Hình ảnh thập gía Chúa Giêsu Kitô
Hằng ngày người Công Giáo từ lúc thức dậy cho tới chiều tối có tập tục đạo đức dùng bàn tay làm dấu thập gía Chúa Giêsu trên thân mình, để cầu xin chúc phúc lành của Chúa Giêsu Kitô, Đấng là Thiên Chúa đã hy sinh chết trên đó mang lại chúc lành cho con người.
Khắp nơi trên tháp các thánh đường có dựng cây thập gía. Rồi nơi phần mộ người qua đời cũng dựng hay vẽ khắc hình tượng cây thập gía.
Và hội chữ thập đỏ lấy hình thập gía làm “Logo” cho hội.
Chúa Giêsu bị kết án đóng đinh trên thập gía khoảng năm 33., đâu có ai nghĩ đến cây thập gía của Chúa Giêsu đã biến đổi thành cây cứu rỗi chữa lành nhờ sự hy sinh của Chúa Giêsu. Nhưng sau này, khi Chúa Giêsu đã sống lại rồi trở về trời, người ta mới đi tìm những dấu tích thánh của Chúa Giêsu khi xưa, để tôn kính.
Vào thế kỷ thứ tư cây thập gía (bằng gỗ) đóng đinh Chúa Giêsu ngày xưa đã được tìm thấy trong một bờ giếng đã bị chôn vùi lấp sâu kín trong lòng đất năm 320.
Và ngày 13.09.335 dịp khánh thành vương cung thánh đường nơi an táng Chúa Giêsu ngày xưa nơi mđồi Golgotha, cây thập gía vừa được tìm thấy được dương lên cao cho mọi người tôn kính. Đây là công đức nỗ lực của Thánh nữ Helena, mẹ hoàng đế Constantino của đế quốc Roma, trong việc tìm kiếm và tôn kính thập gía Chúa Giêsu.
Lễ tôn kính thập gía Chúa Giêsu ngày 14.09.335 đánh dấu bước ngoặt khởi đầu mới trong toàn đế quốc Roma thời đó: đạo Công Giáo được chính thức công nhận. Hoàng đế Constanstino ra chiếu chỉ thay vì tôn thờ thần mặt trời ( Sol invictus), giờ đây tôn thờ Thiên Chúa của Kitô giáo.
Giáo Hội Công Giáo bắt đầu phát triển thành tôn giáo chính thức trong đời sống xã hội, sau nhiều thế kỷ bị cấm đoàn bắt bớ. Nền văn minh Kitô Giáo từ ngày đó bén rễ sâu trong đời sống văn hóa xã hội, với những sáng kiến về nghệ thuật điêu khắc, văn chương thần học, xây dựng thánh đường theo hình thập gía, những cung cách sống đạo.
Hội Thánh Công Giáo Roma mừng kính lễ kính thập gía Chúa Giêsu ngày 14.09. từ thế lỷ thứ 7. sau Chúa giáng sinh.
Trong đời sống xưa nay ai cũng đều phải trải qua những chặng đường thập gía.
Có những em bé vừa khi lọt lòng mẹ, mở mắt chào đời, đã phải chịu cảnh sống xa cha mẹ ngăn cách trong lồng kính hằng những tháng năm liên tục. Vì em sinh thiếu tháng, hay phải giải phẫu nối ráp cơ quan trong người bị khiếm khuyết không đầy đủ, không lành mạnh. Hay phải sống trong cảnh bơ vơ mồ côi vì cha mẹ mất sớm.
Có những bạn trẻ thanh thiếu niên lớn lên chỉ quanh quẩn trong chu vi của giường ngủ, hay cái xe lăn di chuyển thôi.
Có những người đang tuổi trung niên đầy sức sống vươn lên. Nhưng bỗng dưng tâm trí bị phân tán hay khựng lại, hướng suy nghĩ phát triển ngày càng đi xuống. Họ sống trong sợ hãi mặc cảm.
