Hình ảnh trong cuốn Giáo Lý Tóm Tắt (Compendium) mới (phần 2)
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tâm đắc việc dùng hình ảnh để dạy giáo lý. Trong bài giới thiệu cuốn Giáo lý tóm tắt viết ngày 20 tháng 3 năm 2005, khi ngài còn là hồng y bộ trưởng bộ Giáo lý Đức tin, ngài viết: “Hình ảnh cũng là một cách rao giảng Tin Mừng. Các họa sĩ trong mọi thuộc mọi thời đại đã cống hiến những sự kiện chính yếu của mầu nhiệm cứu rỗi để các tín hữu suy niệm và ngưởng mộ bằng cách thể hiện qua sự huy hoàng của màu sắc và sự toàn mỹ của vẻ đẹp. Điều đó cho thấy hiện nay hơn bao giờ hết, trong nền văn hoá của hình ảnh, một ảnh thánh có thể diển tả nhiều hơn lời nói và là một phương tiện vô cùng hữu hiệu và năng động để truyền thông sứ điệp Tin Mừng”.
Đức Thánh Cha cũng nói rỏ điều này trong diễn từ trong dịp ban hành cuốn giáo lý mới hôm 28 tháng Sáu : “Hình ảnh và lời nói thay phiên soi sáng cho nhau. Nghệ thuật luôn “nói”, ít ra là ám chỉ, về thiêng thánh, về vẻ đẹp vô tận của Thiên Chúa, điều đó được phản ánh trong bức ảnh trổi vượt: Chúa Kitô, hình ảnh của Thiên Chúa vô hình. những ảnh thánh, với vẻ đẹp của nó, cũng là những người truyền rao Tin Mừng và diễn tả vẻ huy hoàng của chân lý Công giáo, biểu lộ sự hài hoà giữa sự thiện hảo và vẻ đẹp, giữa chân đạo (via veritatis) và mỹ đạo (via pulchritudinis). Trong khi là chứng nhân cho truyền thống lâu đời và phong phú của mỹ thuật Kitô giáo, chúng khích lệ mọi người, tin hay không tin, khám phá và chiêm niệm sự kỳ diệu vô tận của mầu nhiệm cứu rỗi, và tiếp tục tạo sức đẩy mới cho tiến trình sống động của việc hội nhập văn hoá vào thời đại của nó”.
Trong lễ trọng kính hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô hôm 29 tháng Sáu sau đó, Đức Thánh Cha tiếp tục áp dụng những tư tưởng tổng quát này vào một bức họa đặc thù. Trong bài giảng thánh lễ, ngài lưu ý đến bức họa đầu tiên trong cuốn Giáo lý tóm tắt, bức họa được xem như tạo đặc điểm chung cho toàn bộ quyển giáo lý. Ngài giải thích: “Mở đầu (quyển giáo lý) là bức họa Chúa Kitô được tìm thấy trên núi Athos từ thế kỷ mười sáu. Bức họa trình bày Chúa Kitô trong phẩm cách của vị Chúa của trái đất, nhưng cũng là người truyền rao Tin mừng, khi ngài nâng nó trên tay. “Ta là Đấng tự hữu”, danh hiệu nhiệm mầu trong Cựu Ước đã được ghi như tên của Ngài trong bức hoạ: mọi sự hiện hữu đều đến từ Ngài; ngài là nguyên khởi của mọi sinh linh. Bỡi vì chỉ mình Ngài là nguồn, ngài luôn hiện diện và gần gủi chúng ta, cùng lúc Ngài cũng đi trước để chỉ lối cho cuộc sống chúng ta; hay đúng hơn Ngài chính là đường. Không thể đọc cuốn sách (giáo lý) này như đọc tiểu thuyết. Nhưng phải bình tĩnh suy niệm từng phần để cho nội dung của nó, nhờ các hình ảnh, thấm nhập vào tâm hồn mỗi người”.
