Chúa Giêsu dạy ta cách tiêu tiền
Suy niệm tin mừng Chúa Nhật 25 - năm C
(Lc 16, 1-13)
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay đề cập đến một thứ rất quen thuộc và được sử dụng hàng ngày trong cuộc sống đó là “tiền”. Kết quả của việc làm, tương quan đổi chác là “tiền”. Chẳng ai muốn nói tới tiền, vì đó là một chủ đề cấm kỵ. Tiền vừa là thứ được yêu thích, và cũng là thứ gây mặc cảm. Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta cách sử dụng đòng tiền khi kiếm được.
Tiền chỉ là một mảnh giấy, một vật làm bằng kim loại vô tri vô giác, nhưng nó đã đuợc chọn làm tương giao đổi chác, chi phối chúng ta quá nhiều. Tiền giữ một vị trí quan trọng, khiến nhiều bậc thang có giá trị bị đảo lộn.
Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây ra tội lỗi, nhưng thánh Phaolô nhấn mạnh rằng: “Cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham thích tiền bạc” (1Tm 6,10). Vì ham thích tiền mà một số người từ bỏ đức tin. Lòng tham lam và thái độ tôn thờ tiền bạc khiến người ta trở thành kẻ bất lương. Bất lương đưa đẩy người ta đến hành động bất chấp và bất chính, khiến anh em gia đình bất hòa, làm xã hội bất công. Hậu quả là, mọi người chịu cảnh sống bất an, bất mãn, bất bình và bất hạnh, rồi nhanh bị… bất tỉnh!
Bài đọc trích sách tiên tri Amos cho thấy vì tiền mà người ta bất chấp tốt xấu. Người ta sẵn sàng làm ăn bất chính lừa gạt mua thừa bán thiếu, coi thường giá trị con người, hạ xuống chỉ như món hàng, sánh bằng đôi giầy đôi dép, thậm chí có người còn coi tiền hơn cả những giá trị tôn giáo cao quí nên họ chỉ mong cho ngày lễ mau qua để còn kiếm tiền (x. Am 8, 4-7).
Bài Phúc Âm cho thấy vì tiền mà viên quản lý được chủ tín nhiệm đã trở thành kẻ bất lương, sẵn sàng bán rẻ lương tâm, bất chấp sự thật, gian giảo đổi trắng thành đen, viết sai văn tự, miễn là có lợi cho mình. Đến ông chủ cũng phải thốt lên tay này thật khôn ngoan quỷ quyệt!
Cách sử dụng của cải gian dối
Chúa Giêsu đưa ra ví dụ này chắc chắn không phải để khuyến khích sự xảo quyệt hay bất lương, không cần sống trung thực. Chúa Giêsu đã khuyên chúng ta: Hãy khôn ngoan và trung thực, biết chọn điều tốt và không xấu. Chúa muốn mời gọi chúng ta hãy sống khôn khéo! Với trí thông minh và sự khôn khéo giúp chúng ta chiếm hữu được nước trời bằng những đồng tiền gian dối.
Anh quản lý có phần thông minh nhưng lại bất lương, anh bị tố cáo là đã phung phí tài sản của chủ, và sắp bị sa thải. Ðối mặt với một tình cảnh bị đuổi việc, ý thức mình không thể làm được các việc khác, về nhà « cuốc đất thì không nổi, ăn mày thì hổ ngươi » anh tìm ra một lối thoát. Với sự khôn ngoan nhưng xảo quyệt, anh quyết định lấy cắp lần cuối. Anh đã làm gì? Anh gọi các con nợ của chủ lại và giảm các khoản nợ mà họ đã nợ ông chủ trước đó. Chính điều này giúp anh biến họ thành bạn bè và vì thế mà được đền ơn. Chúa Giêsu bảo chúng ta : “hãy dùng Tiền Của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền hết bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu” ( Lc 16,9).
