Dấu Ấn Của Thiên Chúa Trong Cuộc Đời Sinh Nhật Gioan Tẩy Giả
(Lc 1, 57 – 66.80)
Mừng lễ sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả, khi đọc lại cuộc đời của thánh thánh Gioan Tẩy Giả từ lúc sứ thần truyền tin cho ông Dacaria đến ngày cắt bì, đặt tên cho con trẻ là Gioan (x. Lc 1,60), chúng ta khám phá ra dấu ấn của Đấng Tạo Hóa trên cuộc đời của mỗi con người.
Chúng ta không tự mình mà có
Muốn khám phá con người từ đâu đến, trước hết ta hãy hỏi: Ta có thể tự nhiên có được chăng? Câu trả lời chắc chắn là chẳng bao giờ có được. Vì mọi người đều có cha có mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà chui lên.
Hỏi: Ai tạo dựng con người? Thưa, Đấng đã tạo dựng cả đất trời đất. Đấng toàn tri, toàn năng, khôn ngoan vô cùng, phép tắc vô cùng. Đấng ấy là Thiên Chúa. Sách Sáng Thế mô tả: “Thiên Chúa dùng bụi đất nặn nên con người, rồi hà sinh khí vào lỗ mũi, con người bèn trở nên một sinh vật có linh hồn” (St 2,7). Như vậy con người có là bởi Thiên Chúa. Ngài đã dựng nên cách trực tiếp và thổi sinh khí vào lỗ mũi để con người sống, bởi vậy con người khôn ngoan hiểu biết khác hẳn loài vật. “Vậy Thiên Chúa dựng nên loài người theo hình ảnh Chúa. Ngài đã tạo dựng loài người có nam có nữ” (St 1,27). Con người có một phẩm giá cao trọng trong công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Ngôn sứ Isaia và Thánh vịnh nói về giá trị cao cả của con người trước mặt Thiên Chúa: “Ðức Chúa đã gọi tôi từ khi tôi còn trong lòng mẹ, lúc tôi chưa chào đời, Người đã nhắc đến tên tôi. Người đã làm cho miệng lưỡi tôi nên như gươm sắc bén, giấu tôi dưới bàn tay của Người. Người đã biến tôi thành mũi tên nhọn, cất tôi trong ống tên của Người” (Is 49, 1-3). Thánh vịnh trở lại với ý niệm này, tức là, Chúa biết chúng ta từ trong lòng mẹ: “Tạng phủ con, chính Ngài đã cấu tạo, dệt tấm hình hài trong dạ mẫu thân con…Khi con được thành hình trong nơi bí ẩn, được thêu dệt trong lòng đất thẳm sâu” (Tv 138, 13). Như thế Thiên Chúa đã an bài sắp đặt mỗi người chúng ta ngay từ khi còn trong dạ mẹ.
Cuộc đời của Gioan Tẩy Giả hoàn toàn được phác họa trước lúc sinh ra: “Hài nhi hỡi, con sẽ mang tước hiệu là ngôn sứ của Đấng Tối Cao, con sẽ đi trước Chúa mở lối cho Người” (Lc 1, 76). Tất cả những ơn gọi ấy làm nên một lịch sử cứu độ mà Thiên Chúa tác động trong lịch sử con người. “Này ông Dacaria, đừng sợ, vì ông đã được nghĩa với Chúa” (Lc 1,13). Đó là lời Sứ Thần nói với ông Dacaria. Ông đã được nghĩa với Chúa. Được nghĩa với Thiên Chúa là được Thiên Chúa yêu thương. Chúa yêu đến ngỡ ngàng, bản thân Giacaria là bằng chứng. Ngỡ ngàng vì không phải do ông không tin Thiên Chúa, nhưng bởi vì Thiên Chúa đã can thiệp vào lịch sử cuộc đời và ơn gọi của Gioan nói riêng và của mỗi người chúng ta nói chung.
Hiện hữu trong sự quan phòng
Giáo lý Hội Thánh dạy: “Sau khi sáng tạo, Thiên Chúa không bỏ mặc các thụ tạo của Ngài. Ngài không chỉ ban cho chúng hữu thể và hiện hữu, Ngài còn luôn gìn giữ chúng hiện hữu, cho chúng khả năng hành động và đưa chúng đến cùng đích”. Sự gìn giữ, sắp xếp và tác động thúc đẩy các tạo vật để chúng đi đến cùng đích ấy được gọi là việc Thiên Chúa quan phòng. (x. SGLHTCG, số 301). Như vậy, theo Giáo lý của Hội Thánh thì Thiên Chúa không chỉ sáng tạo nên vạn vật rồi bỏ mặc chúng, mà Ngài còn quan tâm chăm sóc và điều hành chúng bằng ý định đầy quyền năng của Chúa.