Trong diễn từ buổi đoc kinh Truyền tin với các tín hữu trưa Chủ nhật 3 tháng Bảy, Đức Thánh cha một lần nữa nhắc đến cuốn giáo lý tóm tắt. Ngài nhấn mạnh lại vị trí trung tâm của Chúa Kitô trong quyển giáo lý này. Điều đó được thể hiện đặc biệt qua 14 bức tranh được in chung: “Quyển Tóm Tắt cho chúng ta hiểu được sự duy nhất tuyệt diệu của mầu nhiệm Thiên Chúa, về chương trình cứu chuộc nhân loại của Ngài, về trung tâm điểm là Chúa Kitô, đấng làm người trong lòng Đức Trinh Nữ Maria và đấng đã chết và sống lại cho chúng ta. Chúa Kitô, hiện diện và sống động trong Giáo Hội đặc biệt qua các bí tích, là nguồn mạch cho niềm tin của chúng ta, là gương mẩu cho mọi tín hữu, và là thầy dạy chúng ta cầu nguyện. Anh chị em thân mến! thật khẩn thiết là vào đầu thiên niên kỷ này toàn thể cộng đồng Kitô hữu phải làm thế nào cùng nhau loan báo và làm chứng cho những chân lý của đức tin Công giáo, của giáo thuyết và luân lý bằng những phương thế hiệp nhất và hài hoà”.
Khi còn là hồng y bộ trưởng thánh bộ Giáo lý Đức tin, Đức Thánh Cha đã đóng vai trò quyết định trong việc chọn những bức tranh để đưa vào cuốn Giáo lý tóm tắc. Ngài đưa truyền thống tôn kính ảnh thánh (iconographic) của các Giáo hội Đông Phương lên vị trí nổi bật. Trong 14 bức tranh được chọn, có hai bức thuộc truyền thống Byzantine, một thuộc, Armenia, và một thuộc Coptic. Đặc biệt hơn nữa là trong những kinh nguyện ở phần phụ lục của cuốn giáo lý mới, ngoài các kinh Latinh truyền thống như “Salve Regina”, “Te Deum”, còn có thêm những kinh nguyện của các giáo hội theo nghi lễ Đông phương như Byzantine, Coptic và Syro-Maronite. Khi đưa những bức tranh vào cuốn Giáo Lý mới, ngoài ý nghĩa hiệp nhất, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã ban hành một cuốn giáo lý cho nền văn hóa hình ảnh, cũng như phục hồi lại vị trí cao quý truyền thống của nền mỹ thuật Kitô giáo trong việc dạy giáo lý và truyền giảng Tin Mừng.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tâm đắc việc dùng hình ảnh để dạy giáo lý. Trong bài giới thiệu cuốn Giáo lý tóm tắt viết ngày 20 tháng 3 năm 2005, khi ngài còn là hồng y bộ trưởng bộ Giáo lý Đức tin, ngài viết: “Hình ảnh cũng là một cách rao giảng Tin Mừng. Các họa sĩ trong mọi thuộc mọi thời đại đã cống hiến những sự kiện chính yếu của mầu nhiệm cứu rỗi để các tín hữu suy niệm và ngưởng mộ bằng cách thể hiện qua sự huy hoàng của màu sắc và sự toàn mỹ của vẻ đẹp. Điều đó cho thấy hiện nay hơn bao giờ hết, trong nền văn hoá của hình ảnh, một ảnh thánh có thể diển tả nhiều hơn lời nói và là một phương tiện vô cùng hữu hiệu và năng động để truyền thông sứ điệp Tin Mừng”.
Đức Thánh Cha cũng nói rỏ điều này trong diễn từ trong dịp ban hành cuốn giáo lý mới hôm 28 tháng Sáu : “Hình ảnh và lời nói thay phiên soi sáng cho nhau. Nghệ thuật luôn “nói”, ít ra là ám chỉ, về thiêng thánh, về vẻ đẹp vô tận của Thiên Chúa, điều đó được phản ánh trong bức ảnh trổi vượt: Chúa Kitô, hình ảnh của Thiên Chúa vô hình. những ảnh thánh, với vẻ đẹp của nó, cũng là những người truyền rao Tin Mừng và diễn tả vẻ huy hoàng của chân lý Công giáo, biểu lộ sự hài hoà giữa sự thiện hảo và vẻ đẹp, giữa chân đạo (via veritatis) và mỹ đạo (via pulchritudinis). Trong khi là chứng nhân cho truyền thống lâu đời và phong phú của mỹ thuật Kitô giáo, chúng khích lệ mọi người, tin hay không tin, khám phá và chiêm niệm sự kỳ diệu vô tận của mầu nhiệm cứu rỗi, và tiếp tục tạo sức đẩy mới cho tiến trình sống động của việc hội nhập văn hoá vào thời đại của nó”.
