Hình ảnh ngày Thứ Sáu tuần thánh
Hằng năm Hội Thánh Công Giáo mừng tuần thánh tưởng nhớ những ngày cuối đời Chúa Giêsu trên trần gian với những đau khổ thương khó chịu nạn của Ngài.
Ngày thứ Sáu tuần thánh là ngày tưởng nhớ Chúa Giêsu bị kết án tử hình bị đóng đinh vào thập gía trên đồi Golgotha, ngài đã chết trên đó và được mai táng trong một huyệt mộ gần sát nơi đó.
Biến cố đau thương đến chết của cuộc đời Chúa Giêsu để lại những dấu vết mang sứ điệp cứu chuộc cho nhân loại.
Chúa Giêsu Kitô bị kết án chịu khổ hình phải vác thập gía và chết trên đó. Ngài là nhân vật chính trung tâm của biến cố đau thương tàn nhẫn này cách đây hơn hai ngàn năm.
Nhưng có những hình ảnh khác nữa cùng xuất hiện trong biến cố cái chết đau thương của Chúa Giêsu.
Những hình ảnh đó được Kinh Thánh phúc âm Chúa Giêsu cùng tương truyền đạo đức viết thuật lại qua những cung cách hành xử với Chúa Giêsu của Quan tổng trấn Philatô, Ông Simon người Syrene, Bà Veronica, và Ông Giuse thành Arimathia.
Quan tổng trấn Philatô, người rửa tay
Philato là vị quan công chức cao cấp của đế quốc Roma. Ông được hòang đế Roma sai đến nước Do Thái cai trị điều khiển trông coi việc hành chính thay cho hòang đế.
Vì thế, các vị tư tế Do Thái đã nại vào lý do chính trị dẫn nộp Chúa Giêsu cho vị này xét xử là một thẩm phán có quyền quyết định số phận tù nhân.
Theo phúc âm thuật lại, Ông không thấy tù nhân Giêsu có tội gì. Ông muốn tha lắm, và chính vợ ông cũng nói với Ông: Xin đừng can dự vao vụ án, vào máu Người này. ( Mt 27, 19)!
Nhưng vì sợ đám đông hò hét đòi lên án Chúa Giêsu, sợ mất thể diện cùng quyền hành. Nên Ông đã khôn khéo chọn hình thức nước đôi theo phương thức chính trị: Lấy nước rửa tay và nói tôi vô can trong vấn đề này.( Mt 27, 24).
Lấy nước rửa tay không phải để cho sạch sẽ. Nhưng Ông đã chọn lối thoát để cho vị thế quyền hành cùng danh tiếng của riêng mình không bị tổn thất lung lay hay gặp rắc rối với hoàng đế cùng dân chúng!
Đây là một cách thế chạy trốn trách nhiệm bảo vệ người vô tội mà chính Ông cũng đã biết rõ.
Có lẽ ngay trong thời điểm sau đó lương tâm Ông đã nói với ông điều gì. Nên ông đã truyền cho viết một tấm bảng đóng gắn trên thập gía Chúa Giêsu dòng chữ: INRI - Giesu Nazareth, Vua dân Do Thái. ( Ga 19,19). Và còn khẳng định với uy quyền quyết định không cho thay đổi, như có lời phản đối và yêu cầu sửa đổi: Điều ta đã viết, đã viết!
Hậu thế từ ngày đó hằng nói đến hành động của Ông đưa đến cái chết của Chúa Giêsu Kitô, mỗi khi người tín hữu Chúa Kitô, ít là hằng tuần vào ngày Chúa nhật, đọc kinh Tin Kính có câu: „Người chịu đóng đinh vào thập giá vì chúng ta, thời quan Phongxiô Philatô“ không phải để ca ngợi hay cám ơn ông. Nhưng để nói lên vào thời điểm lịch sử Chúa Giêsu Kitô đã bị quan tổng trấn Philato lẩn trốn trách nhiệm, cho kết án tử hình trên thập gía!
