Là Hệ Quả Hơn Là Điều Kiện
(Thứ Ba sau Chúa Nhật III Mùa Chay – Mt 18,21-35)
“Thưa Thầy, nếu anh em xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần? Chúa Giêsu trả lời với Phêrô rằng: “Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mười lần bảy”. Và Người kể câu chuyện dụ ngôn “tên mắc nợ không biết thương xót tha thứ”. Một anh nọ đã được Đức Vua tha bổng cho món nợ kếch xù mười ngàn yến vàng, dù anh ta không xin tha mà chỉ xin khất một thời gian để trả nợ. Thế mà ngay liền sau đó khi ra về anh ta lại cứng lòng với một người bạn đang mắc nợ anh ta môt món nợ chẳng đáng gì là một trăm quan tiền mà lại còn độc ác bắt anh bạn này tống giam vào ngục. Sau khi biết sự tình thì nhà vua đã nổi cơn thịnh nộ sai người bắt anh này giao cho lý hình hành hạ và tống giam cho đến khi trả hết nợ. Sau khi kể dụ ngôn, Chúa Giêsu kết: “Ấy vậy, Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế, nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình.” (x.Mt 18.21-35).
Chúng ta dễ nghĩ ngay đến việc tha thứ cho nhau như là một trong những điều kiện để được Thiên Chúa tha thứ cho mình. Nói là điều kiện thì không sai nhưng xem ra không thật chính xác. Tình yêu tha thứ của Thiên Chúa dành cho chúng ta là vô điều kiện và luôn đi bước trước. Thánh tông đồ dân ngoại đã cảm nhận chân lý này khi khẳng định rằng Chúa Kitô đã chết vì chúng ta, cho chúng ta được giao hòa với Cha trên trời ngay khi chúng ta còn là kẻ có tội. (x.Rm 5,5-8). Theo nội dung dụ ngôn Chúa Giêsu kể thì chính Đức Vua đã xót thương tha bổng cho anh mắc nợ vua mười ngàn yến vàng trước.
Thiên Chúa trao ban ân phúc và lòng thương xót cách quảng đại. Nước từ thượng lưu dạt dào tuôn đổ thì hệ quả là hạ lưu ắt phải thông dòng. Việc chúng ta sống quảng đại và nhân từ với nhau là hệ quả tất yếu nếu chúng ta thực sự đã đón nhận ân tình bao la của Thiên Chúa cách hữu hiệu. Hạ lưu mà không thông dòng là một dấu chỉ chưa nhận được nước từ thượng lưu đỏ về. Thực ra là có nhận được nhưng không có hiệu quả. Đã nhận mà không phát sinh hiệu quả thì rất có thể gây ra hậu quả khôn lường. Hiện tương lụt lội, lũ quét trong giới tự nhiên là một hình ảnh.
Mùa Chay lại về. Đoàn tín hữu Công Giáo, cách riêng ở Việt Nam thế nào cũng nô nấp đến “tòa cáo giải”. Chúng ta có thực sự nhận được lòng xót thương của Thiên Chúa cách hữu hiệu không thì hãy xem dấu chỉ là tấm lòng của chúng ta với tha nhân. Phải chăng có đó nhiều người từ tòa cáo giải trở về mà vẫn chưa nhận được tình thương tha thứ của Thiên Chúa. Đúng hơn là có nhận mà không sinh hiệu quả và thậm chí lại sinh nhiều hậu quả đáng tiếc.