Có người hỏi, khi Chúa Giêsu nói : “Hãy dùng tiền của mà mua lấy bạn bè” có nghĩa là gì, và việc sử dụng của cải mà Chúa Giêsu đã nói liên quan gì đến “đời sống vĩnh cửu”? Thưa, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta kết bạn bằng tiền của. Chúa chỉ cho chúng ta biết dùng tiền của để thương giúp tha nhân vì con người thì quí hơn mọi thứ mà chúng ta có thể chiếm hữu, dùng tiền mà mua lấy bạn hữu để chính họ sẽ đền ơn mà mời đón chúng ta vào nước trời, dùng tiền của sang giàu mà xây dựng tình huynh đệ và đoàn kết, thì sẽ không chỉ chiếm hữu được Thiên Chúa mà còn nối kết được với tha nhân trong tình sẻ chia những gì Chúa đặt để trong tay chúng ta, và còn nữa, hãy dùng tiền của sang giàu mà xây dựng tình huynh đệ và đoàn kết, thì sẽ không chỉ chiếm hữu được Thiên Chúa mà còn nối kết được với tha nhân trong tình sẻ chia những gì Chúa đặt để trong tay chúng ta.
Câu hỏi tự vấn lương tâm của viên quản lý bất lương “Mình phải làm gì đây?” (Lc 16, 3) khiến chúng ta suy nghĩ. Ðối diện với những thiết sót, sai lầm và thất bại của chúng ta, Thiên Chúa bảo đảm với chúng ta rằng chúng ta luôn có thời gian và cơ hội để sửa điều ác bằng cách làm điều thiện. Ai đã từng làm cho người khác phải đau khổ, hãy làm cho ai đó hạnh phúc. Ai đã từng chiếm đoạt hoặc tham ô, hãy giúp đỡ người thiếu thốn. Làm như vậy, chúng ta sẽ được Chúa ca ngợi, bởi vì chúng ta đã hành động khôn khéo, nghĩa là với sự khôn ngoan của người nhận biết mình là con cái Thiên Chúa và dám đánh liều đời mình vì Nước Trời.
Vì thế, chúng ta hãy xin Ðức Trinh Nữ rất thánh cho chúng ta biết trở nên khôn ngoan lựa chọn những bảo đảm của sự sống đời đời, chứ không phải thành công thế trần; để đến ngày phán xét chung cục, những người đã từng cần đến sự giúp đỡ của chúng ta chứng thực rằng chúng ta đã chiêm ngưỡng và phục vụ Thiên Chúa. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm tin mừng Chúa Nhật 25 - năm C
(Lc 16, 1-13)
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay đề cập đến một thứ rất quen thuộc và được sử dụng hàng ngày trong cuộc sống đó là “tiền”. Kết quả của việc làm, tương quan đổi chác là “tiền”. Chẳng ai muốn nói tới tiền, vì đó là một chủ đề cấm kỵ. Tiền vừa là thứ được yêu thích, và cũng là thứ gây mặc cảm. Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta cách sử dụng đòng tiền khi kiếm được.
Tiền chỉ là một mảnh giấy, một vật làm bằng kim loại vô tri vô giác, nhưng nó đã đuợc chọn làm tương giao đổi chác, chi phối chúng ta quá nhiều. Tiền giữ một vị trí quan trọng, khiến nhiều bậc thang có giá trị bị đảo lộn.
Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây ra tội lỗi, nhưng thánh Phaolô nhấn mạnh rằng: “Cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham thích tiền bạc” (1Tm 6,10). Vì ham thích tiền mà một số người từ bỏ đức tin. Lòng tham lam và thái độ tôn thờ tiền bạc khiến người ta trở thành kẻ bất lương. Bất lương đưa đẩy người ta đến hành động bất chấp và bất chính, khiến anh em gia đình bất hòa, làm xã hội bất công. Hậu quả là, mọi người chịu cảnh sống bất an, bất mãn, bất bình và bất hạnh, rồi nhanh bị… bất tỉnh!
Bài đọc trích sách tiên tri Amos cho thấy vì tiền mà người ta bất chấp tốt xấu. Người ta sẵn sàng làm ăn bất chính lừa gạt mua thừa bán thiếu, coi thường giá trị con người, hạ xuống chỉ như món hàng, sánh bằng đôi giầy đôi dép, thậm chí có người còn coi tiền hơn cả những giá trị tôn giáo cao quí nên họ chỉ mong cho ngày lễ mau qua để còn kiếm tiền (x. Am 8, 4-7).