Ông Simon Syrene, người vác đỡ gánh nặng cây thập gía
Nếu quan Philatô, một vị quan có quyền hành xét xử, đã không làm gì để giúp đỡ bênh vực Chúa Giêsu trong bước đường bị vu không ghét bỏ, thì có một người xa lạ không có liên quan gì tới, lại có hành động ngược hẳn lại: giúp đỡ cùng chia sẻ vác đỡ thập gía cho Chúa Giêsu.
Phúc âm chỉ viết ngắn gọn thuật lại: „Lúc ấy, có một người từ miền quê lên, đi ngang qua đó, tên là Si-môn, gốc Ky-rê-nê. Ông là thân phụ hai ông A-lê-xan-đê và Ru-phô. Chúng bắt ông vác thập giá đỡ Đức Giê-su“ (Mc 15, 21)
Ông Simon không tình nguyên, nhưng bị bắt buộc. Với Ông là một việc qúa ngạc nhiên sửng sốt rất bực dọc khó chịu vượt ngoài sự tưởng tượng suy nghĩ: Dọc đường đi bỗng bị lôi vào vòng lao lý, như cùng bị kết án!
Không biết Ông có cưỡng chống lại, hay nói lời gì phản đối thanh minh cầu cứu không? Nhưng Ông, như phúc âm thuật lại, đã cùng đưa tay kê vai vác thập gía đỡ gánh nậng cho người tử tội Giêsu.
Không có bút tích nói gì về lịch sử đời ông có quen biết Chúa Giêsu trước đó hay không. Nhưng chắc Ông có lòng thương cảm hoàn cảnh người đang trong lúc gặp đau khổ khốn cùng bị hành hạ vác thập gía nặng nề. Bị bắt buộc, nhưng Ông đã không tìm cách bỏ chạy trốn thoát. Trái lại làm công việc cùng giúp đỡ!
Việc làm lòng nhân đạo của Ông thể hiện tinh thần nếp sống, mà Chúa Giêsu đã nói đến như thước đo cho việc thẩm định trong ngày phán xét, khi ra trước tòa Thiên Chúa:
"Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm việc bác ái cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy.“ ( Mt 25,40)
Và Hội Thánh Công Giáo đã thiết lập 14 chặng con đường thập gía Chúa Giesu với hình vẽ khắc và lời đọc để tưởng nhớ và cầu nguyện. Nơi chặng đường Thứ Năm suy ngắm nhắc nhớ đến biến cố Ông Simon vác đỡ thập gía Chúa Giêsu.
Bà Veronica, người trao khăn lau mặt
Trong nếp sống đạo đức có nghi thức suy niệm 14 chặng đường thập gía Chúa Giêsu. Nơi chặng thứ sáu suy niệm cảnh tượng Bà Veronika trao khăn lau mặt cho Chúa Giêsu đang nặng nhọc vác thập gía.
Không có sử sách nào, ngay cả bốn phúc âm Chúa Giêsu cũng không nói đến tên Bà Veronica. Nhưng theo tương truyền đạo đức người phụ nữ có tên Veronica đã có cử chỉ hành động lòng nhân hậu với Chúa Giêsu trên đường vác thập gía đến nơi chịu tử hình.
Quan Philatô đã rửa tay để chối bỏ trách nhiệm nói lên mình vô tội vì sợ đám đông, thì Bà Veronica là người theo dõi cảnh tượng Chúa Giêsu vác thập gía giữa đường, lại mạnh mẽ rẽ đám đông tiến đến gần Chúa Giêsu đang quằn quại trên khuôn mặt tràn đầy mồ hôi và máu chảy trào ra, trao cho ngài chiếc khăn để lau mặt. Bà hành động vì lòng thương cảm với người bị nạn trong cơn mệt nhọc như tuyệt vọng quằn quại mặt mình đầy vết thương máu cùng mồ hôi chảy trào ra.
Bà không sợ đám đông. Vì có thể bị quân lính xua đuổi ngăn cản. Nhưng Bà đã can đảm rẽ họ ra, đi xông vào cho tầm nhìn con mắt và trái tim tâm hồn mình sát gần Chúa Giêsu.