Từ gần hai năm nay nhân loại sống trong cơn khủng hoảng lo sợ. Vì đại dịch Covid 19 đe dọa sức khoẻ đời sống khiến mọi trong mọi sinh hoạt bị ngăn cản cùng ngưng đình trệ. Vì tình trạng đó có những người, những nơi lâm vào tình trạng thiếu lương thực, thiếu thuốc men y tế...Nhân loại trải qua giai đoạn con đường chịu đựng vác thập gía.
Ngày nay có nhiều người, đa số là người Trẻ, như bên Assi, bên cộng đòan Taizé, bên Santiago, bên Međjugory...đeo mang trên mình hình Thánh gía chữ T. Kiểu hình này do Thánh Phanxicô khó khăn thành Assi năm xưa phổ biến loan truyền.
Trong sách ngôn sứ Ezechiel ( 9,4-6) nói đến những ai mang hình chữ Thập T trên trán được cứu độ tha thứ khỏi chết. T = Taw là mẫu tự cuối cùng trong bảng vần mẫu tự của Do Thái. Theo cách viết cổ xưa được viết như hình thánh gía. Mẫu tự T= thau trong tiếng Hy lạp cũng vậy.
Trong sách Khải huyền (7,1-4) Thánh Gioan đã nhìn thấy 140.000 người có dấu ấn trên trán trên trời. Các Thánh giáo phụ hiểu dấu ấn đó là chữ T.
Thập gía cuộc đời có rất nhiều hình dạng khác nhau tùy nơi mỗi người, nơi mỗi hoàn cảnh giai đoạn đời sống. Không có cuộc đời nào mà không có thập gía.
Thập gía là gánh nặng. Nhưng đồng thời cũng là đối lực đà thúc đẩy cố gắng vươn lên tìm niềm vui sống vượt qua khó khăn, nhất là nhìn lên Đấng đã bị đóng đinh trên đó mang lại ơn cứu rỗi cho con người.
Mỗi khi làm dấu Thánh gía, hay đeo Thánh gía trên người cùng nhìn lên Thánh gía Chúa Giêsu, là tuyên xưng dấu hiệu ân đức cứu độ của Thiên Chúa cho con người.
Và cùng liên đới cảm thông với những người cũng như mình phải chịu đựng vác thập gía trong đời sống.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Hằng ngày người Công Giáo từ lúc thức dậy cho tới chiều tối có tập tục đạo đức dùng bàn tay làm dấu thập gía Chúa Giêsu trên thân mình, để cầu xin chúc phúc lành của Chúa Giêsu Kitô, Đấng là Thiên Chúa đã hy sinh chết trên đó mang lại chúc lành cho con người.
Khắp nơi trên tháp các thánh đường có dựng cây thập gía. Rồi nơi phần mộ người qua đời cũng dựng hay vẽ khắc hình tượng cây thập gía.
Và hội chữ thập đỏ lấy hình thập gía làm “Logo” cho hội.
Chúa Giêsu bị kết án đóng đinh trên thập gía khoảng năm 33., đâu có ai nghĩ đến cây thập gía của Chúa Giêsu đã biến đổi thành cây cứu rỗi chữa lành nhờ sự hy sinh của Chúa Giêsu. Nhưng sau này, khi Chúa Giêsu đã sống lại rồi trở về trời, người ta mới đi tìm những dấu tích thánh của Chúa Giêsu khi xưa, để tôn kính.
Vào thế kỷ thứ tư cây thập gía (bằng gỗ) đóng đinh Chúa Giêsu ngày xưa đã được tìm thấy trong một bờ giếng đã bị chôn vùi lấp sâu kín trong lòng đất năm 320.
Và ngày 13.09.335 dịp khánh thành vương cung thánh đường nơi an táng Chúa Giêsu ngày xưa nơi mđồi Golgotha, cây thập gía vừa được tìm thấy được dương lên cao cho mọi người tôn kính. Đây là công đức nỗ lực của Thánh nữ Helena, mẹ hoàng đế Constantino của đế quốc Roma, trong việc tìm kiếm và tôn kính thập gía Chúa Giêsu.
Lễ tôn kính thập gía Chúa Giêsu ngày 14.09.335 đánh dấu bước ngoặt khởi đầu mới trong toàn đế quốc Roma thời đó: đạo Công Giáo được chính thức công nhận. Hoàng đế Constanstino ra chiếu chỉ thay vì tôn thờ thần mặt trời ( Sol invictus), giờ đây tôn thờ Thiên Chúa của Kitô giáo.
