Ngày 30.04.2000 Đức Thánh giáo hoàng Phaolô II. đã tuyên phong Nữ tu Faustyna Kowalska lên hàng hiển Thánh trong Hội Thánh Công Giáo. Và ngài thiết lập lễ kính lòng Chúa thương xót hằng năm vào ngày Chúa nhật thứ hai sau lễ Chúa Phục sinh, ngày này xưa nay trong Hội Thánh là chúa nhật áo trắng.
Trong ngày chúa nhật này phụng vụ tập trung hướng về Chúa Giêsu Kiô phục sinh với biến cố Chúa Kitô hiện ra với các Tông đồ chúc lành bình an cho các Ông. Và dịp này Chúa Kitô phục sinh đã cho các tông đồ nhìn thấy những vết thương nơi thân thể mình đã chịu khổ hình lúc trước để chứng minh cho các Ông, nhất là cho ông Tông đồ Toma, người còn hoài nghi do dự về Chúa Kitô đã phục sinh sống lại từ cõi người chết.
Những vết thương nơi thân thể Chúa Kitô phục sinh đã chịu khổ hình bị đóng đinh vào thập gía là những dấu vết chỉ về tình yêu lòng thương xót của Ngài mang lại ơn cứu chuộc cho con người khỏi hình phạt của tội lỗi.
Đức Thánh giáo hoàng Phaolô đệ nhị, có tên là Karol Józef Wojtyła, khi còn trẻ đã tu học thần học ở chủng viện Tổn giáo phận Cracovie cách bí mật trong thời kỷ thế chiến thứ hai lúc đó đang bị quân đội Đức quốc xã xâm chiếm cai trị nước Balan.
Karol Wojtila sau đó còn bị cưỡng bách đi lao động. Trong thời gian này, ngài thường lui tới thăm viếng tu viện gần đó, nơi nữ tu Faustyna đã sống trải qau đời tu trì. Mỗi lần đến thăm tu viện, ngài thường đến qùi gối cầu nguyện nơi mộ nữ tu Faustyna ( 25.08.1905 - 05.10.1938) trong khuôn viên tu viện.
Nữ tu Faustyna sống đời tu trì 13 năm trong tu viện. Nhưng chị không đảm nhận một bổn phận trách nhiệm mang tính cách hướng dẫn giáo dục nào. Chị chỉ làm việc trong nhà bếp lo việc nấu ăn, làm vườn và canh cổng. Đời sống như thế thu gọn trong nội cung tu viện, có thể nói là đơn điệu một chiều! Nhưng chị lại có đời sống tinh thần nội tâm đạo đức sâu sắc khác thường liên kết thâm sâu với Chúa. Qua đời sống nội tâm chiêm niệm chị đã được trải qua những thị kiến thần thánh, được đón nhận được những lời của Chúa Giêsu nói với chị.
Ngày 22.02.1931 lần đầu tiên nữ tu Faustyna đã nhìn thấy Chúa Giêu Kitô đang dang rộng mở tay chúc lành, mặc áo mầu trắng và chị nghe thấy tiếng Chúa nói trao cho việc phải làm: „ Con hãy vẽ một tấm hình về Cha như con đang thấy Cha cùng với dòng chữ: Lạy Chúa Giêsu, con tin cậy vào Chúa!“
Trong nhật ký của Thánh nữ còn có thêm những lời Chúa Giêsu nói: „ …Cha hứa những tâm hồn nào tôn kính bức ảnh này, sẽ không bị bỏ quên lạc mất…Cha mong ước, bức ảnh này, mà con vẽ bằng bút mực, tốt nhất vào ngày chúa nhật thứ nhất sau lễ phục sinh được long trọng khánh thành tôn kính. Ngày chúa nhật này là lễ mừng kính lòng Chúa thương xót.“.
Sứ vụ này nữ tu Faustyna đã được nhìn thấy trong thị kiến nội tâm xuất thần, nhưng đối với con mắt con người khó hiểu. Lòng thương xót không có thể trình bày trắng đen ra được. Vì thế trong dòng thời gian cũng có nhiều bức hình khác nữa vẽ Chúa Giêsu Kitô, như Thánh nữ Faustyna đã vẽ thuật lại, với dòng chữ “ Lạy Chúa Giêsu, con tin cậy vào Chúa!“.
„ Qua sự sống lại Chúa Giêsu Kitô đã trao tặng những tín hữu của Ngài sự hiệp nhất mới vững mạnh hơn lúc trước và không bị đè bẹp. Vì sự hiệp nhất này không dựa trên sức lực con người, nhưng trên căn bản lòng thương xót của Thiên Chúa, mà họ cảm nhận được Chúa yêu thương cùng tha thứ làm hòa.
