(AsiaNews 16/7/2005). Cho dù bị nhà cầm quyền trung ương phản đối mãnh liệt, Hội Đồng tỉnh Tây Bắc Pakistan giáp biên giới với Afghanistan đã thông qua đạo luật Hasba truyền thành lập cơ quan công an Hồi Giáo muhtasib với tỷ lệ 68 phiếu thuận và 34 phiếu chống. Nhiệm vụ của lực lượng công an Muhtasib là bảo vệ việc tuân giữ các luật Hồi Giáo trong tỉnh.
Trước khi xảy ra cuộc bỏ phiếu đã xảy ra những cãi cọ dữ dội giữa các thành viên của Muttehida Majlas-e-Amal (liên hiệp 6 đảng Hồi Giáo) và đảng Nhân Dân Pakistan đang biểu tình trước văn phòng Hội Đồng tỉnh.
Nhà cầm quyền trung ương Pakistan cũng lên tiếng phản đối và đe dọa sẽ đưa nội vụ ra trước tòa án Tối Cao Pakistan để xác định tính cách hợp hiến của luật Hasba và những ảnh hưởng của nó về mặt nhân quyền.
Tỉnh trưởng Khalil-ur-Rehman cũng cho rằng luật này vi hiến rõ rệt và đe dọa rằng nếu cơ quan tư pháp của tỉnh không ngăn chặn việc áp dụng luật này thì rồi ra nhà cầm quyền trung ương cũng dùng quyền hiến định cuả mình để “ngăn chặn bằng mọi phương tiện hợp hiến”.
Theo luật Hasba, cơ quan công an Muhtasib được trao quyền để bắt giữ những ai không đọc kinh hay dám buôn bán vào buổi đọc kinh ngày thứ Sáu hàng tuần. Cơ quan này cũng bắt giữ tất cả những người nam nữ chưa kết hôn mà dám đi chung với nhau nơi công cộng. Muhtasib cũng được trao nhiệm vụ kiểm soát những văn hóa phẩm đặc biệt là những bài hát và những điệu nhảy.
Cha Bonnie Mendes, giám đốc Trung Tâm Phát Triển Nhân Văn của tỉnh Tây Bắc nhận định “luật Hasba muốn thiết lập các cơ quan của Hồi Giáo trong mọi ngóc ngách của đời sống xã hội và vượt trên quyền tài phán trước hết là của tỉnh sau là của trung ương”. Cha hy vọng “Tòa án Tối Cao sẽ ngăn chặn đạo luật này”.
Hôm thứ Tư 13/7, liên minh các tổ chức tôn giáo thiểu số tại Pakistan đã biểu tình trước Hội Đồng tỉnh phản đối đạo luật này.
Việc thông qua luật Hasba cho thấy trào lưu Hồi Giáo cực đoan đang lan tràn rất mạnh tại Pakistan.
Trước khi xảy ra cuộc bỏ phiếu đã xảy ra những cãi cọ dữ dội giữa các thành viên của Muttehida Majlas-e-Amal (liên hiệp 6 đảng Hồi Giáo) và đảng Nhân Dân Pakistan đang biểu tình trước văn phòng Hội Đồng tỉnh.
Nhà cầm quyền trung ương Pakistan cũng lên tiếng phản đối và đe dọa sẽ đưa nội vụ ra trước tòa án Tối Cao Pakistan để xác định tính cách hợp hiến của luật Hasba và những ảnh hưởng của nó về mặt nhân quyền.
Tỉnh trưởng Khalil-ur-Rehman cũng cho rằng luật này vi hiến rõ rệt và đe dọa rằng nếu cơ quan tư pháp của tỉnh không ngăn chặn việc áp dụng luật này thì rồi ra nhà cầm quyền trung ương cũng dùng quyền hiến định cuả mình để “ngăn chặn bằng mọi phương tiện hợp hiến”.
Theo luật Hasba, cơ quan công an Muhtasib được trao quyền để bắt giữ những ai không đọc kinh hay dám buôn bán vào buổi đọc kinh ngày thứ Sáu hàng tuần. Cơ quan này cũng bắt giữ tất cả những người nam nữ chưa kết hôn mà dám đi chung với nhau nơi công cộng. Muhtasib cũng được trao nhiệm vụ kiểm soát những văn hóa phẩm đặc biệt là những bài hát và những điệu nhảy.
Cha Bonnie Mendes, giám đốc Trung Tâm Phát Triển Nhân Văn của tỉnh Tây Bắc nhận định “luật Hasba muốn thiết lập các cơ quan của Hồi Giáo trong mọi ngóc ngách của đời sống xã hội và vượt trên quyền tài phán trước hết là của tỉnh sau là của trung ương”. Cha hy vọng “Tòa án Tối Cao sẽ ngăn chặn đạo luật này”.
Hôm thứ Tư 13/7, liên minh các tổ chức tôn giáo thiểu số tại Pakistan đã biểu tình trước Hội Đồng tỉnh phản đối đạo luật này.
Việc thông qua luật Hasba cho thấy trào lưu Hồi Giáo cực đoan đang lan tràn rất mạnh tại Pakistan.