Qua cung cách xử sự như thế, Bà Veronika đã không như Philato tìm cách lẩn trốn trách nhiệm. Nhưng đã chen mình như là người thân có liên hệ vào biến cố đau thương vô nhân đạo muốn nâng đỡ cứu giúp Chúa Giêsu bị kết án gặp thương khó khổ nạn, mà không có ai thương cứu giúp.
Một hành động can đảm cùng nguy hiểm cho đời Bà lúc đó. Nhưng lại mang chiều kích chan chứa lòng đạo đức nhân hậu thương cảm tình người.
Có thể Bà Veronica trước đó đã là người đi theo nghe Chúa Giêus giảng dậy, hay được nói cho biết về Chúa Giêsu. Giờ phút lúc đó lòng thương cảm đã đánh động bừng lên ngọn lửa tình yêu lòng thương cảm như trong bài giảng Tám mối phúc thật, mà Chúa Giêsu đã nói:
„Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương“ ( Mt 4,27).
Theo đạo đức bình dân tên Veronica có nguồn gấc từ tiếng Hylạp „rera eikon“ có nghĩa là“ khuôn mặt đích thực“. Qua tấm khăn lau thể hiện cử chỉ lòng nhân hậu thương cảm của bà Veronica, Chúa Giêsu đã chỉ cho bà khuôn mặt đích thực của ngài: Khuôn mặt tình yêu của Chúa in vào tâm hồn bà và nơi tấm khăn lau.
Giuse thành Arimathia, „người lo huyệt mộ!“
Ông Giuse người thành Arimathia chỉ được phúc âm nói đến vào ngày sau cùng đời Chúa Giêsu với nhiệm vụ lo an táng xác Chúa.( Mt 27,57-60).
Theo Kinh thánh thuật lại vị Giuse thành Arimathia: „là người giầu có, là người lương thiện công chính, là thành viên thế gía trong Hội Đồng. Ông mong đợi Triều đại Thiên Chúa tới. Ông không tán thành quyết định của Thượng Hội Đồng là giết Chúa. Ông mạnh dạn xin Philatô cho tháo xác Chúa. Là người liệm xác Chúa. Là người cho Chúa mượn mộ của mình. Là môn đệ Chúa cách kín đáo vì sợ người Do Thái.“ ( Nguyễn Tầm Thường. Kẻ đi tìm, tr. 207).
Không có sử sách nào viết để lại về thân thế lịch sử của Giuse thành Arimathia. Nhưng Kinh thánh viết thuật lại Ông là môn đệ theo Chúa cách kín đáo.( Phúc âm Thánh Gioan 19,38).
Và như thế Ông có thể đã trực tiếp có lần nghe Chúa Giêsu giảng giáo lý, hay đã được nghe thuật lại những gì Chúa Giêsu đã nói và đã làm. Vì thế tinh thần giáo lý của Chúa đã âm thầm thấm nhập bén rễ sâu vào tâm hồn đời sống Ông.
Khi tận mắt chứng kiến giờ phút thảm kịch tang thương sau cùng của Chúa Giêsu bị đóng đinh chết trên thập gía, Ông đã can đảm cùng với Ông Nicodemo đến xin Quan tổng trấn Philato tháo xác Chúa Giêsu xuống khỏi thập gía, mang tắm rửa tẩm liệm rồi an táng trong ngôi mộ còn mới chưa chôn cất ai do chính ông đã sắm dọn.
Ông đã sống thực hành lời Chúa giảng dậy: „Chôn xác kẻ chết“ ( Mt 5, 1-12 - Kinh thương người có 14 mối, thương xác bảy mối)
Ông Giuse người Arimathia qua cung cách lối sống đó đã mang đến niềm an ủi rất sâu đậm cho Đức Mẹ Maria, cho thân nhân những người tin theo Chúa Giêsu trong cảnh đau buồn tang tóc bơ vơ hoang mang lo sợ: „an ủi kẻ âu lo“.
Cung cách sống như thế là nếp sống của một con người can đảm và có lòng đạo đức nhân hậu.
Trong nếp sống đạo đức của Hội Thánh Công Giáo có tập tục suy ngắm cầu nguyện 14 chặng con đường thập gía Chúa Giesu đã trải qúa. Nơi chặng thứ 13. và 14. tưởng nhớ tới biến cố Ông Giuse thành Arimthia tháo xác Chúa Giêsu xuống khỏi thập gía và mang an táng trong mộ huyệt.
Có thể trong cuộc mai táng Chúa Giêsu do Ông Giuse người Arimathia đứng ra thực hiện cũng có mặt cả Ông Simon và Bà Veronica nữa cùng cộng tác vào công việc đau thương nhân đạo„ chôn xác kẻ chết“ trong dòng nước mắt đau buồn thương cảm không chừng!
Quan Philato đứng ra xét xử vụ án Giêsu đã rửa tay để chạy tội, bỏ mặc Chúa Giêsu cho bị kết án tử hình thập gía.
Ông Simon thành Syrene không bỏ chạy thoát thân. Trái lại cùng giúp đỡ tiếp sức đỡ gánh nặng thập gía cho Chúa Giêsu.
Bà Veronica can đảm chen vào rẽ quân lính quyền lực ra một bên. Tìm cách đến sát bên an ủi giúp đỡ Chúa Giêsu đang trong cơn quằn quại đau thương trao cho tấm khăn lau mồ hôi và máu chảy trên khuôn mặt. Một công việc theo trực gíac của bản tính con người nhất là nơi người phụ nữ, rất đạo đức thấm đậm sâu sắc lòng nhân hậu tình người “ Thăm viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc.“
Ông Giuse người Arimathia can đảm làm công việc trước hết và sau cùng cho đời Chúa Giêsu “ Chôn xác kẻ chết“ ngay trong chính ngôi mộ mà Ông đã mua sắm sẵn cho mình. Một công việc đạo đức chan chứa lòng nhân hậu cùng là vinh dự thánh đức cao cả cho đời Ông.
Thứ Sáu Tuần Thánh
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Hằng năm Hội Thánh Công Giáo mừng tuần thánh tưởng nhớ những ngày cuối đời Chúa Giêsu trên trần gian với những đau khổ thương khó chịu nạn của Ngài.
Ngày thứ Sáu tuần thánh là ngày tưởng nhớ Chúa Giêsu bị kết án tử hình bị đóng đinh vào thập gía trên đồi Golgotha, ngài đã chết trên đó và được mai táng trong một huyệt mộ gần sát nơi đó.
Biến cố đau thương đến chết của cuộc đời Chúa Giêsu để lại những dấu vết mang sứ điệp cứu chuộc cho nhân loại.
Chúa Giêsu Kitô bị kết án chịu khổ hình phải vác thập gía và chết trên đó. Ngài là nhân vật chính trung tâm của biến cố đau thương tàn nhẫn này cách đây hơn hai ngàn năm.
Nhưng có những hình ảnh khác nữa cùng xuất hiện trong biến cố cái chết đau thương của Chúa Giêsu.
Những hình ảnh đó được Kinh Thánh phúc âm Chúa Giêsu cùng tương truyền đạo đức viết thuật lại qua những cung cách hành xử với Chúa Giêsu của Quan tổng trấn Philatô, Ông Simon người Syrene, Bà Veronica, và Ông Giuse thành Arimathia.
Quan tổng trấn Philatô, người rửa tay
Philato là vị quan công chức cao cấp của đế quốc Roma. Ông được hòang đế Roma sai đến nước Do Thái cai trị điều khiển trông coi việc hành chính thay cho hòang đế.
Vì thế, các vị tư tế Do Thái đã nại vào lý do chính trị dẫn nộp Chúa Giêsu cho vị này xét xử là một thẩm phán có quyền quyết định số phận tù nhân.
Theo phúc âm thuật lại, Ông không thấy tù nhân Giêsu có tội gì. Ông muốn tha lắm, và chính vợ ông cũng nói với Ông: Xin đừng can dự vao vụ án, vào máu Người này. ( Mt 27, 19)!
