Angelus14May2023
1. Tòa Thánh sẽ mở cuộc điều tra về hiện tượng phi thường tại Hoa Kỳ
Ký giả Jorge Fitz-Gibbon của tờ New York Post có trụ sở ở New York, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “Vatican to determine if ‘miracle’ happened at Connecticut church where parishioners reported multiplying hosts”, nghĩa là “Vatican sẽ quyết định có phải phép lạ đã xảy ra ra ở ngôi thánh đường ở Connecticut, nơi các giáo dân đã báo cáo về bánh thánh hóa ra nhiều”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.
Vatican đang xem xét các tuyên bố về một “phép lạ” tại một nhà thờ Công Giáo ở Connecticut sau khi giáo dân báo cáo rằng bánh thánh được hóa ra nhiều lên một cách siêu tự nhiên trong một Thánh lễ hồi tháng Ba.
Tổng giáo phận Hartford đã điều tra các báo cáo tại Nhà thờ Công Giáo Thánh Tôma ở Thomaston và hiện đang gửi kết quả đến Tòa thánh, tờ Harford Courant đưa tin.
Phép lạ được báo cáo xảy ra trong Thánh lễ ngày 5 tháng 3, khi một giáo dân là thừa tác viên bí tích Thánh Thể báo cáo rằng thiếu Bánh thánh — những tấm bánh mỏng được sử dụng trong nghi lễ để tượng trưng cho thân thể của Chúa Giêsu Kitô — nhưng ngay sau đó mới thấy rằng có rất nhiều.
Linh mục Joseph Crowley, người trông nom cộng đoàn, nói: “Thiên Chúa đã nhân chính mình ra nhiều trong bình thánh. Thật là tuyệt vời khi Chúa làm những điều này, và thật tuyệt vời khi chúng ta nhận ra những gì Ngài đã làm.”
Sau vụ việc, Đức Tổng Giám Mục Hartford là Đức Cha Leonard Blair nói với các phóng viên rằng ngài đã chỉ định một linh mục thông thạo giáo luật để xem xét phép lạ được báo cáo.
David Elliott, phát ngôn viên của Tổng giáo phận, nói với tờ Courant rằng “các báo cáo như trong trường hợp phép lạ được tường trình ở Thomaston cần phải được chuyển đến Bộ Giáo lý Đức tin ở Rome.”
Bộ Giáo Lý Đức Tin là cơ quan lâu đời nhất của Giáo triều Rôma, được thành lập để bảo vệ Giáo Hội Công Giáo khỏi dị giáo.
Elliott nói: “Tổng giáo phận đã tiến hành theo đúng các chỉ thị từ Bộ Giáo Lý Đức Tin và sẽ chờ phản hồi trong thời gian tới”
Michael O'Neill, một tác giả và người dẫn chương trình phát thanh được biết đến với cái tên “Thợ săn phép lạ”, cho biết nếu được xác nhận đây sẽ là một phép lạ cả thể.
Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng những lời khai tốt của đông đảo anh chị em giáo dân có lẽ cũng chưa đủ. Vì vậy, họ đang tìm kiếm một số hướng dẫn từ Vatican.
Source:New York PostVatican to determine if ‘miracle’ happened at Conn. church where parishioners reported multiplying hosts
2. Một tín hữu Ba Lan hành hương đi bộ 5.600 cây số tới Fatima
Một thanh niên Công Giáo Ba Lan, anh Jabub Karlowicz, 23 tuổi, đã hoàn tất một cuộc hành hương đi bộ 5.600 cây số, từ Ba Lan đến Fatima, trong 221 ngày, hoàn toàn tín thác nơi Chúa Quan Phòng.
Anh Jabub Karlowicz là thợ hớt tóc, đã hành hương, đi qua 10 nước, lần chuỗi Mân côi, cầu nguyện cho hòa bình. Nữ ký giả Agnieszka Bugala đã thuật lại trên trang mạng Aleteia, bằng bảy thứ tiếng, về cuộc hành hương của anh Jabuk.
Đối với anh, điều quan trọng nhất trong mỗi ngày hành hương là có cơ hội được tham dự thánh lễ và chầu Mình Thánh Chúa. Và anh coi kinh Mân côi là “khí giới hiệu nghiệm nhất trên đời” và anh luôn mang theo mình chuỗi hạt này.
Anh Jabub khởi hành từ Ba Lan ngày 17 tháng Bảy năm ngoái và ngày 24 tháng Hai năm nay, anh tới Fatima. Anh không mang theo lương thực hoặc mang thêm áo quần trong cuộc hành hương, và cũng chẳng có tiền hoặc thẻ tín dụng. Tuy nhiên, anh mang theo tông-đơ cắt tóc và dọc đường anh thi hành nghề của mình để cám ơn các ân nhân đã giúp đỡ. Anh tín thác nơi sự bảo trợ của Đức Mẹ Maria và đặt mình dưới sự phù trợ của thánh Gioan Bosco, vị mà anh cố gắng thi hành khẩu hiệu của ngài: “Một vị thánh buồn thì không phải là thánh”. Khi lữ hành, anh Jabub tin rằng mình ở dưới sự che chở của Thiên Chúa, nên không bận tâm về vấn đề mình sẽ ăn gì hoặc sẽ ngủ ở đâu.
Dầu vậy, trong 221 ngày hành hương, Jabub không bao giờ bị đói và không hề rơi vào những tình trạng khiến anh muốn quay đầu trở lại. Trái lại, mỗi ngày, tại mỗi nước, ngay cả tại làng bé nhỏ nhất, anh đều cảm nhận được lòng tốt, lòng hiếu khách và sự nâng đỡ vị tha. Nay anh Jabub đang trên đường trở về Ba Lan. Hành trình đi và về tiến qua nhiều nơi hành hương của Kitô giáo. Một lần, anh kể lại trong một Video phổ biến trên mạng Facebook: “Dưới sự quan phòng của Thiên Chúa” rằng bất ngờ có một xe BMW đắt tiền dừng lại, một vài người đàn ông theo khẩu trang bước xuống xe, họ mở cốp xe và một cái túi lớn đựng đồ tạp hóa và họ cho anh thức ăn trong ba ngày.
3. Ngoại trưởng Tòa Thánh đề cao vai trò của Caritas
Ngoại trưởng Tòa Thánh, Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, đề cao vai trò cần thiết và quan trọng của các tổ chức Caritas Công Giáo và ngài khẳng định rằng: ‘chúng ta đang phục vụ hòa bình và công ích’. Ngài cũng chống lại những hình thức “thực dân và đế quốc” mới.
Đức Tổng Giám Mục Gallagher, người Anh, bày tỏ lập trường trên đây trong bài thuyết trình gợi ý trong phiên họp đầu tiên, hôm 12 tháng Năm vừa qua, của Đại hội Caritas quốc tế, tiến hành tại Roma cho đến ngày 16 tháng Năm tới đây, với sự tham dự của 400 đại biểu thuộc 162 Caritas quốc gia.
Đức Tổng Giám Mục Ngoại trưởng nói về những thách đố hoàn cầu và vai trò của Caritas. Nhận xét đầu tiên là hiện hình thế giới không kém phần phức tạp so với những năm chiến tranh lạnh, vì thế “mối dây huynh đệ” mà Caritas quốc tế là hiện thân, thực sự là điều cần thiết hơn bao giờ hết, do sự dấn thân của Caritas trong việc phục vụ hòa bình, vốn là điều không thể tách rời khỏi sự thăng tiến ích chung cho gia đình nhân loại”. Trong một bối cảnh địa chính trị (geopolitico) bi thảm như thế, trong đó tinh thần thực dân và những tham vọng đế quốc đang tái xuất hiện. Cả các Caritas địa phương, sự chọn lựa những thành phần đối tác chính quyền cũng ở trong những tình trạng chính trị phức tạp và không luôn luôn tránh được những hậu quả làm thương tổn sự tự trị vô vị lợi của một tổ chức Caritas và nói chung là sự hiện diện và sứ điệp của Giáo hội.
Đức Tổng Giám Mục Gallagher nhận xét rằng kể từ lần thuyết trình của ngài trước Caritas quốc tế cách đây bốn năm (2019), thế giới đã bị những cuộc khủng hoảng “chưa từng có vì đại dịch, những thiên tai do sự thay đổi khí hậu, nạn gia tăng bất an lương thực và nạn đói, những cuộc xung đột mới, cũng như những bất an về chính trị và bạo lực. Ngài đặc biệt nhắc đến những nguy hiểm đang gia tăng với cuộc xung đột hiện nay giữa lòng Âu châu đối với nhiều quốc gia. Thêm vào đó, ngày càng gia tăng những diễn trường bạo lực tại các nước khác, như Haiti, Sudan và Trung Đông. Vì thế, lời kêu gọi hòa bình và cảm thông giữa con người và các dân tộc là điều khẩn cấp và là một trong những ưu tiên của những sáng kiến nhân đạo”.
Đức Tổng Giám Mục Ngoại trưởng Tòa Thánh tỏ ra nghi ngờ về khả năng của cộng đồng quốc tế trong việc duy trì hòa bình, cũng như sự tín nhiệm giữa các dân nước, đứng trước sự gia tăng những tình trạng khẩn cấp về nhân đạo. Vì thế, ngài cầu mong những trao đổi giữa các đại biểu của các Caritas quốc gia tại Đại hội này có thể góp phần củng cố tinh thần huynh đệ, vốn ở trung tâm căn tính Công Giáo.
4. Huấn đức của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng trưa Chúa Nhật 14 Tháng Năm, 2023
Chúa Nhật 14 tháng 5, Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật thứ 6 Mùa Phục Sinh.
Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Gioan.
Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng:
“Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy. Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi. Đó là Thần Khí sự thật, Đấng mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết Người. Còn anh em biết Người, vì Người luôn ở giữa anh em và ở trong anh em. Thầy sẽ không để anh em mồ côi. Thầy đến cùng anh em. Chẳng bao lâu nữa, thế gian sẽ không còn thấy Thầy. Phần anh em, anh em sẽ được thấy Thầy, vì Thầy sống và anh em cũng sẽ được sống. Ngày đó, anh em sẽ biết rằng Thầy ở trong Cha Thầy, anh em ở trong Thầy, và Thầy ở trong anh em. Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy.”
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em,
Bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Nhật thứ Sáu Phục Sinh, nói với chúng ta về Chúa Thánh Thần, Đấng mà Chúa Giêsu gọi là Đấng An Ủi (x. Ga 14,15-17). Paraclete là một từ xuất phát từ tiếng Hy Lạp, vừa có nghĩa là người an ủi, và vừa có nghĩa là người biện hộ [từ này cũng có nghĩa là 'luật sư' trong tiếng Ý]. Điều này có nghĩa là Chúa Thánh Thần không bao giờ bỏ rơi chúng ta một mình, Ngài ở gần chúng ta, giống như một luật sư đứng bên cạnh người bị cáo để giúp đỡ người bị buộc tội. Và Ngài gợi ý cho chúng ta cách tự bảo vệ mình trước những người buộc tội chúng ta. Chúng ta hãy nhớ rằng kẻ kiện cáo lớn luôn luôn là ma quỷ, kẻ gieo vào lòng anh chị em tội lỗi, ước muốn phạm tội, sự gian ác. Chúng ta hãy suy nghĩ về hai khía cạnh này: sự gần gũi của Người với chúng ta và sự giúp đỡ của Người chống lại những người buộc tội chúng ta.
Trước hết là sự gần gũi của Người. Chúa Giêsu nói, Chúa Thánh Thần, “ở với anh em và sẽ ở trong anh em” (x. câu 17). Ngài không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Chúa Thánh Thần muốn ở lại với chúng ta: Người không phải là khách qua đường đến thăm xã giao chúng ta. Người là bạn đồng hành suốt đời, một sự hiện diện ổn định. Ngài là Thần Khí và mong muốn cư ngụ trong tinh thần của chúng ta. Ngài kiên nhẫn và ở bên chúng ta ngay cả khi chúng ta sa ngã. Ngài ở lại vì Ngài thực sự yêu chúng ta; Ngài không giả vờ yêu chúng ta, rồi bỏ mặc chúng ta khi mọi thứ trở nên khó khăn. Không. Ngài luôn trung tín, Ngài luôn minh bạch, Ngài luôn chân thực.
Ngược lại! Nếu chúng ta thấy mình trong lúc thử thách, thì Chúa Thánh Thần sẽ an ủi chúng ta, mang đến cho chúng ta ơn tha thứ và sức mạnh của Thiên Chúa. Và khi Ngài đặt lỗi lầm của chúng ta trước mặt chúng ta và sửa chữa chúng ta, Ngài làm rất nhẹ nhàng – luôn có âm sắc của sự dịu dàng và hơi ấm của tình yêu trong giọng nói của Ngài nói với trái tim. Chắc chắn, Chúa Thánh Thần, Đấng An Ủi, đang đòi hỏi, bởi vì Người là một người bạn chân chính, trung thành, không che giấu bất cứ điều gì, Người gợi ý những gì cần thay đổi và những gì cần phát triển. Nhưng khi Ngài sửa sai chúng ta, Ngài không bao giờ sỉ nhục chúng ta, và không bao giờ khiến chúng ta mất lòng tin. Thay vào đó, Ngài truyền đạt sự chắc chắn rằng với Chúa, chúng ta luôn có thể làm được. Đây là sự gần gũi của Ngài. Đây là một sự chắc chắn tuyệt đẹp.
Thần Khí với tư cách là Đấng Bảo Trợ là khía cạnh thứ hai. Ngài là người ủng hộ chúng ta và Ngài bảo vệ chúng ta. Ngài bảo vệ chúng ta khỏi những người buộc tội chúng ta: khỏi chính chúng ta khi chúng ta không đánh giá cao và tha thứ cho chính mình, khi chúng ta đi xa đến mức có lẽ tự nhủ rằng chúng ta đã thất bại, rằng chúng ta chẳng ích lợi gì; khi chúng ta nghe từ một thế giới vốn loại bỏ những người không phù hợp với mệnh lệnh và khuôn mẫu của nó; khi chúng ta nghe từ ma quỷ là kẻ “tố cáo” tuyệt hảo và là kẻ chia rẽ (x. Kh 12:10), và làm mọi cách để khiến chúng ta cảm thấy bất lực và bất hạnh.