Thiên Chúa rộng ban lòng thương xót cho chúng ta cách quảng đại và vô điều kiện. Các khả năng và nhiều điều kiện thuận lợi chúng ta có được chính là quà tặng của Thiên Chúa. Người cũng tuôn đổ ân lành cho nhiều người qua trách vụ lớn này, chức bậc cao trọng kia ngoài xã hội hay trong Giáo hội. Phúc lành của Thiên Chúa nếu không phát sinh hiệu quả với dấu chỉ “thông dòng” thì cũng có thể gây ra nhiều hậu quả thật khó lường.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Thứ Ba sau Chúa Nhật III Mùa Chay – Mt 18,21-35)
“Thưa Thầy, nếu anh em xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần? Chúa Giêsu trả lời với Phêrô rằng: “Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mười lần bảy”. Và Người kể câu chuyện dụ ngôn “tên mắc nợ không biết thương xót tha thứ”. Một anh nọ đã được Đức Vua tha bổng cho món nợ kếch xù mười ngàn yến vàng, dù anh ta không xin tha mà chỉ xin khất một thời gian để trả nợ. Thế mà ngay liền sau đó khi ra về anh ta lại cứng lòng với một người bạn đang mắc nợ anh ta môt món nợ chẳng đáng gì là một trăm quan tiền mà lại còn độc ác bắt anh bạn này tống giam vào ngục. Sau khi biết sự tình thì nhà vua đã nổi cơn thịnh nộ sai người bắt anh này giao cho lý hình hành hạ và tống giam cho đến khi trả hết nợ. Sau khi kể dụ ngôn, Chúa Giêsu kết: “Ấy vậy, Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế, nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình.” (x.Mt 18.21-35).
Chúng ta dễ nghĩ ngay đến việc tha thứ cho nhau như là một trong những điều kiện để được Thiên Chúa tha thứ cho mình. Nói là điều kiện thì không sai nhưng xem ra không thật chính xác. Tình yêu tha thứ của Thiên Chúa dành cho chúng ta là vô điều kiện và luôn đi bước trước. Thánh tông đồ dân ngoại đã cảm nhận chân lý này khi khẳng định rằng Chúa Kitô đã chết vì chúng ta, cho chúng ta được giao hòa với Cha trên trời ngay khi chúng ta còn là kẻ có tội. (x.Rm 5,5-8). Theo nội dung dụ ngôn Chúa Giêsu kể thì chính Đức Vua đã xót thương tha bổng cho anh mắc nợ vua mười ngàn yến vàng trước.
Thiên Chúa trao ban ân phúc và lòng thương xót cách quảng đại. Nước từ thượng lưu dạt dào tuôn đổ thì hệ quả là hạ lưu ắt phải thông dòng. Việc chúng ta sống quảng đại và nhân từ với nhau là hệ quả tất yếu nếu chúng ta thực sự đã đón nhận ân tình bao la của Thiên Chúa cách hữu hiệu. Hạ lưu mà không thông dòng là một dấu chỉ chưa nhận được nước từ thượng lưu đỏ về. Thực ra là có nhận được nhưng không có hiệu quả. Đã nhận mà không phát sinh hiệu quả thì rất có thể gây ra hậu quả khôn lường. Hiện tương lụt lội, lũ quét trong giới tự nhiên là một hình ảnh.
Mùa Chay lại về. Đoàn tín hữu Công Giáo, cách riêng ở Việt Nam thế nào cũng nô nấp đến “tòa cáo giải”. Chúng ta có thực sự nhận được lòng xót thương của Thiên Chúa cách hữu hiệu không thì hãy xem dấu chỉ là tấm lòng của chúng ta với tha nhân. Phải chăng có đó nhiều người từ tòa cáo giải trở về mà vẫn chưa nhận được tình thương tha thứ của Thiên Chúa. Đúng hơn là có nhận mà không sinh hiệu quả và thậm chí lại sinh nhiều hậu quả đáng tiếc.
Thiên Chúa rộng ban lòng thương xót cho chúng ta cách quảng đại và vô điều kiện. Các khả năng và nhiều điều kiện thuận lợi chúng ta có được chính là quà tặng của Thiên Chúa. Người cũng tuôn đổ ân lành cho nhiều người qua trách vụ lớn này, chức bậc cao trọng kia ngoài xã hội hay trong Giáo hội. Phúc lành của Thiên Chúa nếu không phát sinh hiệu quả với dấu chỉ “thông dòng” thì cũng có thể gây ra nhiều hậu quả thật khó lường.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột