Hình ảnh Thánh Giuse, người cha gia đình.
Trong dân gian xưa nay có ngạn ngữ: Cha nào con nấy!
Ngạn ngữ này nói lên nhận xét về đời sống của người con trong tương quan liên hệ với cha người đó về nhiều khía cạnh khác nhau.
Phúc âm viết thuật lại, Chúa Giêsu là con bác thợ mộc (Mt 13,55). Bác thợ mộc người cha nuôi Chúa Giesu là (Thánh cả) Giuse, hàng xóm láng giềng với dân cư làng quê Nazareth cùng thời cách đây hơn hai ngàn năm. Và Chúa Giêsu cũng làm nghề thợ mộc như người cha Giuse của mình (Mc 6,3).
Người cha trưởng gia đình ngoài trách nhiệm căn bản lo no cơm ấm áo cho vợ con, còn là người có liên hệ mật thiết nếp sống phần tinh thần với con của mình: tình phụ tử.
Chúa Giêsu là con Thiên Chúa, nhưng sinh trưởng trong gia đình trần gian có cha mẹ. Người cha Giuse được Thiên Chúa tuyển chọn làm cha nuôi Chúa Giêsu giữa con người trên quê hương làng quê Nazareth nước Do Thái.
Giuse vâng theo sứ mạng Thiên Chúa trao cho qua lời Thiên Thân báo nói cho biết (Mt 1,18-25), nhận trách nhiệm là người cha nuôi Giêsu. Giuse đã trao tặng Giesu tình phụ tử. Và qua đó Giuse cùng với Đức Mẹ Maria đã mang đến cho trẻ Giêsu, Con Thiên Chúa, nôi tổ ấm gia đình là quê hương cho đời sống làm người trên trần gian.
Trong không gian và bầu không khí đó trẻ Giêsu đã phát triển lớn lên thành người khôn lớn về thân thể lẫn trí khôn tinh thần cùng ý chí.
Trong quê hương gia đình đó trẻ Giêsu đã học hỏi được những căn bản sống làm người về những phương diện nếp sống tinh thần đạo giáo truyền thống của tổ tiên dân tộc, nghề nghiệp làm ăn sinh sống, cùng cung cách cư xử với nhân quần xã hội trong đời sống.
Trong quê hương gia đình đó trẻ Giêsu dần lớn lên được chỉ dạy cùng sống trải qua những biến cố đời sống xã hội. Và qua đó học hỏi thêm nhiều những kinh nghiệm qúy báu làm hành trang cho đời sống về nhiều khía cạnh, trong tương quan với Thiên Chúa trên trời, và với cha mẹ họ hàng gia đình, với hàng xóm láng giềng và bạn bè.
Người cha Giuse cùng với Đức Mẹ Maria đã là người đào tạo gíao dục trẻ Giêsu. Phải, ông là vị linh hướng cho đời sống Giêsu từ thời còn là trẻ thơ, thời niên thiếu phát triển lớn lên.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô khi suy tư về vai trò của người cha trưởng gia đình, đã hướng tầm nhìn tới hình ảnh người cha Giuse: “ Nơi mỗi trẻ em ẩn dấu một bí ẩn mầu nhiệm cho đời sống thể xác cũng như tâm tính tinh thần của riêng em bé. Sự thể này chỉ được phát triển bung nở ra với sự giúp đỡ của người cha gia đình thôi, khi ông tôn trọng sự tự do của con mình.”
Trách nhiệm bổn phận của người cha gia đình là cùng cộng tác vào để giúp phát triển mầu nhiệm bí ẩn nơi người con của mình. Đó là điều cao qúi và không gì đẹp hơn, cho dù có khó khăn. Nhưng lại là điều căn bản góp phần xây dựng cá tính, khả năng riêng biệt nơi mỗi con người.
Giêsu là một trẻ em sinh ra đời như bao trẻ em khác. Nhưng nơi trẻ Giêsu ẩn dấu mầu nhiệm đặc biệt: là Con Thiên Chúa ( Mt 27,54), là Ngôi Lời của Thiên Chúa ( Ga 1,14) sinh xuống làm người trên trần gian.
Mang trong người mầu nhiệm ẩn dấu là Con Thiên Chúa, nhưng đồng thời trẻ Giêsu cũng là con người với xương thịt máu mủ. Trẻ Giêsu như thế không phải là một siêu nhân bay rơi xuống trần gian từ trời, như một “ Batman”. Không, trẻ Giêsu là một con người có thân xác hình hài cùng trí khôn tinh thần, như trong Kinh Tin Kính chúng ta tuyên tín: Người đã nhập thể trong cung lòng trinh nữ Maria, và đã làm người”.
Vì thế trẻ Giêsu cần người đồng hành bên cạnh, săn sóc đào tạo giáo dục như Thánh Giuse. Qua sự chỉ dẫn giáo dục của người cha Giuse, trẻ Giesu đã học hỏi được những điều căn bản hữu ích cho đời sống làm người của mình từ những việc nhỏ đơn giản cùng thực tế cho đời sống.Và như thế mầu nhiệm ẩn dấu nơi bản tính con người Giêsu được phát triển bung nở ra.