Trước tất cả những tư tưởng buộc tội này, Chúa Thánh Thần gợi ý cho chúng ta cách đáp trả. Làm sao? Thưa: Chúa Giêsu nói, Đấng An Ủi là Đấng “nhắc nhở chúng ta mọi điều Chúa Giêsu đã nói với chúng ta” (x. Ga 14:26). Do đó, ngài nhắc nhở chúng ta về những lời của Tin Mừng, và nhờ đó cho phép chúng ta đáp lại tên quỷ đang buộc tội, không phải bằng lời nói của chúng ta, nhưng bằng chính lời của Chúa. Trên hết, Ngài nhắc nhở chúng ta rằng Chúa Giêsu luôn nói về Chúa Cha trên trời, Ngài đã làm cho chúng ta biết Chúa Cha, và tỏ lộ tình yêu của Chúa Cha đối với chúng ta, rằng chúng ta là con cái của Ngài. Nếu kêu cầu Thánh Thần, chúng ta sẽ học cách đón nhận và nhớ lại chân lý quan trọng nhất của cuộc sống vốn bảo vệ chúng ta khỏi những cáo buộc của ma quỷ. Và sự thật quan trọng nhất trong cuộc sống là gì? Thưa: đó là chúng ta là những đứa con yêu dấu của Chúa. Chúng ta là con cái yêu dấu của Thiên Chúa: đây là sự thật quan trọng nhất, và Chúa Thánh Thần nhắc nhở chúng ta về điều này.
Thưa anh chị em, hôm nay chúng ta hãy tự hỏi: Chúng ta có kêu cầu Chúa Thánh Thần không? Chúng ta có cầu nguyện với Ngài thường xuyên không? Chúng ta đừng quên Người ở gần chúng ta, hay đúng hơn, ở trong chúng ta! Rồi: Chúng ta có lắng nghe tiếng nói của Người, cả khi Người khuyến khích chúng ta và khi Người sửa dạy chúng ta không? Chúng ta có đáp lại những lời của Chúa Giêsu trước những lời cáo buộc của ma quỷ, trước những “tòa án” của cuộc đời không? Chúng ta có nhớ mình là con cái yêu dấu của Thiên Chúa không? Xin Mẹ Maria làm cho chúng ta trở nên ngoan ngoãn với tiếng nói của Chúa Thánh Thần và nhạy cảm với sự hiện diện của Người.
Sau khi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:
Anh chị em thân mến,
Trong những ngày qua, chúng ta lại một lần nữa chứng kiến các cuộc xung đột vũ trang giữa người Israel và người Palestine, trong đó những người vô tội đã thiệt mạng, trong đó có phụ nữ và trẻ em. Tôi hy vọng rằng lệnh ngừng bắn vừa đạt được sẽ trở nên ổn định, vũ khí sẽ bị tắt tiếng, bởi vì an ninh và ổn định không bao giờ đạt được thông qua việc sử dụng vũ khí, mà thay vào đó, mọi hy vọng về hòa bình sẽ tiếp tục bị phá hủy.
Tôi chân thành chào tất cả anh chị em, những người từ Rôma và những người hành hương từ Ý và nhiều quốc gia khác, đặc biệt là các tín hữu từ Canada, Singapore, Malaysia và Tây Ban Nha.
Tôi xin chào các nhà lãnh đạo của Cộng đoàn Thánh Egidio từ 25 quốc gia Phi Châu, cũng như Ban Giám đốc và các Giáo sư của Đại học Radom ở Ba Lan. Tôi xin chào Caritas Quốc tế đang nhóm họp và đã bầu ra chủ tịch mới. Hãy mạnh dạn tiến lên trên con đường đổi mới!
Tôi chào các tín hữu từ Scandicci và từ Torrita di Siena; những đứa trẻ từ Decanato của Appiano Gentile, Hướng đạo sinh Agesci từ Alghero và những người trẻ tuổi từ Senigallia; Học viện “John XXIII” từ Cammarata; và các bạn tham gia tiếp sức vì sự sống ủng hộ Quỹ phòng chống ung thư.
Ngày của Mẹ được tổ chức ở nhiều quốc gia ngày nay. Chúng ta hãy biết ơn và trìu mến nhớ đến tất cả các bà mẹ – những người vẫn còn ở với chúng ta và những người đã về trời – chúng ta hãy phó thác họ cho Đức Maria, mẹ của Chúa Giêsu. Hãy cho họ một tràng pháo tay thật lớn nào!
Chúng ta hãy hướng về Mẹ để xin Mẹ xoa dịu nỗi đau khổ của Ukraine bị vùi dập và của tất cả các quốc gia bị thương tích bởi chiến tranh và bạo lực.
Tôi hy vọng tất cả anh chị em tận hưởng ngày Chúa Nhật của mình. Và tôi xin chào nhóm Immaculata, những người thật tuyệt vời! Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.