Thánh Gioan Kim Khẩu viết: “Chúa lưu ý đến từng điều cho con người. Phần ta, ta không thêm được gì cho thân ta, nhưng Chúa quan phòng làm hoàn toàn đầy đủ mọi việc cho ta. Nếu không có Chúa quan phòng, thì mọi sự lo lắng vất vả của chúng ta đều vô ích”.
Thánh Basiliô dùng kiểu nói ví von: “Chúa cho bò ngựa có cỏ, thì lại cho con người có của cải sinh sống. Chúa tạo nên mọi thứ là dự bị cho con người có đủ thức ăn… Không có gì là không có lý do hay tình cờ, nhưng là kết quả của tài khôn ngoan vô cùng”.Thánh Augustinô thì đưa ra một nhận xét chí lý: “Thượng Đế không phải như một kỹ sư xây nhà xong có thể bỏ đấy đi, vì nếu Ngài ngơi tay ra thì tất cả vũ trụ sụp đổ”. Thánh nhân viết tiếp: “Sao tôi lại xin để Chúa ở trong tôi, trong khi tôi không thể tồn tại nếu Chúa không ở trong tôi?” Theo ngài, đúng hơn phải nói: “Tôi không thể tồn tại nếu tôi không ở trong Chúa, mà do đó, nhờ đó và trong đó tất cả mọi vật tồn tại”.
Gioan Tẩy là kiểu mẫu điển hình cho sự quan phòng của Thiên Chúa trong cuộc đời chúng ta. Thiên Chúa can thiệp cụ thể trong lịch sử đời người. Mang danh hiệu là Tiền hô của Đấng Cứu Thế, Gioan có sứ mạng “đem nhiều con cái Ítrael trở về cùng Chúa” (Lc 1, 16). Gioan đã sống xứng danh người loan báo về Đấng Cứu Thế. Là Kitô hữu, chúng ta được Chúa tạo dựng và an bài trong ý định nhiệm mầu cao siêu của Thiên Chúa.
Sứ mạng của mỗi người chúng ta
Sinh ra sống ở trên đời, mỗi người trong chúng ta đều có một sứ mạng trong sự quan phòng của Thiên Chúa. Hết thảy chúng ta đều được sáng tạo trong yêu thương với ơn gọi làm người giống hình ảnh Chúa là Chân, Thiện, Mỹ, được chính Thiên Chúa gọi trong tình yêu và mong một ngày nào đó người ấy nghe được tiếng Chúa gọi và đáp lại với tình yêu. Thiên Chúa cũng trao cho mỗi người một sứ mạng, dù sang hay hèn, bất tài, hay chống đối Chúa.
Mỗi người chúng ta được tạo dựng một cách độc đáo, không ai giống ai, cả thể xác lẫn tâm hồn, tính tình và năng khiếu. Bởi đó, không có ơn gọi nào giống ơn gọi nào. Mỗi người là tác phẩm nghệ thuật độc đáo và độc nhất vô nhị của Thiên Chúa. Theo tư tưởng thần học về Nhiệm Cục Cứu Độ của Von Balthasar, thì cuộc hành trình ơn gọi của mỗi chúng ta như một kịch bản. Thiên Chúa Cha đã cài đặt một chương trình. Chúa Thánh Thần là huấn luyện viên. Thiên Chúa Con là gương mẫu. Bản thân ta thực hiện chương trình, và cộng đoàn là những môi trường.
Cuộc sống con người tự nó đã là một huyền nhiệm, huyền nhiệm vì con người được tạo dựng trong ý định của Thiên Chúa: “chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta” (St 1, 26-28). Như thế, nơi sâu thẳm thân phận con người đã có một huyền nhiệm và con người không tồn tại do chính ý định của mình.
Để khám phá ra mục đích đời ta, ta phải qui chiếu về Lời Chúa. Qua miệng Phaolô, Chúa chỉ cho chúng ta thấy: “Chúng ta là tác phẩm của Thiên Chúa, chúng ta được dựng nên trong Chúa Kitô Giêsu, để sống mà thực hiện công trình tốt đẹp Thiên Chúa đã chuẩn bị cho chúng ta”. (Ep 2,10).