Người cha Giuse không chỉ hướng dẫn trẻ Giesu những việc cho đời sống thực tế con người, nhưng còn cả phần nếp sống đạo đức tinh thần nữa. Như phúc âm thuật lại, Giuse hằng năm theo tập tục nếp sống đạo đức của Do Thái giáo, đưa gia đình đi hành hương lên đền thánh Jerusalem vào dịp mừng lễ Vượt Qua. (Lc 2,41).
Cha Giuse đã cùng với Đức Mẹ Maria giúp trẻ Giêsu làm quen với nếp sống tập tục tôn giáo của Do Thái thời lúc đó. Đây là hình ảnh mẫu gương sống động của một người cha trưởng gia đình có trách nhiệm giáo dục đời sống tinh thần cho con mình.
Thánh Giuse khi xưa đã là người đồng hành quan trọng cho đời sống trẻ Giesu. Và ngài, theo tâm tình niềm tin đạo đức, cũng là người đồng hành cho đời sống chúng ta nữa. Nơi ngài, như trẻ Giêsu, chúng ta học hỏi được những đức tính tốt của một vị trưởng gia đình,
“ Có thể tóm gọn cách thánh Giuse sống ơn gọi của ngài vào một đức tính quan trọng, đó là khôn ngoan.
Khôn ngoan, khi ngài khéo giữ được sự âm thầm lặng lẽ, hiền lành và khiêm tốn. Tránh ồn ào, phô trương, áp đặt.
Khôn ngoan, khi ngài biết chọn con đường vòng, để tránh nguy cho Chúa, ngài từ Ai Cập trở về quê nhà bằng con đường rẽ xa đường chính.
Khôn ngoan, khi ngài dùng một phương tiện nghèo, nhưng mạnh khỏe dẻo dai, để di chuyển, đó là con lừa.
Khôn ngoan, khi ngài khéo lo cho gia đình đủ ăn đủ mặc, khỏe mạnh, không phải lệ thuộc, mà còn có thể giúp được người khác.
Khôn ngoan, khi ngài thấy mình đã hoàn thành sứ vụ được trao, thì xin được chết một cách lặng lẽ trong tay Ðức Mẹ và Chúa Giêsu, coi đó là cái chết hạnh phúc.
Nếu ơn gọi của thánh Giuse là giới thiệu và bảo vệ con đường cứu độ của Chúa, thì ngài đã hoàn tất ơn gọi đó một cách khiêm nhường đầy khôn ngoan và bén nhạy. “ ( Giám mục GB. BùiTuần, Một chút suy nghĩ về Thánh Giuse).
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Trong dân gian xưa nay có ngạn ngữ: Cha nào con nấy!
Ngạn ngữ này nói lên nhận xét về đời sống của người con trong tương quan liên hệ với cha người đó về nhiều khía cạnh khác nhau.
Phúc âm viết thuật lại, Chúa Giêsu là con bác thợ mộc (Mt 13,55). Bác thợ mộc người cha nuôi Chúa Giesu là (Thánh cả) Giuse, hàng xóm láng giềng với dân cư làng quê Nazareth cùng thời cách đây hơn hai ngàn năm. Và Chúa Giêsu cũng làm nghề thợ mộc như người cha Giuse của mình (Mc 6,3).
Người cha trưởng gia đình ngoài trách nhiệm căn bản lo no cơm ấm áo cho vợ con, còn là người có liên hệ mật thiết nếp sống phần tinh thần với con của mình: tình phụ tử.
Chúa Giêsu là con Thiên Chúa, nhưng sinh trưởng trong gia đình trần gian có cha mẹ. Người cha Giuse được Thiên Chúa tuyển chọn làm cha nuôi Chúa Giêsu giữa con người trên quê hương làng quê Nazareth nước Do Thái.
Giuse vâng theo sứ mạng Thiên Chúa trao cho qua lời Thiên Thân báo nói cho biết (Mt 1,18-25), nhận trách nhiệm là người cha nuôi Giêsu. Giuse đã trao tặng Giesu tình phụ tử. Và qua đó Giuse cùng với Đức Mẹ Maria đã mang đến cho trẻ Giêsu, Con Thiên Chúa, nôi tổ ấm gia đình là quê hương cho đời sống làm người trên trần gian.
Trong không gian và bầu không khí đó trẻ Giêsu đã phát triển lớn lên thành người khôn lớn về thân thể lẫn trí khôn tinh thần cùng ý chí.
Trong quê hương gia đình đó trẻ Giêsu đã học hỏi được những căn bản sống làm người về những phương diện nếp sống tinh thần đạo giáo truyền thống của tổ tiên dân tộc, nghề nghiệp làm ăn sinh sống, cùng cung cách cư xử với nhân quần xã hội trong đời sống.
Trong quê hương gia đình đó trẻ Giêsu dần lớn lên được chỉ dạy cùng sống trải qua những biến cố đời sống xã hội. Và qua đó học hỏi thêm nhiều những kinh nghiệm qúy báu làm hành trang cho đời sống về nhiều khía cạnh, trong tương quan với Thiên Chúa trên trời, và với cha mẹ họ hàng gia đình, với hàng xóm láng giềng và bạn bè.