1. Tòa Thánh sẽ mở cuộc điều tra về hiện tượng phi thường tại Hoa Kỳ
Ký giả Jorge Fitz-Gibbon của tờ New York Post có trụ sở ở New York, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “Vatican to determine if ‘miracle’ happened at Connecticut church where parishioners reported multiplying hosts”, nghĩa là “Vatican sẽ quyết định có phải phép lạ đã xảy ra ra ở ngôi thánh đường ở Connecticut, nơi các giáo dân đã báo cáo về bánh thánh hóa ra nhiều”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.
Vatican đang xem xét các tuyên bố về một “phép lạ” tại một nhà thờ Công Giáo ở Connecticut sau khi giáo dân báo cáo rằng bánh thánh được hóa ra nhiều lên một cách siêu tự nhiên trong một Thánh lễ hồi tháng Ba.
Tổng giáo phận Hartford đã điều tra các báo cáo tại Nhà thờ Công Giáo Thánh Tôma ở Thomaston và hiện đang gửi kết quả đến Tòa thánh, tờ Harford Courant đưa tin.
Phép lạ được báo cáo xảy ra trong Thánh lễ ngày 5 tháng 3, khi một giáo dân là thừa tác viên bí tích Thánh Thể báo cáo rằng thiếu Bánh thánh — những tấm bánh mỏng được sử dụng trong nghi lễ để tượng trưng cho thân thể của Chúa Giêsu Kitô — nhưng ngay sau đó mới thấy rằng có rất nhiều.
Linh mục Joseph Crowley, người trông nom cộng đoàn, nói: “Thiên Chúa đã nhân chính mình ra nhiều trong bình thánh. Thật là tuyệt vời khi Chúa làm những điều này, và thật tuyệt vời khi chúng ta nhận ra những gì Ngài đã làm.”
Sau vụ việc, Đức Tổng Giám Mục Hartford là Đức Cha Leonard Blair nói với các phóng viên rằng ngài đã chỉ định một linh mục thông thạo giáo luật để xem xét phép lạ được báo cáo.
David Elliott, phát ngôn viên của Tổng giáo phận, nói với tờ Courant rằng “các báo cáo như trong trường hợp phép lạ được tường trình ở Thomaston cần phải được chuyển đến Bộ Giáo lý Đức tin ở Rome.”
Bộ Giáo Lý Đức Tin là cơ quan lâu đời nhất của Giáo triều Rôma, được thành lập để bảo vệ Giáo Hội Công Giáo khỏi dị giáo.
Elliott nói: “Tổng giáo phận đã tiến hành theo đúng các chỉ thị từ Bộ Giáo Lý Đức Tin và sẽ chờ phản hồi trong thời gian tới”
Michael O'Neill, một tác giả và người dẫn chương trình phát thanh được biết đến với cái tên “Thợ săn phép lạ”, cho biết nếu được xác nhận đây sẽ là một phép lạ cả thể.
Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng những lời khai tốt của đông đảo anh chị em giáo dân có lẽ cũng chưa đủ. Vì vậy, họ đang tìm kiếm một số hướng dẫn từ Vatican.
Source:New York Post
2. Một tín hữu Ba Lan hành hương đi bộ 5.600 cây số tới Fatima
Một thanh niên Công Giáo Ba Lan, anh Jabub Karlowicz, 23 tuổi, đã hoàn tất một cuộc hành hương đi bộ 5.600 cây số, từ Ba Lan đến Fatima, trong 221 ngày, hoàn toàn tín thác nơi Chúa Quan Phòng.
Anh Jabub Karlowicz là thợ hớt tóc, đã hành hương, đi qua 10 nước, lần chuỗi Mân côi, cầu nguyện cho hòa bình. Nữ ký giả Agnieszka Bugala đã thuật lại trên trang mạng Aleteia, bằng bảy thứ tiếng, về cuộc hành hương của anh Jabuk.
Đối với anh, điều quan trọng nhất trong mỗi ngày hành hương là có cơ hội được tham dự thánh lễ và chầu Mình Thánh Chúa. Và anh coi kinh Mân côi là “khí giới hiệu nghiệm nhất trên đời” và anh luôn mang theo mình chuỗi hạt này.
Anh Jabub khởi hành từ Ba Lan ngày 17 tháng Bảy năm ngoái và ngày 24 tháng Hai năm nay, anh tới Fatima. Anh không mang theo lương thực hoặc mang thêm áo quần trong cuộc hành hương, và cũng chẳng có tiền hoặc thẻ tín dụng. Tuy nhiên, anh mang theo tông-đơ cắt tóc và dọc đường anh thi hành nghề của mình để cám ơn các ân nhân đã giúp đỡ. Anh tín thác nơi sự bảo trợ của Đức Mẹ Maria và đặt mình dưới sự phù trợ của thánh Gioan Bosco, vị mà anh cố gắng thi hành khẩu hiệu của ngài: “Một vị thánh buồn thì không phải là thánh”. Khi lữ hành, anh Jabub tin rằng mình ở dưới sự che chở của Thiên Chúa, nên không bận tâm về vấn đề mình sẽ ăn gì hoặc sẽ ngủ ở đâu.