Nhưng vì sợ đám đông hò hét đòi lên án Chúa Giêsu, sợ mất thể diện cùng quyền hành. Nên Ông đã khôn khéo chọn hình thức nước đôi theo phương thức chính trị: Lấy nước rửa tay và nói tôi vô can trong vấn đề này.( Mt 27, 24).
Lấy nước rửa tay không phải để cho sạch sẽ. Nhưng Ông đã chọn lối thoát để cho vị thế quyền hành cùng danh tiếng của riêng mình không bị tổn thất lung lay hay gặp rắc rối với hoàng đế cùng dân chúng!
Đây là một cách thế chạy trốn trách nhiệm bảo vệ người vô tội mà chính Ông cũng đã biết rõ.
Có lẽ ngay trong thời điểm sau đó lương tâm Ông đã nói với ông điều gì. Nên ông đã truyền cho viết một tấm bảng đóng gắn trên thập gía Chúa Giêsu dòng chữ: INRI - Giesu Nazareth, Vua dân Do Thái. ( Ga 19,19). Và còn khẳng định với uy quyền quyết định không cho thay đổi, như có lời phản đối và yêu cầu sửa đổi: Điều ta đã viết, đã viết!
Hậu thế từ ngày đó hằng nói đến hành động của Ông đưa đến cái chết của Chúa Giêsu Kitô, mỗi khi người tín hữu Chúa Kitô, ít là hằng tuần vào ngày Chúa nhật, đọc kinh Tin Kính có câu: „Người chịu đóng đinh vào thập giá vì chúng ta, thời quan Phongxiô Philatô“ không phải để ca ngợi hay cám ơn ông. Nhưng để nói lên vào thời điểm lịch sử Chúa Giêsu Kitô đã bị quan tổng trấn Philato lẩn trốn trách nhiệm, cho kết án tử hình trên thập gía!
Ông Simon Syrene, người vác đỡ gánh nặng cây thập gía
Nếu quan Philatô, một vị quan có quyền hành xét xử, đã không làm gì để giúp đỡ bênh vực Chúa Giêsu trong bước đường bị vu không ghét bỏ, thì có một người xa lạ không có liên quan gì tới, lại có hành động ngược hẳn lại: giúp đỡ cùng chia sẻ vác đỡ thập gía cho Chúa Giêsu.
Phúc âm chỉ viết ngắn gọn thuật lại: „Lúc ấy, có một người từ miền quê lên, đi ngang qua đó, tên là Si-môn, gốc Ky-rê-nê. Ông là thân phụ hai ông A-lê-xan-đê và Ru-phô. Chúng bắt ông vác thập giá đỡ Đức Giê-su“ (Mc 15, 21)
Ông Simon không tình nguyên, nhưng bị bắt buộc. Với Ông là một việc qúa ngạc nhiên sửng sốt rất bực dọc khó chịu vượt ngoài sự tưởng tượng suy nghĩ: Dọc đường đi bỗng bị lôi vào vòng lao lý, như cùng bị kết án!
Không biết Ông có cưỡng chống lại, hay nói lời gì phản đối thanh minh cầu cứu không? Nhưng Ông, như phúc âm thuật lại, đã cùng đưa tay kê vai vác thập gía đỡ gánh nậng cho người tử tội Giêsu.
Không có bút tích nói gì về lịch sử đời ông có quen biết Chúa Giêsu trước đó hay không. Nhưng chắc Ông có lòng thương cảm hoàn cảnh người đang trong lúc gặp đau khổ khốn cùng bị hành hạ vác thập gía nặng nề. Bị bắt buộc, nhưng Ông đã không tìm cách bỏ chạy trốn thoát. Trái lại làm công việc cùng giúp đỡ!
