Khi đề cập đến cuộc khủng hoảng di cư, Tổng thống Biden đã phạm phải một tội lỗi nặng nề.
Tổng giám mục New York, Hồng Y Timothy Dolan, nói với The New York Post rằng ngài đã liên hệ với Tổng thống về hệ thống di cư “bi thảm, tan vỡ” - nhưng không có kết quả.
“Ông ta không nhận cuộc gọi hay trả lời thư của tôi,” Đức Hồng Y nói.
“New York không thể giải quyết được tất cả, chúng tôi biết điều đó,” Đức Hồng Y nói thêm. “Thật là không công bằng. Đây là vấn đề của New York, nhưng nó không chỉ là vấn đề của New York. Đó là một vấn đề của Mỹ.”
Trong khi hai người Công Giáo quyền lực nhất đất nước chưa lên tiếng về cuộc khủng hoảng di cư, Đức Hồng Y Dolan đã nói chuyện với Thống đốc Hochul – và không có ấn tượng thành công.
Ngài nói: “Tôi đã nói chuyện với thống đốc nhiều lần và không nhận được quá nhiều sự an ủi.”
Mặt khác, Đức Hồng Y Dolan cho biết, Thị trưởng Adams không ngại trò chuyện thẳng thắn về 110.000 người di cư đã đổ vào New York trong năm nay.
“Tôi dành rất nhiều tín nhiệm cho Thị trưởng Adams. Anh ta cho chúng tôi biết nơi anh ta cần giúp đỡ,” ngài nói.
“Anh ta rất giỏi trong việc tập hợp các nhà lãnh đạo tôn giáo, yêu cầu sự giúp đỡ của chúng tôi để vận động với chính phủ liên bang, nơi hầu như không làm được gì, và với chính quyền tiểu bang, nơi chưa làm được gì nhiều.”
Một vài tháng trước, Adams đã công khai kêu gọi sử dụng những tòa nhà không được sử dụng đúng mức để làm nơi ở cho người di cư.
Tổng giáo phận New York – với gần 300 giáo xứ và 156 trường Công Giáo – đã hưởng ứng lời kêu gọi và cho thành phố mượn khoảng 10 cơ sở, chẳng hạn như các tu viện cũ và các trường học đã đóng cửa.
Đức Hồng Y Dolan cho biết Giáo Hội Công Giáo cũng giúp tiếp nhận người nhập cư.
“Thị trưởng nói với chúng tôi rằng ông ấy thực sự cần một số trợ giúp bàn giấy trong việc gặp gỡ người dân, lấy hồ sơ của họ và giúp họ giải quyết,” ngài nói và chỉ vào công việc của Tổ chức bác ái Công Giáo, một nhà cung cấp của Tổng giáo phận ở Maiden Lane.
“Mỗi ngày có hàng trăm người đến,” Đức Hồng Y Dolan nói. “Chúng tôi nhìn vào mắt họ, hỏi tên họ, yêu mến họ và nói: 'Bây giờ bạn là một phần của chúng tôi. Bạn không phải là một con số.'“
Đức Hồng Y Dolan, nhà lãnh đạo tổng giáo phận lớn nhất và có ảnh hưởng nhất quốc gia kể từ năm 2009, cho biết Giáo Hội cũng đang giúp tìm nhà ở, trường học, chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ pháp lý cho người di cư.
Nhưng nhiệm vụ quá nặng nề.
“Giống như những người khác, chúng tôi bị đè bẹp,” ngài nói. “Nhưng chúng ta không thể bỏ cuộc.”
Các giáo xứ riêng lẻ - như St. Teresa trên Phố Henry và Ascension trên đường West 107th - cũng góp phần chào đón những người di cư và cung cấp cho họ thực phẩm, quần áo và đồ dùng học tập.
Đức Hồng Y Dolan nói: “Chúng tôi bảo đảm rằng các linh mục có mặt ở đó, rằng mọi người cảm thấy được chào đón khi tham dự thánh lễ và các bí tích”.
Đức Hồng Y Dolan cảm thấy hệ thống hiện tại đang “bị phá hủy nghiêm trọng” và cần “cải cách nhập cư một cách mạnh mẽ”.
“Giáo hội luôn rất ủng hộ quyền của một quốc gia có biên giới và an ninh biên giới... chúng tôi không muốn có những biên giới nơi bất kỳ ai cũng có thể vào,” Đức Hồng Y Dolan, người được biết đến đã đến thăm những người di cư trú tại khách sạn Roosevelt, cho biết.
Tuy nhiên, ngài và Giáo Hội vẫn có “nghĩa vụ cao cả” trong việc chăm sóc những người mới đến.
“Đối với chúng tôi, vấn đề không liên quan nhiều đến chính trị và chính sách... chúng ta phải để việc đó cho người khác,” ngài nói. “Trách nhiệm thiêng liêng của chúng tôi là giúp đỡ họ. Chúng tôi ghét phải nhìn thấy những người này đau khổ.”