Dầu vậy, trong 221 ngày hành hương, Jabub không bao giờ bị đói và không hề rơi vào những tình trạng khiến anh muốn quay đầu trở lại. Trái lại, mỗi ngày, tại mỗi nước, ngay cả tại làng bé nhỏ nhất, anh đều cảm nhận được lòng tốt, lòng hiếu khách và sự nâng đỡ vị tha. Nay anh Jabub đang trên đường trở về Ba Lan. Hành trình đi và về tiến qua nhiều nơi hành hương của Kitô giáo. Một lần, anh kể lại trong một Video phổ biến trên mạng Facebook: “Dưới sự quan phòng của Thiên Chúa” rằng bất ngờ có một xe BMW đắt tiền dừng lại, một vài người đàn ông theo khẩu trang bước xuống xe, họ mở cốp xe và một cái túi lớn đựng đồ tạp hóa và họ cho anh thức ăn trong ba ngày.
3. Ngoại trưởng Tòa Thánh đề cao vai trò của Caritas
Ngoại trưởng Tòa Thánh, Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, đề cao vai trò cần thiết và quan trọng của các tổ chức Caritas Công Giáo và ngài khẳng định rằng: ‘chúng ta đang phục vụ hòa bình và công ích’. Ngài cũng chống lại những hình thức “thực dân và đế quốc” mới.
Đức Tổng Giám Mục Gallagher, người Anh, bày tỏ lập trường trên đây trong bài thuyết trình gợi ý trong phiên họp đầu tiên, hôm 12 tháng Năm vừa qua, của Đại hội Caritas quốc tế, tiến hành tại Roma cho đến ngày 16 tháng Năm tới đây, với sự tham dự của 400 đại biểu thuộc 162 Caritas quốc gia.
Đức Tổng Giám Mục Ngoại trưởng nói về những thách đố hoàn cầu và vai trò của Caritas. Nhận xét đầu tiên là hiện hình thế giới không kém phần phức tạp so với những năm chiến tranh lạnh, vì thế “mối dây huynh đệ” mà Caritas quốc tế là hiện thân, thực sự là điều cần thiết hơn bao giờ hết, do sự dấn thân của Caritas trong việc phục vụ hòa bình, vốn là điều không thể tách rời khỏi sự thăng tiến ích chung cho gia đình nhân loại”. Trong một bối cảnh địa chính trị (geopolitico) bi thảm như thế, trong đó tinh thần thực dân và những tham vọng đế quốc đang tái xuất hiện. Cả các Caritas địa phương, sự chọn lựa những thành phần đối tác chính quyền cũng ở trong những tình trạng chính trị phức tạp và không luôn luôn tránh được những hậu quả làm thương tổn sự tự trị vô vị lợi của một tổ chức Caritas và nói chung là sự hiện diện và sứ điệp của Giáo hội.
Đức Tổng Giám Mục Gallagher nhận xét rằng kể từ lần thuyết trình của ngài trước Caritas quốc tế cách đây bốn năm (2019), thế giới đã bị những cuộc khủng hoảng “chưa từng có vì đại dịch, những thiên tai do sự thay đổi khí hậu, nạn gia tăng bất an lương thực và nạn đói, những cuộc xung đột mới, cũng như những bất an về chính trị và bạo lực. Ngài đặc biệt nhắc đến những nguy hiểm đang gia tăng với cuộc xung đột hiện nay giữa lòng Âu châu đối với nhiều quốc gia. Thêm vào đó, ngày càng gia tăng những diễn trường bạo lực tại các nước khác, như Haiti, Sudan và Trung Đông. Vì thế, lời kêu gọi hòa bình và cảm thông giữa con người và các dân tộc là điều khẩn cấp và là một trong những ưu tiên của những sáng kiến nhân đạo”.
Đức Tổng Giám Mục Ngoại trưởng Tòa Thánh tỏ ra nghi ngờ về khả năng của cộng đồng quốc tế trong việc duy trì hòa bình, cũng như sự tín nhiệm giữa các dân nước, đứng trước sự gia tăng những tình trạng khẩn cấp về nhân đạo. Vì thế, ngài cầu mong những trao đổi giữa các đại biểu của các Caritas quốc gia tại Đại hội này có thể góp phần củng cố tinh thần huynh đệ, vốn ở trung tâm căn tính Công Giáo.
4. Huấn đức của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng trưa Chúa Nhật 14 Tháng Năm, 2023
Chúa Nhật 14 tháng 5, Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật thứ 6 Mùa Phục Sinh.
Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Gioan.
Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng:
“Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy. Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi. Đó là Thần Khí sự thật, Đấng mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết Người. Còn anh em biết Người, vì Người luôn ở giữa anh em và ở trong anh em. Thầy sẽ không để anh em mồ côi. Thầy đến cùng anh em. Chẳng bao lâu nữa, thế gian sẽ không còn thấy Thầy. Phần anh em, anh em sẽ được thấy Thầy, vì Thầy sống và anh em cũng sẽ được sống. Ngày đó, anh em sẽ biết rằng Thầy ở trong Cha Thầy, anh em ở trong Thầy, và Thầy ở trong anh em. Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy.”
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em,
Bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Nhật thứ Sáu Phục Sinh, nói với chúng ta về Chúa Thánh Thần, Đấng mà Chúa Giêsu gọi là Đấng An Ủi (x. Ga 14,15-17). Paraclete là một từ xuất phát từ tiếng Hy Lạp, vừa có nghĩa là người an ủi, và vừa có nghĩa là người biện hộ [từ này cũng có nghĩa là 'luật sư' trong tiếng Ý]. Điều này có nghĩa là Chúa Thánh Thần không bao giờ bỏ rơi chúng ta một mình, Ngài ở gần chúng ta, giống như một luật sư đứng bên cạnh người bị cáo để giúp đỡ người bị buộc tội. Và Ngài gợi ý cho chúng ta cách tự bảo vệ mình trước những người buộc tội chúng ta. Chúng ta hãy nhớ rằng kẻ kiện cáo lớn luôn luôn là ma quỷ, kẻ gieo vào lòng anh chị em tội lỗi, ước muốn phạm tội, sự gian ác. Chúng ta hãy suy nghĩ về hai khía cạnh này: sự gần gũi của Người với chúng ta và sự giúp đỡ của Người chống lại những người buộc tội chúng ta.
Trước hết là sự gần gũi của Người. Chúa Giêsu nói, Chúa Thánh Thần, “ở với anh em và sẽ ở trong anh em” (x. câu 17). Ngài không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Chúa Thánh Thần muốn ở lại với chúng ta: Người không phải là khách qua đường đến thăm xã giao chúng ta. Người là bạn đồng hành suốt đời, một sự hiện diện ổn định. Ngài là Thần Khí và mong muốn cư ngụ trong tinh thần của chúng ta. Ngài kiên nhẫn và ở bên chúng ta ngay cả khi chúng ta sa ngã. Ngài ở lại vì Ngài thực sự yêu chúng ta; Ngài không giả vờ yêu chúng ta, rồi bỏ mặc chúng ta khi mọi thứ trở nên khó khăn. Không. Ngài luôn trung tín, Ngài luôn minh bạch, Ngài luôn chân thực.
Ngược lại! Nếu chúng ta thấy mình trong lúc thử thách, thì Chúa Thánh Thần sẽ an ủi chúng ta, mang đến cho chúng ta ơn tha thứ và sức mạnh của Thiên Chúa. Và khi Ngài đặt lỗi lầm của chúng ta trước mặt chúng ta và sửa chữa chúng ta, Ngài làm rất nhẹ nhàng – luôn có âm sắc của sự dịu dàng và hơi ấm của tình yêu trong giọng nói của Ngài nói với trái tim. Chắc chắn, Chúa Thánh Thần, Đấng An Ủi, đang đòi hỏi, bởi vì Người là một người bạn chân chính, trung thành, không che giấu bất cứ điều gì, Người gợi ý những gì cần thay đổi và những gì cần phát triển. Nhưng khi Ngài sửa sai chúng ta, Ngài không bao giờ sỉ nhục chúng ta, và không bao giờ khiến chúng ta mất lòng tin. Thay vào đó, Ngài truyền đạt sự chắc chắn rằng với Chúa, chúng ta luôn có thể làm được. Đây là sự gần gũi của Ngài. Đây là một sự chắc chắn tuyệt đẹp.
Thần Khí với tư cách là Đấng Bảo Trợ là khía cạnh thứ hai. Ngài là người ủng hộ chúng ta và Ngài bảo vệ chúng ta. Ngài bảo vệ chúng ta khỏi những người buộc tội chúng ta: khỏi chính chúng ta khi chúng ta không đánh giá cao và tha thứ cho chính mình, khi chúng ta đi xa đến mức có lẽ tự nhủ rằng chúng ta đã thất bại, rằng chúng ta chẳng ích lợi gì; khi chúng ta nghe từ một thế giới vốn loại bỏ những người không phù hợp với mệnh lệnh và khuôn mẫu của nó; khi chúng ta nghe từ ma quỷ là kẻ “tố cáo” tuyệt hảo và là kẻ chia rẽ (x. Kh 12:10), và làm mọi cách để khiến chúng ta cảm thấy bất lực và bất hạnh.