Việc làm lòng nhân đạo của Ông thể hiện tinh thần nếp sống, mà Chúa Giêsu đã nói đến như thước đo cho việc thẩm định trong ngày phán xét, khi ra trước tòa Thiên Chúa:
"Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm việc bác ái cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy.“ ( Mt 25,40)
Và Hội Thánh Công Giáo đã thiết lập 14 chặng con đường thập gía Chúa Giesu với hình vẽ khắc và lời đọc để tưởng nhớ và cầu nguyện. Nơi chặng đường Thứ Năm suy ngắm nhắc nhớ đến biến cố Ông Simon vác đỡ thập gía Chúa Giêsu.
Bà Veronica, người trao khăn lau mặt
Trong nếp sống đạo đức có nghi thức suy niệm 14 chặng đường thập gía Chúa Giêsu. Nơi chặng thứ sáu suy niệm cảnh tượng Bà Veronika trao khăn lau mặt cho Chúa Giêsu đang nặng nhọc vác thập gía.
Không có sử sách nào, ngay cả bốn phúc âm Chúa Giêsu cũng không nói đến tên Bà Veronica. Nhưng theo tương truyền đạo đức người phụ nữ có tên Veronica đã có cử chỉ hành động lòng nhân hậu với Chúa Giêsu trên đường vác thập gía đến nơi chịu tử hình.
Quan Philatô đã rửa tay để chối bỏ trách nhiệm nói lên mình vô tội vì sợ đám đông, thì Bà Veronica là người theo dõi cảnh tượng Chúa Giêsu vác thập gía giữa đường, lại mạnh mẽ rẽ đám đông tiến đến gần Chúa Giêsu đang quằn quại trên khuôn mặt tràn đầy mồ hôi và máu chảy trào ra, trao cho ngài chiếc khăn để lau mặt. Bà hành động vì lòng thương cảm với người bị nạn trong cơn mệt nhọc như tuyệt vọng quằn quại mặt mình đầy vết thương máu cùng mồ hôi chảy trào ra.
Bà không sợ đám đông. Vì có thể bị quân lính xua đuổi ngăn cản. Nhưng Bà đã can đảm rẽ họ ra, đi xông vào cho tầm nhìn con mắt và trái tim tâm hồn mình sát gần Chúa Giêsu.
Qua cung cách xử sự như thế, Bà Veronika đã không như Philato tìm cách lẩn trốn trách nhiệm. Nhưng đã chen mình như là người thân có liên hệ vào biến cố đau thương vô nhân đạo muốn nâng đỡ cứu giúp Chúa Giêsu bị kết án gặp thương khó khổ nạn, mà không có ai thương cứu giúp.
Một hành động can đảm cùng nguy hiểm cho đời Bà lúc đó. Nhưng lại mang chiều kích chan chứa lòng đạo đức nhân hậu thương cảm tình người.
Có thể Bà Veronica trước đó đã là người đi theo nghe Chúa Giêus giảng dậy, hay được nói cho biết về Chúa Giêsu. Giờ phút lúc đó lòng thương cảm đã đánh động bừng lên ngọn lửa tình yêu lòng thương cảm như trong bài giảng Tám mối phúc thật, mà Chúa Giêsu đã nói:
„Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương“ ( Mt 4,27).
Theo đạo đức bình dân tên Veronica có nguồn gấc từ tiếng Hylạp „rera eikon“ có nghĩa là“ khuôn mặt đích thực“. Qua tấm khăn lau thể hiện cử chỉ lòng nhân hậu thương cảm của bà Veronica, Chúa Giêsu đã chỉ cho bà khuôn mặt đích thực của ngài: Khuôn mặt tình yêu của Chúa in vào tâm hồn bà và nơi tấm khăn lau.
Giuse thành Arimathia, „người lo huyệt mộ!“
Ông Giuse người thành Arimathia chỉ được phúc âm nói đến vào ngày sau cùng đời Chúa Giêsu với nhiệm vụ lo an táng xác Chúa.( Mt 27,57-60).
