Hơn 100.000 người đã tham dự cuộc tuần hành phò sinh ngày 26/6 ở Madrid, Tây Ban Nha để phản đối những thay đổi được đề xuất đối với luật phá thai của đất nước và các dự luật khác vi phạm nhân phẩm.
Các tổ chức ủng hộ cuộc sống NEOS; Hiệp hội các tổ chức ph2 sinh, Tự do và Nhân phẩm; và Nền tảng Mọi vấn đề Cuộc sống đã tổ chức cuộc tuần hành, bao gồm hơn 200 tổ chức xã hội dân sự.
Cuộc tuần hành bắt đầu tại quảng trường Bilbao và kết thúc tại Plaza Colón. Thị trưởng Jaime Oreja, một thành viên của NEOS, cho biết trong một bài thuyết trình tại cuộc tuần hành rằng “việc bãi bỏ phán quyết phá thai ở Hoa Kỳ cho chúng ta thấy rằng cuộc tranh luận về văn hóa sự sống chưa kết thúc. Chúng ta sẽ hiện diện, đoàn kết và năng động hơn bao giờ hết.”
“Điều cần thiết là huy động và bảo vệ nền tảng Kitô của xã hội chúng ta trước tình trạng rối loạn xã hội không ngừng. Hôm nay chúng ta không ở đây để tranh luận về quá khứ mà để nâng cao nhận thức và chuẩn bị cho cuộc tranh luận về tương lai,”ông nói thêm.
Josep Miró, điều phối viên của Hiệp hội các tổ chức vì Cuộc sống, Tự do và Nhân phẩm, nói rằng cuộc tuần hành này nhằm “xây dựng xã hội phò sinh và một tương lai mới, nơi chúng ta hợp lực vì mục đích hành động cùng nhau.”
Về những thay đổi đối với luật phá thai đã được cơ quan hành pháp của chính phủ thông qua, Carmen Fernández de la Cigoña, giám đốc Viện Nghiên cứu Gia đình thuộc Trung tâm Nghiên cứu Đại học, than thở rằng Đảng Công Nhân Xã Hội Tây Ban Nha “muốn làm cho chúng ta thấy rằng hoàn toàn là hợp đạo đức khi đứa con gái mới 16 tuổi có thể đi phá thai mà gia đình không hề hay biết, bất kể đó là những người yêu thương và quan tâm đến họ nhất.”
Việc cải cách luật phá thai đã được Hội đồng Bộ trưởng Tây Ban Nha thông qua vào ngày 17/5. Trong số những điều khác, dự luật sẽ cho phép các cô gái từ 16 tuổi trở lên được phá thai mà không cần sự đồng ý của cha mẹ.
Dự luật sẽ được đưa ra trước Đại hội đại biểu, tức là Hạ viện của Tây Ban Nha, để tranh luận và biểu quyết, sau đó chuyển đến Thượng viện.
Fernández de la Cigoña cho biết chính phủ muốn thay đổi thực tế và nói rằng “giết người là tốt và từ bi” trong khi “quan tâm, cầu nguyện, giúp đỡ những người cần giúp đỡ là điều xấu xa”.
“Bạn không thể quyết định ai sống ai chết hoặc thúc ép xã hội làm như vậy,” cô nói.
Nayeli Rodríguez, điều phối viên quốc gia của chiến dịch 40 Ngày cho cuộc sống ở Tây Ban Nha - đại diện cho hơn 200 tổ chức đã cùng tham gia tuần hành - lưu ý rằng hơn 2,5 triệu ca phá thai đã được thực hiện ở Tây Ban Nha kể từ khi luật phá thai có hiệu lực vào năm 1985.
Source:Catholic News Agency