 25.12.2020, lúc 12g, tại phòng họp Benedizone, dinh Vatican, có ít người, ĐGH Phanxicô ban phép lành Urbi et Orbi cho Roma và thế giới. Ngài nhắc lại sứ điệp của Giáo Hội: “Một Hài Nhi sinh ra giữa chúng ta và một người Con được trao tặng cho chúng ta” (Is 9, 5).Hài Nhi này đem hy vọng, mầm mống sự sống, hứa hẹn cho tương lai. Hài Nhi sinh ra cho mọi người, không biên giới, không đặc quyền hay loại trừ. Tất cả hãy hướng về Thiên Chúa và gọi Ngài là ‘Cha’. Chúa Con đến thế gian để mạc khải cho thiên nhan Chúa Cha cho chúng ta. Như vậy chúng ta có thể gọi nhau là anh em. Bất kể ở đâu không phân biệt tôn giáo, chủng tộc hay văn hóa. Trong thời buổi khủng hoảng sinh thái, mất cân bằng kinh tế xã hội nghiêm trọng này. Tình hình còn nghiêm trọng bởi đại dịch coronavirus, chúng ta cần tình huynh đệ hơn. ĐTC xin cầu nguyện cho VN và Phi Luật Tân bị tổn hại tàn phá nặn nề vì bão lụt.

Ngày 3.1. 2021, sau lễ Giáng Sinh, trong kinh truyền tin, ĐGH kêu gọi các tín hữu “Mời Chúa vào nhà, vào gia đình và chia sẻ với Chúa những yếu đuối lo âu để Chúa thay đổi cuộc đời chúng ta”. Trước khi sinh ra “Ngài là Sự Sống” (Ga 1, 4). ĐTC giải thích: Người Con của Thiên Chúa “muốn mạc khải cho chúng ta về vẻ đẹp làm con Thiên Chúa”. Ngài muốn đẩy lui bóng tối cho khỏi sự dữ chúng ta. Ngài biết rõ cuộc sống chúng ta và muốn nói với chúng ta: Ngài yêu chúng ta. Đức Kitô là Ngôi Lời, luôn nghĩ và muốn tiếp xúc với chúng ta. Ngài nhận lấy xác phàm, nói lên tình trạng con người chúng ta, yếu đuối và yếu hèn. Ngài sẽ cảm thông và cầu thay nguyện giúp cho chúng ta. Ngài không bao giờ xa lìa chúng ta. Chúng ta hãy mở cửa đón vào và Ngài ở giữa sống thân mật với chúng ta. Thiên Chúa muốn chúng ta chia sẻ niềm vui nỗi buồn, ước muốn, thân thưa mọi điều. Chúng ta im lặnbg dừng lại trước hang đá để cảm nhận nét dịu hiền của Thiên Chúa, trở nên gần gũi.

Lễ Hiển Linh 6.1.2021, Giảng lễ tại đền thờ thánh Phêrô, khoảng 100 người, ĐTC giải thích suy tư về các nhà Đạo Sỹ, với 3 giai đọan:
-Ngước mắt lên: “Hãy ngước mắt lên và nhìn chung quanh” (Is 60, 4)
- Lên đường: “Đức vua Do Thái mới sinh ở đâu? Chúng tôi đã thấy ngôi sao xuất hiện bên phương đông, nên chúng tôi đến bái lạy Ngài” (Mt 2,1-2)
- Nhìn thấy: “Bước vào nhà, họ nhìn thấy Hài Nhi, với thân mẫu là bà Maria, liền sấp mình thờ lạy Người” (x. Mt 2, 10-11)

Kết luận cùng ý nghĩa “Thắp Đèn Cháy Sáng” của bài này, ĐTC viết trong Thông điệp Fratelli Tutti (3.10.2020. Tất cả là Anh Em) nghĩ tới người khác (như chiếu đèn sáng) bằng:
- Lòng bác ái xã hội làm chúng ta yêu công ích, lợi ích và hợp nhất... cho dân tộc và con người, qua lại. (x. số 182)
- Bác ái là ánh sáng sự thật mà chúng ta không ngừng tìm kiếm…Ánh sáng của lý trí và đức tin. (x. số 185)
- Bác ái là trái tim của chính trị, luôn là tình yêu thương ưu tiên hơn dành cho những người thiếu thốn nhất, nâng đỡ làm thay cho người khác (x. số 187)

Như vậy, cuộc sống qua nghệ thuật chúng ta có nền văn hóa mới là ‘văn hóa gặp gỡ” (x. số 215). Chữ văn hóa đã ăn sâu vào dân tộc…ước nguyện, cách sống người dân. ‘Văn hóa gặp gỡ’ là tìm kiếm, tiếp xúc, xây dựng cầu nối, lập kế hoạch, dự án. (x. số 216)