Theo Kinh thánh thuật lại vị Giuse thành Arimathia: „là người giầu có, là người lương thiện công chính, là thành viên thế gía trong Hội Đồng. Ông mong đợi Triều đại Thiên Chúa tới. Ông không tán thành quyết định của Thượng Hội Đồng là giết Chúa. Ông mạnh dạn xin Philatô cho tháo xác Chúa. Là người liệm xác Chúa. Là người cho Chúa mượn mộ của mình. Là môn đệ Chúa cách kín đáo vì sợ người Do Thái.“ ( Nguyễn Tầm Thường. Kẻ đi tìm, tr. 207).
Không có sử sách nào viết để lại về thân thế lịch sử của Giuse thành Arimathia. Nhưng Kinh thánh viết thuật lại Ông là môn đệ theo Chúa cách kín đáo.( Phúc âm Thánh Gioan 19,38).
Và như thế Ông có thể đã trực tiếp có lần nghe Chúa Giêsu giảng giáo lý, hay đã được nghe thuật lại những gì Chúa Giêsu đã nói và đã làm. Vì thế tinh thần giáo lý của Chúa đã âm thầm thấm nhập bén rễ sâu vào tâm hồn đời sống Ông.
Khi tận mắt chứng kiến giờ phút thảm kịch tang thương sau cùng của Chúa Giêsu bị đóng đinh chết trên thập gía, Ông đã can đảm cùng với Ông Nicodemo đến xin Quan tổng trấn Philato tháo xác Chúa Giêsu xuống khỏi thập gía, mang tắm rửa tẩm liệm rồi an táng trong ngôi mộ còn mới chưa chôn cất ai do chính ông đã sắm dọn.
Ông đã sống thực hành lời Chúa giảng dậy: „Chôn xác kẻ chết“ ( Mt 5, 1-12 - Kinh thương người có 14 mối, thương xác bảy mối)
Ông Giuse người Arimathia qua cung cách lối sống đó đã mang đến niềm an ủi rất sâu đậm cho Đức Mẹ Maria, cho thân nhân những người tin theo Chúa Giêsu trong cảnh đau buồn tang tóc bơ vơ hoang mang lo sợ: „an ủi kẻ âu lo“.
Cung cách sống như thế là nếp sống của một con người can đảm và có lòng đạo đức nhân hậu.
Trong nếp sống đạo đức của Hội Thánh Công Giáo có tập tục suy ngắm cầu nguyện 14 chặng con đường thập gía Chúa Giesu đã trải qúa. Nơi chặng thứ 13. và 14. tưởng nhớ tới biến cố Ông Giuse thành Arimthia tháo xác Chúa Giêsu xuống khỏi thập gía và mang an táng trong mộ huyệt.
Có thể trong cuộc mai táng Chúa Giêsu do Ông Giuse người Arimathia đứng ra thực hiện cũng có mặt cả Ông Simon và Bà Veronica nữa cùng cộng tác vào công việc đau thương nhân đạo„ chôn xác kẻ chết“ trong dòng nước mắt đau buồn thương cảm không chừng!
Quan Philato đứng ra xét xử vụ án Giêsu đã rửa tay để chạy tội, bỏ mặc Chúa Giêsu cho bị kết án tử hình thập gía.
Ông Simon thành Syrene không bỏ chạy thoát thân. Trái lại cùng giúp đỡ tiếp sức đỡ gánh nặng thập gía cho Chúa Giêsu.
Bà Veronica can đảm chen vào rẽ quân lính quyền lực ra một bên. Tìm cách đến sát bên an ủi giúp đỡ Chúa Giêsu đang trong cơn quằn quại đau thương trao cho tấm khăn lau mồ hôi và máu chảy trên khuôn mặt. Một công việc theo trực gíac của bản tính con người nhất là nơi người phụ nữ, rất đạo đức thấm đậm sâu sắc lòng nhân hậu tình người “ Thăm viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc.“
Ông Giuse người Arimathia can đảm làm công việc trước hết và sau cùng cho đời Chúa Giêsu “ Chôn xác kẻ chết“ ngay trong chính ngôi mộ mà Ông đã mua sắm sẵn cho mình. Một công việc đạo đức chan chứa lòng nhân hậu cùng là vinh dự thánh đức cao cả cho đời Ông.
Thứ Sáu Tuần Thánh
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long