Trong lễ trọng kính hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô hôm 29 tháng Sáu sau đó, Đức Thánh Cha tiếp tục áp dụng những tư tưởng tổng quát này vào một bức họa đặc thù. Trong bài giảng thánh lễ, ngài lưu ý đến bức họa đầu tiên trong cuốn Giáo lý tóm tắt, bức họa được xem như tạo đặc điểm chung cho toàn bộ quyển giáo lý. Ngài giải thích: “Mở đầu (quyển giáo lý) là bức họa Chúa Kitô được tìm thấy trên núi Athos từ thế kỷ mười sáu. Bức họa trình bày Chúa Kitô trong phẩm cách của vị Chúa của trái đất, nhưng cũng là người truyền rao Tin mừng, khi ngài nâng nó trên tay. “Ta là Đấng tự hữu”, danh hiệu nhiệm mầu trong Cựu Ước đã được ghi như tên của Ngài trong bức hoạ: mọi sự hiện hữu đều đến từ Ngài; ngài là nguyên khởi của mọi sinh linh. Bỡi vì chỉ mình Ngài là nguồn, ngài luôn hiện diện và gần gủi chúng ta, cùng lúc Ngài cũng đi trước để chỉ lối cho cuộc sống chúng ta; hay đúng hơn Ngài chính là đường. Không thể đọc cuốn sách (giáo lý) này như đọc tiểu thuyết. Nhưng phải bình tĩnh suy niệm từng phần để cho nội dung của nó, nhờ các hình ảnh, thấm nhập vào tâm hồn mỗi người”.
Trong diễn từ buổi đoc kinh Truyền tin với các tín hữu trưa Chủ nhật 3 tháng Bảy, Đức Thánh cha một lần nữa nhắc đến cuốn giáo lý tóm tắt. Ngài nhấn mạnh lại vị trí trung tâm của Chúa Kitô trong quyển giáo lý này. Điều đó được thể hiện đặc biệt qua 14 bức tranh được in chung: “Quyển Tóm Tắt cho chúng ta hiểu được sự duy nhất tuyệt diệu của mầu nhiệm Thiên Chúa, về chương trình cứu chuộc nhân loại của Ngài, về trung tâm điểm là Chúa Kitô, đấng làm người trong lòng Đức Trinh Nữ Maria và đấng đã chết và sống lại cho chúng ta. Chúa Kitô, hiện diện và sống động trong Giáo Hội đặc biệt qua các bí tích, là nguồn mạch cho niềm tin của chúng ta, là gương mẩu cho mọi tín hữu, và là thầy dạy chúng ta cầu nguyện. Anh chị em thân mến! thật khẩn thiết là vào đầu thiên niên kỷ này toàn thể cộng đồng Kitô hữu phải làm thế nào cùng nhau loan báo và làm chứng cho những chân lý của đức tin Công giáo, của giáo thuyết và luân lý bằng những phương thế hiệp nhất và hài hoà”.
Khi còn là hồng y bộ trưởng thánh bộ Giáo lý Đức tin, Đức Thánh Cha đã đóng vai trò quyết định trong việc chọn những bức tranh để đưa vào cuốn Giáo lý tóm tắc. Ngài đưa truyền thống tôn kính ảnh thánh (iconographic) của các Giáo hội Đông Phương lên vị trí nổi bật. Trong 14 bức tranh được chọn, có hai bức thuộc truyền thống Byzantine, một thuộc, Armenia, và một thuộc Coptic. Đặc biệt hơn nữa là trong những kinh nguyện ở phần phụ lục của cuốn giáo lý mới, ngoài các kinh Latinh truyền thống như “Salve Regina”, “Te Deum”, còn có thêm những kinh nguyện của các giáo hội theo nghi lễ Đông phương như Byzantine, Coptic và Syro-Maronite. Khi đưa những bức tranh vào cuốn Giáo Lý mới, ngoài ý nghĩa hiệp nhất, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã ban hành một cuốn giáo lý cho nền văn hóa hình ảnh, cũng như phục hồi lại vị trí cao quý truyền thống của nền mỹ thuật Kitô giáo trong việc dạy giáo lý và truyền giảng Tin Mừng.