Trước tất cả những tư tưởng buộc tội này, Chúa Thánh Thần gợi ý cho chúng ta cách đáp trả. Làm sao? Thưa: Chúa Giêsu nói, Đấng An Ủi là Đấng “nhắc nhở chúng ta mọi điều Chúa Giêsu đã nói với chúng ta” (x. Ga 14:26). Do đó, ngài nhắc nhở chúng ta về những lời của Tin Mừng, và nhờ đó cho phép chúng ta đáp lại tên quỷ đang buộc tội, không phải bằng lời nói của chúng ta, nhưng bằng chính lời của Chúa. Trên hết, Ngài nhắc nhở chúng ta rằng Chúa Giêsu luôn nói về Chúa Cha trên trời, Ngài đã làm cho chúng ta biết Chúa Cha, và tỏ lộ tình yêu của Chúa Cha đối với chúng ta, rằng chúng ta là con cái của Ngài. Nếu kêu cầu Thánh Thần, chúng ta sẽ học cách đón nhận và nhớ lại chân lý quan trọng nhất của cuộc sống vốn bảo vệ chúng ta khỏi những cáo buộc của ma quỷ. Và sự thật quan trọng nhất trong cuộc sống là gì? Thưa: đó là chúng ta là những đứa con yêu dấu của Chúa. Chúng ta là con cái yêu dấu của Thiên Chúa: đây là sự thật quan trọng nhất, và Chúa Thánh Thần nhắc nhở chúng ta về điều này.
Thưa anh chị em, hôm nay chúng ta hãy tự hỏi: Chúng ta có kêu cầu Chúa Thánh Thần không? Chúng ta có cầu nguyện với Ngài thường xuyên không? Chúng ta đừng quên Người ở gần chúng ta, hay đúng hơn, ở trong chúng ta! Rồi: Chúng ta có lắng nghe tiếng nói của Người, cả khi Người khuyến khích chúng ta và khi Người sửa dạy chúng ta không? Chúng ta có đáp lại những lời của Chúa Giêsu trước những lời cáo buộc của ma quỷ, trước những “tòa án” của cuộc đời không? Chúng ta có nhớ mình là con cái yêu dấu của Thiên Chúa không? Xin Mẹ Maria làm cho chúng ta trở nên ngoan ngoãn với tiếng nói của Chúa Thánh Thần và nhạy cảm với sự hiện diện của Người.
Sau khi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:
Anh chị em thân mến,
Trong những ngày qua, chúng ta lại một lần nữa chứng kiến các cuộc xung đột vũ trang giữa người Israel và người Palestine, trong đó những người vô tội đã thiệt mạng, trong đó có phụ nữ và trẻ em. Tôi hy vọng rằng lệnh ngừng bắn vừa đạt được sẽ trở nên ổn định, vũ khí sẽ bị tắt tiếng, bởi vì an ninh và ổn định không bao giờ đạt được thông qua việc sử dụng vũ khí, mà thay vào đó, mọi hy vọng về hòa bình sẽ tiếp tục bị phá hủy.
Tôi chân thành chào tất cả anh chị em, những người từ Rôma và những người hành hương từ Ý và nhiều quốc gia khác, đặc biệt là các tín hữu từ Canada, Singapore, Malaysia và Tây Ban Nha.
Tôi xin chào các nhà lãnh đạo của Cộng đoàn Thánh Egidio từ 25 quốc gia Phi Châu, cũng như Ban Giám đốc và các Giáo sư của Đại học Radom ở Ba Lan. Tôi xin chào Caritas Quốc tế đang nhóm họp và đã bầu ra chủ tịch mới. Hãy mạnh dạn tiến lên trên con đường đổi mới!
Tôi chào các tín hữu từ Scandicci và từ Torrita di Siena; những đứa trẻ từ Decanato của Appiano Gentile, Hướng đạo sinh Agesci từ Alghero và những người trẻ tuổi từ Senigallia; Học viện “John XXIII” từ Cammarata; và các bạn tham gia tiếp sức vì sự sống ủng hộ Quỹ phòng chống ung thư.
Ngày của Mẹ được tổ chức ở nhiều quốc gia ngày nay. Chúng ta hãy biết ơn và trìu mến nhớ đến tất cả các bà mẹ – những người vẫn còn ở với chúng ta và những người đã về trời – chúng ta hãy phó thác họ cho Đức Maria, mẹ của Chúa Giêsu. Hãy cho họ một tràng pháo tay thật lớn nào!
Chúng ta hãy hướng về Mẹ để xin Mẹ xoa dịu nỗi đau khổ của Ukraine bị vùi dập và của tất cả các quốc gia bị thương tích bởi chiến tranh và bạo lực.
Tôi hy vọng tất cả anh chị em tận hưởng ngày Chúa Nhật của mình. Và tôi xin chào nhóm Immaculata, những người thật tuyệt vời! Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.