Giáo Hội Công Giáo bắt đầu phát triển thành tôn giáo chính thức trong đời sống xã hội, sau nhiều thế kỷ bị cấm đoàn bắt bớ. Nền văn minh Kitô Giáo từ ngày đó bén rễ sâu trong đời sống văn hóa xã hội, với những sáng kiến về nghệ thuật điêu khắc, văn chương thần học, xây dựng thánh đường theo hình thập gía, những cung cách sống đạo.
Hội Thánh Công Giáo Roma mừng kính lễ kính thập gía Chúa Giêsu ngày 14.09. từ thế lỷ thứ 7. sau Chúa giáng sinh.
Trong đời sống xưa nay ai cũng đều phải trải qua những chặng đường thập gía.
Có những em bé vừa khi lọt lòng mẹ, mở mắt chào đời, đã phải chịu cảnh sống xa cha mẹ ngăn cách trong lồng kính hằng những tháng năm liên tục. Vì em sinh thiếu tháng, hay phải giải phẫu nối ráp cơ quan trong người bị khiếm khuyết không đầy đủ, không lành mạnh. Hay phải sống trong cảnh bơ vơ mồ côi vì cha mẹ mất sớm.
Có những bạn trẻ thanh thiếu niên lớn lên chỉ quanh quẩn trong chu vi của giường ngủ, hay cái xe lăn di chuyển thôi.
Có những người đang tuổi trung niên đầy sức sống vươn lên. Nhưng bỗng dưng tâm trí bị phân tán hay khựng lại, hướng suy nghĩ phát triển ngày càng đi xuống. Họ sống trong sợ hãi mặc cảm.
Từ gần hai năm nay nhân loại sống trong cơn khủng hoảng lo sợ. Vì đại dịch Covid 19 đe dọa sức khoẻ đời sống khiến mọi trong mọi sinh hoạt bị ngăn cản cùng ngưng đình trệ. Vì tình trạng đó có những người, những nơi lâm vào tình trạng thiếu lương thực, thiếu thuốc men y tế...Nhân loại trải qua giai đoạn con đường chịu đựng vác thập gía.
Ngày nay có nhiều người, đa số là người Trẻ, như bên Assi, bên cộng đòan Taizé, bên Santiago, bên Međjugory...đeo mang trên mình hình Thánh gía chữ T. Kiểu hình này do Thánh Phanxicô khó khăn thành Assi năm xưa phổ biến loan truyền.
Trong sách ngôn sứ Ezechiel ( 9,4-6) nói đến những ai mang hình chữ Thập T trên trán được cứu độ tha thứ khỏi chết. T = Taw là mẫu tự cuối cùng trong bảng vần mẫu tự của Do Thái. Theo cách viết cổ xưa được viết như hình thánh gía. Mẫu tự T= thau trong tiếng Hy lạp cũng vậy.
Trong sách Khải huyền (7,1-4) Thánh Gioan đã nhìn thấy 140.000 người có dấu ấn trên trán trên trời. Các Thánh giáo phụ hiểu dấu ấn đó là chữ T.
Thập gía cuộc đời có rất nhiều hình dạng khác nhau tùy nơi mỗi người, nơi mỗi hoàn cảnh giai đoạn đời sống. Không có cuộc đời nào mà không có thập gía.
Thập gía là gánh nặng. Nhưng đồng thời cũng là đối lực đà thúc đẩy cố gắng vươn lên tìm niềm vui sống vượt qua khó khăn, nhất là nhìn lên Đấng đã bị đóng đinh trên đó mang lại ơn cứu rỗi cho con người.
Mỗi khi làm dấu Thánh gía, hay đeo Thánh gía trên người cùng nhìn lên Thánh gía Chúa Giêsu, là tuyên xưng dấu hiệu ân đức cứu độ của Thiên Chúa cho con người.
Và cùng liên đới cảm thông với những người cũng như mình phải chịu đựng vác thập gía trong đời sống.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long