Đó là lòng thương xót của tình yêu Thiên Chúa, mà ngày nay cũng như ngày xưa Hội Thánh hằng vững mạnh hợp nhất lại, cho nhân loại làm thành một gia đình. Tình yêu thương của Thiên Chúa ban ơn tha thứ tội lỗi cho con người qua Chúa Guêsu Kitô đã chịu khổ hình, đã chết trên thập gía và đã sống lại. „( Đức Giáo Hoàng Benedictô 16.)
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Trong ngày chúa nhật này phụng vụ tập trung hướng về Chúa Giêsu Kiô phục sinh với biến cố Chúa Kitô hiện ra với các Tông đồ chúc lành bình an cho các Ông. Và dịp này Chúa Kitô phục sinh đã cho các tông đồ nhìn thấy những vết thương nơi thân thể mình đã chịu khổ hình lúc trước để chứng minh cho các Ông, nhất là cho ông Tông đồ Toma, người còn hoài nghi do dự về Chúa Kitô đã phục sinh sống lại từ cõi người chết.
Những vết thương nơi thân thể Chúa Kitô phục sinh đã chịu khổ hình bị đóng đinh vào thập gía là những dấu vết chỉ về tình yêu lòng thương xót của Ngài mang lại ơn cứu chuộc cho con người khỏi hình phạt của tội lỗi.
Karol Wojtila sau đó còn bị cưỡng bách đi lao động. Trong thời gian này, ngài thường lui tới thăm viếng tu viện gần đó, nơi nữ tu Faustyna đã sống trải qau đời tu trì. Mỗi lần đến thăm tu viện, ngài thường đến qùi gối cầu nguyện nơi mộ nữ tu Faustyna ( 25.08.1905 - 05.10.1938) trong khuôn viên tu viện.
Nữ tu Faustyna sống đời tu trì 13 năm trong tu viện. Nhưng chị không đảm nhận một bổn phận trách nhiệm mang tính cách hướng dẫn giáo dục nào. Chị chỉ làm việc trong nhà bếp lo việc nấu ăn, làm vườn và canh cổng. Đời sống như thế thu gọn trong nội cung tu viện, có thể nói là đơn điệu một chiều! Nhưng chị lại có đời sống tinh thần nội tâm đạo đức sâu sắc khác thường liên kết thâm sâu với Chúa. Qua đời sống nội tâm chiêm niệm chị đã được trải qua những thị kiến thần thánh, được đón nhận được những lời của Chúa Giêsu nói với chị.
Ngày 22.02.1931 lần đầu tiên nữ tu Faustyna đã nhìn thấy Chúa Giêu Kitô đang dang rộng mở tay chúc lành, mặc áo mầu trắng và chị nghe thấy tiếng Chúa nói trao cho việc phải làm: „ Con hãy vẽ một tấm hình về Cha như con đang thấy Cha cùng với dòng chữ: Lạy Chúa Giêsu, con tin cậy vào Chúa!“
Trong nhật ký của Thánh nữ còn có thêm những lời Chúa Giêsu nói: „ …Cha hứa những tâm hồn nào tôn kính bức ảnh này, sẽ không bị bỏ quên lạc mất…Cha mong ước, bức ảnh này, mà con vẽ bằng bút mực, tốt nhất vào ngày chúa nhật thứ nhất sau lễ phục sinh được long trọng khánh thành tôn kính. Ngày chúa nhật này là lễ mừng kính lòng Chúa thương xót.“.
Sứ vụ này nữ tu Faustyna đã được nhìn thấy trong thị kiến nội tâm xuất thần, nhưng đối với con mắt con người khó hiểu. Lòng thương xót không có thể trình bày trắng đen ra được. Vì thế trong dòng thời gian cũng có nhiều bức hình khác nữa vẽ Chúa Giêsu Kitô, như Thánh nữ Faustyna đã vẽ thuật lại, với dòng chữ “ Lạy Chúa Giêsu, con tin cậy vào Chúa!“.
„ Qua sự sống lại Chúa Giêsu Kitô đã trao tặng những tín hữu của Ngài sự hiệp nhất mới vững mạnh hơn lúc trước và không bị đè bẹp. Vì sự hiệp nhất này không dựa trên sức lực con người, nhưng trên căn bản lòng thương xót của Thiên Chúa, mà họ cảm nhận được Chúa yêu thương cùng tha thứ làm hòa.
Đó là lòng thương xót của tình yêu Thiên Chúa, mà ngày nay cũng như ngày xưa Hội Thánh hằng vững mạnh hợp nhất lại, cho nhân loại làm thành một gia đình. Tình yêu thương của Thiên Chúa ban ơn tha thứ tội lỗi cho con người qua Chúa Guêsu Kitô đã chịu khổ hình, đã chết trên thập gía và đã sống lại. „( Đức Giáo Hoàng Benedictô 16.)
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long