Xin Chúa qua lời chuyển cầu của thánh Gioan Tiền Hô giúp chúng con quyết tâm sống sao cho xứng với ơn gọi là Kitô hữu. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
(Lc 1, 57 – 66.80)
Mừng lễ sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả, khi đọc lại cuộc đời của thánh thánh Gioan Tẩy Giả từ lúc sứ thần truyền tin cho ông Dacaria đến ngày cắt bì, đặt tên cho con trẻ là Gioan (x. Lc 1,60), chúng ta khám phá ra dấu ấn của Đấng Tạo Hóa trên cuộc đời của mỗi con người.
Chúng ta không tự mình mà có
Muốn khám phá con người từ đâu đến, trước hết ta hãy hỏi: Ta có thể tự nhiên có được chăng? Câu trả lời chắc chắn là chẳng bao giờ có được. Vì mọi người đều có cha có mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà chui lên.
Hỏi: Ai tạo dựng con người? Thưa, Đấng đã tạo dựng cả đất trời đất. Đấng toàn tri, toàn năng, khôn ngoan vô cùng, phép tắc vô cùng. Đấng ấy là Thiên Chúa. Sách Sáng Thế mô tả: “Thiên Chúa dùng bụi đất nặn nên con người, rồi hà sinh khí vào lỗ mũi, con người bèn trở nên một sinh vật có linh hồn” (St 2,7). Như vậy con người có là bởi Thiên Chúa. Ngài đã dựng nên cách trực tiếp và thổi sinh khí vào lỗ mũi để con người sống, bởi vậy con người khôn ngoan hiểu biết khác hẳn loài vật. “Vậy Thiên Chúa dựng nên loài người theo hình ảnh Chúa. Ngài đã tạo dựng loài người có nam có nữ” (St 1,27). Con người có một phẩm giá cao trọng trong công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Ngôn sứ Isaia và Thánh vịnh nói về giá trị cao cả của con người trước mặt Thiên Chúa: “Ðức Chúa đã gọi tôi từ khi tôi còn trong lòng mẹ, lúc tôi chưa chào đời, Người đã nhắc đến tên tôi. Người đã làm cho miệng lưỡi tôi nên như gươm sắc bén, giấu tôi dưới bàn tay của Người. Người đã biến tôi thành mũi tên nhọn, cất tôi trong ống tên của Người” (Is 49, 1-3). Thánh vịnh trở lại với ý niệm này, tức là, Chúa biết chúng ta từ trong lòng mẹ: “Tạng phủ con, chính Ngài đã cấu tạo, dệt tấm hình hài trong dạ mẫu thân con…Khi con được thành hình trong nơi bí ẩn, được thêu dệt trong lòng đất thẳm sâu” (Tv 138, 13). Như thế Thiên Chúa đã an bài sắp đặt mỗi người chúng ta ngay từ khi còn trong dạ mẹ.
Cuộc đời của Gioan Tẩy Giả hoàn toàn được phác họa trước lúc sinh ra: “Hài nhi hỡi, con sẽ mang tước hiệu là ngôn sứ của Đấng Tối Cao, con sẽ đi trước Chúa mở lối cho Người” (Lc 1, 76). Tất cả những ơn gọi ấy làm nên một lịch sử cứu độ mà Thiên Chúa tác động trong lịch sử con người. “Này ông Dacaria, đừng sợ, vì ông đã được nghĩa với Chúa” (Lc 1,13). Đó là lời Sứ Thần nói với ông Dacaria. Ông đã được nghĩa với Chúa. Được nghĩa với Thiên Chúa là được Thiên Chúa yêu thương. Chúa yêu đến ngỡ ngàng, bản thân Giacaria là bằng chứng. Ngỡ ngàng vì không phải do ông không tin Thiên Chúa, nhưng bởi vì Thiên Chúa đã can thiệp vào lịch sử cuộc đời và ơn gọi của Gioan nói riêng và của mỗi người chúng ta nói chung.
Hiện hữu trong sự quan phòng
Giáo lý Hội Thánh dạy: “Sau khi sáng tạo, Thiên Chúa không bỏ mặc các thụ tạo của Ngài. Ngài không chỉ ban cho chúng hữu thể và hiện hữu, Ngài còn luôn gìn giữ chúng hiện hữu, cho chúng khả năng hành động và đưa chúng đến cùng đích”. Sự gìn giữ, sắp xếp và tác động thúc đẩy các tạo vật để chúng đi đến cùng đích ấy được gọi là việc Thiên Chúa quan phòng. (x. SGLHTCG, số 301). Như vậy, theo Giáo lý của Hội Thánh thì Thiên Chúa không chỉ sáng tạo nên vạn vật rồi bỏ mặc chúng, mà Ngài còn quan tâm chăm sóc và điều hành chúng bằng ý định đầy quyền năng của Chúa.