Bài Phúc Âm cho thấy vì tiền mà viên quản lý được chủ tín nhiệm đã trở thành kẻ bất lương, sẵn sàng bán rẻ lương tâm, bất chấp sự thật, gian giảo đổi trắng thành đen, viết sai văn tự, miễn là có lợi cho mình. Đến ông chủ cũng phải thốt lên tay này thật khôn ngoan quỷ quyệt!
Cách sử dụng của cải gian dối
Chúa Giêsu đưa ra ví dụ này chắc chắn không phải để khuyến khích sự xảo quyệt hay bất lương, không cần sống trung thực. Chúa Giêsu đã khuyên chúng ta: Hãy khôn ngoan và trung thực, biết chọn điều tốt và không xấu. Chúa muốn mời gọi chúng ta hãy sống khôn khéo! Với trí thông minh và sự khôn khéo giúp chúng ta chiếm hữu được nước trời bằng những đồng tiền gian dối.
Anh quản lý có phần thông minh nhưng lại bất lương, anh bị tố cáo là đã phung phí tài sản của chủ, và sắp bị sa thải. Ðối mặt với một tình cảnh bị đuổi việc, ý thức mình không thể làm được các việc khác, về nhà « cuốc đất thì không nổi, ăn mày thì hổ ngươi » anh tìm ra một lối thoát. Với sự khôn ngoan nhưng xảo quyệt, anh quyết định lấy cắp lần cuối. Anh đã làm gì? Anh gọi các con nợ của chủ lại và giảm các khoản nợ mà họ đã nợ ông chủ trước đó. Chính điều này giúp anh biến họ thành bạn bè và vì thế mà được đền ơn. Chúa Giêsu bảo chúng ta : “hãy dùng Tiền Của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền hết bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu” ( Lc 16,9).
Có người hỏi, khi Chúa Giêsu nói : “Hãy dùng tiền của mà mua lấy bạn bè” có nghĩa là gì, và việc sử dụng của cải mà Chúa Giêsu đã nói liên quan gì đến “đời sống vĩnh cửu”? Thưa, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta kết bạn bằng tiền của. Chúa chỉ cho chúng ta biết dùng tiền của để thương giúp tha nhân vì con người thì quí hơn mọi thứ mà chúng ta có thể chiếm hữu, dùng tiền mà mua lấy bạn hữu để chính họ sẽ đền ơn mà mời đón chúng ta vào nước trời, dùng tiền của sang giàu mà xây dựng tình huynh đệ và đoàn kết, thì sẽ không chỉ chiếm hữu được Thiên Chúa mà còn nối kết được với tha nhân trong tình sẻ chia những gì Chúa đặt để trong tay chúng ta, và còn nữa, hãy dùng tiền của sang giàu mà xây dựng tình huynh đệ và đoàn kết, thì sẽ không chỉ chiếm hữu được Thiên Chúa mà còn nối kết được với tha nhân trong tình sẻ chia những gì Chúa đặt để trong tay chúng ta.
Câu hỏi tự vấn lương tâm của viên quản lý bất lương “Mình phải làm gì đây?” (Lc 16, 3) khiến chúng ta suy nghĩ. Ðối diện với những thiết sót, sai lầm và thất bại của chúng ta, Thiên Chúa bảo đảm với chúng ta rằng chúng ta luôn có thời gian và cơ hội để sửa điều ác bằng cách làm điều thiện. Ai đã từng làm cho người khác phải đau khổ, hãy làm cho ai đó hạnh phúc. Ai đã từng chiếm đoạt hoặc tham ô, hãy giúp đỡ người thiếu thốn. Làm như vậy, chúng ta sẽ được Chúa ca ngợi, bởi vì chúng ta đã hành động khôn khéo, nghĩa là với sự khôn ngoan của người nhận biết mình là con cái Thiên Chúa và dám đánh liều đời mình vì Nước Trời.
Vì thế, chúng ta hãy xin Ðức Trinh Nữ rất thánh cho chúng ta biết trở nên khôn ngoan lựa chọn những bảo đảm của sự sống đời đời, chứ không phải thành công thế trần; để đến ngày phán xét chung cục, những người đã từng cần đến sự giúp đỡ của chúng ta chứng thực rằng chúng ta đã chiêm ngưỡng và phục vụ Thiên Chúa. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