Người cha Giuse cùng với Đức Mẹ Maria đã là người đào tạo gíao dục trẻ Giêsu. Phải, ông là vị linh hướng cho đời sống Giêsu từ thời còn là trẻ thơ, thời niên thiếu phát triển lớn lên.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô khi suy tư về vai trò của người cha trưởng gia đình, đã hướng tầm nhìn tới hình ảnh người cha Giuse: “ Nơi mỗi trẻ em ẩn dấu một bí ẩn mầu nhiệm cho đời sống thể xác cũng như tâm tính tinh thần của riêng em bé. Sự thể này chỉ được phát triển bung nở ra với sự giúp đỡ của người cha gia đình thôi, khi ông tôn trọng sự tự do của con mình.”
Trách nhiệm bổn phận của người cha gia đình là cùng cộng tác vào để giúp phát triển mầu nhiệm bí ẩn nơi người con của mình. Đó là điều cao qúi và không gì đẹp hơn, cho dù có khó khăn. Nhưng lại là điều căn bản góp phần xây dựng cá tính, khả năng riêng biệt nơi mỗi con người.
Giêsu là một trẻ em sinh ra đời như bao trẻ em khác. Nhưng nơi trẻ Giêsu ẩn dấu mầu nhiệm đặc biệt: là Con Thiên Chúa ( Mt 27,54), là Ngôi Lời của Thiên Chúa ( Ga 1,14) sinh xuống làm người trên trần gian.
Mang trong người mầu nhiệm ẩn dấu là Con Thiên Chúa, nhưng đồng thời trẻ Giêsu cũng là con người với xương thịt máu mủ. Trẻ Giêsu như thế không phải là một siêu nhân bay rơi xuống trần gian từ trời, như một “ Batman”. Không, trẻ Giêsu là một con người có thân xác hình hài cùng trí khôn tinh thần, như trong Kinh Tin Kính chúng ta tuyên tín: Người đã nhập thể trong cung lòng trinh nữ Maria, và đã làm người”.
Vì thế trẻ Giêsu cần người đồng hành bên cạnh, săn sóc đào tạo giáo dục như Thánh Giuse. Qua sự chỉ dẫn giáo dục của người cha Giuse, trẻ Giesu đã học hỏi được những điều căn bản hữu ích cho đời sống làm người của mình từ những việc nhỏ đơn giản cùng thực tế cho đời sống.Và như thế mầu nhiệm ẩn dấu nơi bản tính con người Giêsu được phát triển bung nở ra.
Người cha Giuse không chỉ hướng dẫn trẻ Giesu những việc cho đời sống thực tế con người, nhưng còn cả phần nếp sống đạo đức tinh thần nữa. Như phúc âm thuật lại, Giuse hằng năm theo tập tục nếp sống đạo đức của Do Thái giáo, đưa gia đình đi hành hương lên đền thánh Jerusalem vào dịp mừng lễ Vượt Qua. (Lc 2,41).
Cha Giuse đã cùng với Đức Mẹ Maria giúp trẻ Giêsu làm quen với nếp sống tập tục tôn giáo của Do Thái thời lúc đó. Đây là hình ảnh mẫu gương sống động của một người cha trưởng gia đình có trách nhiệm giáo dục đời sống tinh thần cho con mình.
Thánh Giuse khi xưa đã là người đồng hành quan trọng cho đời sống trẻ Giesu. Và ngài, theo tâm tình niềm tin đạo đức, cũng là người đồng hành cho đời sống chúng ta nữa. Nơi ngài, như trẻ Giêsu, chúng ta học hỏi được những đức tính tốt của một vị trưởng gia đình,
“ Có thể tóm gọn cách thánh Giuse sống ơn gọi của ngài vào một đức tính quan trọng, đó là khôn ngoan.
Khôn ngoan, khi ngài khéo giữ được sự âm thầm lặng lẽ, hiền lành và khiêm tốn. Tránh ồn ào, phô trương, áp đặt.
Khôn ngoan, khi ngài biết chọn con đường vòng, để tránh nguy cho Chúa, ngài từ Ai Cập trở về quê nhà bằng con đường rẽ xa đường chính.
Khôn ngoan, khi ngài dùng một phương tiện nghèo, nhưng mạnh khỏe dẻo dai, để di chuyển, đó là con lừa.
Khôn ngoan, khi ngài khéo lo cho gia đình đủ ăn đủ mặc, khỏe mạnh, không phải lệ thuộc, mà còn có thể giúp được người khác.
Khôn ngoan, khi ngài thấy mình đã hoàn thành sứ vụ được trao, thì xin được chết một cách lặng lẽ trong tay Ðức Mẹ và Chúa Giêsu, coi đó là cái chết hạnh phúc.
Nếu ơn gọi của thánh Giuse là giới thiệu và bảo vệ con đường cứu độ của Chúa, thì ngài đã hoàn tất ơn gọi đó một cách khiêm nhường đầy khôn ngoan và bén nhạy. “ ( Giám mục GB. BùiTuần, Một chút suy nghĩ về Thánh Giuse).
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long