Thánh Gioan Kim Khẩu viết: “Chúa lưu ý đến từng điều cho con người. Phần ta, ta không thêm được gì cho thân ta, nhưng Chúa quan phòng làm hoàn toàn đầy đủ mọi việc cho ta. Nếu không có Chúa quan phòng, thì mọi sự lo lắng vất vả của chúng ta đều vô ích”.
Thánh Basiliô dùng kiểu nói ví von: “Chúa cho bò ngựa có cỏ, thì lại cho con người có của cải sinh sống. Chúa tạo nên mọi thứ là dự bị cho con người có đủ thức ăn… Không có gì là không có lý do hay tình cờ, nhưng là kết quả của tài khôn ngoan vô cùng”.Thánh Augustinô thì đưa ra một nhận xét chí lý: “Thượng Đế không phải như một kỹ sư xây nhà xong có thể bỏ đấy đi, vì nếu Ngài ngơi tay ra thì tất cả vũ trụ sụp đổ”. Thánh nhân viết tiếp: “Sao tôi lại xin để Chúa ở trong tôi, trong khi tôi không thể tồn tại nếu Chúa không ở trong tôi?” Theo ngài, đúng hơn phải nói: “Tôi không thể tồn tại nếu tôi không ở trong Chúa, mà do đó, nhờ đó và trong đó tất cả mọi vật tồn tại”.
Gioan Tẩy là kiểu mẫu điển hình cho sự quan phòng của Thiên Chúa trong cuộc đời chúng ta. Thiên Chúa can thiệp cụ thể trong lịch sử đời người. Mang danh hiệu là Tiền hô của Đấng Cứu Thế, Gioan có sứ mạng “đem nhiều con cái Ítrael trở về cùng Chúa” (Lc 1, 16). Gioan đã sống xứng danh người loan báo về Đấng Cứu Thế. Là Kitô hữu, chúng ta được Chúa tạo dựng và an bài trong ý định nhiệm mầu cao siêu của Thiên Chúa.
Sứ mạng của mỗi người chúng ta
Sinh ra sống ở trên đời, mỗi người trong chúng ta đều có một sứ mạng trong sự quan phòng của Thiên Chúa. Hết thảy chúng ta đều được sáng tạo trong yêu thương với ơn gọi làm người giống hình ảnh Chúa là Chân, Thiện, Mỹ, được chính Thiên Chúa gọi trong tình yêu và mong một ngày nào đó người ấy nghe được tiếng Chúa gọi và đáp lại với tình yêu. Thiên Chúa cũng trao cho mỗi người một sứ mạng, dù sang hay hèn, bất tài, hay chống đối Chúa.
Mỗi người chúng ta được tạo dựng một cách độc đáo, không ai giống ai, cả thể xác lẫn tâm hồn, tính tình và năng khiếu. Bởi đó, không có ơn gọi nào giống ơn gọi nào. Mỗi người là tác phẩm nghệ thuật độc đáo và độc nhất vô nhị của Thiên Chúa. Theo tư tưởng thần học về Nhiệm Cục Cứu Độ của Von Balthasar, thì cuộc hành trình ơn gọi của mỗi chúng ta như một kịch bản. Thiên Chúa Cha đã cài đặt một chương trình. Chúa Thánh Thần là huấn luyện viên. Thiên Chúa Con là gương mẫu. Bản thân ta thực hiện chương trình, và cộng đoàn là những môi trường.
Cuộc sống con người tự nó đã là một huyền nhiệm, huyền nhiệm vì con người được tạo dựng trong ý định của Thiên Chúa: “chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta” (St 1, 26-28). Như thế, nơi sâu thẳm thân phận con người đã có một huyền nhiệm và con người không tồn tại do chính ý định của mình.
Để khám phá ra mục đích đời ta, ta phải qui chiếu về Lời Chúa. Qua miệng Phaolô, Chúa chỉ cho chúng ta thấy: “Chúng ta là tác phẩm của Thiên Chúa, chúng ta được dựng nên trong Chúa Kitô Giêsu, để sống mà thực hiện công trình tốt đẹp Thiên Chúa đã chuẩn bị cho chúng ta”. (Ep 2,10).
Xin Chúa qua lời chuyển cầu của thánh Gioan Tiền Hô giúp chúng con quyết tâm sống sao cho xứng với ơn gọi là Kitô hữu. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